Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án Quản lý kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam

Mã: LA03.132 Danh mục: Thẻ: Chuyên Ngành: Quản lý kinh tếNăm: 2022Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Quốc dânTên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Số trang: 151

Download Luận án Quản lý kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận  

Thứ nhất, luận án đã đề xuất khung đo lường, đánh giá chất lượng thể chế địa phương của Việt Nam gồm các khía cạnh: hiệu lực của chính phủ (đo lường bằng chỉ số “chi phí thời gian”), chất lượng của quy định (đo lường bằng chỉ số “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”), nhà nước pháp quyền (đo lường bằng chỉ số “thiết chế pháp lý”), kiểm soát tham nhũng (đo lường bằng chỉ số “Chi phí không chính thức”).

Thứ hai, luận án đã xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế ở địa phương bao gồm 6 nhân tố: (1) Thu nhập bình quân trên đầu người;(2) Trình độ giáo dục của mỗi tỉnh thành;(3) Khả năng thu hút đầu tư FDI vào tỉnh;(4) Bất bình đẳng thu nhập ở mỗi tỉnh thành;(5) Năng lực tiếp cận sử dụng Internet tại mỗi tỉnh thành;(6) Mức độ phân hóa sắc tộc của mỗi tỉnh hay sự đa dạng các thành phần dân tộc ở địa phương.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Thứ nhất, trình độ phát triển của địa phương có ảnh hưởng khác nhau đến các khía cạnh của chất lượng thể chế. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người ảnh hưởng tích cực đến chỉ số “thiết chế pháp lý” nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số “chi phí không chính thức”, “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” và “chi phí thời gian”.

Thứ hai, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng internet tăng lên giúp cải thiện một số chỉ số chất lượng thể chế. Cụ thể, tỷ lệ bao phủ internet (tăng 1%) thì điểm số của “chi phí không chính thức” tăng lên (tăng 0.48%) hay hiện tượng tham nhũng giảm xuống và tỉnh có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng internet cao sẽ làm điểm số “Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” cao hơn. Điều này giải thích bởi internet giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thông tin và tài liệu, sự phát triển của mạng xã hội gây áp lực và dư luận xã hội để các địa phương tiếp tục cải thiện chất lượng thể chế. Bên cạnh đó, chi tiêu cho giáo dục có tác động tích cực đến chất lượng thể chế.

Thứ ba, mức độ phân hóa sắc tộc cao (nhiều thành phần dân tộc, ngôn ngữ) có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thể chế của địa phương. Ngoài ra, chênh lệch thu nhập (bất bình đẳng) ảnh hưởng tiêu cực đến kiểm soát tham nhũng (chỉ số “chi phí phi chính thức”) nhưng tác động tích cực đến khía cạnh nhà nước pháp quyền (“thiết chế pháp lý”).

LA03.132_Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam

Chuyên Ngành

Năm

Nơi xuất bản

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
LA03.132_Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam