Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Các yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

100.000 VNĐ

Download Luận án kinh tế học: Các yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

Mã: LA15.028 Danh mục: , Thẻ: , , Chuyên Ngành: Kinh tế họcLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNăm: 2021Nơi xuất bản: Trường Đại Học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCMTên tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Số trang: 298

Download Luận án kinh tế học: Các yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tìm hiểu các nguyên nhân (thông qua xây dựng và phân tích mô hình các yếu tố tác động lên mức độ triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp) để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai hoạt động TTX của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đồng Nai trong thời gian tiếp theo. Để thực hiện được mục tiêu này, nghiên cứu này đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân tích, đánh giá thực trạng triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai.

Thứ hai, giải thích nguyên nhân dẫn đến thực trạng triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (thông qua việc xây dựng mô hình các yếu tố tác động tới triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp).

Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý thuyết về hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận của sản xuất bền vững và cải tiến sinh thái. Cùng với đó, lược khảo các nghiên cứu liên quan để hình thành mô hình định lượng các yếu tố tác động tới triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, xây dựng bảng khảo sát doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai về mức độ triển khai các hoạt động TTX và đánh giá của doanh nghiệp về sức ép của các bên liên quan đến triển khai các hoạt động này tại
doanh nghiệp.

Thứ ba, đánh giá mức độ triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp và giải thích dựa trên kết quả của mô hình các yếu tố tác động tới mức độ triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai.

Thứ tư, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai hoạt động TTX của các doanh nghiệp trên địa bàn các KCN tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, mức độ triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn ra như thế nào? So với cách tiếp cận về cải tiến sinh thái hay sản xuất bền vững, thực trạng triển khai này ở mức độ như thế nào?

Thứ hai, các yếu tố chính tác động đến triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trên địa bàn khu công tỉnh Đồng Nai là gì? Ngoài các yếu tố thuộc về đặc thù doanh nghiệp, các bên hữu quan có gây sức ép đủ lớn để doanh nghiệp phải triển khai các hoạt động TTX hay không?

Thứ ba, để thúc đẩy hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, cần chú trọng vào các yếu tố nào, giải pháp là gì?

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………….. 1

1. Tính cấp thiết của luận án …………………………………………………………………..1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu …………………………………………..3

2.1. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………….3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………………………..4

2.3. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………………………..4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………..5

3.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….5

3.2. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………………..5

4. Phương pháp, nguồn dữ liệu, khung nghiên cứu ………………………………….6

4.1. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………..6

4.2. Nguồn dữ liệu …………………………………………………………………………………..8

4.3. Khung nghiên cứu …………………………………………………………………………….8

5. Điểm mới của luận án …………………………………………………………………………9

6. Kết cấu của nghiên cứu ……………………………………………………………………..10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƯỞNG
XANH TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP …………………………………… 12

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quốc tế ……………………………………………12

1.1.1. Tiếp cận từ góc độ vĩ mô……………………………………………………………….12

1.1.2. Tiếp cận góc độ vi mô, từ phía các doanh nghiệp……………………………..13

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ……………………………………..22

1.2.1. Các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ vĩ mô …………………………………………22

1.2.2. Tiếp cận từ góc độ vi mô của doanh nghiệp …………………………………….25
ii

1.3. Khái quát chung về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài và
khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ………………………………………………………32

1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài …………………………………32

1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu …………………………………..33

Tóm tắt chương 1 ……………………………………………………………………………………36

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH TIẾP CẬN
TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP ………………………………………………………………… 37

2.1. Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu ………………………………….37

2.2. Tăng trưởng xanh tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp ……………………………39

2.2.1. Tăng trưởng xanh …………………………………………………………………………39

2.2.2. Doanh nghiệp xanh và doanh nghiệp trong khu công nghiệp ……………..42

2.2.3. Tăng trưởng xanh của doanh nghiệp tiếp cận từ góc độ sản xuất bền vững
và cải tiến sinh thái ………………………………………………………………………………..49

2.2.4. Vai trò và những rào cản của tăng trưởng xanh đối với sự phát triển của
doanh nghiệp ………………………………………………………………………………………..55

2.3. Các yếu tố tác động tới việc triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh tại
doanh nghiệp…………………………………………………………………………………………..59

2.3.1. Các lý thuyết lý giải việc triển khai tăng trưởng xanh tại doanh nghiệp 59

2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ……………………………………………63

2.4. Tổng hợp khung lý thuyết đề xuất ……………………………………………………..66

2.5. Bài học kinh nghiệm các quốc gia và thực tiễn doanh nghiệp trong thúc
đẩy tăng trưởng xanh ………………………………………………………………………………69

2.5.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước …………………………69

2.5.2. Đối với các doanh nghiệp ………………………………………………………………70

Tóm tắt chương 2 ……………………………………………………………………………………72

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………….. 74
iii

3.1. Khái quát về khu công nghiệp và sự phát triển doanh nghiệp trong các
khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ……………………………………………………………….74

3.2. Quy trình, phương pháp nghiên cứu và số lượng mẫu khảo sát ………….76

3.2.1. Quy trình, phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….76

3.2.2 Số lượng và phương pháp lấy mẫu ………………………………………………….80

3.3. Mô hình, thang đo các yếu tố và giả thuyết nghiên cứu ………………………81

3.3.1. Thang đo nhận thức về hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp .81

3.3.2. Thang đo về triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp
trong khu công nghiệp ……………………………………………………………………………82

3.3.3. Thang đo về các yếu tố tác động tới việc triển khai hoạt động TTX của
doanh nghiệp ………………………………………………………………………………………..85

Tóm tắt chương 3 ……………………………………………………………………………………93

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TĂNG
TRƯỞNG XANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2010-2018 ………………………………….. 94

4.1. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp và doanh nghiệp
trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2018 ……………………….94

4.1.1. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2010-2018 ……………………………………………………………………………………………94

4.1.2. Khái quát sự phát triển các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2010-2018 ………………………………………………………………………..95

4.2. Chính sách của Chính phủ và các hoạt động hỗ trợ của Ban Quản lý khu
công nghiệp trong thúc đẩy tăng trưởng xanh ở góc độ doanh nghiệp ………99

4.2.1. Chính sách của Chính phủ …………………………………………………………….99

4.2.2. Hoạt động hỗ trợ tăng trưởng xanh của Ban Quản lý các khu công nghiệp
Đồng Nai ……………………………………………………………………………………………100
iv

4.3. Thực trạng triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2018 ……………………..103

4.3.1. Một số điển hình trong triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của doanh
nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2018……………103

4.3.2. Thực trạng về nhận thức vai trò của tăng trưởng xanh và thực tiễn triển
khai hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2010-2018 thông qua khảo sát ………………………………….106

4.4. Đánh giá việc triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp Đồng Nai giai đoạn 2010-2018 …………………………….117

4.4.1. Kết quả đạt được …………………………………………………………………………117

4.4.2. Những hạn chế ……………………………………………………………………………119

Tóm tắt chương 4 ………………………………………………………………………………….125

CHƯƠNG 5: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG
TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2010-2018 ………………………………… 127

5.1. Kết quả thảo luận chuyên gia và thống kê kết quả khảo sát………………127

5.1.1. Kết quả thảo luận chuyên gia ……………………………………………………….127

5.1.2. Thống kê kết quả khảo sát……………………………………………………………130

5.2. Phân tích nhân tố ……………………………………………………………………………132

5.2.1. Kiểm tra độ tin cậy của yếu tố (Cronbach’s Alpha) ………………………..132

5.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA………………………………………………….134

5.2.3. Xác nhận yếu tố và điều chỉnh các giả thuyết …………………………………135

5.3. Mô hình hồi quy các yếu tố tác động tới triển khai hoạt động tăng trưởng
xanh tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ………………….140

5.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu………………………………………………………….143
v

5.5. Nguyên nhân dẫn đến những kết quả đạt được và hạn chế về triển khai
hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2010-2018 ………………………………………………………………..148

5.5.1. Nguyên nhân dẫn đến những kết quả đạt được ……………………………….148

5.5.2 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế …………………………………………….150

Tóm tắt chương 5 ………………………………………………………………………………….153

CHƯƠNG 6: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
TĂNG TRƯỞNG XANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI …………………………………………………………………….. 155

6.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu thúc đẩy triển khai hoạt động tăng
trưởng xanh của doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai …….155

6.1.1. Quan điểm …………………………………………………………………………………155

6.1.2. Định hướng ………………………………………………………………………………..156

6.1.3 Mục tiêu …………………………………………………………………………………….157

6.3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trong
khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ……………………………………………………………..158

6.3.1. Nhóm giải pháp về thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về tăng trưởng .
…………………………………………………………………………………………………158

6.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả, khắc phục hạn chế trong quản lý
nhà nước về môi trường ……………………………………………………………………….160

6.3.3. Nhóm giải pháp tăng cường nhận thức và tạo sức ép của các bên hữu quan
đối với việc triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp ….161

6.3.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ các hạn chế về tài chính, công nghệ hay nhân lực
cho doanh nghiệp hướng phục vụ tăng trưởng xanh …………………………………163

6.3.5. Nhóm giải pháp liên quan đến hình thành các khu công nghiệp sinh thái .
…………………………………………………………………………………………………166
vi

Tóm tắt chương …………………………………………………………………………………….168

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 170

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM CÔNG BỐ TỪ LUẬN ÁN ……………………………..

PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………………
vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt tiếng Việt
NMXLNTTT: Nhà máy xử lý nước thải tập trung
KCN: Khu công nghiệp
SXSH: sản xuất sạch hơn
TKNL: Tiết kiệm năng lượng
TTX: tăng trưởng xanh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Từ viết tắt tiếng Anh
CIEM ( Central institute for economic managenmet): Viện nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung ương
CMS (Chemical Management Systems): hệ thống quản lý hoá chất
CSR (Corporate Social Responsibility): trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
DBFO (Design – Build- finance- operate): thiết kế, xây dựng, tài chính, triển khai
EMAS (Enfocement management and accoutability system): Hệ thống kiểm toán và
quản lý sinh thái
EMS (environmental managerment systerm): hệ thống quản lý môi trường
ESCO (Energy Saving Companies): công ty tiết kiệm năng lượng
FDI: (Foreign development invesment): Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GEI (Green Enterprise Index): tiêu chí doanh nghiệp xanh
GEF (Global Evironment fund): quỹ môi trường toàn cầu
GGGI (Global Green Growth Institue): viện tăng trưởng xanh toàn cầu
GIZ (The Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit): tổ chức hợp tác
phát triển Đức
OECD (Organization for Economic Co-operation and Development): tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế
ILO (International Labour Orangizitions): tổ chức lao động quốc tế
LCA (life cycle assessment): hệ thống quản trị theo vòng đời
R&D (Research and Development): nghiên cứu và phát triển
SECO (Swiss State Secretariat for Economic Affairs): cục kinh tế liên bang Thuỵ Sỹ
viii

SEM (Structural Equation Modelling): Mô hinh hệ phương trình cấu trúc
TQM(Total Quality Management ): hệ thống quản lý chất lượng
UNEP (United Nations Environment Programme): chương trình môi trường Liên
Hợp Quốc
UNIDO (United Nations Industrial Development Organization): Tổ chức phát triển
công nghiệp liên hợp quốc
ZDHC (Zero Discharge of Hazardous Chemicals): không thải hoá chất nguy hiểm
VBCSD ( The Vietnam business council for sutainable development): Hội đồng
doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam.
VCCI ( VietNam chamber of commerce and industry): Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
ix

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Danh mục hình vẽ
Stt Nội dung Trang
1 Hình 0.1 Khung nghiên cứu của luận án 8
2 Hình 1.1. Những hoạt động hướng tới TTX của doanh nghiệp 16
3 Hình 2.1. Ba trụ cột của phát triển bền vững 40
4 Hình 2.2. Các cấp độ của sản xuất bền vững 51
5 Hình 2.3. Đặc trưng của cải tiến sinh thái 52
Hình 2.4. Hoạt động tăng trưởng xanh kết hợp giữa cải tiến sinh thái
6 53
và sản xuất bền vững
7 Hình 2.5. Vai trò tăng trưởng xanh của doanh nghiệp 56
Hình 2.6. Tổng hợp khung lý thuyết về các yếu tố tác động tới hoạt
8 67
động TTX của doanh nghiệp
9 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 76
Hình 3.2. Mô hình về yếu tố tác động đến phản ứng sinh thái của
10 85
doanh nghiệp
Hình 3.3. Mô hình sức ép các yếu tố hữu quan đến triển khai các ứng
10 86
dụng xải tiến xanh của doanh nghiệp.
Hình 3.4. Mô hình tổng quát các yếu tố tác động tới ứng dụng cải tiến
11 87
sinh thái của doanh nghiệp.
Hình 3.5. Mô hình các yếu tố tác động tới hoạt động TTX của doanh
12 92
nghiệp theo đề xuất của tác giả
Hình 4.1. Xếp hạng doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Đồng
11 120
Nai theo hoạt động tăng trưởng xanh triển khai giai đoạn 2010-2018
Hình 4.2: Điểm trung bình hoạt động tăng trưởng xanh triển khai của
12 120
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đồng Nai giai đoạn 2010-2018
Hình 5.1. Mô hình các yếu tố tác động tới hoạt động TTX của doanh
13 140
nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai sau khi đã điều chỉnh
Hình 5.2. Những khó khăn khi thực hiện tăng trưởng xanh của doanh
14 152
nghiệp trong KCN Đồng Nai
x

Hình 6.1. Các cấp độ tác động đến việc hình thành khu công nghiệp
15 166
sinh thái
xi

Danh mục bảng

Stt Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Những nội dung tranh cãi liên quan đến vai trò của khu 48
1
công nghiệp
2 Bảng 2.2. Phân chia các nhóm hữu quan theo các nhà khoa học 62
Bảng 2.3. Tổng hợp các yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng 65
4
xanh của doanh nghiệp
Bảng 3.1. Sự phát triển số lượng doanh nghiệp trong khu công 75
5
nghiệp Đồng Nai
Bảng 3.2. Thang đo nhận thức vai trò của tăng trưởng xanh trong 81
6
doanh nghiệp
Bảng 3.3. Thang đo mức độ triển khai hoạt động tăng trưởng xanh 82
7
của doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Bảng 3.4. Thang đo các yếu tố tác động tới hoạt động TTX của 88
8
doanh nghiệp
Bảng 4.1. Sự phát triển doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đồng 96
9
Nai phân theo loại hình
Bảng 4.2. Sự phát triển các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 97
10
phân theo quy mô vốn
Bảng 4.3. Sự phát triển các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 97
11
phân theo quy mô lao động
Bảng 4.4. Sự phát triển doanh nghiệp KCN Đồng Nai phân theo lĩnh 98
12
vực hoạt động

13 Bảng 4.5. Các hoạt động và yếu tố tác động tới TTX của một số 104
doanh nghiệp điển hình trong khu công nghiệp Đồng Nai
Bảng 4.6. Nhận thức về vai trò tăng trưởng xanh đối với hoạt động 106
14
của doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đồng Nai
Bảng 4.7: Thực trạng triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp 108
15
trên địa bàn KCN tỉnh Đồng Nai giai đoan 2010-2018
Bảng 4.8. Phân loại điểm đánh giá tăng trưởng xanh của các doanh 119
16
nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
xii

Bảng 4.9. Điểm trung bình triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của 121
17 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (xếp từ thấp đến
cao)
Bảng 4.10. Phân tổ điểm trung bình triển khai các hoạt động tăng 123
18 trưởng xanh tại các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
(theo điểm số từ thấp đến cao)
Bảng 5.1. Thống kê doanh nghiệp khảo sát phân theo khu công 130
19
nghiệp
20 Bảng 5.2 Số lượng mẫu khảo sát phân theo loại hình doanh nghiệp 131
Bảng 5.3. Số lượng doanh nghiệp trả lời khảo sát phân theo lĩnh vực 132
21
hoạt động
22 Bảng 5.4. Kết quả kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha các yếu tố 132
Bảng 5.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA sau khi xoay 134
23
nhân tố
24 Bảng 5.6. Kết quả phân tích nhân tố cho biến độc lập 135
25 Bảng 5.7. Các nhân tố giữ lại trong mô hình 136
Bảng 5.8: Kết quả chạy hồi quy khi đưa các biến đặc thù doanh 141
26
nghiệp vào mô hình
27 Bảng 5.9. Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến 142
28 Bảng 5.10. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 142
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng là vấn đề quan trọng đối với các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Bởi mô hình hiện tại thiếu sự phát triển
bền vững và tác động tiêu cực tới môi trường (Carson,1962; OECD,2011d). Để cụ thể
hóa, các quốc gia thường ban hành chiến lược tăng trưởng xanh theo từng giai đoạn như
ở Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc … nhằm hướng tới một nền kinh tế có hiệu quả cao,
nhưng lại ít gây tác động tiêu cực tới môi trường. Chiến lược này đã có tác động tới các
đối tượng trong nền kinh tế, từ người tiêu dùng, doanh nghiệp đến các bên hữu quan.
Doanh nghiệp với vị trí, vai trò năng động và là động lực phát triển kinh tế của đất
nước, cũng sẽ phải chuyển mình theo xu hướng này bởi nhiều nguyên nhân: (1) mô hình
tăng trưởng như hiện đã gây nhiều sức ép lên môi trường; (2) sức ép từ chính sách của
Chính phủ cũng như hành vi của người tiêu dùng theo hướng “xanh” hơn; (3) bản thân
các doanh nghiệp cũng cần phải thể hiện trách nhiệm đối với xã hội cũng như tạo dựng
hình ảnh thân thiện của mình với môi trường, gần gũi với khách hàng hơn, qua đó nâng
cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế (Hallegatte et al, 2011)… Tuy nhiên, thực hiện
chuyển đổi mô hình tăng trưởng không phải ngay lập tức mà nó cần được thực hiện từng
bước thông qua triển khai các “hoạt động tăng trưởng xanh” cụ thể, với sự phối hợp,
tham gia của các đối tượng trong doanh nghiệp nhằm một mặt tăng cường hiệu quả sử
dụng nguồn lực, nhưng cũng đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Các
hoạt động này thường được tiếp cận theo 2 góc độ phổ biến hiện nay: (1) sản xuất bền
vững: quá trình tạo ra sản phẩm dựa trên quy trình từ đầu vào đến đầu ra không gây ô
nhiễm và (2) cải tiến sinh thái: thực thi nội dung mới, hoặc cải thiện sản phẩm một cách
có chủ đích hoặc không có chủ đích nhằm hướng tới cải thiện môi trường. Những hoạt
động này được thể hiện dưới nhiều góc độ, từ đơn giản (như sử dụng hiệu quả năng
lượng, nước; thay thế nguồn nguyên liệu sạch hơn…) cho đến những hoạt động triển
khai ở cấp độ lớn hơn (như sản xuất ra sản phẩm xanh, quảng bá, tạo ra xu hướng tiêu
dùng mới, gắn với bảo vệ môi trường…).
Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động tăng trưởng xanh tại doanh nghiệp không phải
điều đơn giản do nhiều lý do. Bên cạnh những lý do thuộc về các vấn đề nội tại, bản
thân doanh nghiệp (nhận thức, chiến lược, định hướng, nguồn tài chính, mức độ hội
nhập quốc tế…), thì cũng cần phải có sự tác động mạnh mẽ từ phía các đối tượng hữu
2

quan. Trên thực tế, đã có rất nhiều cuộc biểu tình của người dân, các tổ chức môi trường
phản đối hành vi gây ô nhiễm của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải thay đổi hành
vi theo hướng thân thiện với môi trường hơn. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu và chỉ
ra có tác động từ phía sức ép của các bên hữu quan sẽ làm cho doanh nghiệp phải áp
dụng nhiều hoạt động tăng trưởng xanh hơn (Henriques,1999; Hua-Hung (Robin) Weng,
2015; Murillo-Luna, 2008).
Tại Việt Nam, quá trình tăng trưởng kinh tế đã đạt được nhiều thành công đáng
ghi nhận, tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều bất cập, mà điển hình là mô hình hiện tại đang
chú trọng tới tăng trưởng theo hướng gia tăng các nguồn lực, tận dụng (hay nói cách
khác là khai thác tối đa) nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng về môi trường, biến đổi khí hậu. Tham gia vào các diễn đàn thế
giới, theo xu hướng của thời đại và nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng
xanh, Việt Nam đã chính thức ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh vào tháng chín
năm 2012. Những nỗ lực của Chính phủ trong việc định hướng nền kinh tế theo tăng
trưởng xanh là đáng ghi nhận thể hiện qua hàng loạt các Luật, quy định, chiến lược, văn
bản hướng dẫn liên quan đến chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường
và tăng trưởng xanh.
Đồng Nai là một tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp với tỷ trọng công nghiệp
luôn ở mức cao (trên 50% GDP). Năm 2015, Đồng Nai đã được Chính phủ phê duyệt
phát triển 36 khu công nghiệp trong đó 32 khu được thành lập và 28 khu có dự án đi vào
hoạt động. Đến năm 2017, Đồng Nai đã có 32 khu công nghiệp được thành lập với tổng
diện tích đất là 10.242,59 ha, trong đó đã cho thuê được 4.949,56 ha, đạt tỷ lệ 71% diện
tích đất dành cho thuê (6.946,46 ha) . Đây cũng chính là động lực để thu hút nhiều doanh
nghiệp đầu tư, đóng góp cho phát triển kinh tế của Tỉnh: (1) có 41 quốc gia và vũng lãnh
thổ hoạt động đầu tư với tổng số 1.560 dự án (1.135 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với
tổng vốn đầu tư 21.795,09 triệu USD, vốn thực hiện 16.280,11 triệu USD và 425 dự án
trong nước với tổng số vốn đầu tư 51.036,03 tỷ đồng.), (2) thu hút được 539.700 lao
động, trong đó có hơn 6.424 lao động là người nước ngoài; (3) đóng góp lớn vào nguồn
thu ngân sách …
Việc ban hành, triển khai chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cùng với một
loạt các biện pháp đi kèm đã có tác động đến nhiều đối tượng khác nhau, nhưng rõ ràng
nhất có lẽ là các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp bởi bên cạnh những
3

quy định chung của doanh nghiệp, họ còn phải chịu tác động bởi nhiều quy định, tiêu
chuẩn liên quan đến môi trường hướng đến tăng trưởng xanh.
Tuy nhiên, đi kèm với những đóng góp quan trọng về mặt kinh tế, thì trên địa bàn
Tỉnh lại gia tăng nhanh chóng về tình trạng ô nhiễm môi trường được thực hiện bởi
nhiều doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp (Báo tuổi trẻ, 2015; Tạp chí công
nghệ môi trường, 2019; Xuân Hoàng&Như Phú, 2018).
Như vậy, phải chăng đang có sự mâu thuẫn trong triển khai hoạt động của các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Đồng Nai xu hướng chuyển đổi mô hình TTX?
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại Đồng Nai phản ứng bằng các hoạt động cụ
thể nào trước sức ép từ các bên hữu quan trong xu hướng đòi hỏi có sự phát triển bền
vững hiện nay? Việc triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh ở góc độ doanh nghiệp
trong khu công nghiệp Đồng Nai chịu tác động bởi các yếu tố nào? Ngoài các yếu tố
thuộc về đặc trưng của doanh nghiệp, thì các yếu tố sức ép của các bên hữu quan liệu có
tác động tới việc triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp? Trước các câu hỏi
trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Các yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng
xanh của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai”. Với nghiên cứu
này, tác giả hi vọng sẽ góp phần tìm hiểu mức độ triển khai các hoạt động TTX đồng
thời phân tích các yếu tố tác động lên sự triển khai các hoạt động này của doanh nghiệp
tại các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất những kiến
nghị, giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp có lộ
trình cụ thể để phát triển mô hình theo hướng tăng trưởng xanh trong thời gian tiếp theo.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng triển khai các hoạt động
tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tìm
hiểu các nguyên nhân (thông qua xây dựng và phân tích mô hình các yếu tố tác động lên
mức độ triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp) để từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm thúc đẩy triển khai hoạt động TTX của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Đồng Nai trong thời gian tiếp theo. Để thực hiện được mục tiêu này, nghiên cứu này
đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, phân tích, đánh giá thực trạng triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của
doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai.
4

Thứ hai, giải thích nguyên nhân dẫn đến thực trạng triển khai các hoạt động TTX
của doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (thông qua việc xây dựng mô
hình các yếu tố tác động tới triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp).
Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh
của doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý thuyết về hoạt động tăng trưởng xanh của doanh
nghiệp dựa trên cách tiếp cận của sản xuất bền vững và cải tiến sinh thái. Cùng với đó,
lược khảo các nghiên cứu liên quan để hình thành mô hình định lượng các yếu tố tác
động tới triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, xây dựng bảng khảo sát doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các
khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai về mức độ triển khai các hoạt động TTX và đánh giá
của doanh nghiệp về sức ép của các bên liên quan đến triển khai các hoạt động này tại
doanh nghiệp.
Thứ ba, đánh giá mức độ triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp
và giải thích dựa trên kết quả của mô hình các yếu tố tác động tới mức độ triển khai hoạt
động TTX của doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai.
Thứ tư, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai hoạt động TTX của
các doanh nghiệp trên địa bàn các KCN tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, mức độ triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp tại
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn ra như thế nào? So với cách tiếp
cận về cải tiến sinh thái hay sản xuất bền vững, thực trạng triển khai này ở mức độ như
thế nào?
Thứ hai, các yếu tố chính tác động đến triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh
của doanh nghiệp trên địa bàn khu công tỉnh Đồng Nai là gì? Ngoài các yếu tố thuộc về
đặc thù doanh nghiệp, các bên hữu quan có gây sức ép đủ lớn để doanh nghiệp phải triển
khai các hoạt động TTX hay không?
Thứ ba, để thúc đẩy hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trên địa bàn khu
công nghiệp tỉnh Đồng Nai, cần chú trọng vào các yếu tố nào, giải pháp là gì?
5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động tăng trưởng xanh mà doanh nghiệp
trên địa bàn các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đã triển khai trong giai đoạn 2010-2018.
Nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố tác động tới việc triển khai
các hoạt động này tại doanh nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu này phân tích hoạt động tăng trưởng xanh của
doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai từ năm 2010 đến 2018. Thời gian khảo sát các doanh nghiệp
từ 11/2017-5/2018.
Phạm vi về không gian: nghiên cứu này tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động
trong phạm vi các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đến năm 2018. Theo đó, đến năm
2018, đã có 32 khu công nghiệp đang xây dựng và đi vào hoạt động phân bố trên địa
bàn các huyện, thành phố: thành phố Biên Hoà, Huyện Long Khánh; Huyện Cẩm Mỹ;
Huyện Định Quán; Huyện Long Thành; Huyện Nhơn Trạch; Huyện Tân Phú; Huyện
Thống Nhất; Huyện Trảng Bom; Huyện Vĩnh Cửu; Huyện Xuân Lộc.
Phạm vi về nội dung: mặc dù cách tiếp cận về TTX của doanh nghiệp được tiếp
cận từ 2 góc độ: định tính và định lượng. Các tiếp cận định lượng phản ánh kết quả từ
việc triển khai TTX của doanh nghiệp (số bằng phát minh, sáng chế, tỷ lệ nguyên liệu
được thay thế, số lượng lao động được đào tạo về kỹ năng liên quan đến tăng trưởng
xanh…), tuy nhiên việc tiếp cận số liệu này trong bối cảnh hiện nay còn rất khó khăn.
Chính vì vậy, nghiên cứu sử dụng dữ liệu định tính, phản ánh việc triển khai các hoạt
động TTX của doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Đồng Nai theo 3 cáp độ: đã triển khai,
đang xem xét triển khai, hay chưa triển khai. Năm nhóm hoạt động TTX được tác giả
kế thừa và khái quát bao gồm: (1) lồng ghép TTX trong chiến lược phát triển của doanh
nghiệp; (2) xanh hóa trong sản xuất; (3) sử dụng hiệu quả nguồn nước và năng lượng;
(4) đầu tư vào nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức; (5) đầu tư nghiên cứu sản xuất các sản
phẩm hoặc dịch vụ mới thân thiện với môi trường và các hoạt động marketing xanh
hướng đến thay đổi thói quen người tiêu dùng.
Về các yếu tố tác động tới triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp, tác giả tiếp
cận theo góc độ sức ép của các bên hữu quan (bên trong và bên ngoài) cùng với những
đặc thù của doanh nghiệp liên quan đến quy mô vốn, mức độ hội nhập quốc tế hay lĩnh
6

vực hoạt động. Còn một số yếu tố khác tác động tới việc triển khai hoạt động TTX, tuy
nhiên khó đo lường (như đặc điểm về công nghệ của doanh nghiệp), nên tác giả chưa
đưa vào trong nghiên cứu này.
4. Phương pháp, nguồn dữ liệu, khung nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện các mục tiêu trong luận án, tác giả thực hiện phương pháp hỗn
hợp, phối hợp các phương pháp khác nhau. Phương pháp hỗn hợp nhằm thu thập cả 2
loại dữ liệu (định tính và định lượng), qua đó giúp thống kê và phân nhóm theo chủ đề.
Việc phối hợp 2 phương pháp này giúp làm rõ và hiểu hơn hiện tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu áp dụng thiết kế khám phá tiếp nối nhằm khám phá, giải thích nguyên nhân
dẫn đến thành công, hạn chế trong triển khai hoạt động TTX tại các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Trong giai đoạn đầu tiên, dữ liệu định tính được thu
thập thông qua nhiều phương pháp khác nhau: phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội
học. Sau đó các dữ liệu được thu thập để xây dựng mô định lượng nhằm lý giải rõ hơn
các yếu tố tác động mức độ triển khai hoạt động TTX tại doanh nghiệp trong KCN tỉnh
Đồng Nai.

Sau cùng, kết hợp giữa 2 quy trình này, nghiên cứu lý giải toàn bộ quá trình phân
tích và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc triển khai hoạt động TTX của
doanh nghiệp trong KCN tỉnh Đồng Nai. Từ đó, nghiên cứu đề ra định hướng và giải
pháp thúc đẩy triển khai hoạt động này trong giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể các được sử dụng trong luận án như sau:

Phương pháp nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý thuyết từ các
nghiên cứu liên quan đến tăng trưởng xanh tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp: khái niệm;
cách tiếp cận từ góc độ sản xuất bền vững, cải tiến sinh thái; hoạt động tăng trưởng xanh
của doanh nghiệp; các yếu tố tác động tới việc triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh
tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp; bài học kinh nghiệm về thúc đẩy tăng trưởng xanh của
Chính phủ quốc gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước; các chính sách liên quan đến
TTX của Việt Nam triển khai trong thời gian qua.
Phương pháp tổng hợp, so sánh: trên cơ sở dữ liệu thu thập được (sơ cấp, thứ cấp),
nghiên cứu tổng hợp, so sánh sự phát triển của doanh nghiệp và đánh giá mức độ triển
7

khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai.
Từ đó, nghiên cứu đưa ra nhận xét, đánh giá, giải thích nguyên nhân về xu hướng triển
khai các hoạt động này của doanh nghiệp tại KCN tỉnh Đồng Nai.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: nhằm làm rõ hơn thực trạng triển khai các
hoạt động của doanh nghiệp, tác giả phỏng vấn các chuyên gia thuộc các đối tượng: các
nhà khoa học; cán bộ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai và
đại diện của doanh nghiệp. Nội dung phỏng vấn về triển khai các hoạt động TTX và các
yếu tố tác động tới việc triển khai các hoạt động này. Phỏng vấn các nhà khoa học nhằm
nhận ý kiến góp ý, hoàn thiện bảng khảo sát. Sau khi hoàn thiện, bảng hỏi này cũng sẽ
được các nhà quản lý môi trường tại các khu công nghiệp góp ý cho phù hợp với tình
hình thực tế tại khu công nghiệp. Cuối cùng, việc phỏng vấn các đại diện doanh nghiệp,
một mặt làm rõ thực trạng tình hình triển khai các hoạt động TTX, mặt khác điều chỉnh
lại cách diễn đạt phù hợp để doanh nghiệp hiểu và dễ dàng trả lời các câu hỏi.
Phương pháp điển hình: kết hợp cùng việc phỏng vấn chuyên gia, phương pháp
này được thực hiện thông qua lựa chọn một số doanh nghiệp mẫu qua khảo sát hoặc thu
thập thông tin trên các báo cáo, thống kê hoặc các tài liệu khoa học để làm rõ hơn về
hiện trạng cũng như nhận định, lý giải việc doanh nghiệp phải triển khai các hoạt động
tăng trưởng xanh. Đây sẽ là cơ sở để đối chiếu và tổng hợp những nhận định định tính
của tác giả.
Phương pháp điều tra xã hội học: phương pháp này nhằm khảo sát ý kiến của các
doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến triển khai các hoạt động TTX và đánh giá
tác động của các yếu tố đến việc triển khai các hoạt động này.
Phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến: trong đó, mức triển khai các hoạt động
tăng trưởng xanh của doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố thuộc đặc thù doanh
nghiệp và sức ép từ phía các bên hữu quan. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến sẽ góp
phần nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới việc triển khai các hoạt
động TTX của doanh nghiệp, kết hợp với nhận định từ các phương pháp trên sẽ giúp tác
giả chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến thực trạng triển khai hoạt động này tại các doanh
nghiệp. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp thúc đẩy triển khai các hoạt
động này của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.
8

4.2. Nguồn dữ liệu
Để thực hiện được những mục tiêu trên, nghiên cứu này sử dụng nguồn dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, trên cơ sở báo cáo của
Ban Quản lý khu công nghiệp, Tổng cục thống kê Đồng Nai, và một số dữ liệu trên các
website chính thống của doanh nghiệp.
Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát doanh nghiệp về những
nội dung triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp, nhận định của doanh nghiệp về
những các yếu tố tác động buộc doanh nghiệp phải thay đổi hành vi sản xuất; những khó
khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện sự chuyển đổi này. Dữ liệu này được tác
giả khảo sát các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến
năm 2018. Thời gian khảo sát từ tháng 11/2017 đến 5/2018.
4.3. Khung nghiên cứu

 

Hình 0.1: Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra: (1) tổng hợp cơ sở lý thuyết
về tăng trưởng xanh của doanh nghiệp; (2) phân tích thực trạng triển khai hoạt động
9

TTX của doanh nghiệp trong KCN tỉnh Đồng Nai; (3) giải thích nguyên nhân dẫn đến
thực trạng triển khai và (4) gợi ý chính sách giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động TTX.
Nhiệm vụ 1: tổng hợp cơ sở lý thuyết theo các nội dung chính: (1) khái niệm về
TTX của doanh nghiệp; (2) các hoạt động TTX của doanh nghiệp; (3) các yếu tố tác
động tới việc triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp; (4) bài học kinh nghiệm
thúc đẩy TTX của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ 2 và 3: nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn khu công nghiệp tỉnh Đồng
Nai. Để thực hiện mục tiêu này, nghiên cứu kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính,
định lượng để thấy rõ thực trạng và yếu tố tác động tới việc triển khai các hoạt động
TTX của doanh nghiệp.
Nghiên cứu định tính, dựa trên phương pháp điển hình, điều tra xã hội học sẽ cho
thấy xu hướng triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp.
Tiếp theo đó, phương pháp định lượng được triển khai để xác định các yếu tố tác
động tới việc triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp.
Kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng giúp tác giả giải thích
nguyên nhân dẫn đến thực trạng triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp trên địa
bàn KCN tỉnh Đồng Nai.
Nhiệm vụ 4: trên cơ sở bài học kinh nghiệm được rút ra từ cơ sở lý thuyết cũng
như định hướng phát triển của tỉnh Đồng Nai từ đánh giá thực trạng và nguyên nhân rút
ra từ mục tiêu 2, 3, sẽ giúp tác giả đề xuất định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động TTX của doanh nghiệp trong KCN tỉnh Đồng Nai trong thời gian tiếp theo.
5. Điểm mới của luận án
Về mặt lý luận
Thứ nhất, nghiên cứu sẽ tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động tăng
trưởng xanh trong doanh nghiệp dựa trên 2 cách tiếp cận là sản xuất bền vững và cải
tiến sinh thái. Đây là hai hướng tiếp cận phổ biến trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam
còn khá hạn chế.
Thứ hai, thông qua khảo sát, tổng hợp cơ sở dữ liệu từ các nguồn khác nhau, nghiên
cứu chỉ ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động tới mức độ triển khai hoạt
động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Theo tác giả, việc triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp chịu
các tác động chủ yếu: (1) đặc thù của doanh nghiệp như yếu tố về vốn, hội nhập quốc tế
10

hay lĩnh vực hoạt động; (2) sức ép từ phía các bên hữu quan, bao gồm các yếu tố hữu
quan bên trong và bên ngoài. Do vậy, nghiên cứu này sẽ chỉ ra luận chứng khoa học về
việc có sự tác động từ yếu tố hữu quan đến triển khai các hoạt động TTX của doanh
nghiệp, hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững hơn.
Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí để đánh giá triển khai TTX của các
doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN tỉnh Đồng Nai dựa trên cách tiếp cận về sản
xuất bền vững và cải tiến sinh thái. Đây sẽ là cơ sở để Ban Quản lý khu công nghiệp
tham khảo qua đó đánh giá thực trạng hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Từ phía các doanh nghiệp, đây cũng là cơ sở để họ nhìn nhận hiệu quả của các hoạt động
hiện tại và đưa ra các cải tiến thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất nhằm
tăng cường hiệu quả nhưng lại giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Thứ hai, nghiên cứu trên cơ sở đánh giá thực trạng triển khai hoạt động TTX của
doanh nghiệp, phân tích nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy các doanh
nghiệp triển khai hoạt động TTX trên địa bàn các KCN tỉnh Đồng Nai. Những giải pháp
này được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, gắn liền với thực trạng phân tích hoạt động của
doanh nghiệp tại KCN, do vậy có tính khả thi, áp dụng được trên địa bàn KCN Đồng
Nai nói riêng, hay các KCN nói chung.
6. Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu được bố cục thành các nội dung cụ thể
như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Nội dung của chương này nhằm tổng
hợp các hướng nghiên cứu liên quan đến triển khai tăng trưởng xanh tiếp cận từ góc độ
doanh nghiệp tại Việt Nam và quốc tế. Thông qua việc tổng hợp này, nghiên cứu chỉ ra
xu hướng, những điểm thống nhất và những lỗ trống có thể tiếp cận và cơ sở cho việc
thực hiện nghiên cứu của tác giả trong các chương tiếp theo.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng xanh tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp.
Nội dung của chương này nhằm tổng hợp, xây dựng khung lý thuyết về tăng trưởng
xanh tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp, hình thành tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác
động tới hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Với cơ sở lý thuyết tổng hợp cùng với việc
kế thừa các nghiên cứu trước đó, nội dung của chương này nhằm xây dựng phương pháp
11

nghiên cứu: xây dựng bảng hỏi, tiến hành khảo sát, phỏng vấn các đối tượng liên quan,
số lượng mẫu khảo sát và phương pháp định lượng nhằm chỉ ra các yếu tố tác động tới
hoạt động tăng trưởng xanh tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chương 4: Thực trạng triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Chương này sẽ khái quát về quá trình phát
triển của khu công nghiệp Đồng Nai và đi sâu phân tích thực trạng triển khai các hoạt
động tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu. Để từ đó thấy
được xu hướng của các hoạt động này trong bối cảnh hiện nay.
Chương 5: Yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng xanh tại các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Chương này sẽ chỉ ra các yếu tố chính tác động
tới việc triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh tại doanh nghiệp trên địa bàn khu
công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Kết hợp giữa kết quả đánh giá định tính tại chương 4, kết
quả nghiên cứu định lượng tại chương 5, nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực
trạng triển khai hoạt động hướng đến tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh.
Chương 6: Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động tăng trưởng xanh cho các
doanh nghiệp tại Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá
của chương 5, nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo.
12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƯỞNG
XANH TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP

Chủ đề tăng trưởng xanh đã được nghiên cứu phổ biến thế giới, tuy nhiên ở Việt
Nam số lượng nghiên cứu còn khá hạn chế. Tiếp cận ở góc độ vĩ mô, thông thường các
tác giả thường đề cập đến vai trò cũng như thách thức của tăng trưởng xanh đối với các
nền kinh tế. Tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp, các nghiên cứu thường tập trung nghiên
cứu về vai trò, các hoạt động và các yếu tố tác động đến tăng trưởng xanh của doanh
nghiệp.
Tổng hợp, một số những hướng nghiên cứu chủ yếu về tăng trưởng xanh tác giả
đã tiếp cận được như sau:
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quốc tế
1.1.1. Tiếp cận từ góc độ vĩ mô
Hầu hết, các nhà nghiên cứu đều thống nhất tăng trưởng xanh có nhiều cơ hội để
phát triển ở các quốc gia, điều này xuất phát từ việc mô hình tăng trưởng hiện tại của
nhiều quốc gia chủ yếu xuất phát từ việc tận dụng các nguồn tài nguyên, ít coi trọng yếu
tố môi trường. Chính vì vậy, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh là điều vô cùng
quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng
phức tạp. Theo đó, tăng trưởng xanh là bước chuyển tiếp quan trọng nhằm hướng đến
sự phát triển kinh tế bền vững trong tương lai (OECD,2011c; ESCAP,2013).
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP,2012) đưa ra một hướng tiếp cận
mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng, đó là phát triển
“nền kinh tế xanh” (Green Economy). Theo World bank (2012), tăng trưởng xanh là mô
hình tăng trưởng hiệu quả, sạch và có tính đàn hồi – hiệu quả trong việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, sạch trong việc giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường và có
tính đàn hồi, chống chịu được trước các thiên tai, thảm họa thiên nhiên.
Theo OECD (2011d), tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế với sự đảm bảo các nguồn lực tự nhiên sẽ tiếp tục đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tài
nguyên và môi trường sống cho con người trong tương lai. Để thực hiện được điều này,
tăng trưởng xanh có nội hàm thúc đẩy sự đổi mới, đầu tư và cạnh tranh nhằm mang lại
những cơ hội kinh tế mới và sự tăng trưởng hướng tới “xanh hóa” và ổn định nền kinh
tế.
13

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên định nghĩa thường được các nhà khoa
học thống nhất: tăng trưởng xanh là sự kết hợp giữa việc sử dụng các yếu tố đầu vào
một cách hiệu quả kèm theo hạn chế tác động tới môi trường. Tăng trưởng xanh là cả
một quá trình, với sự tham gia đóng góp của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế, từ
người tiêu dùng, nhà sản xuất, Chính phủ và các bên hữu quan (World bank, 2012). Điều
kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng xanh ở các quốc gia có thể xuất phát từ tầm quan
trọng, ý nghĩa của quá trình này. Tuy nhiên, việc thực hiện lại không phải đơn giản, bởi
có nhiều rào cản khi thực hiện: (1) thể chế; (2) công nghệ; (3) cải tiến; (4) nguồn nhân
lực; (5) tài chính… Theo World Bank (2012), tài chính không phải là yếu tố chính, mà
vấn đề chính lại xuất phát từ nhận thức của các đối tượng trong xã hội. Những nghiên
cứu này cũng đã chỉ ra, để thúc đẩy tăng trưởng xanh bên cạnh các chính sách hỗ trợ
của Chính phủ (liên quan đến các công cụ thuế, chính sách tài chính, công nghệ…) thì
cần có sự gắn kết với các bên hữu quan, từ người tiêu dùng, doanh nghiệp, tổ chức tài
chính cho đến các tổ chức phi chính phủ.
1.1.2. Tiếp cận góc độ vi mô, từ phía các doanh nghiệp
1.1.2.1. Các nghiên cứu tiếp cận về các hoạt động và tiêu chí hướng đến tăng
trưởng xanh của doanh nghiệp
Có nhiều nghiên cứu tiếp cận về hoạt động TTX, tuy nhiên tác giả tập trung theo
2 cách tiếp cận phổ biến hiện nay:
(1) Sản xuất bền vững: việc sử dụng các yếu tố đầu vào đến hoàn thiện sản phẩm
đầu ra với việc sử dụng một quy trình và hệ thống không gây ô nhiễm của các doanh
nghiệp (OECD, 2009);
(2) Cải tiến sinh thái: các hoạt động của doanh nghiệp mà ứng dụng hoặc thực thi
những cái mới một cách chủ đích hoặc không chủ đích nhằm vừa nâng cao hiệu quả,
vừa giảm thiểu sự tác động tiêu cực tới môi trường (Nasr& Thurston,2006;
OECD,2009).
Mặc dù 2 cách tiếp cận khác nhau, nhưng có sự tương đồng: áp dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm mục tiêu cải tiến, nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp đồng thời tránh/ giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất tới
môi trường sinh thái. Để đạt được sự chuyển đổi thành công trong thay đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng xanh hơn, các doanh nghiệp cần cụ thể bằng các hoạt động. Theo đó,
hoạt động xanh (tăng trưởng xanh) là sự kết hợp giữa tăng hiệu quả cùng với xem xét
14

các yếu tố về môi trường, cụ thể là giảm thiểu tác động tới môi trường: đó là việc ứng
dụng cải tiến sinh thái cùng với phân tích quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh vào
các hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp (Wugan Cai & Guangpei Li, 2018; Chin et al;
2016).
Cách tiếp cận này, hoạt động TTX mặc dù ở cấp độ doanh nghiệp nhưng những
ảnh hưởng của nó có thể tác động ở phạm vi rộng hơn: tạo ra sự lan toả, định hướng tiêu
dùng mới, xanh hơn, gần gũi với môi trường, qua đó có thể tạo ra tác động ở tầm trung
gian hoặc toàn bộ nền kinh tế.
Việc phân loại, cũng như đánh giá các hoạt động TTX được nhiều nhà khoa học
tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:
Theo Rennings (2000), Kemp&Foxcon(2007), tiếp cận từ góc độ cải tiến sinh thái,
chia hoạt động này thành 4 loại trên cơ sở mức độ tác động của các hoạt động triển khai
trong doanh nghiệp:
(1) Giải pháp công nghệ: triển khai các thay đổi, cải tiến về công nghệ tác động
trực tiếp đến hiệu quả của doanh nghiệp;
(2) Cải tiến trong tổ chức: thay đổi trong công cụ quản lý doanh nghiệp hay cải
tiến trong dịch vụ. Nội dung này liên quan đến những thay đổi trong cơ sở hạ tầng và áp
dụng những tiến bộ khoa học công nghệ.
(3) Xã hội: chú trọng đến thay đổi giá trị của con người và hành vi tiêu dùng hoặc
phong cách sống hướng đến giá trị bền vững hơn.
(4) Thế chế: nhấn mạnh về đặc thù cải tiến của thể chế nhằm phản hồi lại những
vấn đề của phát triển bền vững bởi cộng đồng địa phương và các tổ chức, chương trình
hoặc thương mại toàn cầu. Chúng được coi là nền tảng để hướng đến sự phát triển bền
vững.
Nghiên cứu của Andersen (2008) đã phân loại cải tiến sinh thái thành 4 nội dung:
(1) Thêm vào (add-on): hướng đến quản lý nguồn lực và dịch vụ liên quan đến
vấn đề ô nhiễm nhằm cải tiến hiện trạng và thúc đẩy những vấn đề môi trường.
(2) Tích hợp: là việc áp dụng công nghệ về quy trình, sản xuất sạch hơn so với đối
thủ, nhằm đóng góp vào việc giải quyết hoặc giảm thiểu những vấn đề môi trường trong
công ty hoặc tổ chức cũng như xã hội.
(3) Thay thế:là việc sử dụng những xu hướng công nghệ mới thay thế cho những
công nghệ cũ, tạo ra những sản phẩm cấp tiến, ít ảnh hưởng đến môi trường hơn.
15

(4) Tổ chức hướng đến một hình thức sinh thái hiệu quả của xã hội: bao gồm
những cách thức mới để tổ chức sản xuất và tiêu dùng hệ thống rộng hơn, đòi hỏi có sự
tham gia, tương tác giữa các tổ chức. Ở cấp độ này, các sáng kiến có ảnh hưởng sâu sắc
đến nền kinh tế, góp phần đổi mới những công nghệ khác, tạo ra xu hướng mới trong
tiêu dùng, sản xuất.
Nghiên cứu của Alasdair Reid & Michal Miedzinski (2008), chia phạm vi tác động
của TTX thành 3 cấp độ: vi mô (micro); trung gian (meso) và vĩ mô (economy- wide).
Từ đó, nghiên cứu chia hoạt động tăng trưởng xanh thành 4 loại:
(1) Vòng đời sản phẩm: cải tiến nằm ở quy trình, chuỗi vòng đời sản phẩm từ đầu
vào của nguyên liệu, hình thành nên sản phẩm hoàn thiện, tiêu dùng và tái chế. Nội dung
này hướng đến việc sử dụng hạn chế nguồn lực và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng
nguồn năng lượng.
(2) Cải tiến về sản phẩm và quy trình: cải thiện, giới thiệu những sản phẩm hoặc
dịch vụ mới hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng của nó so với những sản phẩm trước đây.
(3) Cải tiến về tổ chức: thực hiện phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh
doanh của công ty, nơi làm việc hoặc quan hệ đối ngoại. Chúng bao gồm các hệ thống
quản lý môi trường (EMS) và một số công cụ nhằm quản lý môi trường: hệ thống quản
lý môi trường (environmental managerment systerm: EMS) công cụ kiểm soát môi
trường; kiểm toán môi trường hoặc quản lý chuỗi. Các giải pháp EMS nổi tiếng nhất
bao gồm các tiêu chuẩn gia đình ISO 14000 hoặc công cụ EU tự nguyện về Chương
trình kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS);
(4) Đổi mới tiếp thị: thực hiện phương pháp tiếp thị mới liên quan đến những thay
đổi đáng kể trong thiết kế hoặc bao bì, vị trí, quảng bá sản phẩm hoặc giá cả. Đổi mới
tiếp thị có thể có tầm quan trọng cao từ quan điểm của đổi mới sinh thái. Các hoạt động
có thể tính đến các khía cạnh môi trường trong quảng bá sản phẩm (ví dụ: dán nhãn sinh
thái tự nguyện), nhượng quyền và cấp phép cũng như định giá. Việc thay đổi phương
pháp tiếp thị mới sẽ có tác động ở phạm vi lớn hơn trong việc thay đổi định hướng, thói
quen của người tiêu dùng, tạo nên tác động ở tầm thể chế.
Chin &ctg (2016) định nghĩa hoạt động xanh (tăng trưởng xanh) của doanh nghiệp
là hành vi môi trường, không chỉ những hoạt động trực tiếp mà bao gồm cả những hoạt
rộng mở rộng để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra các quyết định có lợi cho môi trường.
Có 2 cách phân loại hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp đó là sản phẩm và hỗ
16

trợ về cơ sở hạ tầng. Căn cứ vào đó, tác giả đã chia các hoạt động tăng trưởng xanh của
doanh nghiệp thành 4 loại: (1) các hoạt động theo ISO 1400; (2) quy trình sản xuất xanh;
(3) kiểm soát ô nhiễm và (4) chứng nhận xanh.
Nghiên cứu của Buysse & ctg (2003) tiếp cận từ lý thuyết nguồn lực theo cách
phân định của Hart (1995) đã phân loại 5 hoạt động giúp doanh nghiệp hướng đến mục
tiêu xanh hơn đó là: (1) hoạt động tăng trưởng xanh thông thường: là những hoạt động
đầu tư vào sản phẩm hay quy trình sản xuất xanh; (2) kỹ năng của người lao động: đầu
tư vào kỹ năng của người lao động; (3) đầu tư vào năng lực tổ chức; (4) hệ thống quản
trị và sản xuất; (5) quá trình lập kế hoạch chiến lược và các yếu tố tác động đến tăng
trưởng xanh bao gồm các yếu tố tác động từ các bên hữu quan (người tiêu dùng, Chính
phủ, nhà phân phối, các quỹ tài chính…).
Tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp xanh (green business), Linas Čekanavičius (2014)
phân loại hoạt động TTX thành 4Rs: reduction; reuse; recycling; recovery. Những hoạt
động và thực hành được tiếp cận từ cách rất vi mô từ hoạt động của doanh nghiệp thể
hiện qua hình sau:

Bao bì bền
vững
Nguyên
Tổ chức hội
liệu/sản
thảo “Doanh
phẩm từ tự
nghiệp xanh”
nhiên

 

Không hút
Giảm lãng
thuốc nơi
phí điện
công sở

 

Doanh
Phân loại
chất thải nghiệp Nhãn sinh
thái

xanh

Tắt thiết bị
điện khi Công trình
không sử xanh
dụng

 

Sử dụng vận
Chất tẩy rửa
chuyển công
sạch
cộng
Hạn chế in
ấn

 

Hình 1.1. Những hoạt động hướng tới TTX của doanh nghiệp
Nguồn: Linas Čekanavičius & ctg (2014), tr. 74-88
Nghiên cứu của Marc J. Epstein & ctg (2001) tiếp cận từ góc độ phát triển bền
vững đã mở rộng và đưa ra hệ thống các hành động bền vững thể hiện ở 8 nội dung: (1)
17

tỷ lệ trong nghiên cứu triển khai về môi trường; (2) đầu tư vào công nghệ sạch hơn; (3)
đầu tư vào vốn xã hội/ cộng đồng; (4) đào tạo, huấn luyện (giờ); (5) chính sách lao động
trẻ em; (6) các chương trình phòng chống hoặc an toàn; (7) chứng chỉ ISO (% các cơ sở
đạt được); (8) các chương trình hành động (% các cơ sở đạt được).
Rõ ràng, có nhiều hình thức phân loại hoạt động tăng trưởng xanh: từ góc độ sản
xuất bền vững, liên quan đến các cải tiến và về nguồn lực doanh nghiệp; về cấp độ tác
động tới môi trường, về hình thức cải tiến, hoạt động vi mô… Theo tác giả, hoạt động
tăng trưởng xanh tiếp cận từ góc độ nào đi chăng nữa thì nó cũng hàm ý: doanh nghiệp
áp dụng các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nhưng đồng thời giảm thiểu
việc sử dụng nguyên liệu thô, các nguồn lực trong sản xuất (điện, nước…), đồng thời
giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Các hoạt động này có thể tiếp cận từ góc độ vi
mô (từ việc rất nhỏ trong doanh nghiệp như tiết kiệm điện, giấy in…), cho đến phạm vi
tác động lớn trong thay đổi quy trình, phương thức sản xuất, hoặc tác động lớn hơn ở
tầm thể chế và thay đổi nhận thức, hành vi của các đối tượng liên quan.
1.1.2.2. Các nghiên cứu tiếp cận từ vai trò và những rào cản trong việc ứng
dụng tăng trưởng xanh vào hoạt động của doanh nghiệp
Xuất phát từ nghiên cứu của (M.Porter & Linde, 1995a), mở đầu cho những tranh
cãi về mối liên hệ giữa mục tiêu môi trường với khả năng cạnh tranh hay giữa lợi ích xã
hội với chi phí của tư nhân. Bối cảnh trước đây với nền kinh tế tĩnh, các doanh nghiệp
cho rằng các quy định về môi trường được coi như rào cản nên họ thường phải đưa ra
các chiến lược để đối phó. Ở mô hình này, doanh nghiệp coi việc tuân thủ quy định về
môi trường lại là một yếu tố cản trở, làm giảm hiệu quả. Trong bối cảnh hiện đại, những
vấn đề về môi trường được đưa ra như một tiêu chuẩn bắt buộc, việc đưa ra những cải
tiến gắn liền với việc việc sản xuất, thiết kế … sẽ làm tăng cường năng suất. Do vậy, các
quy định về môi trường lại là một động lực giúp doanh nghiệp cải tiến, phát triển năng
lực của mình.
Tiếp theo chủ đề này, M.Porter& Linde (1995b) khẳng định quy định về môi
trường là điều cần thiết, tuy nhiên nó lại đang được thực hiện một cách miễn cưỡng vì
theo doanh nghiệp, những quy định này đang làm giảm năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên,
thực chất giữa chúng lại có mối liên hệ đồng hành, đó là thông qua hoạt động cải tiến
công nghệ. Qua đó, tác giả đưa ra những hàm ý liên quan đến vấn đề về môi trường
trong từng lĩnh vực: sản xuất bột giấy và giấy; sơn; điện… Vấn đề về môi trường hình
18

thành nên những giải pháp về công nghệ, từ đó tạo ra khoảng trống mà doanh nghiệp có
thể tận dụng và phát triển.
Sau đó, có nhiều nghiên cứu đã tiếp tục khẳng định vai trò của tăng trưởng xanh
đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Mazurkiewicz, Piotr. (2004) chỉ ra những lợi ích
khi doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội, đặc biệt đối với môi trường
sinh thái (CSR: Corporate Social Responsibility). Những lợi ích mà doanh nghiệp đạt
được cần phải kể đến: (1) Tiết kiệm chi phí và năng suất; (2) Tiếp cận vốn; (3) Quản lý
rủi ro và giấy phép hoạt động; (4) Nâng cao giá trị thương hiệu và danh tiếng.
Chin &ctg (2016), Wugan Cai & Guangpei Li (2018) chỉ ra hoạt động tăng trưởng
xanh (green activities) cũng có tác động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cải
tiến sinh thái làm cải thiện thực trạng môi trường, qua đó, giá tiếp góp phần tác động
tích cực tới sự hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ravindra &ctg (2012) nghiên cứu thực trạng nhận của các ngành công nghiệp tại
Ấn Độ về định hướng và những sáng kiến hướng tới tăng trưởng xanh. Kết quả nghiên
cứu đã cho thấy các doanh nghiệp cảm thấy việc xanh hóa sẽ giúp tăng khả năng cạnh
tranh, và hỗ trợ họ tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, theo những chiều hướng ngược lại, mặc dù thống nhất những vai trò
quan trọng của tăng trưởng xanh đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhưng
cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng việc triển khai tăng trưởng xanh, đặc biệt là ở góc
độ doanh nghiệp có nhiều khó khăn. Tiếp cận từ mô hình kinh doanh xanh, Andrea
Beltramello &ctg (2013) cho rằng trong điều kiện hiện nay với tiến bộ khoa học kỹ thuật
giúp áp dụng những mô hình kinh doanh mới trong việc tăng cường hiệu quả, năng xuất,
giảm thiểu tác động tới môi trường. Tuy nhiên, vấn đề này không phải đơn giản bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau: (1) nhu cầu thị trường; (2) tài chính; (3) rào cản ra nhập
thị trường của doanh nghiệp; (4) quyền sở hữu trí tuệ; (5) kỹ năng quản lý, kỹ năng của
người lao động; (6) chính sách cải tiến, nghiên cứu và triển khai và (7) khung chính sách
của Chính phủ.
Tuy nhiên, World Bank (2012) lại cho rằng, tài chính không hẳn vấn đề, mà quan
trọng nhất đó chính là ý thức của xã hội và các việc xây dựng các chính sách tăng trưởng
xanh. Theo EC (2008) các rào cản đó là: (1) rào cản về kinh tế; (2) rào cản từ chính sách
và các tiêu chuẩn (3) rào cản từ việc thiếu nỗ lực hay chính sách khuyến khích nghiên
cứu; (4) thiếu vốn và (5) thiếu nhu cầu từ thị trường. Nghiên cứu của Ashford, N. (1993)
19

cho rằng các rào cản đó bao gồm: (1) rào cản từ công nghệ; (2) tài chính; (3) lao động;
(4) quy định; (5) người tiêu dùng; (6) các nhà cung cấp (thiếu bảo trì, bảo dưỡng); (7)
rào cản từ kỹ năng quản lý.
Theo Alasdair Reid & Michal Miedzinski (2008), với bối cảnh của nền kinh tế
hiện nay: biến đổi khí hậu; khan hiếm nguồn lực và cạnh tranh toàn cầu đã tạo ra những
thay đổi lớn về việc điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp theo hướng sạch hơn,
cạnh tranh hơn, sử dụng năng lượng hiệu quả. Những rào cản được rút ra trong việc áp
dụng cải tiến sinh thái đó là: (1) thiếu nguồn tài chính; (2) chi phí cao và (3) nhiều rủi
ro kinh tế.
1.1.2.3. Các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ các yếu tố tác động tới hoạt động tăng
trưởng xanh của doanh nghiệp
Từ góc độ hiệu quả của trách nhiệm xã hội, Mazurkiewicz, Piotr. (2004) cho rằng
các tác động từ: (1) kinh tế, bao gồm: hình ảnh, danh tiếng của công ty, quản trị rủi ro,
lợi thế cạnh tranh, tác động từ phía doanh nghiệp cạnh tranh, tác động từ phía người tiêu
dùng, tác động từ phía nhà đầu tư và tác động từ phía năng lực cạnh tranh; (2) tác động
từ xã hội bao gồm: cấp phép kinh doanh, cộng đồng địa phương; nghiên cứu; (3) tác
động phía chính sách bao gồm: những cải thiện tiêu chuẩn từ chính phủ, pháp luật và
những định hướng quy định, sức ép từ chính trị và việc cấp phép hoạt động. Những tác
động này, buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi hay nói cách khác phải có trách nhiệm
đối với xã hội cũng như gia tăng cải tiến công nghệ giảm thiểu áp lực lên môi trường.
Với tổng thể các ngành, hoặc nền kinh tế của một quốc gia, nghiên cứu của
(Mbugua & Kariuki, 2013) đã chỉ ra các doanh nghiệp may mặc đang trong giai đoạn
tách rời, không tăng trưởng hoặc tăng trưởng nhẹ. Các yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến:
tài chính, kỹ năng quản lý, tiếp thị và đặc điểm chủ sở hữu là có tác động tới tăng trưởng
của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Alasdair Reid & Michal Miedzinski(2008) chỉ ra các yếu tố thuộc
về định hướng, bối cảnh chung sẽ làm cho các doanh nghiệp phải chuyển mình, thúc
đẩy hoạt động tăng trưởng xanh thể hiện qua cải tiến sinh thái bao gồm 3 yếu tố chính:
(1) biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) khan hiếm nguồn lực và (3) cạnh tranh toàn cầu.
Nghiên cứu của Chin &ctg(2016) chỉ ra mức độ đầu tư vào R&D không có tác
động tới việc lựa chọn các hoạt động tăng trưởng xanh, trong khi đó mức độ hội nhập
quốc tế của doanh nghiệp lại có tác động dương. Các hoạt động tăng trưởng xanh cũng
20

có tác động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên theo mức độ giảm dần
theo thứ tự: quy trình sản xuất xanh, ISO 14000, kiểm soát ô nhiễm và cuối cùng là
chứng nhận xanh.
Theo cách tiếp cận khác, doanh nghiệp là một chủ thể được thành lập bên cạnh
mục tiêu lợi nhuận thì họ chịu tác động từ nhiều phía. Trong các bên hữu quan hình
thành nên các yếu tố bên trong, bên ngoài, và cả một số yếu tố kiểm soát. Sự kết hợp
này được tổng hợp hình thành nên các mô hình khác nhau mô tả động cơ thúc đẩy hoạt
động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp.
De Jesus Pacheco DA &ctg (2016) tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó đã đưa ra
các yếu tố quyết định tới cải tiến sinh thái tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ
(gồm 23 yếu tố).
Các yếu tố bên ngoài (bối cảnh) bao gồm: (1) quy định chính phủ; (2) tính trung
lập của các quy định khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn
hướng tới cải tiến sinh thái.
Các yếu tố bên trong bao gồm: (3) năng lực của các nguồn lực (nhân lực, công
nghệ); (4) khả năng để hỗ trợ các chiến lược đổi mới.
Thông qua chiến lược: (5) đề cập đến chiến lược tăng trưởng gắn với cải tiến sinh
thái; (6) chiến lược dài hạn của doanh nghiệp với việc coi cải tiến như một hướng chủ
đạo; (7) sự cam kết tiếp tục tăng cường và thực hiện cải tiến sinh thái.
Học tập: (8) tư vấn công nghệ liên quan đến môi trường; (9) tập huấn và đào tạo
thay đổi nhận thức về môi trường; (10) chương trình tập huấn trong việc phối hợp với
các bên hữu quan về tăng trưởng xanh.
Cấu trúc của hệ thống bao gồm: (11) Định hướng thay đổi phương pháp tạo sản
phẩm và quy trình liên quan đến cải tiến sinh thái; (12) cấu trúc của hệ thống và sự hỗ
trợ của hệ thống quản trị; (13) nhà cung cấp và khách hàng như nguồn lực của các ý
tưởng cải tiến; (14) phòng nghiên cứu triển khai chú trọng tới phát triển bền vững; (15)
quản lý rủi ro để tránh những tác động tiêu cực từ môi trường.
Vận hành: (16) phối hợp giữa các đối tác, bên hữu quan trong hệ thống phân phối;
(17) quy trình linh hoạt để hỗ trợ chiến lược môi trường; (18) thực hành tài chế và sau
sản xuất (19) cải thiện trong việc sử dụng năng lượng trên toàn công ty.
21

Kết quả: (20) danh tiếng, hình ảnh và tỷ suất lợi nhuận; (21) khả năng cải thiện cơ
bản về hiệu suất môi trường; (22) sức hấp dẫn đối với người lao động và người tiêu
dùng; (23) khả năng học tập của tổ chức về những vấn đề của cải tiến sinh thái.
Tương tự như vậy, Bossle MB & ctg (2016) tổng hợp từ nghiên cứu trước đó cũng
đã đề xuất mô hình nghiên cứu lý giải các yếu tố chấp nhận cải tiến sinh thái. Các yếu
tố này gồm 3 dạng:
Yếu tố bên ngoài, bao gồm các yếu tố (1) sức ép từ quy định, nói về các chuẩn
mực từ chính phủ mà nếu không tuân thủ, các doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều tiền
(2) sức ép chuẩn mực: các vấn đề về hợp pháp, quy chuẩn: tổ chức so sánh với những
doanh nghiệp trong ngành và cố gắng hành xử với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn phổ biến
trong lĩnh vực hoạt động; (3) doanh nghiệp trong tổng thể các mối quan hệ: nhà cung
cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh; tư vấn; trường đại học; tổ chức nghiên cứu triển
khai; trung tâm khoa học công nghệ; (4) Khách hàng tiềm năng của mở rộng thị trường
là động lực để công ty đầu tư vào cải tiến sinh thái; (5) công nghệ: đặc điểm của công
nghệ môi trường tại các cấp độ ngành công nghiệp khác nhau; (6) Quy định của Chính
phủ: Chính phủ bắt buộc phải phát triển các chiến dịch mới nhằm tăng cường nhận thức
về môi trường.
Các yếu tố bên trong: (7) sự hiệu quả: việc nâng cao hiệu quả từ áp dụng các hoạt
động TTX của doanh nghiệp; (8) đáp ứng các tiêu chuẩn: như ISO 14001, bao gồm đáp
ứng cả hệ thống Quản lý môi trường; (9) chú trọng đến quản lý môi trường: lãnh đạo
đóng vai trò quan trọng của việc áp dụng cải tiến sinh thái trong việc gắn kết giữa cải
tiến với phát triển bền vững trong chiến lược của doanh nghiệp; (10) Văn hoá môi
trường: Hàm ý các quy định, mang tính biểu tượng về môi trường, quản lý và cải tiến
về môi trường trong đó giải thích rõ và hướng dẫn hành vi, ý thức của các thành viên;
(11) Vốn (năng lực) môi trường: Khả năng mà một công ty có thể tích hợp, phối hợp,
xây dựng và điều chỉnh nguồn lực của mình để phù hợp với việc quản lý và cải tiến môi
trường; (12) Nguồn nhân lực: Nhân viên tham gia vào cải tiến và đào tạo, doanh nghiệp
có thể tin tưởng vào các nhân viên chất lượng cao; (13) Hiệu suất được đo lường bằng
các tiêu chí: 1. Tăng trưởng bán hàng; 2. Thị phần; 3. Lợi tức đầu tư;
Ngoài ra cũng có các biến kiểm soát bao gồm: (14) quy mô doanh nghiệp: đặc tính
cấu trúc của doanh nghiệp mà thúc đẩy các cải tiến xanh; (16) tài chính công: có ý nghĩa
quan trọng trong việc thúc đẩy cải tiến sinh thái bởi đào tạo và trợ cấp; (17) lĩnh vực
22

hoạt động của doanh nghiệp: ảnh hưởng của các ngành theo mức độ tác động tới môi
trường.
Như vậy, dù tiếp cận ở góc độ nào nhưng theo tác giả, những hoạt động TTX ngày
càng được quan tâm từ phía doanh nghiệp, bởi giúp tạo ra danh tiếng, thể hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hơn nữa cũng thể hiện tính hiệu quả khi đã góp phần
tăng doanh thu, lợi nhuận. Chính vì vậy, để tiến hành triển khai các hoạt động này, bên
cạnh các yếu tố bên ngoài bao gồm sức ép của các bên hữu quan, cũng sẽ có những yếu
tố bên trong, bao gồm nhận thức từ phía chủ doanh nghiệp, sự tham gia của người lao
động, cho đến việc đánh giá các yếu tố nguồn lực (lao động, công nghệ). Ngoài ra, các
yếu tố kiểm soát cần phải kể đến đó là loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và
quy mô hoạt động cũng như khả năng tham gia vào chuỗi toàn cầu (thông qua năng lực
xuất nhập khẩu).
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ vĩ mô
Ở góc độ tổng thể nền kinh tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong
phát triển nền kinh tế tại Việt Nam. Mô hình hiện tại không hiệu quả mà còn gây tổn
thất nhiều đến các nguồn lực. Những hạn chế trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam
có thể kể đến: tăng trưởng nhanh nhưng hiệu quả thấp, cấu trúc tăng trưởng thiếu bền
vững, tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào vốn
đầu tư và khai thác quá mức nguồn tài nguyên hoặc “nhờ vào gia công” mang tính cạnh
tranh thấp (Nguyễn Văn Luân, 2014).
Phạm Hồng Mạnh (2014) khẳng định trong giai đoạn 1985-201, trong nền kinh tế
Việt Nam, có mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người với lượng khí thải CO2
với mức ý nghĩa lên đến 95,2%. Điều này chứng minh với các quốc gia đang phát triển
như Việt Nam, mô hình tăng trưởng hiện giờ đang tạo ra sức ép lớn đến môi trường.
Cũng tương tự như vậy, nghiên cứu của CIEM (2012), VICEM (2017); Trần Đình Thiên
&ctg (2011), Nguyễn Thị Tuệ Anh &ctg (2014), Nguyễn Tiến Dũng &ctg (2016) cũng
đã chỉ ra những hạn chế trong tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Bên cạnh những vấn đề
về sử dụng không hiệu quả nguồn lực, đó là việc gây sức ép lớn lên môi trường, cụ thể:
(1) chủ yếu dựa vào gia tăng vốn đầu tư, nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại thấp; (2) gây
tiêu hao nhiều năng lượng và gia tăng nhanh lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường;
(3) chất lượng lao động không tăng mà còn có xu hướng tụt hậu so với các quốc gia
23

khác; (4) năng lực cạnh tranh của chúng ta mặc dù có ổn định và cải thiện nhưng còn
thấp và cách xa so với các nước trong khu vực; (5) trình độ khoa học, công nghệ của
Việt Nam còn ở mức thấp; (6) quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chứa đựng yếu tố
không bền vững.
Xem xét từ góc độ vai trò của công nghệ đối với tăng trưởng, VICEM (2017) cũng
đưa ra những hạn chế đối với nền kinh tế của Việt Nam đó là: (1) tốc độ tăng năng suất
lao động của toàn nền kinh tế vẫn chậm được cải thiện và dựa nhiều vào ngành thâm
dụng vốn; (2) đóng góp của TFP vẫn còn rất thấp. Các nhân tố tác động lên tốc độ tăng
trưởng chủ yếu từ vốn. Trong giai đoạn 2011-2015, việc cải thiện TFP chủ yếu từ việc
thực hiện một số chính sách, giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, lấy lại niềm tin cho thị
trường và do đó tiếp tục huy động được vốn và lao động, nhưng bản chất đóng góp công
nghệ và quản lý vẫn còn rất thấp; (3) đóng góp của KHCN đối với nền kinh tế còn khiêm
tốn: mức độ sẵn sàng công nghệ, đổi mới công nghệ thấp. Ngoài ra, tổng chi quốc gia
cho nghiên cứu và phát triển, chi cho nghiên cứu phát triển doanh nghiệp ở mức thấp so
với khu vực và thế giới… Chính vì vậy vậy chuyển đổi mô hình theo hướng sáng tạo và
đổi mới công nghệ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế của nước
ta.
Chính vì những lý do như trên, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong quá
trình hiện nay là một nhu cầu bắt buộc với mục tiêu: khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô,
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, duy trì tăng trưởng cao một cách
bền vững để thoải khỏi bẫy thu nhập trung bình. Trong các mục tiêu này, giảm sức ép
lên môi trường cùng với tăng hiệu quả của nền kinh tế đang là một trong những vấn đề
quan trọng cần được giải quyết. Từ đó, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện tại
theo hướng xanh hơn đang là nhu cầu cấp thiết. Khái niệm tăng trưởng xanh được nhiều
tác giả tiếp cận và coi đây là bước chuyển tiếp quan trọng để hướng tới sự phát triển bền
vững của nền kinh tế. Nội hàm của nó được diễn đạt nhiều góc độ khác nhau, nhưng cơ
bản bao gồm: (1) thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu
biến đổi khí hậu; (2) hướng tới tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng
cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ; (3) nền kinh tế tăng trưởng
bền vững, xoá đói giảm nghèo và phát triển công bằng. Bên cạnh 3 nội hàm này, theo
Phạm Thị Ngọc Trầm (2013), tăng trưởng xanh không phải là khái niệm thay thế cho
phát triển bền vững mà là bước chuyển tiếp, từ việc sử dụng mô hình tăng trưởng theo
24

chiều rộng với việc sử dụng nhiều yếu tố đầu vào để gia tăng sản lượng đầu ra, sang mô
hình tăng trưởng theo chiều sâu nhưng kèm theo chú trọng tới giảm sức ép lên môi
trường. Nền tảng của tăng trưởng xanh bắt nguồn từ nâng cao ý thức và dựa trên những
cải tiến gắn chặt chẽ với hạn chế tác động tới môi trường. Chính phủ (2012) đã ban hành
chiến lược tăng trưởng xanh với mục tiêu: chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng tới
tăng trưởng xanh, với nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu
hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp
thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế –
xã hội.
Tuy nhiên, việc định hướng theo tăng trưởng xanh không phải đơn giản vì chúng
ta còn phải đối diện với nhiều thách thức từ: (1) nhận thức chưa nhất quán, chú trọng
vào lợi ích trước mắt mà quên đi phát triển trong dài hạn; (2) trình độ công nghệ thấp,
lạc hậu, năng lực đổi mới thấp và nguồn tài chính có hạn. Bên cạnh đó là chi đầu tư cải
tiến công nghệ còn hạn chế; (3) thị trường năng lượng vận hành chưa hiệu quả nên chưa
tạo động lực thay đổi công nghệ của một số ngành có tiêu thụ năng lượng lớn; (4) việc
chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm, khả năng phối hợp giữa các cơ quan, ban,
ngành chưa hiệu quả.
Một số tác giả cũng đã tìm hiểu chính sách, mô hình và kinh nghiệm tái cấu trúc
nền kinh tế. Nguyễn Huy Hoàng (2015) đã tổng hợp khung lý thuyết về tăng trưởng
xanh tìm hiểu thực tiễn chính sách tăng trưởng xanh tại một số quốc gia thuộc khu vực
ASEAN (bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan) để từ đó đề xuất một số
định hướng ưu tiên để thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam bao gồm: (1) xây dựng
hệ thống sản xuất và tiêu dùng bền vững; (2) xanh hoá môi trường kinh doanh và thị
trường; (3) xây dựng các khu sinh thái công nghiệp; (4) xây dựng cơ sở hạ tầng bền
vững; (5) áp dụng thuế xanh; (6) đầu tư vào vốn tự nhiên và (7) các giải pháp khác: xây
dựng hoàn thiện thể chế, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước; làm tốt công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp người dân…
Như vậy, từ góc độ vĩ mô, nhiều nhà khoa học đã thống nhất việc chuyển đổi mô
hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay là vấn đề cấp thiết. Tăng trưởng xanh là bước
chuyển tiếp quan trọng với mục tiêu giảm tác động tiêu cực tới môi trường bằng việc
ứng dụng công nghệ hiện đại, gắn với đổi mới về sinh thái hướng tới chất lượng tăng
trưởng, hao tốn ít năng lượng. Đây là xu hướng tất yếu mà không chỉ Việt Nam mà các
25

nước trong khu vực đang thực hiện. Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia… đang
tiến hành đổi mới và mô hình của họ cũng đã tạo ra nhiều bài học kinh nghiệm cho quá
trình tăng trưởng cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
1.2.2. Tiếp cận từ góc độ vi mô của doanh nghiệp
Các nghiên cứu liên quan đến hành vi của doanh nghiệp theo định hướng tăng
trưởng xanh còn khá hạn chế, các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo hướng hành vi của
cá nhân, hoặc của ngành công nghiệp. Tiêu biểu trong số này có các hướng nghiên cứu
sau:
1.2.2.1. Các nghiên cứu tiếp cận về tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh của
doanh nghiệp
Theo xu hướng chung, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã, đang chuyển hướng
theo mô hình tăng trưởng mà nhấn mạnh hơn đến sự phát triển bền vững thông qua nhiều
hoạt động khác nhau: trách nhiệm môi trường, xã hội, quảng bá các chương trình truyền
thông nhằm thúc đẩy ý thức về môi trường của người dân… Hội đồng phát triển bền
vững doanh nghiệp Việt Nam được thành lập từ năm 2010 nhằm phát huy vai trò tích
cực và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện Chiến lược phát triển
bền vững tại Việt Nam. Cùng với phòng Công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI),
Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam đã ban hành Bộ chỉ tiêu
doanh nghiệp bền vững. Bộ chỉ tiêu này gồm: (1) phần 1: tổng quan về doanh nghiệp;
(2) phần 2: tình hình thực hiện phát triển bền vững tại doanh nghiệp, chia thành 3 nội
dung, bao gồm:
A. Kinh tế thể hiện ở 3 nội dung: sản xuất bền vững, tiêu dùng bền vững và đảm
bảo sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng;
B. Môi trường thể hiện ở sự tuân thủ pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường,
phòng ngừa ô nhiễm, khắc phục các sự cố, cải thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên,
ứng phó với với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cũng có các chỉ tiêu cụ thể về bảo vệ các
nguồn tài nguyên: rừng, đa dạng sinh học; đất; nước; môi trường không khí, bụi, tiếng
ồn, độ rung; khoáng sản; tài nguyên môi trường biển;
C. Xã hội, lao động và quyền con người.
Với tổng cộng 151 tiêu chí, bộ tiêu chí này đã đánh giá tổng thể hoạt động của
doanh nghiệp trong các lĩnh vực nói chung và đánh giá hoạt động tăng trưởng bền vững.
26

Việc đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tăng trưởng xanh ở góc độ
doanh nghiệp cũng đã được nghiên cứu và triển khai ở một số địa phương. Bình Dương
đã xây dựng quy định tiêu chí đánh giá, phân hạng các doanh nghiệp và xây dựng Sách
xanh tỉnh Bình Dương (kèm theo số 05/2018/QĐ-UBND, ngày 06 tháng 3 năm 2018
của Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Bình Dương) về việc quy định tiêu chí đánh giá, phân hạng
các doanh nghiệp và xây dựng Sách Xanh tỉnh Bình Dương. Hệ tiêu chí này gồm 2 tiêu
chí chính và điểm thưởng trên tổng điểm là 100. Tiêu chí 1 dựa trên việc đánh giá, tuân
thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường và công tác vệ sinh công nghiệp (50 điểm: có
kết quả đo đạc, phân tích của tất cả các nguồn thải đều đạt tiêu chuẩn quy định trước khi
thải ra môi trường; và thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp). Tiêu chí 2 dựa trên
việc đánh giá tuân thủ về hồ sơ quản lý môi trường và các vấn đề có liên quan. Điểm
thưởng dựa trên doanh nghiệp có các chứng chỉ, và giải thưởng về môi trường và tham
gia hoạt động bảo vệ môi trường, phục vụ cộng đồng.
Gần hơn về tiêu chí đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, Uỷ
Ban nhân dân tỉnh Bình Định (2013) đã ban hành quy định về tiêu chí và thang điểm
phân hạng doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và khu kinh tế Nhơn Hội theo hướng
doanh nghiệp xanh. Hệ tiêu chí này cũng gồm 3 tiêu chí lớn với tổng điểm 100, bao
gồm:
(1) tiêu chí 1: đánh giá tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, tổng điểm là 20;
(2) tiêu chí 2: đánh giá tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường hiện hành;
tổng điểm là 30;
(3) tiêu chí 3: đánh giá tuân thủ về hồ sơ quản lý môi trường và các vấn đề khác
có liên quan, tổng điểm là 50.
Về mặt hình thức, các tiêu chí này chỉ phản ánh một mặt về các quy định quản lý
môi trường, chứ chưa thể hiện được nội hàm gắn kết giữa tăng trưởng và bảo vệ môi
trường theo như cách tiếp cận về cải tiến sinh thái hay sản xuất bền vững.
Các nhà khoa học cũng rất quan tâm đến vấn đề này, cụ thể Hồ Công Hoà (2016),
đã xây dựng đánh giá hành động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp, còn gọi là chỉ số
GEI (Green Enterprise Index: chỉ số doanh nghiệp xanh). Hệ thống các tiêu chí này bao
gồm các nhóm chính:
(1) nhận thức và hành động của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường (gồm 11 chỉ
tiêu);
27

(2) hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp theo hướng xanh (gồm 9 chỉ
tiêu);
(3) tiêu dùng năng lượng hiệu quả (gồm 7 chỉ tiêu);
(4) chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng sản phẩm xanh, tiết kiệm và thân thiện
với môi trường (gồm 3 chỉ tiêu thành phần).
Bên cạnh các chỉ tiêu định tính còn có các chỉ tiêu định lượng, đây là hệ thống chỉ
số tương đối đầy đủ, tuy nhiên, còn một số vấn đề liên quan đến sử dụng nguồn lực cũng
như nhân lực đào tạo hướng đến tăng trưởng xanh, chỉ số này chưa phản ánh được.
1.2.2.2. Các nghiên cứu tiếp cận về hoạt động hướng đến tăng trưởng xanh ở
góc độ doanh nghiệp
Các nghiên cứu thường tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau thông qua phương pháp
nghiên cứu điển hình, hoặc định lượng. Trong nghiên cứu của Bùi Đức Hùng (2016),
hoạt động TTX của doanh nghiệp được thể hiện qua các điển hình cụ thể như: công ty
Doosan Việt Nam đã áp dụng các phương pháp kỹ thuật như hoá rắn, thiêu đốt, tái chế,
chôn lấp chất thải. Tương tự như vậy, công ty cổ phần FOCOCEV đã thực hiện thông
qua nhiều giải pháp tiêu biểu về kỹ thuật để một mặt nâng cao hiệu quả kinh tế, mặt
khác cũng giảm tác động tới môi trường như: sửa chữa các vị trí dò hơi, bảo dưỡng ống
hơi và thiết bị nhiệt, kiểm soát chất lượng than và chế độ cháy của lò, lắp đặt đồng hồ
kiểm soát lượng nước….
Các hoạt động này nằm trong hệ thống cải tiến của doanh nghiệp từ cấp độ nhỏ
như cải tiến quy trình, đến mức cao hơn ở cấp độ xã hội, thể chế. Việc phân loại các
hoạt động này có thể tiếp cận từ góc độ quy trình sản xuất của doanh nghiệp từ đầu vào
đến đầu ra sản phẩm, hoặc thực hiện các cải tiến công nghệ gắn liền với môi trường.
Tiếp cận từ góc độ công nghệ, báo cáo của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW,
Tổng cục Thống kê, và Trường Đại học Copenhagen (2014) đã tổng hợp 22 tiêu chí
phản ánh đổi mới, sáng tạo công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp. Báo cáo đã thể hiện rõ
quan điểm coi công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập mới. Nghiên cứu đã chỉ ra, nguồn
công nghệ từ đổi mới bao gồm: nghiên cứu, cải tiến và điều chỉnh. Cụ thể, kết quả nghiên
cứu cho thấy đánh giá của doanh nghiệp: tính mới của sản phẩm nghiên cứu 53,2% so
với thị trường, 42,9% mới với doanh nghiệp và chỉ chỉ có 4% là mới so với thế giới.
Nguồn vốn hỗ trợ cho nghiên cứu chủ yếu từ vốn chủ sở hữu (86,4%) và tín dụng
28

(10,2%), vốn nhà nước và đầu tư mạo hiểm chiếm tỷ lệ rất nhỏ (vốn nhà nước: 3% và
0,4% là từ vốn đầu tư mạo hiểm). Có 90% doanh nghiệp khảo sát không thực hiện chiến
lược công nghệ, chỉ có 1% doanh nghiệp thực hiện cả cải tiến và nghiên cứu (trên tổng
số mẫu 8010 doanh nghiệp khảo sát) điều này cho thấy mức độ nhận thức và tiến hành
thực hiện cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp tại Việt Nam còn rất hạn chế.
Tương tự kết quả này, nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ &ctg (2013) chỉ ra các cấp
của đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp bao gồm: đưa ra sản phẩm mới hoặc cải tiến chất
lượng sản phẩm hiện có; đưa ra phương pháp sản xuất mới; phát triển thị trường mới;
phát triển nguồn cung ứng mới và đổi mới tổ chức. Kết quả nghiên cứu từ 583 mẫu đã
chỉ ra doanh nghiệp Việt Nam chú trọng hình thức dự án để quản trị đổi mới sáng tạo,
tuy nhiên doanh thu từ đổi mới sáng tạo thấp. Có đến 56% lãnh đạo doanh nghiệp cho
rằng, nhân viên của mình không sáng tạo và kết quả đầu tư vào nhân lực cũng ở mức
thấp (dưới 100 triệu đồng trong năm chiếm tới 47% tổng số mẫu được khảo sát). Phạm
Đức Chính (2017a), tiếp cận từ góc độ khác biệt sản phẩm để chỉ ra rằng đây sẽ là yếu
tố quan trọng, độc đáo để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường.
Tiếp cận từ góc độ phát triển công nghiệp của vùng, khu vực, Nguyễn Trọng Hoài
&ctg (2014c) đã đánh giá hiện trạng công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
theo tiếp cận tăng trưởng xanh, đồng thời đánh giá những chính sách của Nhà nước hỗ
trợ cho tiếp cận tăng trưởng xanh trong công nghiệp. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ bộ
khảo sát dành cho đối tượng doanh nghiệp năm 2010 của Tổng cục thống kê, cho thấy
doanh nghiệp ĐBSCL đầu tư thiết bị vật chất lẫn nhân lực cho họat động bảo vệ môi
trường còn tương đối thấp. Tuy nhiên doanh nghiệp thuộc những nhóm ngành quan
trọng của ĐBSCL như chế biến thực phẩm – đặc biệt là chế biến thủy sản, chế biến dược
liệu, sản xuất hóa chất… đều có đầu tư đáng kể cho họat động bảo vệ môi trường. Các
chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển công nghiệp theo hướng thân thiện với môi
trường khá đa dạng và bao quát. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng các chính sách này
còn chưa đạt được mức độ cụ thể và còn chồng chéo.
Tiếp cận từ góc độ các yếu tố tác động đến hành vi của cá nhân, Nguyễn Trọng
Hoài (2014a) và (2014b) đã phân tích những yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng
xanh của người dân từ khảo sát thể hiện bằng những hoạt động cụ thể: tiết kiệm điện,
nước. Nghiên cứu đã chỉ ra, tăng trưởng xanh đã là xu hướng được quan tâm từ phía
người dân, đặc biệt là người dân tại khu vực thành thị. Kết quả nghiên cứu có một điểm
29

đáng lưu ý đó là thu nhập lại có tỷ lệ nghịch với hành vi tiết kiệm điện, nhưng học vấn,
sự quan tâm về môi trường lại có mối quan hệ cùng biến với hành vi tiết kiệm điện.
Tiếp theo đó, Nguyễn Trọng Hoài (2016), tìm hiểu những hoạt động hướng đến
tăng trưởng xanh của người dân tại các đô thị Việt Nam thông qua khảo sát ở Thành phố
Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Nghiên cứu đã xây dựng khung phân tích, điều chỉnh hành
vi người dân hướng đến tăng trưởng xanh ở các đô thị Việt Nam. Từ đó thông qua khảo
sát, tác giả đánh giá nhận thức và mức độ xanh trong hành vi tiêu dùng của người dân
dưới nhiều góc độ: tiêu dùng năng lượng; xử lý chất thải sinh hoạt; sử dụng phương tiện
giao thông. Cuối cùng nghiên cứu đã đề xuất các chính sách điều chỉnh hành vi của
người dân hướng đến tăng trưởng xanh của họ trong thời gian tới.
Hành vi hướng đến tăng trưởng xanh của doanh nghiệp cũng thể hiện trách nhiệm
của doanh nghiệp đối với xã hội. Nghiên cứu theo hướng trách nhiệm xã hội cũng có
khá nhiều công trình nghiên cứu có liên qua. Một số công trình tiêu biểu cần kể đến:
Tác giả Hoàng Cửu Long (2014) đã nghiên cứu tác động của CSR (trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp gồm 4 yếu tố: pháp lý, kinh tế, đạo đức và nhân văn) và MO (định
hướng thị trường gồm 3 thành phần: định hướng khách hàng, định hướng cạnh tranh và
sự phối hợp giữa các bộ phân chức năng) tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt
Nam. Với việc lấy mẫu là 256 người là chủ sở hữu, quản lý cấp cao và giám đốc điều
hành trong các doanh nghiệp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có mối liên hệ tích cực giữa CSR và MO tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu này gợi ý các nhà quản lý doanh nghiệp cần thấy rõ tầm quan trọng
của CSR để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1.2.2.3. Các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ khu công nghiệp, hay công nghiệp
sinh thái
Nghiên cứu của Dwight H Perkins &ctg (2010) phân tích các chính sách công
nghiệp của Việt Nam, việc ảnh hưởng của các chính sách công nghiệp tới sự phát triển
của các ngành, lĩnh vực công nghiệp. Từ đó nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết phải thay
đổi và hoàn thiện các chính sách công nghiệp tại Việt Nam ở môi trường cạnh tranh,
tiếp tục mở cửa để thúc đẩy kinh tế tư nhân và khu vực FDI, cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước.
Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002) đã giới thiệu các kinh nghiệm quản
lý các khu công nghiệp, khu chế xuất của nước ngoài, đánh giá những mặt tốt và hạn
30

chế của mô hình quản lý hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Trên cơ sở này, nghiên cứu
đề xuất một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các khu công
nghiệp, khu chế xuất trong thời gian tiếp theo.
Nghiên cứu của Trần Văn Tùng (2005) đã trình bày các quan hệ giữa công nghiệp
hóa, phát triển bền vững và sức khỏe cộng đồng ở cả 2 khía cạnh: lý thuyết và bằng
chứng thực nghiệm về thảm họa môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng ở
một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả điều tra đánh giá khái quát về thực
trạng công nghệ, thái độ của doanh nghiệp đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường, mức
độ ô nhiễm môi trường và phân tích các nguyên nhân tổ thất và giải pháp khắc phục ô
nhiễm môi trường.
Nghiên cứu của Trương Thị Minh Sâm (2004) đã đánh giá tình trạng ô nhiễm môi
trường ở các khu công nghiệp và khu chế xuất tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trên cơ sở này, tác giả đã đưa ra những thách thức đặt ra đối với công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với vấn đề này ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc Vùng.
Ngoài ra, Lê Hồng Yên (1996) đã đề xuất các kiến nghị liên quan đến phát triển
các khu công nghiệp, khu chế xuất: (1) xem xét điều chỉnh chính sách về thuế, đảm bảo
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phải được hưởng ưu đãi nhiều hơn so với đầu
tư bên ngoài, nhất là đối với những địa bàn có kinh tế – xã hội khó khăn; (2) ban hành
các quy định đầy đủ, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền hoạt động và quyền
hạn của Ban Quản lý theo hướng phân cấp, ủy quyền mạnh hơn và chuyển dần từ cơ chế
ủy quyền sang cơ chế phân cấp trực tiếp.
Lê Văn Thới (2013), Lê Thế Giới (2008) đã tập trung luận giải các vấn đề về quan
điểm phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, định hướng và những điểm cần đổi
mới về chính sách phát triển các khu công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp trong khu công nghiệp, nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hồng (2002) đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về những khó khăn mà doanh nghiệp
Việt Năm gặp phải trong quá trình hội nhập và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý khu công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp tại Bình Dương.
31

Phạm Đức Chính &ctg (2017) nghiên cứu tác động của các khu công nghiệp đến
tăng trưởng xanh ở Long An. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 6 yếu tố ảnh hưởng đến
TTX ở Tỉnh Long An do khu công nghiệp tạo ra. Trong đó yếu tố tác động lớn nhất là
kinh tế, việc làm và môi trường. Sau đó mới đến xã hội, cơ chế chính sách và cuối cùng
là các bên hữu quan…
Vũ Tuấn Anh (2015) tiếp cận tăng trưởng xanh từ góc độ sản xuất. Tác giả đã tìm
hiểu mô hình tăng trưởng xanh ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil,
Cộng hoà Liên Bang Đức. Hệ thống các tiêu chí, đánh giá tăng trưởng xanh dựa trên các
nhóm tiêu chí tiếp cận từ bộ chỉ tiêu của OECD (2011) bao gồm:
(1) Bối cảnh kinh tế – xã hội và đặc điểm của sự tăng trưởng;
(2) Hiệu suất môi trường, tài nguyên;
(3) Vốn tự nhiên cơ bản;
(4) Chất lượng môi trường sống;
(5) Cơ hội kinh tế và chính sách ứng phó;
(6) Quy định và phương pháp tiếp cận quản lý;
(6) Đào tạo và phát triển kỹ năng.
Song song với đó Chương trình Liên hợp quốc (UNEP) dựa trên các lĩnh vực về
(1) môi trường; (2) chính sách; (3) phúc lợi và công bằng và bộ chỉ tiêu tăng trưởng
xanh của Diễn đàn tri thức tăng trưởng xanh (GGKP) trên 5 nhóm chỉ tiêu:
(1) tài nguyên thiên nhiên;
(2) cường độ/ hiệu quả tài nguyên, môi trường;
(3) chất lượng môi trường sống;
(4) chính sách và cơ hội kinh tế;
(5) bối cảnh về kinh tế – xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm từ thế giới và các chỉ tiêu được rút ra,
tác giả đã đánh giá hoạt động sản xuất của Việt Nam theo 4 ngành: (1) năng lượng; (2)
công nghiệp chế biến; (3) khai thác khoáng sản và (4) nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Từ
đó nghiên cứu đưa ra những triển vọng và thách thức và hệ thống 8 giải pháp thúc đẩy
quá trình xanh hoá sản xuất tại Việt Nam.
32

1.3. Khái quát chung về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài và
khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thứ nhất, theo các nhà nghiên cứu, tăng trưởng xanh đến thời điểm hiện nay đã
trở thành một vấn đề thật sự cần thiết. Mô hình tăng trưởng nâu, với việc sử dụng nhiều
nguồn tài nguyên, đã tác động tiêu cực tới sự tăng trưởng bền vững. Do vậy, vấn đề đối
với quốc gia nói chung, hay các quốc gia đang phát triển đó là, cần hướng tới chất lượng,
sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, không thể ngay lập tức đẩy mạnh phát triển bền vững
mà cần trải qua những bước đi, giai đoạn cụ thể. Trong đó, tăng trưởng xanh là bước
chuyển tiếp quan trọng, quá trình này hướng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
và các giảm thiểu tác động tới môi trường.
Thứ hai, mặc dù có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau, nhưng các nhà
nghiên cứu thống nhất, tăng trưởng xanh là quá trình chuyển tiếp quan trọng từ tăng
trưởng theo phương thức truyền thống đến phương thức mà, tài nguyên, môi trường
cũng được tính như một yếu tố đầu vào quan trọng. Do vậy, cần phải xem xét để sử dụng
hiệu quả nguồn lực này, qua đó phải thay đổi phương thức sản xuất, thói quen, hành vi
của các đối tượng trong nền kinh tế.
Thứ ba, các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế của các quốc gia. Họ vừa là tác nhân giúp tăng trưởng, nhưng cũng là tác nhân
gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường. Do vậy, để có thể định hướng, chuyển
tiếp sang phương thức sản xuất mới, đỏi hỏi cần phải có những chính sách và hình thành
sức ép của các bên hữu quan để doanh nghiệp có thể chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Thứ tư, tăng trưởng xanh từ góc độ doanh nghiệp có thể tiếp cận ở 2 góc độ phổ
biến hiện nay: (1) cải tiến sinh thái; (2) sản xuất bền vững. Qua đó, để thực hiện thành
công việc chuyển đổi mô hình theo hướng xanh hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải triển
khai các hoạt động cụ thể (hoạt động xanh, hay hoạt động tăng trưởng xanh). Các hoạt
động này một phần giúp tăng cường hiệu quả, năng suất, nhưng đồng thời sẽ góp phần
giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Thứ năm, có nhiều cách giải thích việc các doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh. Bên cạnh các yếu tố thuộc về đặc tính của
doanh nghiệp thì cần phải kể đến sức ép từ phía các bên hữu quan. Điều này được giải
thích từ bản chất của doanh nghiệp đó là cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu
33

cầu của khách hàng, do vậy họ cũng chịu sức ép từ nhiều bên: Chính phủ; khách hàng;
các tổ chức tài chính; tổ chức địa phương.
Thứ sáu, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh tiếp cận từ góc độ doanh
nghiệp không phải là điều đơn giản bởi vì rất nhiều lý do khác nhau. Có thể xuất phát
từ những khó khăn trong nội bộ doanh nghiệp, cũng có thể từ góc độ bên ngoài như
hành vi của khách hàng, tiếp cận vốn … Do vậy, cần có sự tác động, hỗ trợ từ Chính
phủ, cũng như sự thống nhất từ các tác nhân liên quan để góp phần thúc đẩy các hoạt
động tăng trưởng xanh từ góc độ doanh nghiệp.
1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu về tăng trưởng xanh đã là xu hướng nghiên cứu khá phổ biến
ở quốc tế. Ngoài góc độ vĩ mô, ở góc độ vi mô của doanh nghiệp, phổ biến hiện nay
thường tập trung theo góc độ cải tiến sinh thái hay sản xuất bền vững. Ở trong nước,
thường chỉ tập trung ở góc độ vĩ mô, tổng thể nền kinh tế. Nghiên cứu vi mô thường chỉ
tiếp cận ở góc độ ngành, khu công nghiệp hoặc cá nhân. Từ góc độ doanh nghiệp, các
nghiên cứu thường tiếp cận từ trách nhiệm xã hội, sản xuất sạch hơn. Các nghiên cứu
chỉ ra thực trạng và lý giải nguyên nhân còn rất hạn chế.
Thứ hai, tăng trưởng xanh doanh nghiệp thường được tiếp cận từ các góc độ: (1)
sản xuất bền vững; (2) cải tiến sinh thái; (3) trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển
đổi sang mô hình doanh nghiệp xanh cần được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể. Các
hoạt động này cần thể hiện được nội hàm chung, đó là kết hợp được giữa nâng cao năng
suất, tăng cường hiệu quả nhưng lại giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Việc
thống nhất nội hàm các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp cần có sự tiếp cận
tổng thể. Hiện nay, việc tiếp cận chủ yếu dưới góc độ riêng lẻ, thiếu những nghiên cứu
dưới góc độ tổng thể như vậy.
Thứ ba, từ góc độ các khu công nghiệp nói chung và các khu công nghiệp tại Đồng
Nai cũng có khá nhiều nghiên cứu. Những nghiên cứu này thường hướng đến cải thiện
môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, hoặc xa hơn có 1 số nghiên cứu đề cập đến phát
triển các khu công nghiệp sinh thái. Tiếp cận từ góc độ xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh
giá tăng trưởng xanh của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
cần phải có những nghiên cứu sâu và cụ thể hơn.
Thứ tư, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu hay chỉ ra các hoạt động tăng trưởng xanh
(hoạt động xanh) thường được tiếp cận dưới nhiều góc độ. Ở phạm vi quốc tế, thường ở
34

góc độ cải tiến sinh thái với sự kết hợp của hệ thống 4 chỉ tiêu thành phần, phản ánh
phạm vi tác động: vi mô, trung gian, vĩ mô. Trong nước, hệ thống chỉ tiêu thường tiếp
cận tới việc tuân thủ quy định về môi trường, mà thiếu đi sự tiếp cận ở góc độ bản chất
của tăng trưởng xanh đó là nâng cao năng suất, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Thứ năm, các nghiên cứu quốc tế đã hệ thống hóa và lý giải nguyên nhân các doanh
nghiệp ứng dụng cải tiến sinh thái vào thực tiễn hoạt động. Cách lý giải này xuất phát
từ bản chất doanh nghiệp, kết hợp với sức ép từ các bên hữu quan. Ở trong nước, đây là
một chủ đề chưa có nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, hầu như các chỉ tiếp cận
dưới góc độ lý giải hành vi cá nhân, ngành hay tổng thể nền kinh tế. Để chỉ ra các yếu
tố này thường tiếp cận ở phương pháp định tính, thông qua các điển hình cụ thể. Một số
nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, với biến phụ thuộc là các hoạt động tăng
trưởng xanh triển khai với đặc thù của doanh nghiệp từ dữ liệu thứ cấp. Việc triển khai
đánh giá từ phía doanh nghiệp từ sức ép của các bên liên quan còn hạn chế.
Thứ sáu, ở phạm vi nghiên cứu cụ thể ở các khu công nghiệp Đồng Nai, các nghiên
cứu thường tiếp cận ở góc độ phát triển bền vững các khu công nghiệp, các vấn đề về
thu hút đầu tư, và mới hơn là cơ hội hình thành khu công nghiệp sinh thái. Chưa có
nghiên cứu thực hiện dưới góc độ xây dựng hệ thống tiêu chí đặc thù để đánh giá tăng
trưởng xanh thông qua các hoạt động triển khai, hay lý giải nguyên nhân dẫn đến thực
trạng này. Việc hệ thống hóa và chỉ ra những rào cản, khó khăn khi doanh nghiệp chuyển
tiếp qua mô hình này tại Việt Nam, đặc biệt là các khu công nghiệp còn chưa có.
Như vậy, tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó, tác giả nhận thấy trên thế giới tiếp
cận hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau như:
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sản xuất bền vững hay cải tiến sinh thái. Tại Việt
Nam khái niệm về tăng trưởng xanh còn khá mới, các tác giả thường tiếp cận theo những
góc độ về trách nhiệm xã hội, hay hành vi của cá nhân. Tại các khu công nghiệp, thông
thường lại tiếp cận từ góc độ phát triển bền vững, khu công nghiệp sinh thái, hoặc hút
đầu tư, tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp, cụ thể để về tăng trưởng xanh hầu như chưa có.
Trên cơ sở nhận định này, tác giả tổng hợp cơ sở các lý thuyết về doanh nghiệp,
cải tiến sinh thái và sản xuất bền vững nhằm nhận diện các hoạt động tăng trưởng xanh
của doanh nghiệp. Kế thừa các nghiên cứu trước đó và kết hợp với 4 nhóm lý thuyết,
tác giả xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến hoạt động tăng trưởng xanh của doanh
35

nghiệp. Mô hình này ngoài các yếu tố đặc thù, còn thể hiện sức ép của các bên hữu quan
tới việc triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp. Qua đó, nghiên cứu đã chứng
minh có mối quan hệ giữa việc triển khai hoạt động TTX với sức ép của các bên hữu
quan. Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cũng có tính chất đặc thù, chịu sư quản
lý từ Ban Quản lý KCN, do vậy, ngoài các yếu tố trên, nghiên cứu này cũng muốn xem
xét có sự tác động từ phía Ban Quản lý tới việc triển khai hoạt động TTX của doanh
nghiệp hay không? Đây là một trong những điểm mà chưa có nghiên cứu tiếp cận.
Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của tác giả là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, đây là địa bàn lớn, tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất trên cả nước, tuy
nhiên cũng chưa có nghiên cứu nào tiếp cận theo hướng của tác giả. Do vậy, với các lý
do như trên, chủ đề nghiên cứu của tác giả có sự khác biệt so với những nghiên cứu
trước đây và có đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn.
36

Tóm tắt chương 1
Trong chương này, tác giả đã tổng hợp tình hình nghiên cứu về các chủ đề tăng
trưởng xanh tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Ở góc độ vĩ mô, hầu
hết các nghiên cứu đều tập trung đánh giá và chỉ ra sự cần thiết phải chuyển sang tăng
trưởng xanh, một mô hình chuyển tiếp quan trọng, giúp các nền kinh tế phát triển bền
vững hơn. Việc chuyển đổi mô hình là điều cần thiết, đặc biệt với các quốc gia đang
phát triển, tuy nhiên sự chuyển đổi này không phải là đơn giản bởi vì vấp phải những
khó khăn từ góc độ chính sách, tài chính, hay nhận thức của các bên liên quan. Tiếp cận
ở góc độ vi mô, các nghiên cứu quốc tế thường nghiên cứu tăng trưởng xanh của doanh
nghiệp với các nội dung về: (1) tiêu chí và hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp;
(2) vai trò và những rào cản trong việc ứng dụng tăng trưởng xanh vào hoạt động của
doanh nghiệp và (3) các yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng xanh của doanh
nghiệp. Tương tự như vậy, nghiên cứu về tăng trưởng xanh ở trong nước, thường ở góc
độ: (1) các hoạt động, tiêu chí hướng đến tăng trưởng xanh của doanh nghiệp; (2) nghiên
cứu về khu công nghiệp, khu công nghiệp sinh thái. Mặc dù có nhiều điểm thống nhất
về mặt lý thuyết cũng như nhận thức, tuy nhiên tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu ở góc
độ tăng trưởng xanh còn khá hạn chế, đặc biệt nghiên cứu từ góc độ doanh nghiệp. Tại
địa bàn nghiên cứu là các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, các nhà khoa học thường tiếp
cận dưới góc độ phát triển bền vững khu công nghiệp, hay cơ hội hình thành các khu
công nghiệp sinh thái. Do vậy, việc nghiên cứu tại các khu công nghiệp của địa phương
cụ thể có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đây sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất khung nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu tại chương tiếp theo.
37

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH TIẾP CẬN TỪ
GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP

Tăng trưởng xanh đã được nghiên cứu khá nhiều dưới góc độ tổng thể nền kinh tế,
khi các quốc gia ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh, hướng đến sự phát triển bền
vững trong tương lai. Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp, các nghiên cứu còn khá hạn
chế. Hướng tiếp cận về tăng trường xanh thường liên quan đến sản xuất bền vững, hay
cải tiến sinh thái. Trong chương này tác giả sẽ hệ thống cơ sở lý thuyết về tăng trưởng
xanh của doanh nghiệp ở 2 cách tiếp cận phổ biến hiện nay: sản xuất bền vững, hay cải
tiến sinh thái. Mặc dù cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung ở việc thể
hiện qua các hoạt động tăng trưởng xanh cụ thể, nhằm thực hiện mục tiêu giúp doanh
nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững hơn, hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường,
nhưng cũng nâng cao được hiệu quả và năng suất. Nội dung cụ thể của chương nhằm
làm rõ cơ sở lý thuyết về tăng trưởng xanh của doanh nghiệp, các hoạt động tăng trưởng
xanh và lý giải việc doanh nghiệp phải triển khai các hoạt động này dựa trên các kiến
thức kinh tế học.
2.1. Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
Kinh tế xanh (Green economy): theo UNDESA (2012), tổng hợp từ các định nghĩa
của nhiều quốc gia và chỉ ra điểm chung mà một nền kinh tế xanh cần hướng tới đó là
việc giảm các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế tới môi trường và xã hội.
Theo định nghĩa đầy đủ nhất của UNEP (2011): nền kinh tế xanh là nền kinh tế
vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các
nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái. Đó là nền kinh tế ít phát thải các-bon, sử
dụng hiệu quả tài nguyên và đảm bảo công bằng xã hội.
Tăng trưởng xanh (Green growth): là sự kết hợp giữa sử dụng các yếu tố đầu vào
một cách hiệu quả kèm theo hạn chế tác động tới môi trường. Tăng trưởng xanh là cả
một quá trình với sự tham gia đóng góp của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế, từ
người tiêu dùng, nhà sản xuất, Chính phủ và các bên hữu quan (World bank, 2012). Khái
niệm này cũng khá tương đồng với chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của Việt
Nam, trong đó nhấn mạnh 3 nhiệm vụ chiến lược trọng yếu: (1) giảm cường độ phát thải
khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (2) xanh hóa sản
xuất; (3) xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
38

Doanh nghiệp xanh (Green business hay sustainable business): là doanh nghiệp
hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực và có những
hành động cam kết giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường nhằm đạt được mục tiêu
kinh doanh và hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Yếu tố cốt lõi trong
việc thực hiện xanh hóa doanh nghiệp xuất phát từ việc thường xuyên thực hiện phân
tích quy trình, hoạt động sản xuất, tổ chức, kinh doanh nhằm thực hiện các cải tiến nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và giảm thiểu tác động tới môi trường. (Thomsen C.,
2013)
Hoạt động tăng trưởng xanh (Green activities, hoặc green practices): được định
nghĩa như hành vi môi trường của công ty, bao gồm các hoạt động môi trường rộng rãi,
có thể hỗ trợ một công ty trong quá trình ra quyết định và có lợi cho môi trường. Theo
đó, thường có 2 thước đo quan trọng để xác định loại hoạt động tăng trưởng xanh: sản
phẩm và hỗ trợ cho hạ tầng. Có 2 cách tiếp cận phổ biến hiện nay về hoạt động TTX
của doanh nghiệp: (1) sản xuất bền vững và (2) cải tiến sinh thái. (Chin et al, 2016)
Sản xuất bền vững (Sustainable manufacturing): việc tạo ra các hàng hóa và dịch
vụ sử dụng quy trình và hệ thống không gây ô nhiễm, bảo tồn năng lượng và các nguồn
lực tự nhiên, khả thi về mặt kinh tế, an toàn và khỏe mạnh cho công nhân, cộng đồng và
người tiêu dùng, xã hội và bổ ích cho mọi người lao động. (Nasr & Thurston, 2006)
Cải tiến sinh thái (Eco-Innovation): là sự thực thi những cái mới hoặc cải thiện về
sản phẩm (bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ), quy trình sản xuất, phương thức marketing,
cấu trúc của tổ chức và sắp xếp thể chế có chủ đích hoặc không chủ đích nhằm hướng
đến cải thiện môi trường so với những lựa chọn khác. (OECD&Eurostat, 2005).
Các bên hữu quan (stakeholders) của doanh nghiệp: nhóm người có lợi ích hoặc
quan tâm tới quá trình hoặc kết quả của một hoạt động nhất định. Các bên hữu quan có
thể bao gồm người lao động, quản lý, sở hữu/ cổ đông, khách hàng, chính phủ hoặc các
cộng đồng liên quan đến các nguồn lực của doanh nghiệp (Freeman, R.E, 1984).
Kiểm toán môi trường (Environmental Auditing): là công cụ quản lý bao gồm việc
đánh giá một cách hệ thống, lập tài liệu định kỳ và theo đối tượng để xác định công tác
tổ chức, quản lý và công cụ về môi trường đạt kết quả như thế nào nhằm đảm bảo an
toàn về môi trường. (ICC, 1991)
Kiểm toán môi trường nhằm:
– Làm thuận lợi công tác giám sát quản lý môi trường trong thực tế.
39

– Định giá tuân thủ đối với các quy định về môi trường.
Kinh tế tuần hoàn (Circular econmy): là một hệ thống kinh tế được phục hồi hoặc
tái tạo theo ý định và thiết kế. Trong khái niệm này, nó thay thế khái niệm kết thúc vòng
đời bằng việc phục hồi, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng
các hóa chất độc hại và quay trở lại sinh quyển, nhằm mục đích loại bỏ chất thải thông
qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và mô hình kinh doanh (WEF,
2014). Khái niệm nền kinh tế tuần hoàn trong qua đó cũng gần với khái niệm sản xuất
bền vững, nhằm mục tiêu mở rộng quá trình sản xuất, không chỉ dừng lại ở phạm vi khi
sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mà còn được dùng để tái sử dụng, tạo ra vòng đời
khép kín, giảm tối thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
2.2. Tăng trưởng xanh tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp
2.2.1. Tăng trưởng xanh
Sự phát triển nhanh về kinh tế đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã
hội cũng như môi trường. Nhận thức được vấn đề này, có nhiều nhà kinh tế lên tiếng
cảnh báo trước về trình trạng tăng trưởng nhanh tác động đến môi trường, cũng như
cuộc sống của con người. Từ đó, nhiều khái niệm mới được ra đời, nhằm nhấn mạnh
đến sự quan trọng của nguồn lực môi trường đóng góp trong sự tăng trưởng. Khái niệm
phổ biến đã và đang được các nhà kinh tế thống nhất đó là phát triển bền vững trong đó
nhấn mạnh đến khả năng chịu đựng và sự phát triển lâu dài của nền kinh tế. Trong báo
cáo Brundtland (WECD,1987), khái niệm phát triển bền vững được hiểu là phát triển
đáp ứng nhu cầu ở hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ tương lai. Sự phát triển bền vững của nền kinh tế dựa trên 3 trụ cột chính: kinh
tế, môi trường và xã hội, thể hiện qua sơ đồ sau:
40

Kinh tế
• Tăng trưởng
• Hiệu quả
• Ổn định

 

Đánh giá/ Nội hóa
Cong bang noi thế hế Gánh nặng của các tác động
Nhu cau cơ ban/ Sinh kế

LA15.028_Các yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
LA15.028_Các yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
Các yếu tố tác động tới hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai