Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Mã: LA08.092 Danh mục: , Thẻ: , , Chuyên Ngành: Quản trị kinh doanhNơi xuất bản: Trường Đại học Thương mạiNăm: 2021Loại tài liệu: Luận án tiến sĩTên tác giả: Nguyễn Phương Linh
Số trang: 228

Download Luận án Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Những đóng góp mới về mặt lý luận:

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực động của DN nói chung và vận dụng cho DNBL nói riêng. Từ việc tổng quan các nghiên cứu có liên quan và kế thừa các lý thuyết nền tảng, luận án đưa ra khái niệm và đặc điểm của năng lực động gắn với DNBL dựa trên việc kết hợp cả quan điểm ngoại suy và nội suy.

Thứ hai, luận án đã nhận dạng các thành tố năng lực động của DNBL. Trên cơ sở kế thừa và phát triển, luận án đã đưa ra nhưng luận cứ để chỉ ra các thành tố năng lực động trên hai khía cạnh: năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể. Trong đó, các năng lực động tổng quát đóng vai trò là các năng lực tiền đề, thúc đẩy các năng lực tác nghiệp của doanh nghiệp thay đổi và cải tiến để thích nghi với điều kiện biến động của môi trường và biến các năng lực tác nghiệp thành những thành tố năng lực động cụ thể. Với đặc thù của DNBL, các thành tố năng lực động tổng quát được chỉ ra trong luận án gồm năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo; các thành tố năng lực động cụ thể gồm năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp cho lý thuyết về quản trị chiến lược. Bằng các luận cứ khoa học, luận án đưa ra các luận điểm để xác lập mô hình nghiên cứu nhằm làm rõ cơ chế hoạt động của năng lực động; cụ thể: (1)- Cơ chế tác động và mối quan hệ của các thành tố năng lực động tổng quát tới các thành tố năng lực động cụ thể; (2)- Cơ chế ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua xem xét đồng thời trên khía cạnh tác động trực tiếp và gián tiếp.

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Luận án đã tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết qua bộ dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra và xác lập mô hình nghiên cứu thực tế về năng lực động của các DNBL phù hợp với môi trường và thị trường bán lẻ Việt Nam. Những phát hiện và đóng góp mới của luận án về mặt thực tiễn gồm:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã làm rõ cơ chế tác động tích cực và mạnh mẽ của các năng lực động tổng quát (năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo) tới năng lực động cụ thể (năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh) của DNBL. Phát hiện nghiên cứu đã làm rõ vai trò tiền đề của các các năng lực động tổng quát trong việc thúc đẩy các năng lực động cụ thể của DNBL phát triển; đồng thời làm rõ cơ chế biến đổi của các năng lực tác nghiệp trong DN thành các năng lực động cụ thể thông qua sự tác động của các năng lực động tổng quát.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ tích cực và đáng kể của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL thông qua đồng thời các tác động trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, các thành tố năng lực động cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL. Các năng lực động tổng quát với vai trò và vị trí tiền đề đã cho thấy sự ảnh hưởng tích cực và gián tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBLVN thông qua  thành tố trung gian là các năng lực động cụ thể. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm tin cậy về sự cần thiết của việc nuôi dưỡng các năng lực tác nghiệp để biến chúng trở thành các năng lực động, giúp DN thích ứng tốt với các điều kiện biến động từ môi trường.

Thứ ba, bằng việc sử dụng đồng thời  dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ phân tích định tính và định lượng, kết quả phân tích đã chỉ ra bức tranh tương đối toàn cảnh về thực trạng năng lực động của các DNBLVN. Thông qua đó, luận án chỉ ra mức độ quan trọng của việc nuôi dưỡng và phát triển các thành tố năng lực động trong cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.

Những đề xuất mới về chính sách và giải pháp:

 Từ các phát hiện và kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Các giải pháp đề xuất được sắp xếp theo mức độ quan trọng của từng thành tố năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô nhằm hỗ trợ các DNBL nội địa phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và nâng cao năng lực động nói riêng.

LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………. i

LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………… ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ………………………………………………………………………….. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ………………………………………………………………….. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………………………………. viii PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………1

1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………………………….1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………………3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………3
4. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………………………………..4
5. Phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án …………………………5 a) Phương pháp luận nghiên cứu…………………………………………………………………5 b) Phương pháp nghiên cứu cụ thể………………………………………………………………5
6. Những đóng góp mới của luận án……………………………………………………………….6
7. Kết cấu của luận án…………………………………………………………………………………..8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN……….8

1.1 Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết……………………………………………………………8
1.2 Tổng quan các nghiên cứu thực chứng………………………………………………………12
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp………………………………………………………….12
1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về ngành bán lẻ nói chung và năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng…………………………………………………………………..20
1.3 Khoảng trống nghiên cứu ………………………………………………………………………..23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………………………………………25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG
LỰC ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ………………………………………………26

2.1 Một số vấn đề và lý thuyết có liên quan …………………………………………………….26
2.1.1 Lý thuyết về nguồn lực ……………………………………………………………………..26
2.1.2 Lý thuyết về năng lực động ……………………………………………………………….27
2.1.3 Quan điểm và một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ……………………………………………………………………………………………….30
2.2 Phân định những nội dung nghiên cứu năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ.32
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ ………………………………….32
2.2.2 Khái niệm và bản chất năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ ……………..33
iv

 

 

2.2.3 Các thành tố năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ ……………………………35
2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực
động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ ………………………48
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ………………………………………………………………48
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………………………….50
2.4 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp bán lẻ…………………………56
2.4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô ……………………………………………………………..56
2.4.2 Các yếu tố môi trường ngành …………………………………………………………….58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………………………………………60
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………61

3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính……………………………………………………………61
3.2.1 Tiền thẩm định bảng hỏi (pre-test) ……………………………………………………..61
3.2.2 Phỏng vấn chuyên sâu ………………………………………………………………………62
3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ………………………………………………………..62
3.3.1 Thiết kế bảng hỏi ……………………………………………………………………………..62
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu …………………………………………70
3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu …………………………………………………………..73
3.3.4 Quy trình và nội dung phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng …….74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………………………………………………………………………………79
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM………………………………………………………..80

4.1 Khái quát chung về doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và các yếu tố môi trường ảnh
hưởng đến doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam……………………………………………………….80
4.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam………………………………80
4.1.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam…………………………………………………………………………………82
4.1.3 Đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường ngành đến doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam…………………………………………………………………………………86
4.2 Kết quả mô tả mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………89
4.3 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………..93
4.3.1 Đánh giá mô hình đo lường ……………………………………………………………….93
4.3.2 Đánh giá mô hình cấu trúc…………………………………………………………………97
4.3.3 Đánh giá các phát hiện nghiên cứu từ nghiên cứu định lượng ………………106
4.4 Phân tích thực trạng các thành tố năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam………………………………………………………….112
4.4.1 Thực trạng năng lực hấp thụ của các DNBLVN …………………………………112
v

 

 

4.4.2 Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của các DNBLVN ……………………116
4.4.3 Thực trạng năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của các
DNBLVN…………………………………………………………………………119
4.4.4 Thực trạng năng lực tích hợp đa kênh của các DNBLVN ……………………120
4.4.5 Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN ………………122
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………….124
CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM ………………….125

5.1 Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam …………………………………………………………………………………………………..125
5.1.1 Triển vọng phát triển ngành bán lẻ Việt Nam …………………………………….125
5.1.2 Quan điểm phát triển ngành bán lẻ Việt Nam …………………………………….126
5.1.3 Định hướng nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam……………………………………………………………………………….128
5.2 Các giải pháp nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam………………………………………………………….129
5.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực hấp thụ ………………………………………………..129
5.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực tích hợp đa kênh……………………………………135
5.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu………….139
5.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo……………………………………144
5.3 Một số kiến nghị …………………………………………………………………………………..149
5.3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý vĩ mô …………………..149
5.3.2 Một số kiến nghị với Hiệp hội bán lẻ Việt Nam …………………………………152
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5…………………………………………………………………………….154
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………….155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
vi

 

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm về năng lực động………………………………………..28

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thang đo của các nhân tố…………………………………………..67

Bảng 4.1: Tổng số doanh nghiệp bán lẻ trên cả nước ………………………………………..80

Bảng 4.2: Cơ cấu DNBL trên cả nước theo quy mô ………………………………………….81

Bảng 4.3: Thống kê doanh thu từ bán lẻ hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2017 –
2019……………………………………………………………………………………………………………81

Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN
giai đoạn 2017 – 2019 …………………………………………………………………………………..82

Bảng 4.5: Thống kê mô tả năm thành lập của DNBLVN …………………………………..89

Bảng 4.6: Thống kê mô tả quy mô của các DNBLVN ………………………………………90

Bảng 4.7: Thống kê mô tả về loại hình kinh doanh của DNBL…………………………..92

Bảng 4.8: Kết quả đánh giá mô hình đo lường …………………………………………………93

Bảng 4.9: Bảng chỉ số HTMT của các nhân tố …………………………………………………97

Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra tình trạng đa cộng tuyến ………………………………………98

Bảng 4.11: Kết quả sự phù hợp của mô hình với số liệu nghiên cứu …………………..99

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định hệ số Q2 …………………………………………………………..99

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tác động trực tiếp ………..99

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tác động gián tiếp thông qua biến trung gian……………………………………………………………………………………………100

Bảng 4.15: Báo cáo kết quả tổng mức tác động………………………………………………102

Bảng 4.16: Bảng giá trị hệ số R2; R2adj…………………………………………………………..105
vii

 

 

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1: Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………………………….5

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết ………………………………………………………….49

Hình 3.1: Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng ……………………74

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu thực tế về tác động của năng lực động đến kết quả hoạt
động kinh doanh của các DNBLVN ……………………………………………………………….78

Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2017 – 2020………………………………..83

Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực bán buôn bán lẻ 2017-2020…………………….83

Hình 4.3: Biểu đồ xác định tỷ lệ DNBL tham gia khảo sát theo số năm hoạt động .90

Hình 4.4: Biểu đồ xác định tỷ lệ DNBL tham gia khảo sát theo quy mô nhân sự….91

Hình 4.5: Biểu đồ xác định tỷ lệ DNBL tham gia khảo sát theo loại hình kinh doanh
…………………………………………………………………………………………………………………..92

Hình 4.6: Kết quả phân tích mô hình đo lường với các biến bậc 1………………………96

Hình 4.7: Kết quả phân tích mô hình đo lường với các biến bậc 2………………………96

Hình 4.8: Mô hình cấu trúc được thay thế bằng điểm số tiềm ẩn cho các biến bậc 1 (bậc 1) của AC, IC và BC ……………………………………………………………………………..98

Hình 4.9: Kết quả kiểm định giả thuyết …………………………………………………………106
viii

 

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt
CNTT Công nghệ thông tin CT-TTg Chỉ thị – Thủ tướng DN Doanh nghiệp
DNBL Doanh nghiệp bán lẻ
DNBLVN Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNVN Doanh nghiệp Việt Nam
ĐTCT Đối thủ cạnh tranh KT-XH Kinh tế – xã hội NCS Nghiên cứu sinh
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NQ-CP Nghị quyết – Chính phủ PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sĩ TMĐT Thương mại điện tử
TT-BCT Thông tư – Bộ Chính trị
VN Việt Nam
ix

 

 

Danh mục từ viết tắt bằng tiếng Anh

Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt
AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo
AIDA Attention – Interest – Desire –
Action
Chú ý – Quan tâm – Mong muốn – Hành động
BSC Balanced Scorecard Thẻ điểm cân bằng
B2C Business to Consumer Doanh nghiệp tới khách hàng tiêu dùng cuối cùng
CB-SEM Covariance-based SEM SEM dựa trên hiệp phương sai
CEO Chief Executive Officer Giám đốc/ Tổng giám đốc điều hành
CRM Customer Relationship
Management
Quản trị quan hệ khách hàng
ENT Economic Need Test Kiểm tra nhu cầu kinh tế FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IO Industrial Organization Mô hình kinh tế học tổ chức
HTMT Heterotrait-Monotrait Chỉ số tương quan Heterotrait- Monotrait
KPI Key Performance Indicator Chỉ số đánh giá thực hiện công việc
M&A Mergers & Acquisitions Sáp nhập & Mua lại NSD New Service Development Phát triển dịch vụ mới PLS-SEM Partial Least Squares SEM Một phần nhỏ nhất SEM PR Public Relations Quan hệ công chúng
RBV Resource-based view Quan điểm dựa trên nguồn lực
ROA Return on Assets Lợi nhuận trên tài sản
ROI Return on Investment Lợi nhuận trên vôn đầu tư SBU Strategic Business Unit Đơn vị kinh doanh chiến lược SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SMEs Small and medium enterprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa
SRMR Standardized root mean square residua
Chỉ số đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thực tế nghiên cứu
VIF Variance inflaction factor Hệ số phóng đại phương sai
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
1

 

 

 

1. Tính cấp thiết của đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Việc tham gia hàng loạt các tổ chức, cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội mới và những thách thức mới. Bên cạnh những thời cơ về khả năng mở rộng thị trường, tiếp cận vốn, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý… thì các thách thức cũng là không nhỏ. Một trong những thách thức quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là khả năng cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng còn nhiều biến động, đang trong quá trình hồi phục hậu khủng hoảng, cạnh tranh càng trở nên phức tạp và khó khăn. Do vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng và nâng cao khả năng cạnh tranh vì đó là một trong những chìa khóa dẫn tới sự thành công cho các doanh nghiệp.
Các lý thuyết về cạnh tranh đã được nghiên cứu với nhiều quan điểm khác nhau. Trong đó nổi bật là lý thuyết cạnh tranh dựa vào nguồn lực RBV (Resource-based view) của Barney (1991). Lý thuyết RBV hướng tới giải quyết bài toán về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với tiếp cận nghiên cứu xuất phát từ các yếu tố nguồn lực nội bộ hiện có. Có thể thấy, lý thuyết RBV được nghiên cứu trong điều kiện thị trường ổn định, cân bằng mà chưa tiếp cận tại các thị trường có nhiều biến động. Chính vì vậy, các nghiên cứu sau này có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong điều kiện động của thị trường (Năng lực động
– Dynamic capability). Kết quả của những nghiên cứu về NLĐ phản ánh trên các bình diện nghiên cứu khai phá lý thuyết và các nghiên cứu thực chứng. Trong đó, các nghiên cứu lý thuyết tập trung làm rõ khái niệm và bản chất của NLĐ. Các nghiên cứu thực chứng giải quyết bài toán xác định các thành tố NLĐ và xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố này tới khả năng thích ứng với điều kiện môi trường thay đổi cũng như tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tiền nghiên cứu có xu hướng nhận dạng các thành tố NLĐ nói chung và có thể áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó, mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc thù khác biệt rõ rệt về đặc điểm của doanh nghiệp trong ngành cũng như về cấu trúc cạnh tranh của ngành. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề NLĐ cần được tiếp cận dưới lăng kính của từng ngành nghề cụ thể. Trên cơ sở đó, cần chỉ ra các thành tố NLĐ cho các doanh nghiệp của từng ngành nghề riêng biệt; từ đó, tìm ra cách thức tạo lập, duy trì các NLĐ này, cũng như xem xét sự tác động của chúng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về NLĐ thời
2

 

 

gian qua chủ yếu được thực hiện với bối cảnh thị trường tại các quốc gia phát triển và các quốc gia mới nổi. Trong khi đó, sự biến động và thay đổi của môi trường thường xảy ra mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp tại các quốc gia này là cần nuôi dưỡng, duy trì và phát triển các NLĐ để đáp ứng với các thay đổi của thị trường kinh doanh.
Thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây vẫn được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất toàn cầu (Kearney, 2017). Xét về tổng giá trị bán lẻ hàng hóa của nước ta từ 2008 đến nay có thể thấy xu hướng tăng trưởng rõ rệt qua các năm với mức tăng trưởng tương đối đồng đều, đạt bình quân 119%/năm (Tổng Cục Thống Kê, 2019). Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn bởi các lý do sau: (1) – Định hướng cơ cấu ngành nghề trong nước ưu tiên tập trung cho đầu tư và phát triển ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng các lĩnh vực nông lâm thủy sản. (2) – Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ 15 trên thế giới và cơ cấu dân số vàng. (3)- Mật độ phân bổ mạng lưới bán lẻ/phân bổ dân cư thì còn khá thưa thớt. (4)- Nhu cầu mua sắm, chi tiêu gia đình của các hộ gia đình Việt Nam ngày càng cao. (5)- Việt Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới. Bên cạnh những tiềm năng và cơ hội phát triển, ngành bán lẻ Việt Nam thời gian qua cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Đầu tiên phải kể đến là sự sụt giảm nghiêm trọng trong thứ hạng về mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ. Tiếp đến là những khó khăn do tập trung phát triển về số lượng mà không quan tâm đến chất lượng, dẫn đến việc thiếu tính liên kết giữa các lực lượng, bộ phận khi tham gia thị trường bán lẻ. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh doanh và quản lý, từ khâu quản lý chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, kiểm soát đầu vào không chặt chẽ…. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mới tập trung vào các hình thức bán lẻ truyền thống, các hình thức bán lẻ hiện đại như bán lẻ trực tuyến, bán lẻ ứng dụng công nghệ còn chưa thực sự được quan tâm đầu tư đúng mức. Bên cạnh những thách thức trên, doanh nghiệp bán lẻ nội địa còn gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh vô cùng gay gắt và ngày càng có chiều hướng tăng cao do sức ép mở cửa thị trường bán lẻ; cùng với đó là lượng vốn FDI đổ vào ngành bán lẻ đã gia tăng nhanh chóng và trở thành một trong ba nhóm ngành nghề có lượng FDI lớn nhất cả nước. Đứng trước thực tế này, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần nhanh chóng tìm ra cách thức cạnh tranh, thích ứng với điều kiện thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể đứng vững trước làn sóng cạnh tranh, duy trì và cải thiện được kết quả kinh doanh cũng như tạo lập và phát triển các năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.
Như vậy, có thể thấy việc thực hiện một nghiên cứu chính thức về NLĐ nói chung và NLĐ của DNBL nói riêng là cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn và điều kiện ngành bán lẻ Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh gay gắt với nhiều thách thức, khó khăn đặt ra. Chính vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu chính thức của luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
– Mục tiêu nghiên cứu:
Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu hệ thống các lý luận và thực tiễn về NLĐ của DNBL: nhận dạng các thành tố năng lực động; xem xét cơ chế tác động và mối quan hệ giữa các NLĐ và sự ảnh hưởng của NLĐ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL. Từ đó, luận án xác lập các định hướng, quan điểm và các giải pháp có luận cứ lý luận và thực tiễn để nâng cao năng lực động nhằm cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.
– Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Luận giải và hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về NLĐ; xác lập các thành tố NLĐ trên cơ sở phân định và nhận dạng thành tố năng lực động tổng quát và cụ thể của DNBL; xây dựng mô hình nghiên cứu và xác lập các giả thuyết nghiên cứu nhằm xem xét cơ chế chuyển hóa của các năng lực tác nghiệp thành các năng lực động cụ thể của DNBL; và sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL.
+ Kiểm định và đánh giá cơ chế tác động của các thành tố năng lực động tổng quát tới các thành tố cụ thể và sự tác động của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN; thực hiện đánh giá mức độ khác biệt về sự ảnh hưởng giữa các nhóm năng lực động và sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.
+ Phân tích thực trạng các thành tố năng lực động của các DNBLVN thông qua kết hợp đồng thời các dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp từ nghiên cứu định tính và định lượng. Từ đó đánh giá thực trạng năng lực động của các DNBLVN.
+ Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả
hoạt động kinh doanh của các DNBLVN đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các thành tố NLĐ của DNBL và sự tác động của NLĐ tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.
Phạm vi nghiên cứu:
– Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành tố NLĐ thông qua xem xét cơ chế tác động giữa NLĐ tổng quát tới nhóm NLĐ cụ thể; và sự tác động của NLĐ tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN. Thực hiện thiết lập cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và thực hiện kiểm định, phân tích đánh giá thực trạng nhằm: (1)- Làm rõ cơ chế tác động và mối quan hệ giữa các nhóm NLĐ của DNBLVN; (2)- Nhận dạng và đánh giá sự ảnh hưởng của NLĐ đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBLVN; (3)- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực động của các DNBLVN; và (4)- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLĐ để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.
– Phạm vi nghiên cứu về không gian:
+ Về khách thể nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các DNBL có các đặc điểm sau: (1)- Được thành lập và đăng ký tại Việt Nam (gọi tắt là DNBLVN) mà không bao gồm yếu tố nước ngoài (DNBL liên doanh hay DNBL đầu tư trực tiếp nước ngoài); (2)- Có thời gian thành lập từ năm 2017 trở về trước; là những DNBLVN có quy mô nhỏ, vừa hoặc lớn; (3)- Là những DNBL thuần túy (không thực hiện hoạt động sản xuất trực tiếp sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh hoặc chào hàng trên thị trường); và (4)- Hoạt động theo hình thức siêu thị tổng hợp; siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi; và siêu thị chuyên doanh trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng: bán lẻ bách hóa và bán lẻ sản phẩm thông thường phục vụ cho cá nhân và hộ gia đình. Chi tiết về cách thức lựa chọn khách thể nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương 3.
+ Về địa bàn nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu và khảo sát về ảnh hưởng của NLĐ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN trên phạm vi toàn quốc, trong đó tập trung chính vào các DNBLVN có trụ sở chính tại ba khu vực thị trường lớn tại Việt Nam là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
– Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Dữ liệu sử dụng trong luận án được thu thập từ giai đoạn 2010 đến nay. Với các dữ liệu sơ cấp, thực hiện thu thập trong khoảng thời gian 2019-2020. Kết quả nghiên cứu và những giải pháp đóng góp của luận án được đề xuất cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1)- Năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ là gì?
(2)- Năng lực động của DNBL gồm những yếu tố nào? Có thể được chia thành những nhóm NLĐ nào?
(3)- Cơ chế tác động và mối quan hệ giữa các nhóm NLĐ của DNBLVN?
(4)- Sự tác động và ảnh hưởng của NLĐ tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN?
(5)- Có những giải pháp nào nâng cao NLĐ để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN?
5. Phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
a) Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu được sử dụng là phương pháp tiếp cận hệ thống, biện chứng, logic và lịch sử để xem xét các vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ giữa cái chung (năng lực động của doanh nghiệp) với cái riêng (năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ). Nghiên cứu NLĐ là nghiên cứu các thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố và sự tác động của NLĐ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ.
b) Phương pháp nghiên cứu cụ thể
– Quy trình nghiên cứ u: Quy trình nghiên cứu cụ thể của luận án được thực hiện với 07 bước, được thể hiện trong hình 1.
Từ quy trình nghiên cứu được chỉ ra, tác giả dựa trên những yêu cầu về lý luận và thực tiễn để đưa ra vấn đề nghiên cứu chính là NLĐ của các DNBLVN. Từ vấn đề nghiên cứu được phát hiện, tác giả thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài để tìm ra khoảng trống nghiên cứu cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn. Từ đó định hình những vấn đề lý luận, mô hình và giả thuyết nghiên cứu phù hợp, giúp giải quyết vấn đề nghiên cứu được phát hiện. Tiếp đó, tác giả tiến hành lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, bao gồm các nghiên cứu định tính và định lượng. Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện thu thập dữ liệu, gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dựa trên các thông tin thu thập được, tác giả tiến hành xử lý, phân tích kết quả để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Dựa trên thực trạng nghiên cứu được phát hiện, tác giả đưa ra một số quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả trình bày, báo cáo kết quả nghiên cứu.

Phát hiện vấn đề
nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Xây dựng cơ sở lý luận về vấn
đề nghiên cứu

Tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu
Xác định phương pháp
nghiên cứu

 

Thực hiện phân tích kết quả và
đánh giá thực trạng
Quan điểm, định hướng và
giải pháp

Hình 1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
6

 

 

– Phươ ng pháp thu th ậ p dữ liệ u thứ cấp: Để có được bức tranh tổng thể về NLĐ thông qua các thành tố và kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN, luận án thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp là các báo cáo ngành bán lẻ của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cũng như các bài báo, công trình nghiên cứu có liên quan đến bán lẻ và các DNBLVN trong khoảng thời gian từ 2010 đến nay. Bên cạnh đó, các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL nội địa từ 2017 đến nay cũng được tác giả thu thập và lựa chọn để phục vụ cho nghiên cứu và viết thực trạng.
– Phươ ng ph áp thu th ậ p dữ liệ u sơ c ấp: Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cũng như trả lời được câu hỏi nghiên cứu, luận án sử dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Với phương pháp nghiên cứu định tính, luận án thực hiện phỏng vấn chuyên gia để tiền thẩm định bảng hỏi (pre-test) phục vụ cho nghiên cứu định lượng và phỏng vấn chuyên sâu để đánh giá thực trạng NLĐ của các DNBLVN. Với phương pháp nghiên cứu định lượng – là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận án – tác giả thực hiện việc xây dựng các khái niệm nghiên cứu, xác định các thang đo nghiên cứu thông qua kế thừa một phần, kế thừa có chỉnh sửa/bổ sung và kế thừa toàn bộ thang đo từ các tiền nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án. Tiếp đến, tác giả tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu bằng việc đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc thông qua phương pháp cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM). Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ được mô tả chi tiết trong chương 3.
6. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã mang lại những đóng góp mới sau:
Về mặt lý luận:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực động của DN nói chung và vận dụng cho DNBL nói riêng. Từ việc tổng quan các nghiên cứu có liên quan và kế thừa các lý thuyết nền tảng, luận án đưa ra khái niệm và đặc điểm của năng lực động gắn với DNBL dựa trên việc kết hợp cả quan điểm ngoại suy và nội suy.
Thứ hai, luận án đã nhận dạng các thành tố năng lực động của DNBL. Trên cơ sở kế thừa và phát triển, luận án đã đưa ra nhưng luận cứ để chỉ ra các thành tố năng lực động trên hai khía cạnh: năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể. Trong đó, các năng lực động tổng quát đóng vai trò là các năng lực tiền đề, thúc đẩy các năng lực tác nghiệp của doanh nghiệp thay đổi và cải tiến để thích nghi với điều kiện biến động của môi trường và biến các năng lực tác nghiệp thành những thành tố năng lực động cụ thể. Với đặc thù của DNBL, các thành tố năng lực động tổng quát được
7

 

 

chỉ ra trong luận án gồm năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo; các thành tố NLĐ cụ thể gồm năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp cho lý thuyết về quản trị chiến lược. Bằng các luận cứ khoa học, luận án đưa ra các luận điểm để xác lập mô hình nghiên cứu nhằm làm rõ cơ chế hoạt động của NLĐ; cụ thể: (1)- Cơ chế tác động và mối quan hệ của các thành tố NLĐ tổng quát tới các thành tố năng lực động cụ thể; (2)- Cơ chế ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua xem xét đồng thời trên khía cạnh tác động trực tiếp và gián tiếp.
Về mặt thực tiễn
Luận án đã tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết qua bộ dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra và xác lập mô hình nghiên cứu thực tế về NLĐ của các DNBL phù hợp với môi trường và thị trường bán lẻ Việt Nam. Những phát hiện và đóng góp mới của luận án về mặt thực tiễn gồm:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã làm rõ cơ chế tác động tích cực và mạnh mẽ của các năng lực động tổng quát (năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo) tới NLĐ cụ thể (năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh) của DNBL. Phát hiện nghiên cứu đã làm rõ vai trò tiền đề của các các năng lực động tổng quát trong việc thúc đẩy các năng lực động cụ thể của DNBL phát triển; đồng thời làm rõ cơ chế biến đổi của các năng lực tác nghiệp trong DN thành các năng lực động cụ thể thông qua sự tác động của các NLĐ tổng quát.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ tích cực và đáng kể của NLĐ tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL thông qua đồng thời các tác động trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, các thành tố năng lực động cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL. Các năng lực động tổng quát với vai trò và vị trí tiền đề đã cho thấy sự ảnh hưởng tích cực và gián tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBLVN thông qua thành tố trung gian là các năng lực động cụ thể. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm tin cậy về sự cần thiết của việc nuôi dưỡng các năng lực tác nghiệp để biến chúng trở thành các năng lực động, giúp DN thích ứng tốt với các điều kiện biến động từ môi trường.
Thứ ba, bằng việc sử dụng đồng thời dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ phân tích định tính và định lượng, kết quả phân tích đã chỉ ra bức tranh tương đối toàn cảnh về thực trạng năng lực động của các DNBLVN. Thông qua đó, luận án chỉ ra mức độ quan trọng của việc nuôi dưỡng và phát triển các thành tố năng lực động trong cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.
8

 

 

Về mục tiêu nghiên cứu:
Từ các phát hiện và kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Các giải pháp đề xuất được sắp xếp theo mức độ quan trọng của từng thành tố năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô nhằm hỗ trợ các DNBL nội địa phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và nâng cao năng lực động nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu về năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam.
Chương 5: Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1 Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết
Thuật ngữ năng lực động (Dynamic Capability) lần đầu được Teece & Pisano (1994) nhắc đến trong một bài báo khoa học về năng lực động. Các nghiên cứu mang tính nền tảng để xây dựng khung lý thuyết về năng lực động và mối quan hệ của năng lực động đến quản trị chiến lược có thể kể đến như nghiên cứu của Teece & Pisano (1994); Helfat (1997); Teece & cộng sự (1997); Eisenhardt & Martin (2000); Zollo
& Winter (2002); Winter (2003); Zahra & cộng sự (2006); Helfat & cộng sự (2007); Teece (2009). Đây được coi là các nghiên cứu lý thuyết quan trọng, giúp làm sáng tỏ khái niệm, bản chất của năng lực động cũng như sự cần thiết phải nghiên cứu năng lực động trong điều kiện môi trường biến động hiện nay. Ngoài các nghiên cứu lý thuyết nền tảng này, thời gian qua còn có một số công trình nghiên cứu về lý thuyết năng lực động trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã tái khẳng định vai trò và tầm quan trọng của năng lực động với doanh nghiệp. Một số nghiên cứu điển hình từ giai đoạn 2010 đến nay có thể kể đến như:
Nghiên cứu của Barreto (2010) được thực hiện trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực động, nhận dạng các điểm hạn chế và thách thức chủ
9

 

 

yếu từ các nghiên cứu, đề xuất việc cần khái niệm hóa năng lực động như là một cấu trúc tổng hợp đa chiều, và đưa ra những cho các nghiên cứu về năng lực động trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra vai trò và tầm quan trọng của các nghiên cứu năng lực động thông qua các công trình nghiên cứu về đề tài này. Dựa trên nghiên cứu định tính, tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu năng lực động đối với DN trong điều kiện môi trường thay đổi và biến động, đồng thời chỉ ra lĩnh vực nghiên cứu này không chỉ là chủ đề của quản trị kinh doanh mà còn là chủ đề cần được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực quản trị chức năng khác nhau. Cùng với các nghiên cứu lý thuyết trước đó, nghiên cứu của Barreto (2010) đã tái khẳng định sự cần thiết của nghiên cứu năng lực động trong điều kiện thị trường nhiều biến động và cạnh tranh hiện nay.
Cuốn sách của Jones & cộng sự (2013) gồm 12 chương tập trung phân tích về các nguồn lực bên trong DN mà tập trung nhiều vào việc tạo lập và phát triển các nguồn lực vô hình dựa trên sự học hỏi để cải biến thành các năng lực động trong DN. Cuốn sách đặc biệt tập trung phân tích trong bối cảnh của các DN khởi nghiệp. Chương 9 và chương 12 của cuốn sách tập trung phân tích năng lực động và cách thức tạo ra năng lực động dựa trên quá trình học hỏi của DN khởi nghiệp để từ đó tạo được thành công cho DN trong tương lai.
Nghiên cứu của Williamson (2016) về việc xây dựng và tận dụng các năng lực động dựa trên việc ứng dụng đổi mới & sáng tạo được thực hiện dựa trên việc tổng hợp các lý thuyết về năng lực động và năng lực đổi mới & sáng tạo; gắn kết năng lực đổi mới & sáng tạo để xây dựng năng lực động và lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua tình huống điển hình và phỏng vấn chuyên sâu 14 doanh nghiệp Trung Quốc trong hai giai đoạn – là những doanh nghiệp được cho là có tính đại diện tốt nhất cho các doanh nghiệp Trung Quốc có khả năng thúc đẩy và triển khai các hoạt động đổi mới & sáng tạo thành công. Bài viết cũng chỉ ra ba thành tố của năng lực động để nghiên cứu là: năng lực cảm nhận cơ hội, năng lực nắm bắt cơ hội và năng lực chuyển đổi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy thông qua việc tối ưu hóa năng lực đổi mới & sáng tạo, cả ba thành tố của năng lực động đều được phát huy tối đa. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng lực động là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững. Đóng góp của nghiên cứu là đã chỉ ra mối quan hệ trực tiếp và tích cực của năng lực động đến lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại phân tích ba nhóm thành tố của năng lực động được kế thừa từ Teece & cộng sự (2009). Các thành tố còn lại của năng lực động vẫn chưa được đề cập trong nghiên cứu này.
10

 

 

Nghiên cứu của Vijaya & cộng sự (2017) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tại bàn trên cơ sở thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp để giải quyết vấn đề. Trên cơ sở tổng hợp và hệ thống từ 171 bài viết nghiên cứu về năng lực động trong giai đoạn 1999 – 2016, bài viết đã tổng hợp và đưa ra: (1)- các biến số đầu vào của năng lực động; (2)- các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực động và (3)- các kết quả đạt được từ việc sử dụng và phát triển năng lực động. Các biến số đầu vào của năng lực động bao gồm các nguồn lực của tổ chức (nguồn nhân lực; tài chính; cơ sở hạ tầng và công nghệ kỹ thuật; thông tin, tri thức và các hệ thống của tổ chức; và mạng lưới hoạt động & các mối quan hệ); các quy trình của tổ chức (công viêc – quy trình; hành vi – quy trình; sự thay đổi – quy trình). Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực động gồm các yếu tố nội bộ DN (văn hóa của tổ chức, lãnh đạo, các yếu tố cụ thể của DN và các hành động quản trị) và các yếu tố bên ngoài (đối thủ cạnh tranh; nhà cung ứng; khách hàng; các đặc điểm của thị trường; các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội, luật pháp). Các kết quả đạt được từ việc sử dụng và phát triển năng lực động gồm các kết quả trong ngắn hạn (tạo lập lợi thế cạnh tranh ngắn hạn, tạo ra hiệu suất và lợi nhuận cho DN, sáng tạo giá trị cho khách hàng và các kết quả trong dài hạn (tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn, thị phần và duy trì giá trị trong DN). Đóng góp của nghiên cứu là đã hệ thống được các yếu tố tác động, cấu thành và các kết quả từ năng lực động. Hạn chế của nghiên cứu là chưa đưa ra các kiểm định cụ thể về các thành tố, yếu tố tác động và các kết quả đạt được từ năng lực động ở DN/nhóm DN/ngành hàng cụ thể.
Nghiên cứu của Zeng & cộng sự (2017) đã chỉ ra vai trò của năng lực động không chỉ đơn thuần là việc làm mới một nhóm các năng lực cụ thể mà là một siêu năng lực giúp doanh nghiệp làm mới và tích hợp tất cả các năng lực của mình một cách liên tục. Nghiên cứu cũng đã bổ sung thêm vào lý thuyết về năng lực động bằng việc nhận dạng các năng lực mang lại hiệu suất tối ưu cho doanh nghiệp. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên sâu 36 chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất ngành hàng may mặc và điện tử của Trung Quốc, nghiên cứu đã thiết lập được mô hình quy trình phát triển năng lực gồm ba giai đoạn: (1)- Giai đoạn thiết lập các trọng tâm chú ý mới gồm: từ bỏ thói quen học hỏi từ các kinh nghiệm và các bài học có trước; chú trọng đầu tư vào các cơ sở nguồn lực mới; xây dựng văn hóa học tập trong toàn bộ doanh nghiệp. (2)- Giai đoạn tập trung vào quá trình chuyển đổi nguồn lực gồm: tiến hành thử nghiệm; tiến hành phân bổ các tài nguyên, nguồn lực hiện có; xây dựng các mạng lưới kết nối mở rộng với các bên liên quan. (3)- Đồng sáng tạo với hệ sinh thái gồm: thể chế hóa việc linh hoạt các thói quen; làm giàu hơn nữa các nguồn lực của doanh nghiệp; phối kết hợp các mạng lưới kết nối mở rộng với các bên liên quan. Giai đoạn (1) được chuyển sang giai đoạn (2) thông qua năng lực
11

 

 

lãnh đạo gồm: khả năng hoạch định lực lượng lao động chiến lược của doanh nghiệp; khả năng xây dựng hệ thống điều hành liên ngành. Giai đoạn (2) được chuyển sang giai đoạn (3) thông qua các năng lực nền tảng gồm: khả năng xây dựng cơ sở hạ tần nền tảng số cho doanh nghiệp; khả năng thúc đẩy các thành viên tham gia vào nền tảng số của doanh nghiệp. Đóng góp của nghiên cứu là ngoài việc xây dựng được mô hình quy trình phát triển năng lực của doanh nghiệp còn tập trung vào năng lực động tại cac quốc gia mới nổi và đang phát triển. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ tập trung vào nhóm các doanh nghiệp sản xuất với các đặc điểm khác biệt rõ ràng với các doanh nghiệp thương mại nói chung mà cụ thể là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Ở Việt Nam trong thời gian qua đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) nói chung. Có thể kể đến như các nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa (2004), Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Trần Sửu (2006) … Các nghiên cứu trên nhìn chung đã có đóng góp nhất định cho việc xây dựng phương pháp đánh giá NLCT cho các DN trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng “mở”.
Đối với các nghiên cứu cụ thể về năng lực động thì có thể thấy số lượng các nghiên cứu không nhiều. Các nghiên cứu về chủ đề năng lực động thực sự được chú ý ở Việt Nam từ 2009 đến nay. Có thể kể đến một vài nghiên cứu tiêu biểu sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Việt (2012) đã làm rõ khái niệm năng lực kinh doanh. Dựa trên việc tổng hợp các cách tiếp cận khác nhau về năng lực động, tác giả bài báo đã phân năng lực kinh doanh thành bốn loại: năng lực tài sản, năng lực nguồn lực kinh doanh, năng lực kinh doanh hiển thị và năng lực kinh doanh động. Nghiên cứu đã xây dựng được cấu trúc bậc năng lực kinh doanh. Theo đó, năng lực kinh doanh gồm năm bậc xếp theo thứ tự từ bậc thấp nhất đến bậc cao nhất là: năng lực nguồn  năng lực hiển thị  năng lực động  tài sản chiến lược kinh doanh  lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong bài viết này, tác giả đã phân loại 5 nhóm thành tố và trọng số đánh giá năng lực kinh doanh động của DN gồm: (1)-năng lực xây dựng và phát triển các cổ đông kinh doanh (trọng số Pi=0.15); (2)- năng lực tái thiết các quá trình kinh doanh cốt lõi (Pi=0.2); (3)-năng lực tái tạo và phát triển các năng lực kinh doanh cốt lõi và khác biệt (Pi=0.25); (4)- năng lực tổ chức và văn hóa tổ chức DN (Pi=0.2); (5)-năng lực lãnh đạo kinh doanh dựa trên tri thức và giá trị của các CEO (Pi=0.2). Đóng góp của nghiên cứu là đã xây dựng được bộ tiêu chí và các thang đo đánh giá năng lực kinh doanh nói chung của DN và năng lực kinh doanh động nói riêng. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ tập trung xây dựng hệ thống lý thuyết mà chưa xây dựng được mô hình và kiểm định thực tế tại các nhóm DN cụ thể.
Nghiên cứu của Nguyễn Trần Sỹ (2013) tập trung tổng hợp các lý thuyết và
12

 

 

nghiên cứu trước đó về NLĐ bao gồm các trường phái, khái niệm và tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu năng lực động trong thời gian từ 1995 đến nay. Theo đó, tác giả bài viết đã tổng hợp thành sáu nhóm yếu tố cơ bản của năng lực động gồm: năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng, năng lực hấp thụ (năng lực tiếp thu), năng lực kết nối, năng lực nhận thức và năng lực tích hợp. Dựa trên các nghiên cứu chung về năng lực động, bài viết cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực động tại các DNNVV Việt Nam, trong bối cảnh các nghiên cứu về năng lực động tại SMEs còn chưa được quan tâm nhiều. Đóng góp của bài báo là đã tổng hợp được một số thành phần cơ bản của năng lực động từ các công trình nghiên cứu trước đó và đã phần nào gắn kết cũng như nêu được tầm quan trọng của năng lực động với SMEs. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là tác giả chưa đưa ra được mô hình nghiên cứu cụ thể cho đối tượng và khách thể nghiên cứu. Thêm nữa, bài viết mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu mang tính lý thuyết, dựa trên tổng hợp lý thuyết và nhận dạng các thành tố năng lực động mà chưa đưa ra mô hình, giả thuyết nghiên cứu để từ đó tiến hành các nghiên cứu kiểm định với các DNNVV ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy bức tranh tổng thể về NLĐ, vai trò, tầm quan trọng của năng lực động đối với DN. Dù các tiếp cận về quan điểm năng lực động là khác nhau nhưng nhìn chung các nghiên cứu đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nghiên cứu năng lực động, đặc biệt là trong điều kiện thị trường biến động và bất ổn.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu thực chứng
Ngoài các nghiên cứu lý thuyết, trong những năm trở lại đây, các nghiên cứu về năng lực động trên thế giới có xu hướng tập trung vào các nghiên cứu thực chứng tại một bối cảnh thị trường cụ thể hoặc tại một nhóm các DN cụ thể. Các nghiên cứu ngoài việc kiểm định các thành tố năng lực động đã được các tác giả trước đó đưa ra còn đề xuất thêm các thành tố năng lực động khác; đồng thời cũng tiến hành xem xét mối quan hệ của năng lực động với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả kinh doanh trong các công trình nghiên cứu có sự khác nhau rõ rệt. Theo đó, có hai nhóm quan điểm về mức độ ảnh hưởng giữa hai biến số này như sau: (1)- nhóm quan điểm cho rằng NLĐ có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh của DN và (2)- nhóm quan điểm cho rằng NLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của DN.
13

 

 

1.2.1.1 Năng l ự c đ ộ ng có ản h hư ở ng trự c tiế p tớ i kế t quả hoạt đ ộ ng kinh doanh của doanh nghiệ p
Tổng quan các nghiên cứu khẳng định mối quan hệ trực tiếp của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN có thể kể đến như một số nghiên cứu của Wang & Ahmed (2007); Fang & Zou (2009); Chien & Tsai (2012); Banjongprasert (2013); Tseng & Lee (2014); Bùi Quang Tuyến (2017). Theo đó, Wang & Ahmed (2007) đã giải thích rằng năng lực động năng lực động cho phép DN gia tăng hiệu suất và cải thiện kết quả kinh doanh, cụ thể là khi DN đó có định hướng chiến lược tốt và có năng lực phát triển đồng bộ thì năng lực động giúp DN đạt được hiệu suất vượt trội.
Đồng quan điểm đó, nghiên cứu của Fang & Zou (2009) đã kiểm định mối quan hệ của năng lực động gắn với yếu tố marketing (Marketing dynamic capability) với kết quả hoạt động kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của DN. Trong nghiên cứu này, năng lực động được gắn với một hoạt động chức năng cụ thể là marketing và được xác định là loại biến phản ánh (reflective construct), được phản ánh bởi ba yếu tố: quản trị quan hệ khách hàng, quản trị phát triển sản phẩm và quản trị chuỗi cung ứng. Dựa trên kết quả khảo sát của 114 nhà quản trị cấp cao của các công ty liên doanh trong lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc, nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra việc có tồn tại mối quan hệ tích cực, đáng kể và thuận chiều của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh mà cụ thể là năng lực marketing động tới kết quả hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, nghiên cứu của Fang
& Zou (2009) đã củng cố cho quan điểm năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DN.
Chien & Tsai (2012) đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm bốn giả thuyết (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1). Đáng chú ý là giả thuyết H1 được đưa ra về mối quan hệ tích cực của năng lực động đến kết quả kinh doanh của DN. Dựa trên kết quả khảo sát của 132 nhà quản lý cửa hàng của các chuỗi nhà hàng ăn nhanh tại Đài Loan, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc SEM với kỹ thuật phân tích AMOS để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả hoạt động kinh doanh của DN (giả thuyết H1) đã được khẳng định với mức độ tác động là lớn nhất (hệ số Beta đạt 0.72). Điều này cho thấy sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ, đáng kể và thuận chiều của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các DN.
Nghiên cứu của Banjongprasert (2013) đã chỉ ra bốn thành tố của năng lực động và gọi chúng là mô hình 4A: năng lực thích ứng cấp độ cá nhân; năng lực hấp thụ cấp
14

 

 

độ cá nhân; năng lực sắp xếp cấp độ cá nhân và năng lực quản trị cấp độ cá nhân. Đáng chú ý là các yếu tố năng lực động tiếp cận trong luận án được nhận dạng trên hai khía cạnh: các năng lực động tổng quát năng lực động cụ thể gắn với khách thể nghiên cứu của luận án. Trong đó, năng lực thích ứng và hấp thụ thuộc nhóm năng lực động tổng quát; năng lực sắp xếp và năng lực quản trị cấp độ cá nhân là nhóm năng lực cụ thể ở cấp độ cá nhân với khách thể là các DN dịch vụ mới (NSD – New service Development) (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1). Trên cơ sở điều tra các nhà quản trị phụ trách hoạt động bán hàng và marketing (giám đốc bán hàng và marketing, thư ký giám đốc bán hàng và marketing, trợ lý giám đốc marketing); các nhà quản trị phát triển hoạt động kinh doanh; trợ lý giám đốc điều hành; trưởng và phó phòng quản trị….của 227 khách sạn ở Thái Lan, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích AMOS để thiết lập mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy các năng lực động tổng quát có ảnh hưởng tới việc phát triển các NLĐ cụ thể; đồng thời đều là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất và kết quả kinh doanh của các DN trong ngành dịch vụ mới.
Nghiên cứu của Tseng & Lee (2014) được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa năng lực quản trị tri thức – năng lực động –kết quả kinh doanh của DN. Trên cơ sở tổng quan về cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra ba giả thuyết cho nghiên cứu này gồm: (1)- năng lực quản trị tri thức có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của DN; (2)- năng lực động có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của DN; (3)- năng lực quản trị tri thức có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của DN (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1). Biến năng lực động là biến bậc
2 (2nd-order construct) và được đo lường bởi bốn biến bậc 1: Năng lực chuyển đổi tri
thức; năng lực bảo vệ tri thức, năng lực cảm nhận và năng lực tích hợp. Biến kết quả kinh doanh được đo lường bởi cả các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính; các chỉ tiêu của biến kết quả kinh doanh được kế thừa của Bolat & Yilmaz (2009). Để kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả lựa chọn khách thể nghiên cứu là các nhà quản trị cấp cao trong các DN SMEs có thực hiện công tác quản trị tri thức tại các ngành công nghiệp dịch vụ, kỹ thuật và sản xuất ở Trung Quốc, với quy mô mẫu là 232 nhà quản trị. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiêm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các giả thuyết nghiên cứu là phù hợp; trong đó, năng lực động có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến kết quả kinh doanh của
DN. Đáng chú ý là NLĐ được xem là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực
và mạnh mẽ nhất tới kết quả hoạt động kinh doanh với hệ số R2
đạt 73.5% (giả thuyết
H2). Kết quả nghiên cứu một lần nữa làm dày thêm các kiểm định về mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của DN.

LA08.092_Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Loại tài liệu

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
LA08.092_Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam