Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả: nghiên cứu trường hợp trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả: nghiên cứu trường hợp trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh (ThS18.005)

Mã: ThS18.005 Danh mục: , Thẻ: , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMChuyên Ngành: Quản lý côngĐịnh dạng file: pdfNăm: 2020Tên tác giả: Lộ Nhật Thu
Số trang: 105

Download Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả: nghiên cứu trường hợp trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh (ThS18.005)

Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, không ít bất cập phát sinh trong quản lý ngân sách. Nghiên cứu trên địa bàn Quân 2, mă c dù quâ n tăng cường tất cả các nguồn lực để tạo nguồn thu, cân đối thu – chi nhưng đã có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiê u quả. Chính quyền Quận 2 cần có những giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với quản lý ngân sách quận nhằm tạo nguồn tài chính ổn định và vững chắc, góp phần thúc đẩy quận phát triển mạnh mẽ. Nghiên cứu này nhằm hướng đến việc xác định các nhân tố, mức đô ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý ngân sách hiệu quả, từ đó đưa ra được những giải pháp để QL ngân sách hiệu quả trên địa bàn Quận 2.

Nghiên cứu lý thuyết, thiết kế sơ bộ thang đo, xây dựng được mô hình nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu định tính. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc thu thập bảng khảo sát, xử lý số liệu dùng để nghiên cứu là 146 mẫu. Từ đây, nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu chi NSNN tại Quận 2, bên cạnh đó tiến hành kiểm định các giả thuyết và kiểm định một số khuyết tật của mô hình.

Sau đó dùng phần mềm SPSS để kiểm định, đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua hệ số Cronbach alpha; kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi qui tuyến tính bô i. Ngoài ra đề tài cũng sử dụng các kiểm định bằng T-Test và ANOVA để phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến biến phụ thuô c cần nghiên cứu. Cuối cùng thực hiện phương pháp thống kê mô tả nhằm đo lường mức độ, làm rõ thêm hiện trạng của các yếu tố tác đô ng đến biến nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 04 yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ngân sách hiệu quả tại địa phương. Trong đó, yếu tố Đối tượng quản lý tác động mạnh nhất, đến yếu tố Tổ chức bộ máy ngân sách địa phương, kế đến là Hệ thống các văn bản pháp luật, và tác đô ng yếu nhất là yếu tố Năng lực quản lý. Từ kết quả này, đề tài đã gợi ý một số giải pháp cho quản lý ngân sách hiệu quả của Quận 2.

Từ khóa: Quản lý ngân sách hiệu quả; Nhân tố tác động; Đo lường tác động

ThS18.005_Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả nghiên cứu trường hợp trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIÊU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT - ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIÊU TỔNG QUAN ............................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.4.1 Đối tượng ..................................................................................................... 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.6 Cấu trúc của luâ n văn .......................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HIÊ U QUẢ ............. 5 2.1 Các khái niê m ...................................................................................................... 5 2.1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước .............................................................. 5 2.1.2 Khái niê m, vai trò ngân sách nhà nước cấp huyê n .....................................7 2.1.3 Quản lý ngân sách ....................................................................................... 7 2.1.4 Sự cần thiết phải quản lý ngân sách ............................................................ 7 2.1.5 Đặc điểm của quản lý ngân sách nhà nước cấp huyê n ................................8 2.1.6 Quản lý ngân sách hiê u quả ......................................................................10 2.2 Khung lý thuyết về quản lý ngân sách hiê u quả ................................................ 11 2.2.1 Lý thuyết đại diê n ..................................................................................... 11 2.2.2 Lý thuyết lợi ích công ............................................................................... 13 2.3 Cơ sở lý thuyết nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiê u quả .................13 2.3.1 Tổ chức bô máy nhà nước quản lý NSNN ......................................... 13 2.3.2 Các văn bản pháp luâ t ........................................................................ 14 2.3.3 Năng lực quản lý tài chính của cán bô , công chức ............................ 15 2.3.4 Đối tượng quản lý .............................................................................. 16 2.3.5 Thông tin và công nghê thông tin ...................................................... 16 2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước ........................................................................ 18 2.4.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài ............................................................. 18 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước ....................................................................... 20 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 22 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 23 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 23 3.2 Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 25 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................... 25 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................... 26 3.2.3 Các thang đo ............................................................................................. 29 3.3 Nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 31 3.3.1 Thu thâ p dữ liê u thứ cấp ...........................................................................31 3.3.2 Phương pháp thu thâ p thông tin, tư liê u sơ cấp ........................................31 3.4 Phương pháp phân tích dữ liê u .......................................................................... 32 3.4.1 Kiểm tra và xử lý dữ liê u ..........................................................................32 3.4.2 Kỹ thuâ t xử lý dữ liê u ...............................................................................32 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂN CÁC KẾT QUẢ .......................... 35 4.1 Thực trạng quản lý NSNN tại Quận 2 ................................................................ 35 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ......................................................................... 37 4.3 Kiểm định đô tin câ y của thang đo ....................................................................38 4.3.1 Biến quản lý ngân sách hiê u quả .............................................................. 38 4.3.2 Năng lực quản lý tài chính ........................................................................ 39 4.3.3 Đối tượng quản lý ..................................................................................... 39 4.3.4 Hê thống văn bản pháp luâ t ......................................................................40 4.3.5 Tổ chức bô máy ngân sách địa phương .................................................... 41 4.3.6 Thông tin và công nghê thông tin ............................................................. 42 4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy và sự tương quan tuyến tính giữa các biến ........................................................................................... 43 4.4.1 Phân tích EFA cho biến đô c lâ p ................................................................43 4.4.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuô c ............................................................48 4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy ............................. 49 4.5.1 Kiểm định sự tương quan tuyến tính giữa các biến .................................. 49 4.5.2 Phân tích hồi quy ...................................................................................... 51 4.6 Phân tích ảnh hưởng các biến thông tin cá nhân đến công tác quản lý ngân sách hiê u quả bằng T-Test và ANOVA ............................................................................ 53 4.6.1 Kiểm định cho biến trình đô học vấn ....................................................... 53 4.6.2 Kiểm định cho biến thâm niên công tác ................................................... 54 4.7 Phân tích thực trạng của các yếu tố tác đô ng đến quản lý ngân sách hiê u quả tại địa phương ............................................................................................................... 55 4.7.1 Biến năng lực quản lý ............................................................................... 55 4.7.2 Biến đối tượng quản lý ............................................................................. 57 4.7.3 Biến hê thống văn bản pháp luâ t ..............................................................59 4.7.4 Biến tổ chức bô máy ngân sách địa phương ............................................ 60 CHƯƠNG 5. KẾT LUÂN VÀ HÀM Ý QUẢN LÝ ............................................. 63 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 63 5.2 Hàm ý quản lý .................................................................................................... 64 5.2.1 Mục tiêu xây dựng và phát triển Quâ n 2 ...................................................64 5.2.2 Hàm ý quản lý ........................................................................................... 66 TÀI LIÊU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIÊU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa HĐND Hô i đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân NSNN Ngân sách nhà nước NSĐP Ngân sách địa phương SXKD Sản xuất kinh doanh NXB Nhà xuất bản EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống SPSS kê cho khoa học xã hô i) ANOVA Analysis of Variance (Kiểm định đô phù hợp) KMO Hê số Kaiser - Meyer - Olkin Sig. Observed significance level (Mức ý nghĩa quan sát) DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước ....................... 21 Bảng 3.1. Thang đo mức đô đồng ý ........................................................................ 28 Bảng 3.2. Thang đo các nhân tố trong mô hình ...................................................... 29 Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ................................................................. 37 Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra đô tin câ y thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến Quản lý ngân sách hiê u quả..................................................................................... 38 Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra đô tin câ y thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến Năng lực quản lý tài chính ....................................................................................... 39 Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra đô tin câ y thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến Đối tượng quản lý .................................................................................................... 40 Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra đô tin câ y thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến Hê thống văn bản pháp luâ t......................................................................................41 Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra đô tin câ y thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến Tổ chức bô máy NSĐP .................................................................................................. 42 Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra đô tin câ y thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến Thông tin và công nghê thông tin............................................................................ 43 Bảng 4.8. Kết quả phân tích nhân tố (lần 1) ............................................................ 44 Bảng 4.9. Kết quả phân tích nhân tố (lần 2) ............................................................ 46 Bảng 4.10. Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuô c ...........................................48 Bảng 4.11. Nhân tố và các biến quan sát ................................................................. 49 Bảng 4.12. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến ......................................... 50 Bảng 4.13. Kiểm định đô phù hợp của mô hình các nhân tố tác đô ng.................... 51 Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính .................................................... 52 Bảng 4.15. Kiểm định ANOVA với trình đô học vấn khác nhau .............................53 Bảng 4.16. Kiểm định ANOVA với thâm niên công tác ..........................................54 Bảng 4.17. Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Năng lực quản lý ......................55 Bảng 4.18. Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Đối tượng quản lý .................... 57 Bảng 4.19. Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Hê thống văn bản pháp luâ t..... 59 Bảng 4.20. Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Tổ chức bô máy NSĐP............ 61 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 22 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 24 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiê m ........................................................... 27 TÓM TẮT Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không ít bất cập phát sinh trong quản lý ngân sách. Nghiên cứu trên địa bàn Quâ n 2, mă c dù quâ n tăng cường tất cả các nguồn lực để tạo nguồn thu, cân đối thu - chi nhưng đã có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiê u quả. Chính quyền Quận 2 cần có những giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với quản lý ngân sách quận nhằm tạo nguồn tài chính ổn định và vững chắc, góp phần thúc đẩy quận phát triển mạnh mẽ. Nghiên cứu này nhằm hướng đến việc xác định các nhân tố, mức đô ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý ngân sách hiệu quả, từ đó đưa ra được những giải pháp để quản lý ngân sách hiệu quả trên địa bàn Quận 2. Nghiên cứu lý thuyết, thiết kế sơ bộ thang đo, xây dựng được mô hình nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu định tính. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc thu thập bảng khảo sát, xử lý số liệu dùng để nghiên cứu là 146 mẫu. Từ đây, nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu chi NSNN tại Quận 2, bên cạnh đó tiến hành kiểm định các giả thuyết và kiểm định một số khuyết tật của mô hình. Sau đó dùng phần mềm SPSS để kiểm định, đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua hệ số Cronbach alpha; kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi qui tuyến tính bô i. Ngoài ra đề tài cũng sử dụng các kiểm định bằng T-Test và ANOVA để phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến biến phụ thuô c cần nghiên cứu. Cuối cùng thực hiện phương pháp thống kê mô tả nhằm đo lường mức độ, làm rõ thêm hiện trạng của các yếu tố tác đô ng đến biến nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 04 yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ngân sách hiệu quả tại địa phương. Trong đó, yếu tố Đối tượng quản lý tác động mạnh nhất, đến yếu tố Tổ chức bộ máy ngân sách địa phương, kế đến là Hệ thống các văn bản pháp luật, và tác đô ng yếu nhất là yếu tố Năng lực quản lý. Từ kết quả này, đề tài đã gợi ý một số giải pháp cho quản lý ngân sách hiệu quả của Quận 2. Từ khóa: Quản lý ngân sách hiệu quả; Nhân tố tác động; Đo lường tác động. ABSTRACT The state budget is an important financial tool to contribute to socio- economic development. However, many inadequacies arise in budget management. Research in District 2, although the district strengthened all resources to generate revenue, balance revenue - expenditure, there were many factors affecting effective budget management. The government of District 2 needs solutions to improve the state management of budget management in order to create a stable and solid financial source, contributing to the strong development of the district. This study aims to investigate the factors, the degree of influence of these factors on effective budget management, thereby offering solutions for effective budget management in District 2. According to theoretical research, preliminary design of scales, the paper is going to build a research model to carry out qualitative research. The official study was conducted by quantitative methods through the collection of survey tables, processing data used for research is 146 samples. From here, the study explores the factors and measures the influence of the factors affecting the effective budget management in District 2, besides testing hypotheses and testing some defects of the model. Then, the research uses SPSS software to verify and evaluate the reliability of the scales through Cronbach's alpha coefficient; test the research model by exploratory factor analysis and multiple linear regression analysis. In addition, the paper also uses T-Test and ANOVA tests to analyze the impact of qualitative variables on the dependent variable under study. Finally, perform descriptive statistical methods to measure the extent and clarify the status of factors affecting the research variable. The research results show that 04 factors affect the effective budget management in the locality. In particular, the element of management object has the strongest impact, the element of organizational structure of the local budget, followed by the system of legal documents, and the weakest factor is the element of management capacity. From this result, the thesis has suggested some solutions for effective budget management of District 2. Keywords: Effective budget management; Impacting factors; Measure the influences. 1 Chương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài Ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách địa phương nói riêng là công cụ tài chính quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chính quyền các cấp đã rất quan tâm tới công tác quản lý ngân sách. Tuy nhiên, không ít bất cập phát sinh trong quản lý ngân sách ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương. Đây là nỗi trăn trở của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu. Để tập trung được nguồn lực đầy đủ, hợp lý và kịp thời vào ngân sách, đồng thời nuôi dưỡng nguồn thu để tạo nguồn ổn định và vững chắc cho ngân sách các thời kỳ sau thì cần phải tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và đối với quản lý chi ngân sách sẽ giúp cho việc phân bổ và sử dụng ngân sách được hiệu quả, tránh lãng phí… Những năm gần đây, việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách của thành phố nói chung, Quận 2 nói riêng diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế vừa có những thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn thách thức, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, phức tạp. Quận 2 có 11 phường, trong đó có 3 phường giải tỏa trắng, các doanh nghiệp trên địa bàn không nhiều, chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đóng góp nguồn thu không lớn, một số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, thậm chí giải thể, phá sản, hàng hóa tồn đọng chậm tiêu thụ, nhiều dự án chậm triển khai,... Bên cạnh đó, việc triển khai các chủ trương, chế độ miễn, giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân nhằm khoan thư sức dân, các chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm chi thường xuyên, tăng dự phòng, triệt để tiết kiệm nhằm kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công đã tác động nhất định đến kết quả thực hiện nhiệm vụ thu - chi NSNN trên địa bàn. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn Quâ n 2 đang trong giai đoạn tăng nhanh đầu tư, song song cải tạo, duy tu. Hàng năm, trong phạm vi nguồn thu và dự toán được giao, Quận 2 luôn phải bố trí chi thường xuyên cao hơn 2 mức của UBND Thành phố và Sở Tài chính quyết định, do điều kiện và yêu cầu chính trị, đảm bảo phục vụ an sinh xã hội trên địa bàn. Do đó, Quận 2 phải tăng cường tất cả các nguồn lực để tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, tập trung hoàn thành chỉ tiêu dự toán thu chi ngân sách địa phương. Ngoài ra, công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách chưa nhịp nhàng; năng lực quản lý tài chính của cán bộ lãnh đạo và trình độ chuyên môn của công chức, viên chức ngành tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu, thường xuyên biến động và thiếu về số lượng nên phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý thu - chi ngân sách của đơn vị. Trong thời gian tới chính quyền Quận 2 cần có những giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với NSĐP, tạo nguồn tài chính ổn định và vững chắc để đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi của quận, đặc biệt là nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong phân bổ và sử dụng NSNN, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hô i của quận phát triển mạnh mẽ. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài là “Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả: nghiên cứu trường hợp trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” làm công trình nghiên cứu cho luận văn của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục tiêu sau: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả trên địa bàn Quận 2. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý ngân sách hiệu quả trên địa bàn Quận 2. - Đề xuất một số giải pháp để quản lý ngân sách hiệu quả trên địa bàn Quận 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quản lý ngân sách hiệu quả trên địa bàn Quận 2? - Các nhân tố này tác động như thế nào đến quản lý ngân sách hiệu quả trên địa bàn Quận 2? 3 - Những giải pháp cần được thực hiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận 2? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả cấp huyện. - Đối tượng khảo sát: Cán bộ lãnh đạo và công chức, viên chức công tác thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách ở các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 2 và các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn Quận 2. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Trên địa bàn Quận 2. - Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được khảo sát từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 02 năm 2020. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính giúp khái quát hóa các lý thuyết nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả, đồng thời qua đó xem xét hiê u chỉnh thang đo để đưa vào nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng bằng cách thu thập thông tin trực tiếp thông qua cách phát bảng câu hỏi cho các đối tượng nghiên cứu và có những trao đổi, giải thích cần thiết cho người được khảo sát. Sau đó dùng phần mềm SPSS để kiểm định, đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua hệ số Cronbach alpha; kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi qui tuyến tính bô i (multiple regression analysis). Ngoài ra đề tài cũng sử dụng các kiểm định bằng T-Test và ANOVA để phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến biến phụ thuô c cần nghiên cứu. Cuối cùng thực hiện phương pháp thống kê mô tả nhằm đo lường mức độ, làm rõ thêm hiện trạng của các yếu tố tác đô ng đến biến nghiên cứu. 1.6 Cấu trúc của luận văn Chương 1. Giới thiệu tổng quan Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và các phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu. 4 Chương 2. Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả Trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan, các khái niê m: Ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước cấp quâ n, nguồn thu ngân sách nhà nước cấp quâ n, nhiê m vụ chi ngân sách cấp quâ n, cân đối ngân sách nhà nước; mô t số các nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; đưa ra mô hình nghiên cứu và phát biểu các giả thuyết. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi, cách chọn mẫu, thu thâ p dữ liê u, xây dựng thang đo và phương pháp phân tích dữ liê u. Chương 4. Kết quả và thảo luận các kết quả Trình bày kết quả kiểm định đô tin câ y của các thang đo; phân tích khám phá các nhân tố; kết quả hồi quy tuyến tính để khẳng định mối quan hê giữa các biến; phân tích ảnh hưởng các biến đến quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách, phân tích thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng quản lý thu - chi ngân sách nhà nước. Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu; các đóng góp của nghiên cứu về học thuâ t và thực tế; trình bày các nhóm giải pháp để quản lý ngân sách hiệu quả trên địa bàn Quận 2; những giới hạn mà luâ n văn chưa giải quyết được và kiến nghị hướng nghiên cứu mới của đề tài. Chương 2. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HIỆU QUẢ 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước Trong hệ thống tài chính, NSNN là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình. Mặt khác, nó còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định hướng các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ - quỹ NSNN, các khoản đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy. Những khoản thu nộp, cấp phát qua quỹ 5 NSNN là các quan hệ được xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. NSNN là một bản dự toán thu, chi tài chính hàng năm của nhà nước do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội quyết định và giao cho Chính phủ thực hiện. Thu chi quỹ này có quan hệ ràng buộc nhau gọi là cân đối ngân sách, đây là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường. Các hoạt động thu chi ngân sách đều phản ánh những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội gắn với quá trình tạo lập quản lý, sử dụng quỹ NSNN. Hoạt động đó đa dạng được tiến hành trên hầu khắp các lĩnh vực, có tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã hội. Những quan hệ thu nộp cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điều tiết vĩ mô kinh tế xã hội. Như vậy, có thể hiểu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở luật định. Trên phương diện pháp lý, NSNN được định nghĩa khác nhau trong pháp luật thực định và trong khoa học pháp lí. Trong pháp luật, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Những vấn đề cơ bản khi quan niệm về NSNN: NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước nằm trong dự toán đã được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Các khoản thu, chi này chỉ được thực hiện trong thời hạn 01 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch; Các khoản thu, chi này được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN được định nghĩa là “một đạo luật đặc biệt, do Quốc hội thông qua để cho phép Chính phủ thi hành trong một thời hạn xác định, thường là một năm”. Với định nghĩa này, các luật gia đã nhìn nhận NSNN ở một góc độ khác, như là “một 6 đạo luật đặc biệt”, chứ không phải là một bản dự toán các khoản thu, chi tiền tệ của Nhà nước như cách quan niệm của các nhà kinh tế hay các nhà làm luật. Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định về việc phân bổ NSNN, được thực hiện trong thời gian 01 năm. Nhà nước thực hiện quyết định việc thu - chi dựa trên cơ sở quy định pháp luật. Thu của NSNN phần lớn đều mang tính chất bắt buộc, các khoản chi của NSNN lại không mang tính chất hoàn lại. Do đó thu - chi của NSNN hoàn toàn không giống bất kỳ một hình thức thu - chi của một loại quỹ nào. Huy động cho NSNN thông qua hệ thống pháp luật tài chính quy định, buộc mọi tổ chức, cá nhân phải thực hiện. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân với Nhà nước. Các nguồn lực tài chính đều phục vụ cho việc hoạt động của NSNN, phản ảnh giữa chủ thể các tổ chức, cá nhân với quan hệ Nhà nước. Nhà nước tạo lập phát sinh do thông qua NSNN. Các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đều từ phần thu NSNN tạo ra. 2.1.2 Khái niệm, vai trò ngân sách nhà nước cấp huyện Khái niệm ngân sách nhà nước cấp huyện Ngân sách quận thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn quận; đó là mối quan hệ giữa ngân sách với các tổ chức, các đơn vị trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của quận (Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13). Vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện Ngân sách quận có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của quận. Ngân sách quận là công cụ quan trọng của chính quyền cấp quận trong việc ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận (Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13). 2.1.3 Quản lý ngân sách - Khái niệm quản lý: Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý”. Thông thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh, theo lý thuyết hệ thống thì “quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ 7 trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống” (Giáo trình Khoa học quản lý - Tập 2 - NXB Khoa học kỹ thuât - 2001). - Quản lý NSNN: Trong Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 hay Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 không làm rõ khái niệm này, nhưng đưa ra các nguyên tắc, quy phạm trong quản lý nhà nước các cấp và điều hành NSNN. Dựa vào đó, tác giả cho rằng: Quản lý NSNN là hoạt động của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách theo sự phân cấp, phân quyền và đảm bảo đúng pháp luật về NSNN. 2.1.4 Sự cần thiết phải quản lý ngân sách Quản lý NSNN là quản lý hoạt động thu, chi và đảm bảo cân đối NSNN. Do đó, quản lý NSNN là rất cần thiết vì các lý do sau: Thứ nhất, quản lý thu chi NSNN là công cụ quản lý của Nhà nước để kiểm soát, điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên sự đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý. Các nhà nước trong lịch sử đều sử dụng công cụ thuế để ổn định và phát triển nền kinh tế, chống lại các hành vi kinh doanh phạm pháp. Thứ hai, quản lý thu chi NSNN là công cụ động viên, huy động các nguồn lực tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN. Huy động các nguồn tài chính cần thiết vào nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống thu dưới bất kỳ chế độ nào, đó là đòi hỏi tất yếu của mọi nhà nước. Thứ ba, quản lý thu chi NSNN là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước để có thể động viên được và cũng đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý hợp lý. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế. Thứ tư, quản lý thu chi ngân sách góp phần tạo môi trường bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình SXKD. Góp phần tạo nên môi trường kinh tế thuận lợi đối với quá trình 8 SXKD. Đồng thời, nó là công cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động SXKD của xã hội. Thứ năm, quản lý thu chi ngân sách có vai trò tác động đến sản lượng và sản lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, người ta sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mô sản lượng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. 2.1.5 Đặc điểm của quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện Mỗi cấp ngân sách có những đặc điểm riêng. Quản lý NSNN cấp huyện cũng mang ý nghĩa quản lý NSNN như trên, bên cạnh đó, quản lý NSNN cấp huyện có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, cấp huyện là một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ thống hành chính ở nước ta hiện nay với những chức năng nhiệm vụ được quy định trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp tỉnh. Thứ hai, theo Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể để đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của cấp mình. Tuy nhiên, do Luật Ngân sách nhà nước cũng đã quy định đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương, còn HĐND cấp tỉnh thì quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Do đó, có thể thấy rằng quy mô ngân sách, khả năng tự cân đối của ngân sách cấp huyện hoàn toàn phụ thuộc vào việc phân cấp nguồn thu, phân cấp nhiệm vụ chi của cấp tỉnh cũng như tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện. Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu, chi ngân sách nên nội dung thu, chi của cấp huyện do cấp tỉnh (cụ thể là HĐND và UBND tỉnh) quyết định, do đó trong thực tiễn hay phát sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hô i ở địa phương cũng như những nhiệm vụ chi được giao thêm với cân đối ngân sách đã được ổn định. Điều này đặt ra yêu cầu là các cơ quan hoạch định chính sách, xây dựng chính sách chế độ thu, chi ngân sách,
Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Định dạng file

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS18.005_Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả nghiên cứu trường hợp trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả: nghiên cứu trường hợp trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh