Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh

50.000 VNĐ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết để tìm ra các rủi ro phát sinh trong và sau quá trình cho vay từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và xây dựng hoàn chỉnh sản phẩm cho vay mua Bất động sản liên kết tại HDBank.

Download luận văn thạc sĩ ngành Tài Chính Ngân hàng: Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh (ThS02.158)

Thị trường Bất động sản phát triển nhanh chóng trong nửa thập kỷ qua làm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nước nhà, phát triển hàng loạt ngành dịch vụ. Ngân hàng không những là đòn bẩy tài chính mà còn đưa ra các phương án tài chính giúp Chủ đầu tư và nhà đầu tư đạt được những mong muốn của họ. Ngành Bất động sản đóng góp một tỷ trọng tương đối cao trong phân loại nợ vay tại ngân hàng. Việc tạo dựng liên kết với các dự án đã tạo ra hàng loạt sản phẩm vay vốn giúp ngân hàng không ngừng phát triển và đạt lợi nhuận mong muốn. Nhưng vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Rủi ro trong hoạt động cho vay ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân hàng. Không những làm thất thoát vốn, giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm uy tín mà còn kéo theo hàng loạt các rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động. Việc hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là cần thiết đối với ngân hàng, đặc biệt là cho vay mua BĐS liên kết khi mà thị trường Bất động sản trong những năm vùa qua gặp nhiều sóng gió. Từ vấn đề trên, tôi xin chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hoạt động cho vay mua BDS liên kết để tìm ra các rủi ro phát sinh trong và sau quá trình cho vay từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và xây dựng hoàn chỉnh sản phẩm cho vay mua BĐS liên kết tại HDBank.

Để đạt được mục tiêu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp quan sát, phương pháp tiếp cận, thu thập thông tin từ Báo cáo tài chính của HDBank qua từng năm sau đó phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu để đưa ra các mặt tích cực và tiêu cực trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết cũng như là tiềm ẩn các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

Kết quả nghiên cứu mang lại những thành công nhất định, nhưng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Qua đó, tác giả tìm ra những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, sản phẩm cho vay hy vọng mang lại những dấu hiệu tích cực cho HDBank

ThS02.158_Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh

Mục Lục TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 1.2.1 Phạm vi của đề tài:............................................................................................2 1.2.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2 1.2.3 Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................2 1.2.4 Câu hỏi nghiên cứu:..........................................................................................3 1.3 Phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề: ........................................................3 1.4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .............................................................................3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: .........................................................................................3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG……………………………………………………………………………...4 2.1 Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng...........................................................4 2.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ................................4 2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng .......................................5 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ...............................................................6 2.1.4 Tác động của rủi ro tín dụng.............................................................................8 2.1.5 Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng ...............................................................8 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 2.2 Quy trình xử lý nợ xấu.......................................................................................11 2.2.1 Khái niệm về nợ xấu và rủi ro ........................................................................11 2.2.2 Phân loại các nhóm nợ....................................................................................11 2.2.3 Các nguyên tắc xử lý nợ xấu phát sinh:..........................................................13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................28 Chương 3: HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN LIÊN KẾT TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................... 28 3.1 Quá trình thành lập và phát triển của HDBank: ................................................28 3.1.1 Một số thông tin căn bản về HDBank: ...........................................................28 3.1.2 Sự thành lập: ...................................................................................................29 3.1.3 Vốn điều lệ:.....................................................................................................29 3.1.4 Mạng lưới hoạt động và những thành tựu HDBank đạt được: .......................31 3.1.5 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................32 3.2 Các nghiệp vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................................33 3.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn: ...............................................................................33 3.2.2 Nghiệp vụ tín dụng: .......................................................................................34 3.2.3 Các hoạt động thanh toán trung gian:.............................................................39 3.3. Rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay BĐS liên kết tại HDBank...............40 3.3.1 Quy trình thực hiện sản phẩm cho vay mua BĐS liên kết tại ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM .....................................................................................................40 3.3.2 Sản phẩm cho vay BĐS liên kết tại HDBank :...............................................43 3.3.3 Các rủi ro đã hình thành trong quá trình cho vay mua BĐS liên kết: ............43 3.3.4/ Các rủi ro sẽ hình thành trong quá trình cho vay mua BĐS liên kết.............44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................45 Chương 4: RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BĐS LIÊN KẾT TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) ..... 46 4.1 Hoạt động cho vay mua BĐS liên kết tại Ngân Hàng HDBank: ..................46 4.1.1 Thực trạng hoạt động của việc cho vay mua BĐS liên kết tại HDBank:.......46 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 4.2 Các rủi ro phát sinh trong quá trình thu hồi nợ và sau khi cấp tín dụng đối với các khoản vay mua BĐS liên kết ................................................................................50 4.2.1/ Rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng và thu hồi nợ: ........................50 4.2.2/ Rủi ro phát sinh sau quá trình cấp tín dụng:..................................................51 4.3 Đánh giá mức độ từ các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay BĐS liên kết tại HDBank: .....................................................................................................................55 4.3.1 Các rủi ro có khả năng khắc phục: .................................................................55 4.3.2 Các rủi ro gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân hàng HDBank: ................56 4.3.3 Từ các CĐT và các dự án liên kết với HDBank.............................................58 4.3.4 Từ khách hàng ...............................................................................................59 4.3.5 Từ các yếu tố vĩ mô ........................................................................................60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4: .......................................................................................60 Chương 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BĐS LIÊN KẾT TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK).................................................................................................. 60 5.1 Định hướng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua BĐS liên kết tại ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM..................................................................................60 5.1.1/ Tập trung xử lý các khoản nợ vay mua BĐS quá hạn và nợ xấu ..................60 5.2.2/ Tăng trưởng tín dụng đảm bảo hiệu quả và an toàn ......................................61 5.2.3/ Những mặt đạt được trong công tác cho vay mua BĐS liên kết tại ngân hàng TMCP Phát Triển TP Hồ Chí Minh...........................................................................61 5.2 Giải pháp, chiến lược nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua BĐS liên kết tại HDBank ....................................................................................................63 5.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng trong công tác thẩm định................................63 5.2.2 Tăng cường giám sát mục đích sử dụng vốn ..................................................64 5.2.3/ Đa dạng hóa sản phẩm và cải tiến phương thức cho vay ..............................65 5.2.4 Kiểm soát cơ chế đối với nhân viên ngân hàng..............................................65 5.2.5 Nâng cao hiệu quả trong quá trình xử lý nợ xấu và nợ quá hạn.....................66 5.3 Phân tích sản phẩm vay mua BĐS liên kết hoàn chỉnh tại HDBank.................67 5.3.1 Dự báo các rủi ro trong quá trình cho vay mua BĐS liên kết ........................67 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 5.3.2 Các hạn chế trong sản phẩm và quy trình cho vay mua BĐS liên kết tại HDBank: ....................................................................................................................68 5.3.3 Xây dựng sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ hoạt động cho vay mua BĐS liên kết: ....................................................................................................................................68 KẾT LUẬN CHUNG: .............................................................................................70 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com BĐS: Bất động sản. DANH M ỤC TỪ VIẾ T TẮT CODOTEL: Bất động sản nghỉ dưỡng CVQHKH: Chuyên viên Quan hệ Khách hàng. CVTĐG: Chuyên viên Thẩm Định Giá. CVST: Chuyên viên Soạn Thảo ĐVKD: Đơn vị Kinh Doanh. GDV: Giao dịch viên. HDBank: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh. NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng Thương mại. PGD: Phòng Giao Dịch. QTVTS: Quản trị viên tập sự. TCTD: Tổ chức tín dụng. TG: Tiền gửi. TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh. TMCP: Thương mại Cổ phần. TTKD: Trung tâm Kinh Doanh. VAMC: Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com Danh sác h các b ảng b iểu Bảng 2.1 Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các loại tài sản đảm bảo……………...................................................................................................16 Bảng 3.1 Các sản phẩm tín dụng hiện hữu của HDBank (HDBank.com.vn)…35 Bảng 3.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của HDBank giai đoạn năm 2016- 2018 (Báo cáo tài chính HDBank giai đoạn 2016-2018)……………………...35 Bảng 3.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng cho vay của HDBank giai đoạn 2016-2018 (Báo cáo tài chính HDBank giai đoạn năm 2016-2018)………….37 Bảng 4.1 Số lượng khách hàng cá nhân tham gia vay tại HDBank giai đoạn 2016-2018 (Báo cáo tài chính HDBank giai đoạn 2016-2018)………………47 Bảng 4.2 Dư nợ cho vay mua BĐS liên kết tại HDBank giai đoạn 2016 – 2018 (Báo cáo tài chính HDBank trong giai đoạn 2016 – 2018)……………………49 Bảng 4.3 Nợ quá hạn của HDBank trong giai đoạn 2016-2018………….……58 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com Danh sác h các h ình v ẽ, đồ thị Biểu đồ 3.1 Vốn điều lệ và vốn tự có của HDBank giai đoạn 2016-2018…..30 Biểu đồ 3.2 Số nhân viên HDBank giai đoạn 2016-2018…………………...31 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng HDBank qua các thời hạn trong năm 2016- 2018………………………………………………………………………….36 Biểu đồ 4.1 Số lượng khách hàng cá nhân tham gia vay tại HDBank giai đoạn 2016-2018…………………………………………………………………...47 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com TÓM TẮT LUẬN VĂN 1/ Tiêu đề: Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh 2/ Tóm tắt: Thị trường Bất động sản phát triển nhanh chóng trong nửa thập kỷ qua làm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nước nhà, phát triển hàng loạt ngành dịch vụ. Ngân hàng không những là đòn bẩy tài chính mà còn đưa ra các phương án tài chính giúp Chủ đầu tư và nhà đầu tư đạt được những mong muốn của họ. Ngành Bất động sản đóng góp một tỷ trọng tương đối cao trong phân loại nợ vay tại ngân hàng. Việc tạo dựng liên kết với các dự án đã tạo ra hàng loạt sản phẩm vay vốn giúp ngân hàng không ngừng phát triển và đạt lợi nhuận mong muốn. Nhưng vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Rủi ro trong hoạt động cho vay ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân hàng. Không những làm thất thoát vốn, giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm uy tín mà còn kéo theo hàng loạt các rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động. Việc hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là cần thiết đối với ngân hàng, đặc biệt là cho vay mua Bất động sản liên kết khi mà thị trường Bất động sản trong những năm vùa qua gặp nhiều sóng gió. Từ vấn đề trên, tôi xin chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hoạt độngcho vay mua Bất động sản liên kết để tìm ra các rủi ro phát sinh trong và sau quá trình cho vay từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và xây dựng hoàn chỉnh sản phẩm cho vay mua Bất động sản liên kết tại HDBank. Để đạt được mục tiêu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp quan sát, phương pháp tiếp cận, thu thập thông tin từ Báo cáo tài chính của HDBank qua từng năm sau đó phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu để đưa ra các mặt tích cực và tiêu cực trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết cũng như là tiềm ẩn các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com Kết quả nghiên cứu mang lại những thành công nhất định, nhưng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Qua đó, tác giả tìm ra những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, sản phẩm cho vay hy vọng mang lại những dấu hiệu tích cực cho HDBank Từ khóa: “Hạn chế rủi ro cho vay” Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com ABSTRACT 1/ Tide: Limitting risks in activities of lending to invest associated estate at Ho Chi Minh Development Joint Stock Commercial Bank. 2/ Summary Real estate markets have developed quickly in a half of decade increasing economic growth; develop a range of services. Banking is not only financial leverage but also give financial project help investor and property owner get their expectations. Real industry contribute a high proportion in leading at bank. Cooperation between the bank and project investors creating a lot of loan products. It help bank develop more and more, achieve desired returns.However, there are also implicit risks. Loan risks influent on the bank, decrease profits, returns, lose reputation bank and lead to range of risks such as: operation risks, payment risk. Risks retriction in lending is necessary with bank when property market has more difficulties . The research talk about risk credit of the associated estate loan through loan appraisal stage; assets management; loan approval; customer services and debt recovery. For these reason, I choose to the topic: “Limitting risks in activities of lending to invest associated estate at Ho Chi Minh Development Joint Stock Commercial Bank” as the thesis graduation. The research object of topic is lending activity evaluation and find arised risksin lending process. Therby, there are solutions to overcome and create perfect products in estate lending at HDBank. In order to achieve the object of topic, the author used obsevation methods, approaches, collected information from financial statements through the years of HDBank then analyzed, compared andsynthesized datas. The lending risk analysis at HDBank bring sucesses.The solutions proposed by the author hope to bring more positive for HDBank Key word: “Limitting risks in lending” Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 1 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Những thành phố lớn luôn là điểm đến của sự đầu tư và thị trường việc làm. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị cốt lõi cũng như cơ hội cho tất cả những ai biết nắm bắt và tận dụng tốt. Việc dễ dàng kiếm thu nhập cũng như cơ hội kiếm thêm thu nhập giúp chúng ta coi Thành phố Hồ Chí Minh như là quê hương thứ hai của mình. Việc sở hữu một nơi trú ngụ sẽ tạo động lực và sự vững tin cho chúng ta để tập trung vào phát triển sự nghiệp một cách tốt nhất. Nắm bắt được nhu cầu trên, hàng loạt chung cư từ bình dân đến cao cấp được hình thành qua hàng năm. Ngân hàng và chủ đầu tư dự án đã tạo nên sự liên kết và cộng sinh với nhau nhằm đạt được những thỏa thuận và mục đích mà đôi bên hướng tới. Hàng loạt các chính sách liên kết cho vay mua BĐS liên kết được ra đời nhằm hỗ trợ tài chính cho chủ đầu tư cũng như cá nhân mua BĐS liên kết. Do đó, việc sở hữu căn hộ hoặc nhà phố như ý muốn của mình là việc khá dễ dàng đối với những ai chăm chỉ và kiên trì. Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua Việt Nam luôn là thiên đường du lịch của Đông Dương. Du lịch biển được xem là môt làn gió mới thổi vào ngành dịch vụ trên.Việc thay đổi tích cực và làm đẹp cho bộ mặt của các thành phố biển đang dần được chú trọng và cân nhắc. Các cơ sở hạ tầng như là các tòa cao ốc, hành chính được dựng lên đã minh chứng cho sự quyết tâm của các tỉnh thành như Quy Nhơn, Nha Trang, Hạ Long ... Trong đó, các căn hộ nghỉ dưỡng (Codotel) cũng được xây dựng để làm nên điểm nhấn cho thành phố du lịch và là kênh khai thác tiềm năng cho các nhà đầu tư. Đánh giá được sự tiềm năng và khả năng khai thác tốt khách hàng nên các ngân hàng đã cất công soạn ra các sản phẩm phù hợp để liên kết cùng với CĐT để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng. Việc liên kết như vậy giúp cho ngân hàng có nguồn lợi nhuận tốt và khai thác tối đa được nhu cầu của khách hàng. HDBank đã và đang là đối tác chiến lược với những nhà đầu tư BĐS uy tín Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 2 trên thị trường Viêt Nam như Tập đoàn FLC, Công ty địa ốc Phú Long, Công ty Novaland, Công ty CP Địa Ốc Thắng Lợi,…Xuất phát từ thời gian công tác tại phòng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh và quá trình cấp tín dụng đối với các khoản vay mua BĐS liên kết tại ngân hàng này, em đã quyết định chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua BĐS dự án liên kết tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài luận văn. 1.2 Mục tiê u ngh iên c ứu 1.2.1 Phạ m vi của đ ề tài: Nghiên cứu các rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng và thu hồi nợ sau cho vay của sản phẩm cho vay mua Bất động sản liên kết tại ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2 Đối t ượ ng nghiên cứu  Các sản phẩm cho vay mua BĐS/ nhà, mua đất, mua căn hộ chung cư, xây dựng và sữa chữa nhà tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển TPHCM.  Các cá nhân vay vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM  Các tiềm ẩn rủi ro trong và sau quá trình cấp tín dụng đối với các khoản vay của khách hàng tại HDBank 1.2.3 Mục t iêu nghiên c ứu: Đề tài tập trung xoay quanh các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay cũng như là thu hồi nợ sau khi cho vay. Từ đó, phân tích mức độ ảnh hưởng của các rủi ro phát sinh đến hoạt động tại ngân hàng TMCP Phát Triển TP Hồ Chí Minh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 3 1.2.4 Câu hỏi nghiên c ứu:  Rủi ro nào phát sinh trong quá trình cho vay mua Bất động sản liên kết tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh?  Rủi ro nào phát sinh trong quá trình thu hồi nợ sau khi cho vay tại ngân hàng TCMP Phát triển TP Hồ Chí Minh?  Mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến hoạt động của ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh như thế nào? 1.3 Phươ ng pháp tiếp cận và giả i quy ết vấn đề: Để thực hiện bài luận văn trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quan sát; phương pháp tiếp cận,thu thập thông tin; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu từ quá trình làm việc cũng như là các báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. 1.4 Ý ng hĩa của đề tài nghiên cứ u Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua BĐS liên kết cũng như là kiềm chế rủi ro phát sinh trong giai đoạn thị trường BĐS đang chững cũng như lạm phát đang có dấu hiệu tăng.Việc hạn chế rủi ro đã phát sinh cũng như phát hiện được các rủi ro phát sinh trong tương lai góp phần làm giảm thất thoát trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục, đề phòng các rủi ro là điều cần thiết. KẾT LUẬ N CH ƯƠN G 1 : Từ những vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay mua bất động sản liên kết tại ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu và các mô hình đo lường rủi ro tín dụng trong quá trình trước khi cấp tín dụng và sau khi cho vay nhằm hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng phát Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 4 sinh trong hoạt động cho vay mua bất động sản liên kết tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 2.1 Rủi ro tín dụng và quản trị rủ i ro tín dụ ng 2.1.1 Khái niệ m về rủ i ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực lẫn tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Rủi ro có ba yếu tố tác động là: xác xuất xảy ra, khả năng ảnh hưởng đến đối tượng, thời lượng ảnh hưởng. (Theo trường phái hiện đại) Rủi ro trong hoạt động cho vay là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn hoặc không thanh toán đủ gốc lãi. Bên cạnh đó, theo thông tư số 40/2018/TT-NHNN thì rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng đối tác, trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hoặc thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch tự doanh, giao dịch repo và giao dịch reverse repo, giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro, giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng Theo Quyết định 02/2013/TT – NHNN của Thống đốc NHNN thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 5 hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Theo tác giả Nguyễn Thị Sâm tại Luận văn thạc sĩ (2005) thì rủi ro tín dụng phát sinh khi một hoặc các bên trong hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn (Timothy W.Koch (2006)) Bên cạnh đó, theo Anthony Sauders (2007) định nghĩa về rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàn khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về số lượng và thời hạn. Hơn nữa, theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) khái niệm về rủi ro tín dụng là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng , tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc thậm chí là không chi trả toàn bộ gốc và lãi. Điều này gây ra sự mất cân đối với dòng chu chuyển tiền tệ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể được hiểu là việc không mong đợi trong quá trình cấp tín dụng đối mà tại đây khách hàng không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán một phần hay toàn bộ cho ngân hàng trong hợp đồng vì các lý do chủ quan hoặc khách quan gây ra khả năng thanh toán của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích và đo lường các loại rủi ro từ đó chọn lọc ra các phương pháp, biện pháp quản lý hoạt động ngân hàng nhằm đẩy lùi và hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. 2.1.2 Phân loạ i rủi ro tín dụng trong hoạt đ ộng ngân hàng Rủi ro tín dụng gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Trong đó, rủi ro danh mục được chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 6 Rủi ro nội tại là rủi ro phát sinh từ sự riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay, ngân hàng tài trợ vốn cũng như là ngành kinh tế tác động Rủi ro tập trung là rủi ro phát sinh đối với các mức cấp tín dụng dành cho một nhóm khách hàng; một số ngành kinh tế hoặc một số sản phẩm vay. Rủi ro này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thẩm định, phân tích thẩm định; các tiêu chí đảm bảo và quản trị hoạt động cho vay Rủi ro giao dịch phát sinh do sự hạn chế trong quá trình thẩm định và xét duyệt tín dụng cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng. Rủi ro tín dụng hình thành xoay quanh việc lựa chọn thẩm định, phân tích phương án vay vốn; các tiêu chí, điều khoản trong hợp đồng, các loại tài sản có giá để đảm bảo và việc quản lý khoản vay thông qua việc kiểm tra sau cho vay cũng như sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng để kiểm soát. 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đ ế n rủi ro tín dụ ng 2.1.3.1 Nguyên nhân từ khách hàng Khách hàng đến ngân hàng đều có phương án sử dụng vốn nhất định. Căn cứ việc này, cán bộ tín dụng sẽ xem xét tính hiệu quả của dự án cũng như là cấp tín dụng như thế nào với khách hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng sai nguồn vốn của khách hàng sau khi nhận phê duyệt tín dụng từ ngân hàng có thể làm cho khách hàng không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ. Bên cạnh đó, việc kinh tế khó khăn chung trong những năm gần đây cũng làm cho việc kinh doanh trở nên ế ẩm, kém hiệu quả. Việc quản lý yếu kém cũng như không kịp thời thích nghi nền kinh tế gây ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng và ngân hàng. Việc ghi chép sổ sách, chứng từ của khách hàng chủ quan, kém thực tế nhằm mục đích che dấu việc kinh doanh thực tế và sử dụng vốn ngân hàng với mục đích khác. Cuối cùng, việc thiếu thiện chí trong quá trình phối hợp trả nợ là nguyên nhân phổ biến từ khách hàng. 2.1.3.2 Nguyên nhân từ ngân hàng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 7 Bên cạnh việc phát sinh rủi ro tín dụng từ khách hàng thì về phía ngân hàng cũng là nơi tạo ra các yếu tố dẫn đến rủi ro tín dụng. Đầu tiên, việc cán bộ thiếu đạo đức, trình độ nghiệp vụ kém. Là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, có thể cùng khách hàng tạo dựng bộ hồ sơ phù hợp để vay vốn. Nghiêm trọng hơn khi cán bộ không đủ trình độ thẩm định lỏng lẽo hồ sơ để khách hàng lợi dụng điểm yếu hòng mục đích chiếm dụng vốn dễ dàng. Tiếp theo, việc thờ ơ trong vấn đề kiểm tra sau cho vay. Các cán bộ tín dụng đa phần đều dồn lực vào công tác thẩm định trước khi cho vay mà lơ là trong việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra hoạt động kinh doanh, đối chiếu dư nợ. Công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo, thiếu kịp thời làm cho nghiệp vụ tín dụng không được sửa chữa, điều chỉnh khắc phục. Hơn nữa, nguồn thông tin từ phía ngân hàng không đầy đủ và xác thực dẫn đến việc đưa ra quyết định cấp tín dụng có nhiều rủi ro. Cuối cùng, việc tăng trưởng nóng trong những năm gần đây của ngành ngân hàng làm mở rộng hoạt động tín dụng một mức khá cao. Điều này đi kèm với hàng loạt rủi ro phát sinh khi việc lựa chọn khách hàng quá dễ dàng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng cũng như cấp quản lý tín dụng bị giảm sút và nghiêm trọng hơn việc tuân thủ quy trình tín dụng bị buông lỏng 2.1.3.3 Nguyên nhân vĩ mô Thị trường kinh tế thế giới chuyển biến rất nhanh và khó dự đoán do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế. Hơn nữa, các cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc kinh tế cũng đang chớm nở làm thị trường biến động liên tục. Điều này làm cho việc kinh doanh trở nên khó khăn, việc thẩm định dự án của khách hàng ngày càng khó lường có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho các khoản cấp tín dụng. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của các yếu tố thiên tai làm mất mùa, trì trệ quá trình sản xuất, hư hỏng thành phẩm làm cho khách hàng không đủ thu nhập thanh toán khoản vay cho ngân hàng. Cuối cùng, môi trường pháp lý chưa đầy đủ, chồng chéo cũng tạo điều kiện cho Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 8 khách hàng có lỗ hỏng pháp lý để lợi dụng hòng chiếm đoạt tiền từ ngân hàng. 2.1.4 Tác đ ộng củ a rủi ro tín dụng 2.1.4.1 Đối với ngân hàng Rủi ro tín dụng trực tiếp làm giảm thu nhập của ngân hàng. Việc phát sinh quá nhiều khoản vay không thu được lãi hoặc thậm chí là mất vốn trong khi việc huy động vốn cũng như huy động nguồn lực và chi phí quản lý ngày càng phình to. Bên cạnh đó, việc xử lý khởi kiện cũng như thu hồi tài sản đảm bảo luôn gặp khó khăn và cồng kềnh pháp lý làm tăng chi phí cho ngân hàng. Hơn nữa, rủi ro tín dụng phát sinh làm mất cân bằng tính thanh khoản của ngân hàng. Từ đó, ngân hàng phải đi huy động từ thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao thay vì mất thời gian rất lâu huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất là ngân hàng sẽ phá sản vì hàng loạt khách hàng sẽ rút tiền. Cuối cùng, việc này sẽ ảnh hưởng đến uy tín và năng lực cạnh tranh cho chính ngân hàng. Một viên cảnh tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ quá cao làm ảnh hưởng đến tâm lý của các đối tác, cổ đông khi đã đặt kỳ vọng vào ngân hàng. 2.1.4.2 Đối với nền kinh tế Hoạt động ngành ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế. Ngành ngân hàng cung ứng vốn cho đa số các ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau. Nếu ngân hàng bị phá sản nó không chỉ ảnh hưởng đến các ngành nghề trong nền kinh tế mà còn tất cả các thành phần trong xã hội. Hơn thế nữa, quan hệ dây chuyền trong ngành ngân hàng cũng sẽ bị gián đoạn và trì trệ. Cuối cùng, việc bị mất đi một nguồn vốn cung ứng dẫn đến việc kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, gián đoạn. 2.1.5 Các mô hình đán h giá r ủi ro tín dụng 2.1.5.1 Mô hình Scorecard Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 9 Mô hình Scorecard được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh, quản lý xã hội. Trong hoạt động tín dụng, mô hình này đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong suốt quá trình vay của họ. Mô hình này được xây dựng bởi các yếu tố như nhân khẩu học (các yếu tố liên quan tới cá nhân người vay), lịch sử tín dụng, thông tin giao dịch cũng như thông tin tài sản đảm bảo. Các mô hình Credit scorecard dựa trên các mô hình học máy với mục tiêu ước lượng được tỷ lệ xảy ra vỡ nợ, phá sản hoặc chậm thanh toán của người vay. Bộ dữ liệu của mô hình trên được xây dựng từ việc tổng hợp các hồ sơ vỡ nợ cũng như là những hồ sơ tốt. Sau đó, thông qua các kỹ thuật tiền xử lý dữ liệu trên để biến đổi thành đầu vào. Hội nghị Basel đã quy định chặt chẽ đối với các dữ liệu đầu vào của mô hình này.Các dữ liệu phải tuân thủ quyền riêng tư cá nhân, không gây xung đột, ảnh hưởng tôn giáo, vùng miền. Mô hình trên sử dụng phương pháp chuyên gia và phương pháp mô hình để đánh giá cụ thể về rủi ro tín dụng. Phương pháp chuyên gia là phương pháp dựa trên kinh nghiệm bản thân qua việc thẩm định các yếu tố như:đặc điểm cá nhân, vốn, tài sản bảo đảm, khả năng trả nợ, điều kiện. Phương pháp này thực hiện một cách thủ công, tốn nhiều công sức, thời gian để thẩm định. Trước những khó khăn từ phương pháp chuyên gia thì tại hội nghị Basel phương pháp mô hình được kiến nghị với mục tiêu đưa ra đánh giá nhanh chóng, nhất quán và giảm chi phí. Mô hình Scorecard thường áp dụng kỹ thuật WOE (Weight of Evidence). Phương pháp này đưa ra các kết quả xếp hạng mạnh, trung bình, yếu, không tác động,.. dựa trên khả năng dự báo nợ xấu. Việc áp dụng mô hình Scorecard được đa số các ngân hàng áp dụng, điển hình như Sacombank đang hướng tới với mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng và bước dài đến việc hoàn thành Basel II. 2.1.5.2 Mô hình xác xuất vỡ nợ (PD) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 10 Mô hình xác xuất vỡ nợ cũng dựa vào các biến độc lập được thu thập trong hệ thống nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Mô hình nghiên cứu xoay quanh công thức: EL=PD x EDA xLGD Trong đó: PD là xác xuất khách hàng không trả nợ được EAD là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không còn khả năng trả được nợ LGD là tỷ trọng tổn thất ước tính EL là tổn thất có thể ước tính Đầu tiên, PD được xác định dựa trên số liệu về các khoản vay trong quá khứ của khách hàng (các khoản đã trả, các khoản chưa thu hồi, các khoản không thu hồi). Theo Basel, việc tính PD trong vòng một năm thì phải dựa vào dữ liệu dư nợ của khách hàng trong thời gian hơn 5 năm.Việc đánh giá các nhóm chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính, nhóm dữ liệu cảnh bảo dựa trên mô hình Logistic nhằm xác định được PD. Cuối cùng, việc xác định LGD phụ thuộc rất nhiều vào EAD. LGD là biến số bị tác động bởi gốc, lãi chưa trả được, chi phí phát sinh, số tiền có thể thu hồi được. Việc xác định LGD dựa trên công thức: LGD = (EAD – Số tiền có thể thu hồi)/EAD 2.1.5.3 Mô hình xếp hạng nội bộ Mô hình này xây dựng nhằm đánh giá hai nhóm khách hàng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trên cơ sở xây dựng các bảng tính xoay quanh các chỉ tiêu phi tài chính (các chỉ tiêu cá nhân) và chỉ tiêu tài chính (nguồn trả nợ) nhằm lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng đối mặt. Đầu vào của mô hình là những biến độc lập cũng được xác định xác xuất xảy ra “Good” và “Bad” trong mô hình Logistic và thông tin đến từ các yếu tố bên ngoài như thông tin CIC, thông tin từ các TCTD khác. Đầu ra của mô hình sẽ được giả định với Y là các biến phụ thuộc. Trên cơ sở các biến X độc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 11 lập đã được sàng lọc và lựa chọn. Kết quả định lượng của Y dao động từ 0 đến 1. Kết quả định tính của Y là sự phụ thuộc, tác động của các biến độc lập X tới Y. Từ đó, ngân hàng có thể xác định được mức độ rủi ro, mức cấp tín dụng và mức lãi suất cho khách hàng. 2.1.5.4 Quy tắc 6C Quy tắc 6C được thể hiện qua năng lực cá nhân (Character), năng lực tài chính (Capacity), cấu trúc vốn(Capital), tài sản đảm bảo (Collateral), kiểm soát (Control), điều kiện (Coditions). Các ngân hàng thường mở các lớp đào tạo kỹ năng xoay quanh quy tắc 6C để giúp nhân viên nhạy bén hơn trong vấn đề thẩm định khách hàng. Sáu yếu tố này thể hiện bao quát về một khách hàng từ những yếu tố căn bản như tính cách, quan hệ tín dụng, năng lực hành vi… đến các yếu tố chi tiết như hiệu quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền của doanh nghiệp, khoản cấp tín dụng. Từ đó, nhân viên thẩm định có thể mạnh dạn đưa ra quyết định cấp tín dụng cũng như lên kế hoạch đề phòng trước những rủi ro có thể phát sinh đối với khách hàng trong tương lai. 2.2 Quy trình xử lý nợ xấu 2.2.1 Khái niệ m về nợ xấu và rủi ro Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp 2.2.2 Phân loại các nhóm nợ Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiên phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 5 nhóm như sau 2.2.2.1 Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) bao gồm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 12 Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn. 2.2.2.2 Nhóm nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2) bao gồm Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu 2.2.2.3 Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) bao gồm Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, nợ gia hạn nợ lần đầu, nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng, nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra 2.2.2.4 Nhóm nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4) bao gồm Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai, khoản nợ nhóm 3 quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi, nợ phải thu hồi theo quyết định thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được 2.2.2.5 Nhóm nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) bao gồm Nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn, khoản nợ nhóm 3 quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết đinh thu hồi, nợ phải thu hồi theo quyết định thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày vẫn chưa được thu hồi, nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 13 2.2.3 Các nguyên tắc xử lý nợ xấu phát sinh: 2.2.3.1 Nguyên tắc trích lập dự phòng: A/ Một số khái niệm về trích lập dự phòng  Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.  Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.  Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.  Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại.  Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã thỏa thuận với khách hàng. Trích tại điều 3 thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 B/ Phương pháp trích lập dự phòng  Phương pháp “định lượng” Các nhóm nợ tại các TCTD và các định chế tài chính được phân loại làm 05 nhóm. Các nhóm nợ này sẽ được các định chế trên phân loại theo từng cấp độ rủi ro, từng khả năng tài chính và thái độ của khách hàng đối với các khoản Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 14 nợ.Sau đó, các định chế trên sẽ tính toán theo công thức trích lập dự phòng để hạn chế Cần lưu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, TCTD vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm  Phương pháp “định tính” Lần đầu tiên phương pháp “định tính” được Quyết định 493 cho phép áp dụng đối với TCTD đủ điều kiện. Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành 5 nhóm tương ứng như 5 nhóm nợ theo cách phân loại nợ theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được NHNN chấp thuận. Các nhóm nợ bao gồm: Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. C/ Mức trích lâp dự phòng cụ thể  Công thức tính số tiền dự phòng cụ thể cho từng khách hàng 𝑛 𝑖=1 Trong đó: 𝑅𝑖 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com 15 R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng; 𝑛 𝑖=1 𝑅𝑖: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n. Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức: Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó: Ai: Số dư nợ gốc thứ i; Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.  Tại mục 2, điều 12 trong Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: a) Nhóm 1: 0% b) Nhóm 2: 5% c) Nhóm 3: 20% d) Nhóm 4: 50% đ) Nhóm 5: 100%  Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo quy định như sau: LOẠI TÀI SẢN ĐẢM BẢO Tỷ lệ tối đa Số dư trên tài khoản, sổ tiết kiệm bằng VNĐ tại các TCTD 100% Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ tại TCTD 95% Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS02.158_Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh
Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua Bất động sản liên kết tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh