Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Với mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố tác động, chiều hướng tác động và phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc. Trong mô hình nghiên cứu của luận văn, việc vay vốn tín dụng của các hộ kinh doanhsẽ được hiểu như là khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của hộ kinh doanh (khả năng tiếp cận vốncao và thấp). Đồng thời, nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu liên quan và thu về bộ mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu của 201 hộ kinh doanhđã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc.

Sau khi sử dụng mô hình Probit nhị phân để ước lượng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốnvay tín dụng của hộ kinh doanh, đề tài nhận thấy rằng các yếu tố như trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh, tuổi của chủ hộ kinh doanh, quy mô của hộ kinh doanh, số năm hoạt động của hộ kinh doanh, tài sản thế chấp và doanh thu hằng năm của hộ kinh doanhđều có tương quan dương với khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của hộ kinh doanh; trong khi đó, yếu tố còn lại giới tính của chủ hộ kinh doanh lại thể hiện mối quan hệ ngược chiều với khả năng tiếp cận vốnvay tín dụng của hộ kinh doanh.

Ngoài ra, đề tài cũng tìm thấy rằng mô hình nghiên cứu có thể dự báo chính xác 93.53% khả năng tiếp cận vốnvay tín dụng của hộ kinh doanh. Trong đó, các hộ kinh doanh cảm thấy có khả năng tiếp cận vốncao khi vay vốn tại Agribank Xuân Lộc thì mô hình dự báo chính xác khoảng 94.74%, và các hộ kinh doanh cảm thấy khả năng tiếp cận vốnthấp khi vay vốn tại Agribank Xuân Lộc thì mô hình dự báo chính xác khoảng 91.18%.

Keywords: Tín dụng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp, Commercial credit, Agricultural banks

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ………………………………………………..1

1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………..1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ………………………………………….5

1.3.Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ……………………………………….5

1.3.1. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………5

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………..5

1.4.Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………6

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ………………………………………………6

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ……………………………………………6

1.5.Kết cấu luận văn………………………………………………………………………………..7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG …………………………………………………………..8

2.1.Cơ sở lý thuyết ………………………………………………………………………………….8

2.1.1.Lý thuyết vòng đời sống ………………………………………………………………8

2.1.2.Sự lựa chọn đối nghịch ………………………………………………………………10

2.2.Nghiên cứu thực nghiệm…………………………………………………………………..11

2.2.1.Nghiên cứu nước ngoài………………………………………………………………11

2.2.2.Nghiên cứu trong nước ………………………………………………………………15

2.3.Đề xuất mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………..21

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH DOANH ……………….24

3.1.Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………………………….24

3.2.Mô hình nghiên cứu …………………………………………………………………………25

3.3.Đo lường biến …………………………………………………………………………………28

3.4.Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………………………………31

3.4.1.Tuổi chủ hộ ………………………………………………………………………………31

3.4.2.Giới tính …………………………………………………………………………………..32

3.4.3.Quy mô hộ kinh doanh ………………………………………………………………33

3.4.4.Trình độ học vấn……………………………………………………………………….34

3.4.5.Số năm hoạt động của hộ kinh doanh…………………………………………..35

3.4.6.Thu nhập hộ kinh doanh …………………………………………………………….35

3.4.7.Tài sản thế chấp ………………………………………………………………………..36

3.5.Lựa chọn mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………38

3.6.Phương pháp phân tích……………………………………………………………………..39

CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………….41

4.1.Thống kê mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………41

4.2.Kết quả nghiên cứu ………………………………………………………………………….50

4.2.1.Kết quả hồi quy…………………………………………………………………………50

4.2.2.Thảo luận …………………………………………………………………………………56

4.2.2.1. Độ tuổi của chủ hộ kinh doanh (tuoi) ……………………………… 57

4.2.2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh (hocvan) …………… 57

4.2.2.3. Giới tính của chủ hộ kinh doanh (gioitinh)………………………. 58

4.2.2.4. Quy mô hộ kinh doanh (Quymo)……………………………………. 59

4.2.2.5. Thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh (Sale) …………………. 59

4.2.2.6. Số năm hoạt động của hộ kinh doanh (sonam)…………………. 60

4.2.2.7. Tài sản thế chấp …………………………………………………………… 61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ……………………………………64

5.1.Kết luận ………………………………………………………………………………………….64

5.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ……………………………………………………………..66

5.3.Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………………..69

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

Từ viết tắt Diễn giải

HKD Hộ kinh doanh

VTD Vay tín dụng

KNTCV Khả năng tiếp cận vốn

TSTC Tài sản thế chấp

ĐCT Đa cộng tuyến

VIF Hệ số phóng đại phương sai

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia …………………………………….. 27

Bảng 3.2. Mô tả biến ……………………………………………………………………………….. 30

Bảng 3.3. Kỳ vọng dấu hồi quy…………………………………………………………………. 38

Bảng 4.1. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy khả năng tiếp cận tín dụng cao

và thấp theo trình độ học vấn…………………………………………………….. 41

Bảng 4.2. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy khả năng tiếp cận cao và thấp theo số năm hoạt động kinh doanh …………………………………………….. 42

Bảng 4.3. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy khả năng tiếp cận cao và thấp

theo quy mô hộ kinh doanh……………………………………………………….. 43

Bảng 4.4. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy khả năng tiếp cận cao và thấp

theo độ tuổi của chủ hộ kinh doanh ……………………………………………. 44

Bảng 4.5. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy khả năng tiếp cận cao và thấp theo giới tính của chủ hộ kinh doanh………………………………………….. 45

Bảng 4.6. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy khả năng tiếp cận cao và thấp theo tài sản thế chấp …………………………………………………………………. 46

Bảng 4.7. Thống kê tỷ lệ hộ kinh doanh cảm thấy khả năng tiếp cận cao và thấp theo thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh…………………………………. 46

Bảng 4.8. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ……………………… 48

Bảng 4.9. Ma trận tương quan…………………………………………………………………… 49

Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra ĐCT bởi hệ số VIF…………………………………………. 49

Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra sự phù hợp …………………………………………………….. 51

Bảng 4.12. Kết quả dự báo của Hosmer – Lemshow’s …………………………………. 52

Bảng 4.13. Kết quả kiểm định Hosmer – Lemshow’s ………………………………….. 52

Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra khả năng dự báo của mô hình hồi quy ………………. 53

Bảng 4.15. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến vay tín dụngcủa hộ kinh doanh tại Agribank Xuân Lộc……………………………………………………. 54

Bảng 4.16. Kết quả hồi quy ảnh hưởng biên của các yếu tố đến vay tín dụngcủa hộ

kinh doanh tại Agribank Xuân Lộc…………………………………………….. 55

Bảng 4.17. Tổng hợp kỳ vọng dấu và kết quả đề tài …………………………………….. 62

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất……………………………………………………….. 23

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………………. 25

TÓM TẮT

 

Với mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố tác động, chiều hướng tác động và phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc. Trong mô hình nghiên cứu của luận văn, việc vay vốn tín dụng của các hộ kinh doanhsẽ được hiểu như là khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của hộ kinh doanh (khả năng tiếp cận vốncao và thấp). Đồng thời, nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu liên quan và thu về bộ mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu của 201 hộ kinh doanhđã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc. Sau khi sử dụng mô hình Probit nhị phân để ước lượng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốnvay tín dụng của hộ kinh doanh, đề tài nhận thấy rằng các yếu tố như trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh, tuổi của chủ hộ kinh doanh, quy mô của hộ kinh doanh, số năm hoạt động của hộ kinh doanh, tài sản thế chấp và doanh thu hằng năm của hộ kinh doanhđều có tương quan dương với khả năng tiếp cận vốnvay tín dụng của hộ kinh doanh; trong khi đó, yếu tố còn lại giới tính của chủ hộ kinh doanh lại thể hiện mối quan hệ ngược chiều với khả năng tiếp cận vốnvay tín dụng của hộ kinh doanh. Ngoài ra, đề tài cũng tìm thấy rằng mô hình nghiên cứu có thể dự báo chính xác 93.53% khả năng tiếp cận vốnvay tín dụng của hộ kinh doanh. Trong đó, các hộ kinh doanh cảm thấy có khả năng tiếp cận vốncao khi vay vốn tại Agribank Xuân Lộc thì mô hình dự báo chính xác khoảng 94.74%, và các hộ kinh doanh cảm thấy khả năng tiếp cận vốnthấp khi vay vốn tại Agribank Xuân Lộc thì mô hình dự báo chính xác khoảng 91.18%.
Từ khóa: Hộ kinh doanh, vay tín dụng, khả năng tiếp cận vốn, Agribank, huyện

Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

ABSTRACT

 

The purpose of the study is the analysis of the factors affecting credit of households that have been borrowing at Agribank Xuan Loc. In the research model of the dissertation, credit of households will be understood as households’ ability to access credit (access to capital high and low). Then, the study collects a set of research samples including data of 201 households that have been borrowing at Agribank Xuan Loc. After using the binary Probit model to estimate the research model of factors affecting ability to access credit of households, the thesis found that factors such as the education level of the owner household, age of household owner, size of household, number of years of operation of the household, collateral and annual revenue of the household are positively correlated with ability to access credit of households; otherwise, the gender of the household owner shows a negative relationship with the household’s ability to access credit. In addition, the dissertation also found that the research model could accurately predict 93.53% of households’ ability to access credit. In particular, households feel that the ability to access credit is high when borrowing loans at Agribank Xuan Loc, the accurate forecast model is about 94.74%, and households feel that the ability to access credit is low when borrowing loans at Agribank Xuan Loc, the accurate forecast model is about 91.18%.
Key words: Household, credit, ability to access credit, Agribank, Xuan Loc district, Dong Nai province.
1

 

 

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài

Việc cung cấp tín dụng cho các hộ kinh doanhhoặc tài chính vi mô (microfinance) được xem như là công cụ được chính phủ sử dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ nghèo đói (ADB, 2000; Morduch và Haley, 2002; Khandker, 2003). Đây cũng được xem như là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Theo đó, các nghiên cứu trước đây (Morduch, 1995; Gulli, 1998; Khandker, 1998; Pitt và Khandker, 1998; ADB, 2000; Parker và Nagarajan, 2001; Robinson, 2001; Khandker, 2001; Khandker và Faruque,
2001; Morduch và Haley, 2002; Pitt và Khandker, 2002) đã chỉ ra rằng, bằng cách cung cấp nguồn tín dụng của ngân hàng cho các hộ kinh doanh thì có thể giúp các thành viên của hộ kinh doanh cải thiện được năng suất và kỹ năng quản lý của hộ kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu nhập, khuyến khích tiêu dùng, mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh của hộ gia đình, cũng như đạt một số lợi ích khác như chăm sóc sức khỏe và tăng trình độ giáo dục. Qua đây có thể thấy rằng nguồn vốn/tín dụng có các ảnh hưởng tích cực đến phúc lợi của các hộ gia đình nói riêng và nền kinh tế nói chung (Khandker,
1998; Panjaitan-Drioadisuryo và Cloud, 1999; Pitt và Khandker, 2002; Khandker, 2003).

Cho nên, mặc dù có một số nhận thức khác nhau về tài chính vi mô (Rhyne, 1998; Robinson, 2001), tuy nhiên các nghiên cứu trước đây nhìn chung đều đồng ý rằng vấn đề trọng tâm của tài chính vi mô là làm thế nào để cung cấp các dịch vụ tài chính cho các hộ kinh doanh cũng như các hộ gia đình có thu nhập trung bình – thấp nhằm mục tiêu phát triển bền vững ở các quốc gia (Rhyne, 1998; Robinson, 2001; Gonzalez – Vega,
2003). Để trả lời câu hỏi này, các nhà kinh tế học đã tập trung vào việc tìm hiểu vai trò của thị trường tài chính (Stiglitz và Weiss, 1981; Calomiris và Hubbard, 1990; Williamson, 1987; De Meza và Webb, 1987, 1992) và giải thích rằng tại sao các hộ kinh doanh cũng như các hộ gia đình có thu nhập trung bình – thấp dường như gặp khó khăn
2

 

 

trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng của các ngân hàng (Binswanger và Mclntire,

1987). Theo đó, các nghiên cứu trước đây đã phát hiện thấy rằng vấn đề chính yếu cản trở việc tiếp cận nguồn vốn của các hộ kinh doanh cũng như các hộ gia đình có thu nhập trung bình – thấp chính là vấn đề bất cân xứng thông tin (Alkerlof, 1970), và vấn đề này dẫn đến các vấn đề sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức (Mishkin, 2001). Do việc giám sát và theo dõi tương đối tốn kém (Rothchild và Stiglitz, 1978; Townsend, 1979) cho nên các tổ chức tài chính có thể quyết định tăng lãi suất cho vay để bù đắp phần chi phí này, nhưng việc tăng lãi suất cho vay đôi khi khó thực hiện. Trong trường hợp này các tổ chức tài chính sẽ có khuynh hướng giảm thiểu cho vay (Stigilitz và Weiss, 1981). Đồng thời, các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng, lý thuyết bất cân xứng thông tin cho rằng việc sử dụng tài sản thế chấp có thể xem như là một giải pháp để giúp các đối tượng có nhu cầu về vốn có thể được tiếp cận về vốn dễ dàng hơn (Bester, 1985, 1987, 1994).
Bên cạnh đó, vấn đề bất cân xứng thông tin trong thị trường tài chính đối với các hộ kinh doanh cũng như các hộ gia đình có thu nhập trung bình – thấp có phần nghiêm trọng hơn do chi phí của việc giám sát và theo dõi khoản vay là rất cao và cực kì tốn kém đối với các tổ chức tài chính khi cấp tín dụng cho các đối tượng này (Beck và các cộng sự, 2004; Mayo và các cộng sự, 1998). Hơn nữa, hầu hết các hộ kinh doanh cũng như các hộ gia đình có thu nhập trung bình – thấp nhìn chung có trình độ giáo dục thấp hơn so với các đối tượng kinh doanh khác mà các tổ chức tín dụng đang cấp tín dụng cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp các tài sản thế chấptheo tiêu chuẩn của các tổ chức tài chính (Binswanger và Mclntire, 1987). Kết quả là, các hộ kinh doanh dường như gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Trong trường hợp tiếp cận được cũng thường sẽ phải chấp nhận chi phí cực kì cao (Meyer và Nagarajan, 1992, 2000).
Thật vậy, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (gọi tắt là Agribank Xuân Lộc), số lượng giải ngân cũng như dư nợ cho vay của Chi nhánh cho đối tượng hộ kinh doanh cũng có sự thay đổi đáng
3

 

 

kể trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017. Cụ thể, nhìn chung dư nợ cho vay của Chi nhánh có tăng trong giai đoạn xem xét, tuy nhiên, tính theo mức thay đổi thì dường như trong những năm gần đây, dư nợ cho vay của Chi nhánh đối với hộ kinh doanh có khuynh hướng tăng giảm dần. Chẳng hạn như, trong năm 2016, dư nợ cho vay tăng đến 35801 triệu VNĐ so với năm 2015, nhưng sang năm 2017 thì mức tăng trong dư nợ cho vay so với 2016 chỉ đạt 13861 triệu VNĐ và vào năm 2018 thì chỉ còn khoảng 5545 triệu VNĐ. Điều này cho thấy rằng trong những năm gần đây, tình hình cho vay các hộ kinh doanh của Agribank Xuân Lộc dường như đang gặp nhiều khó khăn. Nói cách khác, các hộ kinh doanh trong địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng trong thời gian gần đây.
Để làm rõ điều này hơn, đề tài phân tích tình hình giải ngân trong năm và số lượng khách hàng hộ kinh doanh của Agribank Xuân Lộc từ năm 2015 – 2018. Có thể thấy rằng số lượng các khoản vay được giải ngân cho các hộ kinh doanh vào các năm ở Agribank Xuân Lộc dường như có khuynh hướng giảm dần từ năm 2015 đến năm 2018. Cụ thể, vào năm 2015, Chi nhánh giải ngân được 541 khoản vay cho hộ kinh doanh, nhưng sang năm 2016, số lượng giải ngân cho hộ kinh doanh đã suy giảm chỉ còn được 534 khoản vay. Không dừng ở đó, năm 2017 và 2018, số lượng khoản vay được giải ngân cho hộ kinh doanh chỉ còn 498 và 468 khoản vay tương ứng. Đồng thời, căn cứ vào số lượng khách hàng hộ kinh doanh đang được Chi nhánh cấp tín dụng trong giai đoạn 2015 –
2018 thì có thể thấy rằng các khách hàng thỏa điều kiện cấp tín dụng của Chi nhánh dường như đang giảm dần. Cụ thể như, vào năm 2015 số lượng khách hàng lên đến 600 khách hàng, nhưng sang năm 2016, 2017 và 2018 chỉ còn lần lượt 560, 550 và 536 khách hàng.
Theo như một số ý kiến khảo sát trực tiếp từ các khách hàng hộ kinh doanh thì dường như các khách hàng cho rằng quy trình cấp tín dụng của Chi nhánh tương đối phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với các ngân hàng khác trong địa bàn. Có thể thấy rằng tại Chi nhánh, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng trải qua ba bước: (1) thẩm định
4

 

 

trước khi cho vay, (2) Kiểm tra và giám sát trong khi cho vay, (3) Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Tương ứng với ba bước này thì có đến 22 bước chi tiết (chi tiết phụ lục quy trình nghiệp vụ cho vay của đề tài). Cho nên có thể thấy được rằng quy trình cấp tín dụng phức tạp, tốn nhiều thời gian và nguồn lực đã cản trở phần nào đó mức độ tiếp cận nguồn vốn của các khách hàng hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh là một trong những nhóm khách hàng chiến lược của Agribank Xuân Lộc, là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng nợ vay lớn và ổn định hàng năm trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng Agribank Xuân Lộc luôn có nhiều chính sách ưu tiên hướng đến việc năng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho nhóm đối tượng này, trong đó có cả các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhóm đối tượng khách hàng này tiếp cận tín dụng tại Agribank Xuân Lộc. Tuy nhiên, qua thời gian công tác tại ngân hàng với vay trò là nhân viên phụ trách tín dụng cho nhóm đối tượng này, tác giả nhận thấy khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 vẫn đang còn diễn biến phức tạp, tình hình kinh doanh của các hộ gặp khó khăn và do đó rất cần có sự hỗ trợ, đồng hành của ngân hàng trong việc hỗ trợ vốn tín dụng để giúp các hộ duy trì hoạt động kinh doanh vượt qua giai đoạn khó khăn này. Do đó, học viên nhận thấy rằng, cần thiết phải nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vay tín dụngcủa các hộ kinh doanh ở Chi nhánh huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nhằm mục đích giúp các hộ kinh doanh có thể cải thiện được năng suất và kỹ năng quản lý của hộ kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu nhập, khuyến khích tiêu dùng, mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh của hộ gia đình, cũng như đạt một số lợi ích khác như chăm sóc sức khỏe và tăng trình độ giáo dục; cũng như giúp cho Chi nhánh có thể tăng cho vay và thu được nhiều lãi thuần. Đó chính là lý do học viên lựa chọn đề tài “Đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
5

 

 

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tiến hành với mục tiêu nghiên cứu như sau:

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố tác động, chiều hướng tác động và phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh tại Agribank Xuân Lộc.
Từ các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sẽ tập trung vào các câu hỏi nghiên

cứu sau:

Câu hỏi thứ nhất: Các yếu tố nào tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các

hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc?

Câu hỏi thứ hai: Chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đó khả năng tiếp cận tín

dụng của các hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc ra sao?

Câu hỏi thứ ba: Gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của

các hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc.

1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu bao gồm hai phạm vi là phạm không gian và phạm vi thời gian. Trong đó, phạm vi không gian được xác định như là khảo sát, nghiên cứu được thực hiện tại Agribank Xuân Lộc. Phạm vi thời gian được xem như là thời gian mà học viên triển khai thực hiện khảo sát mẫu nghiên cứu, và cụ thể học viên khảo sát trong vòng 02 tháng, từ ngày 01/08/2019 đến 30/09/2019.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các hộ kinh doanh đã và đang vay vốn tại Agribank Xuân

Lộc trong giai đoạn 2015 – 2019.

Đối tượng khảo sát: Các yếu tố như giới tính của chủ hộ kinh doanh, tuổi của chủ hộ kinh doanh, trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh, quy mô hộ kinh doanh, số năm hoạt động của hộ kinh doanh, tài sản thế chấp và thu nhập hằng năm của hộ kinh doanh tác động đến việc vay tín dụng, được thể hiện qua khả năng tiếp cận vốn tín dụng (khả
6

 

 

năng tiếp cận vốn thấp và cao) của các hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân

Lộc.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sửdụng phối hợp cả hai phương pháp: Phương pháp nghiên cứu định tính

kết hợp với mô hình phân tích định lượng.Trong đó:

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Để xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện bước lược khảo các nghiên cứu trước đây để tổng hợp các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh. Sau đó, tác giả thực hiện tiếp bước trao đổi ý kiến chuyên gia là những người làm việc bộ phận tín dụng tại các ngân hàng thương mại, những chủ hộ kinh doanh trên địa bàn có tiếp cận vay vốn ngân hàng nhằm lựa chọn yếu tố, điều chỉnh các yếu tố phù hợp với bối cảnh cấp tín dụng tại Agribank Xuân Lộc trên địa bàn nghiên cứu.
Bên cạnh đó, luận văn có sử dụng phương pháp thống kê, mô tả số liệu của các yếu tố nghiên cứu và thực trạng vay vốn tín dụng tại Agribank Xuân Lộc, từ đó có cái nhìn tổng quan về xu hướng tác động của các biến nghiên cứu đến khả năng tiếp cận vốn vay của các hộ kinh doanh trong địa bàn. Đồng thời, đề tài cũng tiến hành thống kê, so sánh và phân tích đối chiếu với các nghiên cứu trước đây để lựa chọn và xác định các biến độc lập tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay của các hộ kinh doanh.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận văn sử dụng mô hình hồi qui Probit nhị phân với những số liệu thu thập từ thực tế để đánh giá tác động của các yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Xuân Lộc.
1.5. Kết cấu luận văn

Đề tài thực hiện phân tích vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng của các

hộ kinh doanh đã và đang vay tại Agribank Xuân Lộc với kết cấu đề tài như sau: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu
7

 

 

 

dụng
Chương 2. Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước đây về khả năng tiếp cận tín

 

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận

tín dụng của hộ kinh doanh

Chương 4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5. Kết luận và các giải pháp
8

 

 

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC

ĐÂY VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG

2.1. Cơ sở lý thuyết

Trong phần này đề tài trình bày hai lý thuyết giải thíchkhả năng tiếp cận vốn của các hộ kinh doanh cũng như mức độ vay nợ của các hộ kinh doanh: (1) Lý thuyết vòng đời sống và (2) Sự lựa chọn đối nghịch.
2.1.1. Lý thuyết vòng đời sống

Điểm xuất phát trong việc phân tích nhu cầu tín dụng của các hộ gia đình và các yếu tố tác động đến nhu cầu này chính là mô hình vòng đời sống (Life cycle model) (Franco Modigliani, 1966). Ở các quốc gia đang phát triển, các cá nhân không thể duy trì tiêu dùng ở một mức nhất định. Có thể thấy rằng với sự thay đổi quy mô gia đình trong tương lai cũng như các cú sốc có thể xảy ra trong tương lai, một hộ gia đình có thể sẽ có các mức tiêu dùng khác nhau ở các thời gian khác nhau. Cho nên lý thuyết vòng đời sống đã lập luận rằng người tiêu dùng nên phân bổ lại thu nhập của họ theo thời gian để có thể tối đa hóa tiện ích cuộc sống của họ trong cả cuộc đời (Morduch, 1995) do hạn chế về ngân sách.
Người tiêu dùng có thể làm trơn (Smooth) mức tiêu dùng của họ bằng cách tiết kiệm các thu nhập trong quá khứ hoặc đầu tư nhưng không thể sử dụng các khoản thu nhập trong tương lai vì nó không có thực. Do đó, người tiêu dùng có thể làm trơn tiêu dùng và/hoặc gia tăng mức tiện ích bằng cách tiếp cận với các nguồn vốn (vay vốn ngân hàng). Khi đó để có thể tối đa hóa tiện ích, các cá nhân sẽ có khuynh hướng đi vay tín dụng tại các ngân hàng. Tín dụng có thể giúp các cá nhân đưa ra lựa chọn liên thời gian (Inter-temporal choice) và có thể giúp các cá nhân gia tăng khả năng tiêu dùng trong hiện tại và phải chấp nhận việc hoàn trả nợ vay (bao gồm cả tiền vay và tiền lãi) trong tương lai (Soman và Cheema, 2002).

 

ThS02.212_Đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS02.212_Đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Đánh giá yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai