Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình

Mã: ThS03.008 Danh mục: , Chuyên Ngành: Quản lý kinh tếLoại tài liệu: Luận văn thạc sĩNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế HuếNăm: 2018Tên tác giả: Trương Thị Ánh Hằng
Số trang: 111

Download Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình

1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu chung:

Mục tiêu chính của đề tài là trên cơ sở phân tích thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông (THPT) tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo;

– Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình;

– Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.

2. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.

3. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

– Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu điều tra; Phương pháp phân tích và xử lý số liệu; Phương pháp chuyên gia.

4. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

– Qua nghiên cứu, đánh giá phân tích cho thấy: việc quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường THPT của tỉnh Quảng Bình là vấn đề cấp thiết trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Tuy nhiên trong những năm qua, việc quản lý công tác tài chính tại Sở GD&DT nhằm tránh những sai phạm và lãng phí tài chính trong các trường THPT chưa được chú trọng. Vì vậy Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong những năm sau này được tốt hơn.

MỤC LỤC

Lời cam đoan………………………………………………………………………………………………… i Lời cảm ơn ………………………………………………………………………………………………….. ii Tóm lược luận văn ………………………………………………………………………………………. iii Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu ……………………………………………………………… iv Mục lục…………………………………………………………………………………………………………v Danh mục các bảng biểu …………………………………………………………………………….. viii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………..1
1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………………………………1

2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………………………………3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………3

4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………………..3

5. Cấu trúc của luận văn………………………………………………………………………………..4

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………………………………..5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ……………………………………………5
1.1. Khái quát về chi NSNN và vai trò đối với giáo dục trung học phổ thông………..5

1.1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước………………………………………..5

1.1.2. Giáo dục Trung học phổ thông và vai trò chi NSNN đối với sự nghiệp giáo

dục THPT ……………………………………………………………………………………………………10

1.2. Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT và các nhân tố ảnh hưởng …………….16

1.2.1. Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT ……………………………………………….16

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT………..18

1.3. Nội dung Quản lý chi NSNN cho giáo dục Trung học phổ thông …………………22

1.3.1. Lập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT………………………………………….22

1.3.2. Thực hiện kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT…………………………………23

1.3.3. Quản lý nội dung, định mức chi cho sự nghiệp giáo dục THPT…………………24

1.3.4. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN ……………………………………26

v

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC THPT TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH………31
2.1. Khái quát về giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình…………………………………………..31

2.1.1. Tổng quan về ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Bình …………………31

2.1.2. Quy mô mạng lưới trường THPT tỉnh Quảng Bình………………………………….31

2.1.3. Quy mô học sinh …………………………………………………………………………………32

2.1.4. Tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình ………………………………………32

2.1.5. Tình hình cơ sở vật chất của ngành GD và ĐT tỉnh Quảng Bình ……………….33

2.1.6. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý………………………………………………………35

2.1.7. Tình hình sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ……………37

2.2. Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT tại tỉnh Quảng Bình …………………….40

2.2.1. Tình hình đầu tư NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT Quảng Bình …………40

2.2.2. Quy trình quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình ………..42

2.3. Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình trong

thời gian qua………………………………………………………………………………………………..44

2.3.1. Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình …………44

2.4. Đánh giá quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh

Quảng Bình trong thời gian qua……………………………………………………………………..66

2.4.1. Những kết quả đạt được ……………………………………………………………………….67

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân …………………………………………………………….68

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC THPT TẠI SỞ GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH …………………………………………………………74

3.1. Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ……………………………………………………………………………………….74
3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ……………………………………………………………………………………….74
3.1.2. Mục tiêu phát triển giáo dục THPT ở Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030 ………………………………………………………………………………………………78

vi

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT

ở Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình trong những năm tới ……………………………………….83

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT

tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình…………………………………………………………………….83

3.2.2. Nhóm giải pháp để hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT tại Sở

GD&ĐT tỉnh Quảng Bình……………………………………………………………………………..87

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………96

1. Kết luận …………………………………………………………………………………………………..96

2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp trên …………………………………96

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..99

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số TT Nội dung Trang

Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường THPT tỉnh Quảng Bình ……………………….31

Bảng 2.2: Quy mô học sinh tỉnh Quảng Bình………………………………………………32

Bảng 2.3: Quy mô học sinh tỉnh Quảng Bình………………………………………………32

Bảng 2.4: Tỷ lệ huy động học sinh phổ thông đi học ……………………………………33

Bảng 2.5: Quy mô phòng học cấp học THCS và THPT tỉnh Quảng Bình ……….34

Bảng 2.6: Phát triển số lượng giáo viên qua các năm của ngành Giáo dục và Đào

tạo tỉnh Quảng Bình ………………………………………………………………….36

Bảng 2.7: Phân bố giáo viên trên các địa bàn huyện, thành phố năm 2016 ……..36

Bảng 2.8: Phân bố cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2016………..36

Bảng 2.9: Số trường học, lớp học, học sinh THCS & THPT hệ công lập trong

giai đoạn 2012- 2016…………………………………………………………………37

Bảng 2.10: Số học sinh và lớp học trường tư thục trong giai đoạn 2012- 2016……..38

Bảng 2.11: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên THPT trong giai đoạn

2012-2016………………………………………………………………………………..38

Bảng 2.12: Chất lượng giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 ………………………….39

Bảng 2.13: Cơ cấu chi Chi NSNN cho giáo dục đào tạo Quảng Bình

giai đoạn 2012-2016………………………………………………………………….40

Bảng 2.14: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục THPT Quảng Bình

giai đoạn 2012-2016………………………………………………………………….42

Bảng 2.15: Tình hình thu- chi ngân sách tỉnh giai đoạn 2012-2016………………….44

Bảng 2.16: Tình hình thu chi NSNN tỉnh phục vụ giáo dục THPT

giai đoạn 2012-2016………………………………………………………………….45

Bảng 2.17: Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 ……….46

Bảng 2.18: Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT theo các nhóm mục

giai đoạn 2012-2016………………………………………………………………….47

viii

Bảng 2.19: Cơ cấu chi TX và chi XDCB tập trung trong tổng chi NSNN cho sự

nghiệp giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình ……………….59

Bảng 2.20: Cơ cấu các nhóm mục chi trong tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình………………………….60
Bảng 3.1: Quy mô học sinh và số lớp học trung học phổ thông……………………..80

Bảng 3.2: Nhu cầu giáo viên THPT……………………………………………………………81

Bảng 3.3: Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2030 ….82

ix

1. Tính cấp thiết của đề tài
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Văn kiện đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra định hướng phát triển giáo dục là: “ Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững cho đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.
Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng nêu rỏ quan điểm chỉ đạo “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu và chọn lọc những kinh nghiệm của thế hệ đi trước; kiên quyết chán chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm và bước đi phù hợp.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố then chốt mang lại sự phát triển bền
vững cho đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người đáp

1
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất, chất lượng; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Phát triển đội ngủ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư để phát triển giáo dục, đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của Giáo dục và Đào tạo, Đảng và nhà nước ta đã có những đầu tư thích đáng trong phạm vi ngân sách nhà nước có thể đáp ứng cho nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo. Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) có hiệu quả đã trở thành động lực, là cơ sở phát triển quốc sách này; nhất là khi mức độ xã hội hoá Giáo dục và Đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay chưa cao.
Đối với tỉnh Quảng Bình, chi từ ngân sách nhà nước dành cho ngành Giáo dục và Đào tạo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn, đây là khoản chi cơ bản, chủ yếu của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cần được quản lý chặt chẽ, khoa học và đúng pháp luật, chi đúng chi đủ, tránh lãng phí, thất thoát. Điều đó một mặt vừa kích thích, tạo động lực cho ngành giáo dục và đào tạo Quảng Bình phát triển, mặt khác tạo sự phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối ngân sách địa phương.
Thực tế trong nhiều năm qua, việc sử dụng nguồn NSNN tại các Trường THPT trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình vẫn chưa được đáp ứng tốt; còn nhiều hạn chế, tồn tại trong quản lý chi từ khâu xây dựng định mức, lập dự toán và phân bổ dự toán.… đã gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát và thậm chí hạn chế kích thích hoạt động nhiệm vụ chuyên môn. Những tồn tại này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả về cơ chế quản lý lẫn tổ chức thực hiện, như: quan điểm hoàn thiện công tác quản lý tài chính; chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý tài chính trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình….
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết trên, cần nghiêm túc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN phục vụ cho giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà là công việc vô cùng có ý nghĩa. Do vậy, bản thân đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng
Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chính của đề tài là trên cơ sở phân tích thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông (THPT) tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết một số mục tiêu cụ

thể sau:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước

cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo;

– Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục

THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình;

– Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN trong sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.
– Về thời gian: Số liệu, dữ liệu liên quan đến công tác chi NSNN giai đoạn

2012-2016.

– Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu

– Thu thập tài liệu sơ cấp

3
Số liệu sơ cấp được thu thập từ phòng KH-TC, phòng GDTr.H của Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường THPT trực thuộc Sở có liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục, nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình.
– Thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch GD&ĐT hàng năm của UBND tỉnh; Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển GD&ĐT của tỉnh đến năm 2020 và một số báo cáo khác có liên quan để đánh giá tình hình thực tế NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình từ năm 2012-2016.
4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích

Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể để tiến hành phân tích theo chiều hướng biến động trong chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT. Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
– Phương pháp thống kê : Thống kê mô tả và thống kê so sánh.

– Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian.

– Phương pháp tổng hợp và một số phương pháp khác, từ đó tìm ra biện pháp

để giải quyết.

5. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về quản lý chi NSNN cho giáo dục

Trung học phổ thông.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự

nghiệp giáo dục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.

4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Khái quát về chi NSNN và vai trò đối với giáo dục trung học phổ thông

1.1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước

1.1.1.1. Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước (NSNN) là một phạm trù rất rộng và bao quát, vừa liên quan đến lĩnh vực kinh tế, vừa liên quan đến góc độ quản lý nhà nước. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá – tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Cho đến nay, các nhà nước khác nhau đều tạo lập và sử dụng ngân sách Nhà nước, thế nhưng người ta vẫn chưa có sự nhất trí về Ngân sách Nhà nước là gì ? Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm Ngân sách Nhà nước mà phổ biến là:
Thứ nhất: Ngân sách nhà nước là bản dự toán thu – chi tài chính của Nhà nước trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) được Quốc hội thông qua để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thứ hai: Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế

hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước.

Thứ ba: Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá

trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.

Các ý kiến trên xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có nhân tố hợp lý của chúng song chưa đầy đủ. Khái niệm ngân sách nhà nước là một khái niệm trừu tượng nhưng ngân sách nhà nước là hoạt động tài chính cụ thể của Nhà nước, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành Tài chính Nhà nước. Vì vậy, khái niệm ngân sách nhà nước phải thể hiện được nội dung kinh tế – xã hội của ngân sách nhà nước, phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh
tế chứa đựng trong ngân sách nhà nước .

5
Xét về mặt hình thức biểu hiện bên ngoài và ở những thời điểm tĩnh tại người ta thấy rằng NSNN là bản dự toán tập hợp tất cả các nội dung thu chi của Nhà nước trong khoảng thời gian nhất định nào đó và phổ biến là trong một năm do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.
Xét về thực thể: Ngân sách nhà nước bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ và các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy.
Thu và chi quỹ này có quan hệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối. Cân đối thu chi NSNN là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường và được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì lẽ đó có thể khảng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà nước – Quỹ .gân sách nhà nước .
Tuy vậy, xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong ngân sách nhà nước , các khoản thu – luồng thu nhập quỹ ngân sách nhà nước , các khoản chi – xuất quỹ ngân sách nhà nước đều phản ánh những quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước với người nộp, giữa Nhà nước với cơ quan đơn vị thụ hưởng quỹ. Hoạt động thu chi NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước làm cho vốn tiền tệ, nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể phân phối và ngược lại trong quá trình phân phối các nguồn tài chính. Hoạt động đó đa dạng, phong phú được tiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã hội. Những quan hệ thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô kinh tế xã hội.
Như vậy, ngân sách nhà nước, nếu nhìn nhận ở hình thức biểu hiện bên ngoài, là một bản dự toán thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một năm. Nếu xét về bản chất bên trong và trong suốt quá trình vận động, ngân sách nhà nước được coi là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế-xã hội. Nó là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính Nhà nước, được Nhà nước sử dụng để động viên, phân phối một bộ phận của cải xã hội dưới dạng tiền tệ về tay Nhà nước để đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã
hội,…mà Nhà nước phải gánh vác..

6
1.1.1.2. Chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước do quá trình thu tạo lập nên nhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Chi NSNN phản ảnh mục tiêu hoạt động của ngân sách, đó là đảm bảo về mặt vật chất (tài chính) cho hoạt động của Nhà nước, với tư cách là chủ thể của ngân sách nhà nước trên hai phương diện: Một là duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước. Hai là thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước phải gánh vác. Chi NSNN bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau. Giai đoạn thứ nhất là phân phối (phân bổ) quỹ NSNN cho các đối tượng, mục tiêu khác nhau. Quá trình phân phối được thực hiện trên dự toán và trên thực tế (chấp hành Ngân sách Nhà nước), dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như chức năng, nhiệm vụ, quy mô hoạt động, đặc điểm tự nhiên, xã hội… thể hiện cụ thể dưới dạng định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi ngân sách. Giai đoạn tiếp theo là việc sử dụng phần quỹ ngân sách đã được phân phối của các đối tượng được hưởng thụ, hay còn gọi là quá trình thực hiện chi tiêu trực tiếp các khoản tiền của NSNN. Ngân sách nhà nước được sử dụng ở các khâu tài chính Nhà nước trực tiếp, gián tiếp và các khâu tài chính khác phi Nhà nước. Chi ngân sách kết thúc khi tiền đã thực sự được sử dụng cho các mục tiêu đã định.
Các khoản chi ngân sách nhà nước rất đa dạng và phong phú nên có nhiều

cách phân loại chi ngân sách nhà nước khác nhau:

– Theo tính chất phát sinh các khoản chi, chi NSNN bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên.
Chi thường xuyên: là những khoản chi phát sinh tương đối đều đặn cả về mặt thời gian và quy mô các khoản chi. Nói cách khác là những khoản chi được lặp đi lặp lại tương đối ổn định theo những chu kỳ thời gian cho những đối tượng nhất định.
Chi không thường xuyên: là những khoản chi ngân sách phát sinh không đều đặn, bất thường như chi đầu tư phát triển, viện trợ, trợ cấp thiên tai, dịch hoạ,…trong đó, chi đầu tư phát triển được coi là phần chủ yếu của chi không thường xuyên.
– Theo mục đích sử dụng cuối cùng, chi ngân sách nhà nước được chia thành

chi tích luỹ và chi tiêu dùng.

7

khoản
Chi tích luỹ là các khoản chi mà hiệu quả của nó có tác dụng lâu dài. các

Chi tích luỹ là các khoản chi mà hiệu quả của nó có tác dụng lâu dài. các

khoản chi này chủ yếu được sử dụng trong tương lai như: Chi đầu tư hạ tầng kinh tế- kỹ thuật, chi nghiên cứu khoa học công nghệ, công trình công cộng, bảo vệ môi trường, …
Chi tiêu dùng là những khoản chi nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trước mắt và hầu như được sử dụng hết sau khi đã chi như: chi cho bộ máy Nhà nước, an ninh, quốc phòng, văn hoá, xã hội,…Cụ thể, đó là các khoản chi lương, các khoản có tính chất lương và chi hoạt động. Nhìn chung, chi tiêu dùng là những khoản chi có tính chất thường xuyên.
– Theo mục tiêu, chi ngân sách nhà nước được phân loại thành chi cho bộ máy Nhà nước và chi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Chi cho bộ máy nhà nước: bao gồm chi đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị cần thiết, chi trực tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức, chi phí thường xuyên để duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước (văn phòng phẩm, điện, nước, hội nghị, công tác phí…).
Chi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước: bao gồm chi cho an ninh – quốc phòng ( những khoản chi duy trì hoạt động bình thường của các lực lượng an ninh, quốc phòng như chi đầu tư, chi mua sắm, chi hoạt động ), chi phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, đảm bảo xã hội, chi phát triển kinh tế là những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng cho nền kinh tế ( Giao thông, điện và chuyển tải điện, thông tin liên lạc, thuỷ lợi và cấp thoát nước, sự nghiệp nhà ở ) và một số nhiệm vụ khác như : Hỗ trợ các Đoàn thể chính trị-xã hội, đối ngoại…
– Với tư cách là quỹ tiền tệ để thanh toán cho các nhu cầu của nhà nước và tài trợ cho các đối tượng khác nhau trong xã hội, chi NSNN bao gồm:
Chi thanh toán: là chi trả cho việc Nhà nước được hưởng những hàng hoá, dịch vụ mà xã hội cung cấp cho nhà nước. Chi thanh toán gắn với hai luồng đi lại: tiền và hàng hoá, dịch vụ.
Chi chuyển giao: là những khoản chi mang tích chất một chiều từ phía nhà

nước như tài trợ, trợ cấp, cứu trợ…

8
– Theo quan điểm của kinh tế học công cộng, ngân sách nhà nước được xem là công cụ cung cấp nguồn lực để Nhà nước thực hiện việc sản xuất và cung cấp những hàng hoá, dịch vụ cho xã hội. Theo quan điểm này, hàng hoá, dịch vụ được phân thành những hàng hoá, dịch vụ cá nhân ( dùng cho những cá nhân ) và hàng hoá, dịch vụ công cộng ( nhiều người cùng sử dụng một lúc, khó hoặc không thể loại trừ được một người nào đó muốn sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó ).
Điểm phân biệt nổi bật của hai loại hàng hoá, dịnh vụ này thể hiện qua vấn đề thu hồi chi phí cung cấp chúng.
Đối với hàng hoá, dịch vụ cá nhân thì chi phí cung cấp được thu hồi qua thị trường bằng việc mua bán thông qua giá cả. Vì vậy, tư nhân sẵn sàng cung cấp những hàng hoá, dịch vụ cá nhân.
Vấn đề thu hồi chi phí cung cấp đối với những hàng hoá dịch vụ công cộng không đơn giản, cơ chế giá của thị trường nhiều khi không thể áp dụng được vì không thể phân bổ để thu.
Đối với những hàng hoá dịch vụ công cộng hữu hình, chúng có thể đo đếm được thì có thể áp dụng cơ chế giá nhưng không hoàn hảo bằng đối với hàng hoá dịch vụ cá nhân.
Đối với những hàng hoá dịch vụ vô hình mà người ta có thể cảm nhận được bằng giác quan bình thường ( như phát thanh truyền hình, giáo dục, y tế…) việc phân bổ theo khẩu phần rất khó khăn hoặc không thực hiện được. Lúc này cơ chế giá thị trường hầu như không áp dụng được mà phải dùng cơ chế phí ( mỗi người trả một số tiền nhất định, tổng số tiền của nhiều người sử dụng có thể đủ trang trải chi phí cung cấp dịch vụ đó ). Tư nhân không hứng thú trong việc cung cấp những dịch vụ loại này, trừ một số dịch vụ công cộng nhóm có tính loại trừ và tính phân bổ khẩu phần tương đối cao như trong giáo dục, y tế,…
Đối với những hàng hoá, dịch vụ công cộng vô hình mà người ta không cảm nhận được bằng các giác quan bình thường mà qua tư duy mới cảm nhận được như đảm bảo quốc phòng- an ninh, môi trưòng, biện pháp bảo đảm trước thiên tai…( các hàng hoá dịch vụ thuần tuý công cộng ) thì tính loại trừ là không thể, cơ chế phí cũng không thực hiện được. Cơ chế duy nhất là Nhà nước thực hiện cơ chế thuế ( về
bản chất là phân bổ chi phí bình quân theo đầu người được hưởng, dùng nghĩa vụ để

9
bắt buộc ). Do tư nhân không có quyền lực về chính trị – kinh tế to lớn như Nhà nước nên không thực hiện cơ chế này, do đó họ không tham gia cung cấp những hàng hoa, dịch vụ loại này. Tuy nhiên, những hàng hoá, dịch vụ công cộng vô hình không cảm nhận được lại là những hàng hoá, dịch vụ rất quan trọng nên trách nhiệm cung cấp chính là của Nhà nước.
Từ đây, chi ngân sách nhà nước có thể khái quát lại bao gồm:

+ Chi đầu tư để cung cấp những hàng hoá, dịch vụ công cộng vô hình cần thiết cho xã hội như an ninh – quốc phòng, đảm bảo môi trường, phòng chống thiên tai, dịch họa…
+ Chi đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng hữu hình cần thiết mà tư nhân không thể làm được hoặc không muốn làm (giao thông, điện và chuyển tải điện, y tế, giáo dục,…)
+ Chi đầu tư để cung cấp một số hàng hoá, dịch vụ cá nhân thuộc các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn, huyết mạch, có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế quốc dân.
1.1.2. Giáo dục Trung học phổ thông và vai trò chi NSNN đối với sự nghiệp giáo

dục THPT

1.1.2.1. Giáo dục Trung học phổ thông

Giáo dục trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18, không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12, (học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở). Chương trình học được thực hiện trong 03 năm. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh phải trải qua Kỳ thi THPT quốc gia.
Trường Trung học phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước. Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là “Hiệu Trưởng”. Trường được sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), quy chế hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và giúp học sinh
có thêm những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện

ThS03.008_Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS03.008_Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình