Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh

Giá gốc là: 50.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 20.000 VNĐ.

Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh (ThS09.030)

Mã: ThS09.030 Danh mục: , Thẻ: , , , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMChuyên Ngành: Kế ToánNăm: 2020Tên tác giả: Dương Linh Vân
Số trang: 89

Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh (ThS09.030)

Thành lập và phát triển 50 năm, Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp y tế hệ Y tế dự phòng trực thuộc Bộ Y tế do Ngân sách Nhà nước đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, được giao tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối đơn vị sự nghiệp công lập trong nhiều năm nay. Với sự ra đời của Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập điều chỉnh cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị SNCL theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao cả về mặt tổ chức bộ máy và tài chính, đòi hỏi các đơn vị HCSN phải thúc đẩy các hoạt động của đơn vị, cung cấp dịch vụ công theo hướng chất lượng, hiệu quả, nâng cao số lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Mặc dù, Nghị định 16/2015/NĐ-CP đưa ra lộ trình tính đủ chi phí trong cơ cấu giá dịch vụ công từ năm 2016 đến năm 2020 sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Tuy nhiên hiện nay, các văn bản pháp lý, thông tư hướng dẫn vẫn chưa kịp thời ban hành khung giá, nhiều loại giá, phí vẫn thu theo mức giá cũ hoặc đơn vị SNCL tự ban hành mức giá thu. Bên cạnh đó, kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động chi thường xuyên của các đơn vị SNCL có xu hướng giảm, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế hệ Y tế dự phòng ngày càng gặp khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động. Mặt khác, đơn vị vẫn phải đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Bộ Y tế giao thực hiện hằng năm.

Ngoài ra, để phù hợp với Luật kế toán 2015 và dần tiếp cận với chuẩn mực kế toán công quốc tế, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán HCSN có hiệu lực từ 01/01/2018 thay thế cho Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC. Tuy nhiên, việc áp dụng thông tư mới hiện nay đối với các đơn vị HCSN nói chung và riêng Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh cũng còn gặp một số khó khăn do có nhiều thay đổi trong việc ghi nhận, hạch toán kế toán, ghi sổ, cũng như trong việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cuối niên độ kế toán.

Đứng trước những thách thức do các yếu tố khách quan nêu trên, bên cạnh đó còn có những vấn đề còn tồn tại trong nội bộ đơn vị như: trình độ của nhân viên kế toán còn hạn chế, không nhạy bén để cập nhật những thay đổi dẫn đến sai sót trong việc vận dụng chế độ kế toán; phần mềm kế toán mới đơn vị tự thiết kế chưa hoàn thiện, hoạt động không ổn định; … đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, cung cấp thông tin kinh tế tài chính đạt chất lượng, giúp lãnh đạo Viện đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn, kịp thời qua đó giúp bộ phận kế toán của Viện thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN và chế độ kế toán HCSN mới, tiết kiệm thời gian thực hiện quy trình kế toán. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh”. Từ việc tìm hiểu thực trạng công tác kế toán của Viện sau một năm thực hiện chế độ kế toán HCSN mới, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và để công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.HCM thực sự hiệu lực trong công tác quản lý tài chính.

TÓM TẮT

Tổ chức công tác kế toán kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh trong bối cảnh nâng cao cơ chế tự chủ tài chính và áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính tại đơn vị.

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp để kiểm định thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Viện trên 05 phương diện: tổ chức thông tin kế toán, bộ máy kế toán, vận dụng chế độ kế toán và kiểm tra kế toán và cơ sở vật chất kỹ thuật. Từ kết quả nghiên cứu cùng với những quy định của chế độ kế toán hiện hành, tác giả đề xuất một số giải pháp và kế hoạch thực hiện để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện.

Organizing accounting work at the Institute of Public health Ho Chi Minh City in the context of improving financial autonomy and applied the new administrative and non-business accounting regime, playing an important role in finance management.

The author used qualitative research methods through survey questionnaires and direct interviews in order to verify the reality of organizing accounting work at the Institute in five aspects: organizing accounting information, accounting apparatus, applying accounting regime, inpection accounting, material and technical facilities. Since the research result and the provisions of the curent accounting regime, the author proposed a solutions and implementation plans to improve the effectiveness of institute’s organizing accounting functions.

Keywords: Organizing accounting, Public health

ThS09.030_Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TÓM TẮT ABSTRACT NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................................3 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.....................................................................................3 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG TP.HỒ CHÍ MINH ........................................................................5 1.1. Giới thiệu tổng quan về Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh...............................5 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................5 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ...................................................................................6 1.1.3. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................8 1.2. Giới thiệu tình hình tổ chức công tác kế toán tại Viện y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh.... ............................................................................................................................9 1.2.2. Bộ máy kế toán..............................................................................................10 1.2.3. Hình thức kế toán ..........................................................................................10 1.2.4. Chế độ kế toán ...............................................................................................10 1.2.5. Các chính sách kế toán và cơ chế tài chính...................................................11 1.2.5.1. Các chính sách kế toán .........................................................................11 1.2.5.2. Cơ chế quản lý tài chính........................................................................12 1.3. Nhận diện một số yếu kém về tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh.............................................................................................................18 Kết luận Chương 1 .........................................................................................................19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................20 2.1. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp y tế ............................20 2.1.1. Nội dung thông tin do kế toán cung cấp .............................................................20 2.1.1.1. Thông tin kế toán tài chính ........................................................................20 2.1.1.2. Thông tin kế toán quản trị ..........................................................................20 2.1.2. Vận dụng chế độ kế toán theo quy định hiện hành .............................................20 2.1.2.1. Tổ chức chứng từ kế toán............................................................................21 2.1.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ...........................................................22 2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán .......................................................................22 2.1.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán...............................................................24 2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................................24 2.1.4. Tổ chức kiểm tra kế toán .....................................................................................25 2.1.5. Tổ chức trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ............................................................25 2.2. Các công trình nghiên cứu trước đây. .....................................................................26 2.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới...............................................................26 2.2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. ..............................................................26 Kết luận chương 2 ..........................................................................................................29 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG TP.HỒ CHÍ MINH. DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN .............30 3.1. Kiểm chứng thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế cộng cộng TP.Hồ Chí Minh. .......................................................................................................................30 3.1.1. Về thông tin kế toán ......................................................................................30 3.1.2. Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán...........................................................31 3.1.3. Về tổ chức hệ thống tài khoản.......................................................................32 3.1.4. Về tổ chức hệ thống sổ kế toán .....................................................................36 3.1.5. Về tổ chức báo cáo kế toán ...........................................................................38 3.1.6. Về tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................40 3.1.7. Về tổ chức trang bị kỹ thuật ..........................................................................46 3.1.8. Về tổ chức công tác kiểm tra kế toán ............................................................47 3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Viện........................................................48 3.2.1. Ưu điểm.............................................................................................................48 3.2.2. Nhược điểm, hạn chế .....................................................................................49 3.3. Dự đoán nguyên nhân .............................................................................................52 3.3.1. Nguyên nhân khách quan ..............................................................................52 3.3.2. Nguyên nhân chủ quan ..................................................................................53 Kết luận chương 3 ...................................................................................................54 CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CÁC HẠN CHẾ. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .....................................................................................55 4.1. Kiểm định thực trạng và nguyên nhân các hạn chế ...............................................55 4.1.1. Mục tiêu khảo sát ..........................................................................................55 4.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................55 4.1.3. Nội dung khảo sát, phỏng vấn .......................................................................55 4.2. Kết quả kiểm định của tổ chức công tác kế toán tại Viện.......................................56 4.2.1. Kết quả về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Viện .....................................56 4.2.2. Kết quả kiểm định nguyên nhân ..........................................................................62 4.3. Đề xuất giải pháp ....................................................................................................64 4.3.1. Quan điểm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ..................................................64 4.3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh ........................................................................................................................65 4.3.2.1 Giải pháp về tổ chức thông tin kế toán........................................................65 4.3.2.2. Giải pháp hoàn thiện bộ máy kế toán .........................................................66 4.3.2.3. Giải pháp vận dụng chế độ kế toán ............................................................67 4.3.2.4. Giải pháp về tổ chức kiểm tra kế toán........................................................70 4.3.2.5. Giải pháp về hoàn thiện trang bị cơ sở vật chất .........................................71 Kết luận chương 4 ..........................................................................................................72 CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ..................................................................73 5.1. Điều kiện để thực hiện ............................................................................................73 5.1.1. Điều kiện về nhân lực....................................................................................73 5.1.2. Điều kiện về vật lực.......................................................................................73 5.2. Kiến nghị. ................................................................................................................74 5.2.1. Bộ Tài Chính: ................................................................................................74 5.2.2. Bộ Y tế...........................................................................................................74 5.2.3. Viện Y tế Công cộng TP.HCM .....................................................................74 5.3. Kế hoạch thực hiện..................................................................................................75 5.3.1. Ban lãnh đạo Viện .........................................................................................75 5.3.2. Phòng tài chính Kế toán ................................................................................75 5.3.3. Phòng Thống kê tin học.................................................................................76 5.3.4. Phòng Quản trị Vật tư chuyên dụng..............................................................76 5.3.5. Phòng Tổ chức hành chính ............................................................................77 5.3.6. Các Khoa, Phòng, Trung tâm còn lại ............................................................77 PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BCTC Báo cáo tài chính BCQT Báo cáo quyết toán CTMT Chương trình mục tiêu KTNN Kiểm tra nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước HCSN Hành chính sự nghiệp P.TCKT Phòng Tài chính Kế toán SXKD-DV Sản xuất kinh doanh dịch vụ SNCL Sự nghiệp công lập TK Tài khoản TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định VTCD Vật tư chuyên dụng YTDP Y tế dự phòng WHO Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 01: Phiếu khảo sát về tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.HCM (mẫu phiếu dành cho người làm công tác kế toán) Phụ lục 02: Phiếu phỏng vấn về tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.HCM (mẫu phiếu dành cho người làm công tác quản lý) Phụ lục 03: Kết quả khảo sát về tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh Phụ lục 04: Danh mục chứng từ kế toán áp dụng tại Viện Y tế công cộng TP.HCM Phụ lục 05: Danh mục hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tại Viện Y tế công cộng TP.HCM Phụ lục 06: Danh mục hệ thống sổ kế toán theo thông tư 107/2017/TT-BTC TÓM TẮT Tổ chức công tác kế toán kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh trong bối cảnh nâng cao cơ chế tự chủ tài chính và áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính tại đơn vị. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp để kiểm định thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Viện trên 05 phương diện: tổ chức thông tin kế toán, bộ máy kế toán, vận dụng chế độ kế toán và kiểm tra kế toán và cơ sở vật chất kỹ thuật. Từ kết quả nghiên cứu cùng với những quy định của chế độ kế toán hiện hành, tác giả đề xuất một số giải pháp và kế hoạch thực hiện để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện. Từ khóa: Tổ chức công tác kế toán, Y tế công cộng. ABSTRACT Organizing accounting work at the Institute of Public health Ho Chi Minh City in the context of improving financial autonomy and applied the new administrative and non-business accounting regime, playing an important role in finance management. The author used qualitative research methods through survey questionnaires and direct interviews in order to verify the reality of organizing accounting work at the Institute in five aspects: organizing accounting information, accounting apparatus, applying accounting regime, inpection accounting, material and technical facilities. Since the research result and the provisions of the curent accounting regime, the author proposed a solutions and implementation plans to improve the effectiveness of institute’s organizing accounting functions. Keywords: Organizing accounting, Public health. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thành lập và phát triển 50 năm, Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp y tế hệ Y tế dự phòng trực thuộc Bộ Y tế do Ngân sách Nhà nước đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, được giao tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối đơn vị sự nghiệp công lập trong nhiều năm nay. Với sự ra đời của Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập điều chỉnh cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị SNCL theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao cả về mặt tổ chức bộ máy và tài chính, đòi hỏi các đơn vị HCSN phải thúc đẩy các hoạt động của đơn vị, cung cấp dịch vụ công theo hướng chất lượng, hiệu quả, nâng cao số lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Mặc dù, Nghị định 16/2015/NĐ-CP đưa ra lộ trình tính đủ chi phí trong cơ cấu giá dịch vụ công từ năm 2016 đến năm 2020 sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Tuy nhiên hiện nay, các văn bản pháp lý, thông tư hướng dẫn vẫn chưa kịp thời ban hành khung giá, nhiều loại giá, phí vẫn thu theo mức giá cũ hoặc đơn vị SNCL tự ban hành mức giá thu. Bên cạnh đó, kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động chi thường xuyên của các đơn vị SNCL có xu hướng giảm, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế hệ Y tế dự phòng ngày càng gặp khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động. Mặt khác, đơn vị vẫn phải đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Bộ Y tế giao thực hiện hằng năm. Ngoài ra, để phù hợp với Luật kế toán 2015 và dần tiếp cận với chuẩn mực kế toán công quốc tế, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán HCSN có hiệu lực từ 01/01/2018 thay thế cho Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC. Tuy nhiên, việc áp dụng 2 thông tư mới hiện nay đối với các đơn vị HCSN nói chung và riêng Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh cũng còn gặp một số khó khăn do có nhiều thay đổi trong việc ghi nhận, hạch toán kế toán, ghi sổ, cũng như trong việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cuối niên độ kế toán. Đứng trước những thách thức do các yếu tố khách quan nêu trên, bên cạnh đó còn có những vấn đề còn tồn tại trong nội bộ đơn vị như: trình độ của nhân viên kế toán còn hạn chế, không nhạy bén để cập nhật những thay đổi dẫn đến sai sót trong việc vận dụng chế độ kế toán; phần mềm kế toán mới đơn vị tự thiết kế chưa hoàn thiện, hoạt động không ổn định; … đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, cung cấp thông tin kinh tế tài chính đạt chất lượng, giúp lãnh đạo Viện đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn, kịp thời qua đó giúp bộ phận kế toán của Viện thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN và chế độ kế toán HCSN mới, tiết kiệm thời gian thực hiện quy trình kế toán. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh”. Từ việc tìm hiểu thực trạng công tác kế toán của Viện sau một năm thực hiện chế độ kế toán HCSN mới, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và để công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.HCM thực sự hiệu lực trong công tác quản lý tài chính. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh để nhận diện ưu điểm, khuyết điểm và phân tích tìm ra nguyên nhân chưa hoàn thiện trong công tác tổ chức kế toán. Thứ hai, đề ra một số kiến nghị, giải pháp và kế hoạch thực hiện để hoàn thiện và hiệu quả của tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh. Câu hỏi nghiên cứu. Từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu sau: 3 - Thực trạng công tác tổ chức kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh như thế nào sau một năm áp dụng chế độ kế toán HCSN mới ? - Có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được thực hiện nghiên cứu tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến tháng 3 năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các phương pháp cụ thể sau: Thứ nhất, phương pháp hệ thống hóa lý luận: từ những quy định của Luật và chế độ kế toán HCSN hiện hành đưa ra cơ sở pháp lý trong vận dụng. Thứ hai, phương pháp phỏng vấn, khảo sát: Thiết lập các câu hỏi thực hiện phỏng vấn những người quản lý tài chính và phát phiếu khảo sát đến những người làm công tác kế toán để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức kế toán của Viện. Thứ ba, phương pháp quan sát, tiếp cận mục tiêu, so sánh, phân tích, tổng hợp những vấn đề còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân của những khiếm khuyết nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán. 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn mô tả và kiểm định thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh, dựa trên những quy định của Luật kế toán, chế độ kế toán HCSN làm cơ sở nền tảng, tác giả nhận diện những ưu điểm và các hạn chế tồn tại, các nguyên nhân khách quan, chủ quan từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Viện. 4 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế cộng cộng TP.Hồ Chí Minh Chương 2: Cở sở lý thuyết. Chương 3: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế cộng cộng TP.Hồ Chí Minh. Dự đoán nguyên nhân. Chương 4: Kiểm định thực trạng và nguyên nhân các hạn chế. Đề xuất giải pháp. Chương 5: Kế hoạch thực hiện. 5 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG TP.HỒ CHÍ MINH 1.1. Giới thiệu tổng quan về Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh được tổ chức trên cơ sở của Viện Quốc Gia Y tế công cộng dưới chế độ cũ do Tổ chức Y tế thế giới tài trợ và vận động tài trợ từ các nước Hà Lan, New Zealand xây dựng, khánh thành gai đoạn 1 hai tháng trước ngày giải Miền Nam, với diện tích 3.600 m2 nhà làm việc, có trên 50 nhân viên đa số là ý tế trung cấp và sơ cấp về y tế công cộng, trang thiết bị ít và cũ kỹ. Sau thời kỳ tiếp quản và quân quản, tháng 3 năm 1976, Bộ Y tế Xã hội Thương binh miền Nam thành lập Viện Vệ sinh và sốt rét thuộc Bộ. Ngày 09 tháng 3 năm 1977, Bộ Y tế nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa Việt Nam ban hành quyết định số 278/QĐ-BYT thành lập Viện Vệ sinh TP.Hồ Chí Minh tách bộ phận Sốt rét thành Phân Viện Sốt rét và ký sinh trùng, đồng thời được sự chấp thuận của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Y tế ký kết với Tổ chức Y tế thế giới cùng đầu tư tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh Viện Vệ sinh với các nhà xét nghiệm, ký túc xá, nhà khách, nhà nghỉ cho học sinh trong nước, học viên nước ngoài và cho giảng viên tham gia giảng dạy lưu trú, nâng tổng diện tích sử dụng 15.000 m2. Ngày 24/4/1985 khánh thành các cơ sở mới xây dựng của Viện Vệ sinh y tế thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 02 tháng 4 năm 1988, trên cơ sở hợp nhất phân hiệu Cán bộ quản lý ngành y tế TP.HCM và Viện Vệ sinh TP.HCM, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 270/QĐ-BYT thành lập Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh Ngày 10 tháng 3 năm 2014, Bộ Y tế ban hành quyết định số 808/QĐ-BYT đổi tên Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh thành Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh thành. 6 Qua 50 năm hình thành và phát triển, Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh đã trải qua các lần đổi tên như sau: Từ 1969 đến 1975: Viện Quốc Gia Y tế công cộng Từ 1975 đến 1976: Viện Y tế công cộng Từ 1976 đến 1977: Viện Vệ sinh và sốt rét TP.Hồ Chí Minh Từ 1977 đến 1988: Viện Vệ sinh TP.Hồ Chí Minh Từ 1988 đến 2002: Viện Vệ sinh - Y tế công cộng Từ 2002 đến 2014: Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh Từ 2014 đến nay: Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Viện) hiện nay có 2 cơ sở hoạt động: Cơ sở 1: (Trụ sở chính): 159 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, TP.HCM Cơ sở 2: 104 Huỳnh Văn Bánh, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Viện Y tế công cộng TP.HCM chịu sự quản lý Nhà nước về Y tế của Bộ Y tế; về nghiên cứu khoa học của Bộ Khoa học và công nghệ; về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ và chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Viện Y tế công cộng TP.HCM là đơn vị sự nghiệp y tế hệ Y tế dự phòng có chức năng, nhiệm vụ cơ bản như: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp can thiệp hiệu quả những vấn đề thuộc lĩnh vực y tế công cộng, sức khỏe cộng đồng nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân: nghiên cứu mô hình bệnh tật và những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; về tình trạng dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm; nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe môi trường và biến đổi khí hậu, đánh giá tác động của các yếu tố nguy hại do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của cộng đồng; nghiên cứu, quan trắc đánh giá các yếu tố gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động của ngành y tế; nghiên cứu, giám sát đánh giá các yếu tố nguy cơ, độc hại trong mô trường lao động, vệ sinh lao động, Economi, gánh nặng lao động bệnh 7 nghề nghiệp có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và gây bện nghề nghiệp, nghiên cứu mô hình bệnh nghề nghiệp; nghiên cứu, giám sát và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của học sinh, sinh viên; nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phương pháp kiểm nghiệm, thử nghiệm mới trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và y tế công cộng; nghiên cứu về hành vi, các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe, các yếu tố nguy cơ của các bệnh mãn tính không lây. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về quản lý cho cán bộ quản lý ngành y tế, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo tiêu chuẩn ngành y tếl bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực y tế công cộng và y tế dự phòng có cán bộ viên chức y tế theo chỉ tiêu của Bộ Y tế và cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu; phối hợp với trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế, là cơ sở thực hành cho sinh viên, học sinh chuyên ngành y tế dự phòng và y tế công cộng. Giúp Bộ Y tế chỉ đạo chuyên môn cho tuyến dưới, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới về lĩnh vực y tế công cộng: dinh dưỡng an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, sức khỏe lao động bệnh nghề nghiệp, quản lý chất thải y tế và quan trác môi trường trong các cơ sở y tế, phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây, tai nạn thương tích và quản lý, phát triển hệ thống. Chủ động khai thác nguồn đầu tư viện trợ của các tổ chức quốc tế, tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật y tế về nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; xây dựng kế hoạch cho chương trình hợp tác quốc tế, cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài và nhân chuyên gia, giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm theo đúng quy định của pháp luật. Tham gia hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực y tế công cộng như: thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu theo sự chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kiểm nghiệm các chỉ tiêu đăng ký, các chỉ tiêu kiểm tra trọng điểm, các vụ ngộ độc thực phẩm; giám sát đánh giá chất lượng các nguồn nước trong khu vực được phân công. 8 Cung ứng dịch vụ theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức: dịch vụ nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực y tế cộng cộng; dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng ATTP; dịch vụ xét nghiệm YTDP như: xét nghiệm chất lượng nước, quan trắc môi trường; đo đạc, giám sát môi trường lao động, khám bệnh nghề nghiệp; dịch vụ đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyên ngành y tế công cộng. Xây dựng và triển khai các quy chế hoạt động của Viện theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước của đơn vị; hỗ trợ chuyên môn, tăng thêm nguồn kinh phí và cải thiện đời sống cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Viện. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức Tính đến ngày 31/12/2018, Viện có 265 người, trong đó: viên chức 240 người, lao động theo nghị định 68/2000/NĐ-CP: 21 người, lao động hợp đồng chuyên môn theo nghị định 204/2004/NĐ-CP: 04 người. Cơ cấu tổ chức của Viện theo Quyết định 2963/QĐ-BYT ngày 15/7/2015 của Bộ Y tế bao gồm: 09 phòng chức năng, 08 khoa, 05 trung tâm thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, cụ thể như sau: - Các phòng chức năng, gồm: + Phòng Tổ chức hành chính + Phòng Kế hoạch tổng hợp + Phòng Tài chính Kế toán + Phòng Quản trị Vật tư chuyên dụng + Phòng Thống kê tin học + Phòng Quản lý chất lượng + Phòng Kiểm tra Nhà nước về ATTP nhập khẩu + Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và Hợp tác Quốc tế + Phòng Chỉ đạo tuyến - Các Khoa chuyên môn, gồm: + Khoa Dinh dưỡng an toàn thực phẩm + Khoa Sức khỏe môi trường 9 + Khoa Sức khỏe lao động bệnh nghề nghiệp + Khoa Sức khỏe trường học + Khoa Sức khỏe cộng đồng + Khoa Dịch tễ học + Khoa Giáo dục và nâng cao sức khỏe + Khoa Xét nghiệm - Các Trung tâm, gồm: + Trung tâm Kiểm nghiệm ATTP khu vực phía Nam + Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Y tế phía Nam + Trung tâm Phòng chống chấn thương và bệnh không lây + Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật + Trung tâm thực hành cộng đồng 1.2. Giới thiệu tình hình tổ chức công tác kế toán tại Viện y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh. 1.2.1. Thông tin kế toán Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp có thu, thông tin kế toán tài chính phản ánh tình hình của các chỉ tiêu tài sản, nợ phải trả, tài sản thuần, doanh thu, chi phí và luồng tiền hoạt động của Viện qua đó đánh giá được tình hình tài chính, kết quả hoạt động thực hiện dự toán của Viện. Là đơn vị dự toán cấp 2, hạch toán độc lập, Viện có trách nhiệm cung cấp thông tin kế toán tài chính cho Bộ Y tế - cơ quan chủ quản để tổng hợp số liệu báo cáo tài chính, giúp cho Bộ Y tế quản lý nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước. Dựa vào thông tin kế toán tài chính, số liệu thu, chi các năm trước và các chính sách hiện hành giúp cho Ban lãnh đạo Viện và P.TCKT lập dự toán thu, chi, kế hoạch mua sắm sửa chữa tài sản trong năm tiếp theo. Trong giai đoạn hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ trong công tác tài chính, kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp có thu ngày càng giảm. Chịu ảnh hưởng chung của chính sách Nhà nước, Viện cần quan tâm hơn trong việc tạo ra nguồn thu, kiểm soát các khoản chi. Do
Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 1.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 399.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 99.000 VNĐ.
ThS09.030_Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh