Download Sách Chu Dịch Và Phong Thuỷ Dương Trạch – Tác giả: Lý Kế Trung – Dịch giả An Hạ
Độc giả Việt Nam có sở thích nghiên cứu Dịch học chắc đã đôi lần đọc sách của Lý Kế Trung. Lý Kế Trung là một cây đại thụ trong làng Huyền học của Trung Quốc, ông tinh thông cả về Lục hào, Bát tự, Tướng số, Phong thủy và được nhiều danh nhân trong giới ca ngợi.
Trong cuốn sách chuyên về Kinh Dịch Phong Thủy Dương Trạch, Lý Kế Trung cũng có cách viết như những cuốn sách trước đây, đó là đưa ra cổ Dịch, nhưng khác với Giả Bỉnh Nhiên bám sát vào Hoàng Kim Sách, Lý Kế Trung gom nhặt từ rất nhiều nguồn cổ Dịch, có điều Lý Kế Trung cũng khác với Giả Bỉnh Nhiên, Lý không giải thích cặn kẽ cổ Dịch mà gần như chỉ đưa nó ra. Nhưng chính Lý cũng đã có lần phàn nàn giới trẻ hiện nay không chịu học cổ văn nên khó có thể hiểu được văn hóa cổ trong đó có cổ Dịch. Cổ Dịch cũng như các văn hóa cổ khác viết cực kỳ súc tích, chữ cực kỳ khó hiểu, lộn xộn nhưng hàm chứa cực nhiều kiến thức. Đọc một số phần cổ Dịch mới thấy Lục hào cực kỳ cao thâm, những sách đã được dịch ở Việt nam chẳng qua chỉ là da lông mà thôi.
Trong cuốn sách này, Lý Kế Trung vừa dùng cổ Dịch vừa kết hợp với phát kiến của bản thân về quẻ đa đoán để luận đoán phong thủy dương trạch, cái đặc biệt của Lý là từ một quẻ không chỉ mô tả chi tiết xung quanh nhà, trong nhà và cát hung liên quan mà còn nói chi tiết về từng người trong nhà đó cùng với vận khí chạy trong suốt cuộc đời của họ. Điều đó thực sự đáng kinh ngạc, cách chạy niên vận của Lý Kế Trung quả là quỷ khốc thần sầu.
Với những độc giả yêu thích Tượng thì có thể nói Lý Kế Trung là số hai thì chẳng ai dám nhận là số một về Tượng cả. Cuốn sách này có thể nói là cuốn sách đầu tiên được dịch ở Việt Nam có cách dùng Tượng đa dạng, phức tạp và biến hóa như thế. Phong thủy là mô tả, mô tả bắt buộc phải dùng Tượng, đấy thực sự là điểm mạnh của Lý Kế Trung.
Hy vọng cuốn Phong thủy Dương trạch này và cuốn Phong thủy âm trạch sau sẽ không khiến độc giả yêu thích Dịch học thất vọng.
Trích lược sách Chu Dịch Bát Quái Trận Pháp Phong Thủy Dương Trạch
Dương trạch tóm lược tường thuật
Phong thuỷ dương trạch và phong thủy âm trạch về pháp lý thì cơ bản giống nhau, phong thuỷ dương trạch tương đối phức tạp hơn so với phong thủy âm trạch, nội dung cũng nhiều hơn và quan hệ với cuộc sống càng trực tiếp hơn, lực lượng tác dụng đối với cuộc sống của con người cũng tương đối lớn, trực tiếp ảnh hưởng đến sinh tồn của con người. do đó cổ nhân khi chọn chỗ xây nhà, chọn chỗ ở nhất định cần lựa chọn chỗ sơn thủy đại tụ hội. Từ xưa đến nay, các nơi trên thế giới đều chọn đất có đại sơn đại thủy tụ hội để đóng đô xây dựng thành trì, vùng đất mà sơn thủy đại tụ đều là phong thuỷ bảo địa, địa linh kiệt, dương trạch xây dựng ở đây có tác dụng đại cát đại lợi đối với cuộc sống của con người.
Sơn thủy đại tụ hội chính là nơi tú sơn và giang hà giao hội mà cũng không phải là chỉ đất sơn cốc và bình nguyên. Sơn thủy đại tụ là đoạn cuối của Long, tốt hơn với bình nguyện bình thường, rộng rãi mà không quá thoáng, bảo vệ tứ phía, tuy có chỗ trống mà không lõm, giấu gió tụ khí, dựa vào núi mà không bị áp bách, bên cạnh nước mà không ngập. Dương trạch vùng núi lấy giấu gió là đẹp, dương trạch đồng bằng lấy thủy quấn là tốt; vùng núi giấu gió là phúc địa, đồng bằng thủy quấn là cát cư.
Chim không tổ không dừng, thần không miếu mất linh. Dương trạch là chỗ mà con người nghỉ lại trong cuộc sống, nó quan hệ trực tiếp đến cuộc sống của con người, do đó, dương trạch hưng suy ảnh hưởng trực tiếp đối với vận khí cát hung của mỗi người là không thể phủ nhận. Một cát một thủy, mạch khí lưu hành đều nổi lên tác dụng cát phúc, hung họa.
Xây dựng nhà cửa, lấp hồ lấp giếng, mở cửa lập hướng, đều phải có phương pháp phù hợp. Khí cục lưỡng toàn, thủy khẩu được vị là nhà đại cát. Dương trạch nạp khí, không chỉ lấy địa khí làm chủ mà nhất định phải kiêm canh hướng cổng. Cửa là thủy khâu, khí từ cửa mà vào, khí nhập nhà và địa khí gặp nhau thường thường địa khí suy mà khí nhập nhà vượng, hay là địa khí vượng mà khí nhập nhà yếu chứ rất khó cân đối cả hai.
Khí nhập nhà và địa khí cân đối đều vượng mới là nhà chiêu phúc nạp tường tốt lành. Như thế nào mới có thể kiến tạo 1 nhà chiêu phúc nạp cát tường đây? Cái này nhất định phải khai môn lấy thủy khẩu. Khai môn lập hướng lấy thủy khẩu nạp khí, lấy Cửu Cung Bát Quái Ngũ hành sinh khắc để luận khí.
Khí từ sinh phương đến, Ngũ hành tương sinh thì nhà được sinh, người bên trong nhà cũng dính cát khí, khí tốt thì khỏe mạnh, vô bệnh vô tại. Khí từ khắc phương đến, Ngũ hành tương khắc thì nhà bị khác, người bên trong nhà cũng nhiễm khí thế hung ác, vận khí không tốt, nhiều tai nạn. Nạp khí tựa như nhân thế hô hấp, hút vào cát khí, gột rửa lục phủ ngũ tạng, thâm gan nhuận phổi, kích hoạt sinh mệnh lực, xúc tiến thay cũ đổi mới, hữu ích cho sức khỏe.
Hút vào khí thế hung ác tức khí bên thì bất lợi với thân thể con người, dẫn phát rất nhiều bệnh tật, cái này là tai nạn và không thuận. Khí dương trạch tức chỉ lạch ngòi và con đường phía ngoài dương trạch. Luận khí là lấy cửa dương trạch làm điểm cơ sở, con đường ngoài cửa tức là khí. Con đường ở trước mặt hướng cổng lớn mà đến, luận là khí đến, con đường đứt ngang luận là khí dừng lại, hướng đường đến là lai thủy (nước đến), hướng đường ngang đến là ranh giới thủy. Chung quanh dương trạch có công trình kiến trúc, chùa cổ, đại thụ, tháp sắt, cột điện, ống khói gọi là hộ vệ. Hộ vệ có cát có hung.
Phán đoán là cát hay là hung thì phải lấy phương pháp cửu cung sinh vượng để định đoạt. Một chỗ dương trạch thịnh vượng suy phế, dùng phương pháp Bát Quái cửu cung Ngũ hành sinh khắc, lấy tam nguyên vận khí suy vượng để phán đoán. Mặc dù nền nhà cố định, thế của tam nguyên vận khí ảnh hưởng đến dương trạch phong thuỷ không thể thay đổi, nhưng cửa có thể theo thế của nguyên vận mà tiến hành điều giải, làm mất thế của vận, đổi một cửa vượng, lấy hợp nguyên vận là có thể mang đến hiệu quả cát tị hung. Dương trạch vinh khô, cửa là phi thường trọng yếu. Khí sinh lộ vừa mở cửa tức từ cửa mà vào, bất luận cửa chính, cửa phụ bên cạnh, cửa sổ thì đều cần nạp bản nguyên sinh vượng, cửa sổ bên trong nhà cũng cần từ vượng phương dẫn vào phòng ngủ, lại tại phương vị cát mà an giường, để bàn.
Dương trạch và âm trạch là có khác biệt, âm trạch lực sâu mà chậm, dương trạch là con người trực tiếp được khí thiên địa nuôi dưỡng, kỳ lực phù mà nhanh, dương trạch nếu được quý khí của đất, vượng khí của trời cao, người trong nhà tất nhiên phú quý song toàn, phúc thọ kéo dài.Dương trạch họa phúc, coi khí sắc cũng có thể bàn ra cát hung. Đương nhiên là người có bản lĩnh này tất cần tĩnh tâm mới có thể có con mắt tinh đời Xem dương trạch khí sắc, bất luận nhà cửa cũ mới, nhất định phải lấy khí sắc mà luận định. Một tòa dương trạch, nhà cửa tuy cũ kỹ, khí sắc sáng ngời có màu, nhà nhất định hưng phát; Ngược lại nhà cửa tuy mới, khí sắc u ám lạnh nhạt, nhà nhất định suy tàn.
Luận về khí sắc của phòng, trong phòng không người, vắng người lại cảm giác có khí tượng ồn ào, hình như nhiều người ầm ĩ bên trong thì nhà tất đại phát, người hưng tài vượng. Còn nếu trong sảnh có người mà vẫn có cảm giác lạnh lẽo u âm trầm uất thì nhà tất bại, thoái tài tuyệt tự…
Tham khảo thêm bộ sách Lục Hào của tác giả Vương Hổ Ứng
Mục Lục
Phần 1: Kiến Thức Căn Bản Lục Hào Đoán Dương Trạch Phong Thủy
Tiết 1: Dương trạch tường thuật tóm lược
Dương trạch khí sắc và họa phúc
Hình dạng dương trạch và họa phúc
Dương trạch cát thủy và họa phúc
Hình nhà khí tượng và báo hiệu cát hung
Tiết 2: Dương trạch tọa hướng
Tiết 3: Bí quyết Lục hào xem dương trạch
Tiết 4: Phương pháp ứng dụng Lục hào xem dương trạch
Hàm nghĩa của hào vị
Vận dụng Nguyệt kiến
Vận dụng hào Thế và hào Ứng
Quẻ xếp sáu mươi tư tượng, Quái phân mười hai cung
Tiết 5: Lục thân đoán dương trạch
Hàm nghĩa của lục thân lâm quái cung
Hàm nghĩa của lục thân lâm hào vị
Hàm nghĩa của lục thân lâm địa chi
Tổng hợp phán đoán lục thần và lục thân lâm hào vị
Hàm nghĩa của quẻ hào vượng, suy, động, tĩnh
Tiết 6: Lục Thần Đoán Dương Trạch
Tiết 7: Tổng hợp vận dụng Lục Thần & Lục Thân
Tiết 8: Phương pháp phán đoán cát hung nhà ở tổng quát.
Tiết 9: Nhà Tam Cát & nhà Tam Không
Phần 2: Luận Đoán Quẻ Dương Trạch trong thực tế 40 ví dụ thực tế