Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

100.000 VNĐ

Download Luận án Luật: Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Mã: LA31.055 Danh mục: , Từ khóa: , Chuyên Ngành: LuậtLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNăm: 2022Nơi xuất bản: Học viện Khoa học xã hộiTên tác giả: Đinh Văn Tuấn
Số trang: 164

Download Luận án Luật: Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nói trên, người nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

– Nắm được tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

– Xác định khoảng trống nghiên cứu, làm rõ những kết quả nghiên cứu có thể kế thừa, những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu.

– Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thong đường bộ.

– Luận án phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

– Luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

– Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo nghĩa khách quan là chế định hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, luận án nghiên cứu cả phương diện thực tiễn của chế định pháp luật này qua việc thực hiện một số dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.

4- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Hợp đồng BOT là một tổ hợp các hợp đồng, tuy nhiên nghiên cứu sinh chỉ đi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của Hợp đồng chính là hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam, trong đó chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên cơ sở các điều kiện thực tế của Việt Nam; Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong vận dụng thực hiện hợp đồng BOT vào đầu tư cơ sở hạ tầng; Thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các dự án BOT giao thông đường bộ; Nhận dạng các nhân tốt chủ yếu tác động đến việc phát triển các dự án BOT đường bộ; Đánh giá thực trạng về thể chế pháp lý điều chỉnh hợp đồng BOT và đề xuất các giải pháp, đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện về mặt pháp luật nhằm thúc đấy sự phát triển của các dự án đầu từ theo dạng hợp đồng BOT trong giao thông đường bộ.

+ Về không gian: luận án nghiên cứu về pháp luật Việt Nam điều chỉnh các hoạt động của dự án giao thông đường bộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông đường bộ đặc biệt là các dự án xây dựng đường và cầu trên phạm vi nước Việt Nam vì đây là những loại hình công trình hạ tầng quan trọng nhất trọng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ.

+ Về thời gian: luận án nghiên cứu về mặt pháp luật và đánh giá việc thực hiện pháp luật trong các dự án về giao thông đường bộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT tại Việt Nam từ năm 2011 cho đến nay.

4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận: luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng thể chế kinh tế thị trường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cách tiếp cận nghiên cứu:

Trong triển khai nghiên cứu, luận án sử dụng cách tiếp cận tổng hợp, hệ thống, liên ngành và đa ngành về chính trị học, kinh tế học, nhà nước học và luật học.

Phương pháp nghiên cứu:

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, dự báo…Ngoài ra, thí sinh sẽ tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu, những nhà quản lý và hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và doanh nhân để tìm hiểu thực tế của hoạt động đầu tư theo hình thức BOT, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng pháp

5

luật, thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta.

– Phương pháp phân tích được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài để phân tích cơ sở lý luận của hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phương diện lý thuyết của pháp luật về hợp đồng BOT trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Phương pháp này cũng dùng để đánh giá, bình luận các quy định pháp luật, thực tiễn và hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để làm cơ sở cho những kết luận khoa học.

– Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp được sử dụng để đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị cụ thể liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.

– Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu giữa quy định của pháp luật với thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh và thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở một số nước và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam; so sánh đầu tư theo hợp đồng BOT với các phương thức đầu tư khác.

– Phương pháp logic được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật, xem xét về tính thống nhất, tính đồng bộ phát hiện mâu thuẫn trong nội dung quy định pháp luật về tính pháp lý của hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, làm cơ sở cho các đề xuất kiến nghị giải pháp.

– Phương pháp chuyên gia được sử dụng để trao đổi, tham vấn ý kiến trong đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

– Ngoài các phương pháp nghiên cứu phổ biến nói trên, luận án còn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu bao gồm các số liệu thứ cấp, các tài liệu, báo cáo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài Chính, Tổng cục Thống kê liên quan đến PPP, BOT và các hợp đồng đầu tư khác trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: tác giả thu thập, hệ thống hóa và phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố liên quan đến hợp đồng BOT trong xây dựng giao thông đường bộ như: bài báo khoa học, bài viết hội thảo, sách, giáo tình, đề tài khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các chính sách, quy định, văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng BOT của các nước và Việt Nam. Phương pháp này giúp tìm ra khoảng trống lý thuyết và thực tiễn để luận án có thể bổ sung, đóng góp. Trên cơ sở đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về hợp đồng BOT, làm căn cứ hình thành khung lý thuyết nghiên cứu.

Ngoài ra, thu thập dữ liệu thứ cấp từ niên giám thống kê, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, kế thừa số liệu của các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài góp phần cung cấp thông tin làm căn cứ để tác giả đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ Việt Nam hiện nay.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua trao đổi, làm việc với các chuyên gia để xin ý kiến tham vấn. Phương pháp này không đi sâu tìn hiểm các bên khác có liên quan như phía nhà đầu tư. Những quan điểm, ý kiến đánh giá của các bên liên quan khác được thu thập từ dữ liệu thứ cấp.

Phương pháp xử lý dữ liệu: tác giả sử dụng phương pháp mô tỏa, thống kê, so sánh, tổng hợp và chuyên gia để đưa ra những kết luận về thực trạng thể chế pháp lý cũng như thực trạng các dự án theo hình thức hợp đồng BOT trong giao thông đường bộ.

5. Những đóng góp mới của luận án

Là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và mang tính toàn diện về pháp luật điều chỉnh Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay, luận án có những đóng góp mới sau đây:

Thứ nhất, Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về Hợp đồng (BOT) trong các dự án về giao thông đường bộ, luận án nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ và pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ, trong đó luận án nhấn mạnh trọng tâm vào việc phân tích, luận giải về bản chất pháp lý của quan hệ công – tư theo hình thức hợp đồng BOT và cơ chế điều chỉnh pháp luật hợp đồng BOT mang tính chất đặc thù đối với các dự án giao thông đường bộ.

Thứ hai, luận án đã chỉ rõ bản chất của quan hệ đầu tư dưới dạng hợp đồng BOT vốn dĩ là một quan hệ có tính chất bất cân xứng giữa các bên tham gia (Nhà nước và Tư nhân), trong đó các bên xác lập quan hệ hợp tác dựa trên việc ký kết hợp đồng BOT để đạt được những mục tiêu mà mỗi bên theo đuổi.

Thứ ba, luận án đã tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận về hợp đồng BOT để thấy được những vấn đề pháp lý riêng biệt của hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ và rút ra bài học bổ ích cho việc quản lý dạng hợp đồng này. Nêu bật được những nét đặc thù về chủ thể, đối tượng, mục đích của hợp đồng BOT trong cá dự án giao thông đường bộ, những đặc điểm riêng biệt của BOT khác xa so với những dạng hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự thông thường khác.

7

Thứ tư, luận án tìm hiểu và phân tích sâu các vấn đề về pháp luật và thực thi pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ, xác định được những hạn chế về pháp luật hợp đồng BOT đường bộ và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành.

Thứ năm, luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện hợp đồng BOT ở các nước và đúc rút những kinh nghiệm nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thứ sáu, luận án đề xuất và đưa ra định nghĩa về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đây là điểm rất mới của luận án so với các công trình nghiên cứu trước đây và có ý nghĩa đóng góp cho sự phát triển của pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ hiện nay.

Thứ bảy, trên cơ sở xác định được những hạn chế, bất cập còn tồn tại của pháp luật và thực hiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ, luận án đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp cụ thể và đồng bộ góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT giao thông đường bộ cũng như góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

– Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện để giải quyết những vấn đề lý luận cốt lõi và thực tiễn sinh động, phức tạp về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

– Luận án là nguồn tài liệu hữu ích đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đánh giá hiệu quả của các quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, làm cơ sở, tiền đề cho việc hoàn thiện pháp luật về đầu tư trong thời gian tới.

– Luận án còn là nguồn tài liệu có giá trị đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án bao gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Chương 2: Những vấn đề lý luận về hợp đồng BOT và Pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ .

Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật hợp đồng (BOT) trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam.

LA31.055_Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

LA31.055_Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay