Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

50.000 VNĐ

Từ khóa: Hiệu quả sản xuất, TP. Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực, môi trường công nghệ, chuỗi cung ứng, cấu trúc doanh nghiệp

Mã: ThS09.017 Danh mục: , Thẻ: , , , , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: Kế ToánNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Tên tác giả: Phạm Thị Mỹ Hoàng
Số trang: 140

Download Luận văn Thạc sĩ ngành Kế Toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến HQSX tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Hiện nay, trong nền kinh tế suy thoái và cạnh tranh khốc liệt, DN ngoài việc trang bị cho mình một nguồn lực vững mạnh còn phải phát huy nguồn lực bên trong một cách hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực.Việc nâng cao hiệu suất sản xuất của DN cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế đạt hiệu quả cao hơn. Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài.

Tác giả nghiên cứu các nhân tố tác động đến HQSX tại các DN trên địa bàn TP.HCM thông qua 4 nhân tố: cấu trúc doanh nghiệp, môi trường công nghệ kỹ thuật, nguồn nhân lực và chuỗi cung ứng. HQSX trong bài nghiên cứu được đo lường thông qua 4 chỉ tiêu: thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và tính linh hoat. Nghiên cứu vẫn còn những hạn chế như chưa đo lường được hết tất cả các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất cũng như phạm vi không gian nghiên cứu mới chỉ tập trung ở TP.HCM.

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để tiếp cận và giải quyết vấn đề ngiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhân tố cấu trúc doanh nghiệp, môi trường công nghệ kỹ thuật, nguồn nhân lực và chuỗi cung ứng đều có tác động thuận chiều đến HQSX tại các DN trên địa bàn TP.HCM

Thông qua việc xác định được các nhân tố tác động đến HQSX và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP.HCM, các nhà quản trị có thể cân nhắc để sắp xếp tổ chức, đưa ra quyết định, chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của DN.

Từ khóa: Hiệu quả sản xuất, TP. Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực, môi trường công nghệ, chuỗi cung ứng, cấu trúc doanh nghiệp

ThS09.017_Các nhân tố ảnh hưởng đến HQSX tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Vấn đề nghiên cứu: .........................................Error! Bookmark not defined. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: ....................................................3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................4 5. Đóng góp của nghiên cứu: ................................................................................4 6. Kết cấu của nghiên cứu:....................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN .....7 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................7 1.1.1. Các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất: ........................................................7 1.1.2. Cách tiếp cận về phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất theo các nghiên cứu trước đây ...............................................................................................8 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất...........................................9 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam..........................................................................12 1.2.1. Các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất: ......................................................12 1.2.2. Cách tiếp cận về phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất theo các nghiên cứu trước đây .............................................................................................13 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất......................................... 13 1.3. Khe hổng nghiên cứu ......................................................................................17 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT NỀN .................................19 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất ..............................................................19 2.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất ...............................................................19 2.1.2 Các khái niệm về các thước đo phản ánh hiệu quả sản xuất....................20 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.........................................23 Lý thuyết nền tảng ..........................................................................................26 2.2.1. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực ...................................................................26 2.2.2. Lý thuyết dự phòng.....................................................................................27 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................29 Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................29 Phát triển giả thuyết nghiên cứu .....................................................................30 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………..31 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .........................................31 3.1.1. Phương pháp chung..................................................................................31 3.1.2. Quy trình nghiên cứu................................................................................32 3.2. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................32 3.3. Mô hình hồi quy và đo lường biến..................................................................37 3.3.1. Mô hình hồi quy .......................................................................................37 3.3.2. Đo lường biến...........................................................................................38 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.....................................42 4.1. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ...................................................................................................................42 4.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ..........................................................................45 4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ...........................49 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................................53 4.4.1. Phân tích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến HQSX các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.............................................................................................53 4.4.1.1. Phân tích khám phá nhân tố cấu trúc doanh nghiệp..............................53 4.4.1.2. Phân tích khám phá nhân tố công nghệ kỹ thuật...................................56 4.4.1.3. Phân tích khám phá nhân tố nguồn nhân lực ........................................59 4.4.1.4. Phân tích khám phá nhân tố chuỗi cung ứng ........................................61 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP.HCM.......................................................................................................... 65 4.5. Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................66 4.5.1. Kiểm định hệ số tương quan........................................................................ 66 4.5.2. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình....................................... 68 4.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................ 69 4.6. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy. ...................................................70 4.6.1. Giả định liên hệ tuyến tính........................................................................... 71 4.6.2. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư................................................... 72 4.6.3. Giả định về tính độc lập của sai số .............................................................. 73 4.6.4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến.............. 73 4.6.5. Tổng kết kết quả kiểm định các giả thuyết .................................................. 74 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ......................................... 77 5.1. Kết luận ............................................................................................................77 5.2. Đề xuất một số kiến nghị về hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ................................................................................................78 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .......................80 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu............................................................................... 80 5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai .............................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Chữ viết tắt Tên đầy đủ 1 CCU Chuỗi cung ứng 2 CNKT Công nghệ kỹ thuật 3 CTDN Cấu trúc doanh nghiệp 4 DN Doanh nghiệp 5 HĐQT Hội đồng quản trị 6 HQSX Hiệu quả sản xuất 7 KTQT Kế toán quản trị 8 NNL Nguồn nhân lực 9 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 VN Việt Nam TIẾNG ANH STT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt 1 ABC Activity – Based Costing Chi phí dựa trên cơ sở hoạt động 2 DEA Data Envelopment Analysis Phân tích bao dữ liệu 3 ECPD Engineering Council for Professional Development Hội đồng phát triển kỹ thuật chuyên nghiệp 4 ERP Enterprise Resource Planning Kế hoạch nguồn nhân lực 5 KMO Kaiser-Mayer-Olkin Hệ số KMO 6 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến HQSX từ các nghiên cứu trước ..........15 Bảng 2.1. Kết quả kỳ vọng của giả thuyết nghiên cứu....................................................30 Bảng 3.1. Tổng hợp phương pháp đo lường biến phụ thuộc...........................................39 Bảng 3.2. Tổng hợp phương pháp đo lường biến độc lập ...............................................39 Bảng 4.1. Bảng thống kê chỉ số sản xuất.........................................................................43 Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả theo chức vụ..............................................................45 Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả theo thâm niên công tác ............................................46 Bảng 4.4. Kết quả thống kê mô tả theo tuổi doanh nghiệp .............................................46 Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả theo trình độ học vấn ................................................46 Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả theo qui mô DN ........................................................47 Bảng 4.7. Thống kê mô tả nhân tố HQSX.......................................................................48 Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhân tố ảnh hưởng đến HQSX....49 Bảng 4.9. Kết quả các biến quan sát không đưa vào phân tích EFA ..............................52 Bảng 4.10. Kiểm định KMO & Barlett’s của biến cấu trúc DN .....................................53 Bảng 4.11. Bảng tổng phương sai trích nhân tố cấu trúc DN .........................................53 Bảng 4.12. Ma trận xoay nhân tố cấu trúc DN................................................................55 Bảng 4.13. Kiểm định KMO & Bartleet của nhân tố CNKT ..........................................56 Bảng 4.14. Bảng tổng phương sai trích nhân tố CNKT ..................................................57 Bảng 4.15. Ma trận xoay nhân tố CNKT.........................................................................58 Bảng 4.16. Kiểm định KMO & Bartlett của nhân tố NNL .............................................59 Bảng 4.17. Bảng tổng phương sai trích nhân tố NNL.....................................................59 Bảng 4.18. Ma trận xoay nhân tố NNL ...........................................................................61 Bảng 4.19. Kiểm định KMO & Bartlett’s của nhân tố CCU...........................................62 Bảng 4.20. Bảng tổng phương sai trích nhân tố CCU.....................................................62 Bảng 4.21. Ma trận xoay nhân tố CCU ...........................................................................63 Bảng 4.22. Kiểm định KMO & Bartlett’s của biến phụ thuộc........................................65 Bảng 4.23. Bảng tổng phương sai trích biến phụ thuộc ..................................................65 Bảng 4.24. Kết quả phân tích ma trận biến phụ thuộc ....................................................66 Bảng 4.25. Ma trận tương quan giữa các biến.................................................................67 Bảng 4.26. Bảng tóm tắt mô hình....................................................................................68 Bảng 4.27. Kết quả phân tích hồi quy .............................................................................69 Bảng 4.28. Phân tích phương sai Anova .........................................................................74 Bảng 4.29. Tổng kết kết quả kiểm định các giả thuyết ...................................................75 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của luận văn ...................................................................29 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................32 Hình 4.1. Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán...................................................71 Hình 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ............................................................72 Hình 4.3. Biểu đồ tần số Q-Q Plot...................................................................................73 DANH MỤC PHỤ LỤC STT Tên phụ lục Phụ lục 01 Danh sách đối tượng khảo sát thử Phụ lục 02 Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn Phụ lục 03 Phiếu phỏng vấn chuyên gia Phụ lục 04 Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát Phụ lục 05 Phiếu khảo sát Phụ lục 06 Kết quả phân tích thống kê mô tả Phụ lục 07 Kiểm định độ tin cậy thang đo Phụ lục 08 Kết quả phân tích nhân tố khám phá Phụ lục 09 Kết quả phân tích tương quan Phụ lục 10 Kết quả phân tích hồi quy TÓM TẮT Hiện nay, trong nền kinh tế suy thoái và cạnh tranh khốc liệt, DN ngoài việc trang bị cho mình một nguồn lực vững mạnh còn phải phát huy nguồn lực bên trong một cách hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực.Việc nâng cao hiệu suất sản xuất của DN cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế đạt hiệu quả cao hơn. Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài. Tác giả nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP.HCM thông qua 4 nhân tố: cấu trúc doanh nghiệp, môi trường công nghệ kỹ thuật, nguồn nhân lực và chuỗi cung ứng. Hiệu quả sản xuất trong bài nghiên cứu được đo lường thông qua 4 chỉ tiêu: thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và tính linh hoat. Nghiên cứu vẫn còn những hạn chế như chưa đo lường được hết tất cả các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất cũng như phạm vi không gian nghiên cứu mới chỉ tập trung ở TP.HCM. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để tiếp cận và giải quyết vấn đề ngiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhân tố cấu trúc doanh nghiệp, môi trường công nghệ kỹ thuật, nguồn nhân lực và chuỗi cung ứng đều có tác động thuận chiều đến hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP.HCM Thông qua việc xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP.HCM, các nhà quản trị có thể cân nhắc để sắp xếp tổ chức, đưa ra quyết định, chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của DN. Từ khóa: Hiệu quả sản xuất, TP. Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực, môi trường công nghệ, chuỗi cung ứng, cấu trúc doanh nghiệp. ABSTRACT Currently, in the economy of recession and fierce competition, enterprises must not only equip themselves with a strong resource but also promote internal resources effectively to enhance competitiveness in the region. Enhancing the production efficiency of enterprises is also one of the important factors contributing to the promotion of the economy to be more efficient. This is also the reason why the author chose the topic. The author studies factors affecting production efficiency in enterprises in Ho Chi Minh City through 4 factors: business structure, technology environment, human resources and supply chain. Production efficiency in the paper is measured through four indicators: production time, product quality, production costs and flexibility. Research still has limitations such as not being able to measure all factors affecting production efficiency as well as the scope of research space that is concentrated in Ho Chi Minh City. The author uses a mixed research approach to approach and solve research problems. The results of the study show that the factors of business structure, technical technology environment, human resources and supply chain all have a positive impact on production efficiency in enterprises in Ho Chi Minh City. By identifying factors affecting production efficiency and proposing solutions to improve production efficiency in enterprises in Ho Chi Minh City, business managers can consider to streamline the organization, make proper business decisions and strategies to improve production efficiency and enhance the competitive position of the business. Keywords: manufacturing performance, Ho Chi Minh City, human resources, technology environment, supply chain, business structure. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, với tư thế là Thành phố công nghiệp lớn, các DN tại TP. Hồ Chí Minh đã và đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như khó khăn thách thức nhất định. DN ngoài việc trang bị cho mình một nguồn lực vững mạnh còn phải phát huy nguồn lực bên trong một cách hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực. Bất kỳ một DN nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu tiên mà chủ DN cần quan tâm chính là HQSX. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố sống còn của DN. DN chỉ tồn tại khi sản xuất có hiệu quả, đây là điều kiện để DN có đủ điều kiện tái sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa giúp DN củng cố vị thế của mình trên thị trường. Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị nhằm kiểm soát tốt hiệu quả sản xuất thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, các DN phải luôn phấn đấu cải tiến các hoạt động sản xuất, quản lý tốt chi phí làm cho giá thành sản phẩm giảm, giảm giá bán, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và hàng hóa của mình dẫn đến đẩy mạnh tiêu thụ, tăng lợi nhuận một cách trực tiếp. Ngược lại, nếu không kiểm soát tốt chi phí sản xuất làm giá thành sản phẩm tăng dẫn đến việc DN kinh doanh không hiệu quả và thua lỗ. Việc nâng cao HQSX còn góp phần ổn định và thúc đẩy nền kinh tế đất nước thông qua việc nâng cao lợi nhuận. DN kinh doanh đạt hiệu quả cao sẽ góp phần nâng cao số thuế nộp vào Ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho Nhà nước xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, nâng cao mức sống của người dân và ổn định tâm lý người lao động. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội. Theo số liệu thống kê của TP.Hồ Chí Minh, từ năm 2017 đến năm 2020 số lượng DN đang hoạt động trên địa bàn Thành phố tăng từ 171.655 DN lên gần 260.000 DN với mức độ bình quân tăng mỗi năm khoảng 12,86%. Mặc dù số lượng DN trên địa bàn thành phố tăng nhanh nhưng xét 2 về hiệu quả sản xuất thông qua chỉ tiêu lợi nhuận thì còn khá hạn chế. Theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017, đây là một trong 3 cuộc tổng điều tra thuộc chương trình điều tra quốc gia do Thủ tướng chính phủ quy định được tiến hành định kỳ 5 năm một lần. Kết quả cho biết, trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có khoảng 37.81% doanh nghiệp hoạt động có lãi, 56,49% doanh nghiệp bị thua lỗ, số còn lại kinh doanh hòa vốn. Thông qua số liệu thống kê trên, có thể thấy các DN trên địa bàn TP.HCM hoạt động sản xuất chưa thật sự đạt hiệu quả, do đó tỷ lệ các DN thua lỗ và hòa vốn đang chiếm tỷ trọng lớn so với các DN kinh doanh có lãi. Để đạt được kết quả kinh doanh tốt, các DN cần phải nâng cao HQSX của DN, muốn vậy DN cần phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến HQSX. Theo một số nhà nghiên cứu trên thế giới đã nhận định, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như: quản lý kiểm soát và văn hóa quốc gia (Chow và cộng sự 1991); hệ thống nguồn nhân lực (Arthur và cộng sự 1994); môi trường công nghệ (Klassen và cộng sự 1999); chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) (Ittner và cộng sự 2001); cấu trúc tổ chức (Nahm, và cộng sự 2003); quản lý chuỗi cung ứng (Vachon, và cộng sự 2008); sản xuất tinh gọn và môi trường quản lý (Yang, và cộng sự 2011); quản lý chuỗi cung ứng (Fynes và cộng sự 2005); công nghệ, đầu tư tổ chức nguồn nhân lực (Challis và cộng sự 2005); hoạt động tinh gọn (Taj và cộng sự 2011); chuỗi cung ứng phức tạp (Bozarth và cộng sự 2009); thực hành và tích hợp mua hàng (Narasimhan và cộng sự 2001); Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu trong nước cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như: trình độ khoa học kỹ thuật (Huỳnh Tường Huy, 2007), học vấn của chủ doanh nghiệp, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của nhà nước, tốc độ tăng trưởng doanh thu, … (Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi, 2011) thời gian hoạt động và quy mô (Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long, 2014). 3 Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” là cần thiết. Đây là vấn đề mang tính thời sự, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần phát triển nền kinh tế xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể: - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của luận văn, nội dung chính của luận văn phải trả lời được các câu hỏi sau: 1. Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh? 2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản suất tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ra sao? 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, đối tượng khảo sát là các nhân viên kế toán hoặc các nhân viên làm việc trong các DN sản xuất; các nhà quản lý như phó phòng, trưởng phòng; ban giám đốc hoặc thành viên HĐQT của các DN sản xuất trên địa bàn TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. - Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 05/2019 – 12/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu này, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Bên cạnh phương pháp định tính với các công cụ kỹ thuật: nghiên cứu tài liệu, thảo luận và phỏng vấn với các chuyên gia làm cơ sở để lựa chọn các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất phù hợp với thực trạng DN tại TP. Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính cùng với các lý thuyết nền như lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết dự phòng,…để xây dựng và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. 5. Đóng góp của nghiên cứu: Về mặt lý luận: Thông qua bài nghiên cứu, xác định, đo lường và đánh giá các nhân tố tác động và đến hiệu quả sản xuất của các DN VN nói chung và DN trên địa bàn TP. HCM nói riêng. Từ đó, có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan. Về mặt thực tiễn: 5 Dựa vào kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, những kết quả này có thể làm dữ liệu tham khảo cho các nhà quản trị để đưa ra các giải pháp nâng cao HQSX tại doanh nghiệp và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. 6. Kết cấu của nghiên cứu: Phần mở đầu: Nội dung phần này bao gồm đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu. Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan Chương này sẽ tổng hợp các tóm tắt về các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về tách tiếp cận hiệu quả sản xuất, thước đo HQSX và các nhân tố ảnh hưởng đến HQSX. Trên cơ sở đó, đưa ra những kết quả đã đạt được và nêu ra khe hổng nghiên cứu cho luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lý thuyết nền Chương này trình bày các khái niệm, thuật ngữ và lý thuyết nền tảng có liên quan đến nghiên cứu. Trên cơ sở các lý thuyết đặt ra và tổng quan nghiên cứu trước ở chương I, tác giả tiến hành đề xuất mô hình và phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày các nội dung về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và thiết kế mẫu nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 6 Chương này tập trung vào việc phân tích và bàn luận về kết quả của nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và đề xuất kiến nghị Chương này đưa ra nhận xét chung và trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối với các đối tượng sử dụng thông tin kết quả nghiên cứu có liên quan để đưa ra các chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất: Các vấn đề về hiệu quả sản xuất luôn là đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm. Theo Kaplan (1983), hiệu quả sản xuất của một tổ chức đòi hỏi sự đóng góp từ nhiều bộ phận, trong đó kế toán đóng một vai trò quan trọng. Các nhà nghiên cứu kế toán có thể cố gắng phát triển nghiên cứu về hiệu quả sản xuất thông qua các yếu tố năng suất, chất lượng, hàng tồn kho và chi phí. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất được mở rộng cho các thủ tục ngân sách vốn và giám sát sản xuất bằng cách sử dụng công nghệ mới của các hệ thống sản xuất linh hoạt. Một thách thức trọng tâm hiện tại của các nhà quản lý cấp cao là về các biện pháp tài chính đơn giản, tổng hợp, ngắn hạn và để phát triển các chỉ số phù hợp hơn với khả năng cạnh tranh và lợi nhuận dài hạn. Năm 1997, Lowe và cộng sự nghiên cứu về hiệu quả sản xuất và thực hành quản lý của 71 nhà cung cấp linh kiện ô tô tại Châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ. Sau đó 1 năm, Ettlie (1998) đã tiến hành nghiên cứu về R&D và hiệu quả sản xuất của 600 công ty hàng hóa trên 20 quốc gia. Oliver và cộng sự (2002) nghiên cứu dài hạn về hiệu quả sản xuất, nguyên tắc sản xuất tinh gọn và mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp trong các ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ, Nhật Bản và Anh. Cũng trong thời gian này, Lillis và cộng sự (2002) nghiên cứu về nhiều khía cạnh của hiệu quả sản xuất, dựa trên dữ liệu định tính được thu thập trong các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với 36 nhà quản lý trong các công ty sản xuất ở Victoria, Úc. Nghiên cứu này tìm cách khám phá các cơ chế được sử dụng để quản lý các yếu tố hiệu quả sản xuất phát sinh từ việc theo đuổi chiến lược lợi nhuận. Cùng nghiên cứu về đề tài hiệu quả sản xuất, năm 2012 Ghosh và cộng sự nghiên cứu về hiệu quả sản xuất tinh gọn tại các công ty sản xuất ở Ấn Độ. Efthymiou và cộng 8 sự (2014) cùng nhau thực hiện nghiên cứu về độ phức tạp của hệ thống sản xuất thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất. Thông qua các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có nhiều cách thức để tiếp cận với đề tài hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung các kết quả nghiên cứu trên đều cho thấy hiệu quả sản xuất bị tác động bởi nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất là một yếu tố quan trọng được các nhà quản trị doanh nghiệp chú trọng. 1.1.2. Cách tiếp cận về phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất theo các nghiên cứu trước đây Đo lường hiệu quả sản xuất đây là một chủ đề gây tranh luận qua nhiều năm. Năm 1974, Skinner cho rằng HQSX được đo lường thông qua 7 yếu tố: chu kỳ giao hàng, chất lượng sản phẩm, độ tin cậy, thời gian giao hàng, sản phẩm mới, tính linh hoạt và chi phí sản xuất. Wheelwright (1978), tập trung vào hiệu quả sản xuất, độ tin cậy, chất lượng sản phẩm, tính linh hoạt và chi phí sản xuất. Bảy năm sau, Krajewski và cộng sự (1987) xác định 5 nhân tố đo lường hiệu quả sản xuất: chi phí sản xuất, thiết kế hiệu suất cao, phù hợp chất lượng, giao hàng đúng hạn, tính linh hoạt sản phẩm. Trong một đánh giá toàn diện, Leong và cộng sự (1990) cho rằng 5 yếu tố quan trọng nhất để đo lường hiệu quả sản xuất là: chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, thời gian giao hàng, tính linh hoạt và đổi mới. Cũng trong khoảng thời gian này, Ferdows và Demeyer (1990) tập trung vào 4 khía cạnh: chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, độ tin cậy và tính linh hoạt. Trong nghiên cứu của Ward và cộng sự (1995 và 1998) cũng phân tích hiệu quả sản xuất thông qua 4 yếu tố: chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, thời gian sản xuất và tính linh hoạt. Cũng trong năm đó, Vokurka và cộng sự (1998) cũng đã nghiên cứu thực nghiệm tác động của kỹ thuật sản xuất trên khả năng cạnh tranh của 4 khía cạnh: chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, tính linh hoạt và thời gian sản xuất. 9 Cùng cách tiếp cận đo lường HQSX thông qua chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, tính linh hoạt và thời gian sản xuất như trên, Jayram (1999) tiến hành nghiên cứu tác động của thực hành quản lý nguồn nhân lực đến HQSX. Naor (2006) nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa, thực hành quản lý và HQSX. Tundys (2014) nghiên cứu mô hình đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng thông minh và bền vững. Bên cạnh việc đo lường hiệu quả sản xuất bằng các nhân tố trên, hiệu quản sản xuất có thể được đo lường bằng mô hình phân tích màng bao dữ liệu DEA. Mô hình này đầu tiên được phát triển bởi Charnes, Cooper và Rhodes năm 1978. Phương pháp này là một phương pháp tiếp cận ước lượng biên. Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier) sử dụng phương pháp kinh tế lượng, DEA dựa theo phương pháp chương trình phi toán học (the non- mathematical programming method) để ước lượng biên sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp này có những nhược điểm như bỏ qua các sai số đo lường và không thể kiểm định giả thuyết đặt ra. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Có khá nhiều các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp như Chow và cộng sự (1991) nghiên cứu về tác động của quản lý kiểm soát và văn hóa quốc gia đến HQSX. Nghiên cứu cung cấp một bài kiểm tra của hệ thống kiểm soát quản lý và văn hóa quốc gia trên HQSX. Văn hóa quốc gia được nghiên cứu theo chủ nghĩa cá nhân bởi vì thuộc tính liên quan đến công việc này. Đổi lại, việc tập trung nghiên cứu chủ nghĩa văn hóa cá nhân đã thúc đẩy nghiên cứu về các khía cạnh của kiểm soát quản lý. Kết quả là sự kiểm soát quản lý và văn hóa quốc gia không tương tác đến hiệu quả sản xuất. Jayjaram và cộng sự (1999), thực hiện nghiên cứu về tác động của việc quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả sản xuất bằng cách đo lường thông qua bốn khía cạnh của hiệu quả sản xuất: Giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, tính linh hoạt và việc giảm thiểu thời gian sản xuất. Kết quả cho thấy việc triển khai các gói thực hành quản lý 10 nguồn nhân lực dành riêng cho chiến lược có một ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sản xuất cụ thể, kích thước tương ứng của hiệu quả. Điều này có ý nghĩa chính cho việc xây dựng các chiến lược quản lý nguồn nhân lực tổng thể, phối hợp và liên kết các chiến lược này chiến lược cho mục tiêu cạnh tranh của sản xuất. Palaniswamy và cộng sự (2000), đã chỉ ra rằng các hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP) làm tăng hiệu quả của các tổ chức sản xuất. Hệ thống ERP được nghiên cứu trong bài bao gồm: SAP, Baan và Oracle. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ERP chính là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trong tương lai và khẳng định đây chính là công cụ sống còn để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong tương lai. Một năm sau đó, Narasimhan và cộng sự (2001), đã nghiên cứu về tác động của tính tích hợp và thực hành mua hàng đến hiệu quả sản xuất. Nghiên cứu này giải thích khái niệm tích hợp mua hàng và xem xét mối quan hệ của nó với thực hành mua hàng và hiệu quả sản xuất. Tích hợp mua hàng đề cập đến việc tích hợp mục tiêu mua hàng chiến lược với mục tiêu vững chắc. Các mô hình thay thế liên kết tích hợp mua hàng với thực hành mua hàng và hiệu quả sản xuất được đưa ra giả thuyết và thử nghiệm bằng cách sử dụng dữ liệu thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu, chỉ ra việc tích hợp mua hàng được sử dụng để kiểm duyệt mối quan hệ giữa thực hành mua hàng và hiệu quả sản xuất, và yếu tố này tác động cùng chiều với hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Cũng cùng hướng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất, Ittner và cộng sự (2002), thực hiện nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa chi phí dựa trên hoạt động và hiệu quả sản xuất. Kết quả nghiên cứu các nhà máy sản xuất cho thấy việc sử dụng ABC rộng rãi có liên quan đến việc nâng cao chất lượng và cải thiện lớn hơn về thời gian và thời gian chu kỳ sản xuất. Bên cạnh đó, gián tiếp tác động đến việc giảm chi phí sản xuất thông qua cải tiến chất lượng và thời gian chu kỳ. Tuy nhiên, nhìn chung việc sử dụng ABC rộng rãi không có ý nghĩa liên kết với lợi nhuận trên tài sản. 11 Thay vào đó, chúng tôi tìm thấy bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa ABC và lợi nhuận kế toán phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của nhà máy. Nahm và cộng sự (2003), đã nghiên cứu về tác động cấu trúc tổ chức đến hiệu quả sản xuất thông qua kích thước cấu trúc. Dựa trên 224 phản hồi từ các công ty sản xuất, nghiên cứu này phát triển các công cụ để đo lường các kích thước phụ của tổ chức sử dụng một phần phản hồi của mẫu này (N = 104) và nó kiểm tra các mối quan hệ cấu trúc với các phản hồi còn lại (N = 120). Kết quả chỉ ra rằng số lượng các lớp trong hệ thống phân cấp và mức độ tích hợp ngang có ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp và tích cực đến nơi ra quyết định và mức độ truyền thông. Nơi ra quyết định và mức độ truyền thông lần lượt có tác động đáng kể, trực tiếp và tích cực đến hiệu quả sản xuất. Yang và cộng sự (2011), nghiên cứu về mối quan hệ giữa sản xuất tinh gọn và môi trường quản lý trong hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả cho thấy những kinh nghiệm sản xuất tinh gọn trước đây có liên quan tích cực đến môi trường quản lý. Chỉ riêng môi trường quản lý có liên quan tiêu cực đến hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, cải thiện môi trường quản lý làm giảm đáng kể tác động tiêu cực của môi trường quản lý đến hiệu quả tài chính, đồng thời cung cấp bằng chứng thực nghiệm với quy mô mẫu lớn trong đó môi trường quản lý trở thành một biến trung gian quan trọng để giải quyết các xung đột giữa sản xuất tinh gọn và hiệu quả sản xuất. Các phân tích theo ngữ cảnh bổ sung cho thấy sự khác biệt tồn tại về mặt sức mạnh và ý nghĩa thống kê của một số mối quan hệ được đề xuất. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả môi trường quản lý, các công ty cần đo lường hiệu quả môi trường thông qua đó xác định tác động của môi trường quản lý đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2018, Adebanjo và cộng sự đã nghiên cứu về mối quan hệ và tác động của tích hợp chuỗi cung ứng đến khả năng đổi mới và hiệu quả sản xuất của các nước đang phát triển nhanh. Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ trong 171 tổ chức trong 3 quốc gia đang phát triển nhanh chóng là : Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc. Dữ liệu được thu thập bằng khảo sát chiến lược sản xuất quốc tế và được phân tích bằng mô hình phương trình cấu 12 trúc. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ của tích hợp chuỗi cung ứng có liên quan tích cực đến hiệu quả sản xuất của các tổ chức. Những phát hiện này cung cấp thông tin cho các nhà sản xuất ở ba quốc gia trên rằng các mối quan hệ mà họ xây dựng với khách hàng đã khuyến khích họ phát triển các khả năng sáng tạo mới và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Năm 2019, Partanen và cộng sự điều tra các mối quan hệ của chuỗi cung ứng, luồng thông tin chiến lược và hiệu quả sản xuất của công ty. Bằng cách kiểm tra các giả thuyết của chúng tôi trong một mẫu gồm 200 doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, chúng tôi cho thấy rằng tác động của chuỗi cung ứng làm giảm hiệu quả sản xuất của công ty; tuy nhiên, luồng thông tin chiến lược với các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ giúp giảm thiểu mối quan hệ tiêu cực này. Ngoài ra, còn khá nhiều các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, các nhân tố này bao gồm cả nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như: Arthur và cộng sự (1994), Klassen và cộng sự (1999), Vachon, và cộng sự (2008), Jain và cộng sự (2011). 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về HQSX tại Việt Nam Tại Việt Nam, liên quan đến đề tài HQSX cũng có một số tác giả đã nghiên cứu trước đây như: Phạm Xuân Hậu (2006) nghiên cứu về hiện trạng và một số giải pháp nâng cao HQSX các khu công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau đó 3 năm, tác giả Lưu Thanh Đức Hải (2009) cũng đã nghiên cứu về giải pháp nâng cao HQSX mía đường ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2012, tác giả Lê Nguyễn Đoan Khôi nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở An Giang. Hai năm sau đó, tác giả Phùng Thị Hồng Gấm cũng đã nghiên cứu về hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh ở tỉnh Ninh Thuận. 13 Đến năm 2019, có các nghiên cứu về đề tài HQSX như Trần Tiến Khai với nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản xuất dừa ở nông hộ tỉnh Bến Tre; Võ Nam Sơn và cộng sự phân tích hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng điện trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh và quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian này, tác giả Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa -Trường hợp cánh đồng mẫu lớn ở An Giang. 1.2.2. Cách tiếp cận về phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất theo các nghiên cứu trước đây Đo lường hiệu quả sản xuất tại Việt Nam cũng đang là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong các bài nghiên cứu trước đây, có khá nhiều nghiên cứu tiếp cận đo lường HQSX thông qua phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) như: Thái Thanh Hà (2009) vận dụng để đo lường hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại Kon Tum; Quan Minh Nhựt (2009) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2011, tác giả Quan Minh Nhựt tiếp tực phát triển nghiên cứu về việc sử dụng công cụ Metafrontier và Metatechnology Ratio để mở rộng ứng dụng mô hình Phân tích màng bao dữ liệu trong đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất. Năm 2016, tác giả Trần Tự Lực cũng sử dụng phương pháp phân tích màn bao dữ liệu để thực hiện nghiên cứu phân tích rủi ro và đanh gia hiêu qua kinh tê trong san xuât kinh doanh cao su tiêu điên ơ tinh Quảng Binh. 1.2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất Bên cạnh các nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả sản xuất, năm 2007 tại Việt Nam tác giả Huỳnh Trường Huy đã và cho rằng khoa học kỹ thuật có tác động đến hiệu quả sản xuất. Kết quả nghiên cứu nhận định việc áp dụng khoa học kỹ thuật được xem là 14 yếu tố quan trọng nhằm tăng giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác, bình quân từ 11 – 16% và HQSX của các mô hình áp dụng kỹ thuật cho thấy cao hơn so với mô hình truyền thống dẫn đến thu nhập của các thành viên tham gia sản xuất lúa đạt trên 30.000 đồng/người/ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới nghiên cứu trên lĩnh vực sản xuất lúa tại địa bàn tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Năm 2010, tác giả Quan Minh Nhựt chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất tại các DN trong lĩnh vực chế biến thủy sản bị tác động bởi nhiều nhân tố như độ tuổi của lãnh đạo DN, loại hình DN, trình độ văn hóa , khả năng tiếp cận nguồn tín dụng, và tổng nguồn vốn hoạt động của DN. Bên cạnh đó, ước lượng mức độ ảnh hưởng của các biến đến các bộ phận cấu thành hiệu quả sản xuất của DN như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất và hiệu quả phân phối nguồn lực. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới nghiên cứu trên lĩnh vực chế biến thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2011, Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi đã chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất còn bị tác động bởi các nhân tố như số năm hoạt động của doanh nghiệp, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng doanh thu, mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ nhà nước và mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Kết quả nghiên cứu nhận định rằng sáu biến độc lập được nghiên cứu đều tác động thuận chiều lên hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới nghiên cứu trong địa bàn TP. Cần Thơ. Sau đó, năm 2014 tác giả Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long cho rằng cac nhân tô quy mô va thời gian hoạt động đêu co quan hê tơi hiêu qua san xuât cua DN, trong khi quy mô tac đông thuân chiêu lên hiêu qua san xuât thi thời gian hoạt động lai co tac đông ngươc chiêu lên hiêu qua san xuât; va tân dung đon bây tai chinh co thê thuc đây hiêu qua san xuât cua doanh nghiêp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu trong trường hợp ngành chế biến thức ăn và đồ uống và ngành sản xuất kim loại. 15 Năm 2016, Nguyễn Trường Sơn & Nguyễn Thị Hạnh thực hiện nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của các DN sản xuất thuốc tại Việt Nam”. Nghiên cứu này trình bày kết quả về hiệu quả kỹ thuật của các DN sản xuất thuốc tại Việt Nam. Kết quả cho thấy trong DN sản xuất thuốc, hiệu quả kỹ thuật của đa số DN là thấp so với các DN hoạt động trong lĩnh vực khác và nguyên nhân chủ yếu là do các DN này đã có quyết định quy mô kinh doanh không hợp lý. Nghiên cứu này cũng cho rằng nhân tố quan trọng nhất có tác động tích cực đến hiệu quả của các DN sản xuất thuốc là trình độ lao động. Đến năm 2018, Mai Thanh Giang & Trần Văn Quyết thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài viết sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dựa vào phương pháp bình phương bé nhất để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 17 doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô tài sản, cấu trúc vốn và chi phí kinh doanh có tác động ngược chiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN ngành nhựa. Từ những kết quả trên, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bảng 1.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến HQSX từ các nghiên cứu trước Nhân tố Nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Cấu trúc tổ chức Vonderembse và cộng sự (1998), Nahm và cộng sự (2003) Chuỗi cung ứng Vachon và cộng sự (2008), Brozarth và cộng sự (2009), Fynes và cộng sự (2005), Adebanjo (2018) (+) (+) Partanen và cộng sự (2019) (-) 16 Khoa học kỹ thuật Klassen và cộng sự (1999), Chalis và cộng sự (2005), Huỳnh Tường Huy (2007) (+) Tích hợp mua hàng Narashimhan và cộng sự (2001) (+) Quản lý nguồn nhân lực Authur và cộng sự (1994), Jayram và cộng sự (1999), Chalis và cộng sự (2005) (+) Quản lý kiểm soát và văn hóa quốc gia Chow và cộng sự (1991) 0 Hệ thống hoạch định nguồn nhân lực ERP Chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) Palaniswamy và cộng sự (2000) (+) Ittner và cộng sự (2002) (+) Sản xuất tinh gọn Taj và cộng sự (2011) (+) Chiến lược sản xuất Schroeder và cộng sự (2002) (+) Quy mô DN Mai Văn Mai & Nguyễn Quốc Nghi (2011); Võ Hồng Đức & Lê Hoàng Long (2014); Nguyễn Trường Sơn & Nguyễn Thị Hạnh (2016) (+) Độ tuổi của lãnh đạo DN, loại hình DN, trình độ văn hóa , khả năng tiếp cận nguồn tín dụng, nguồn vốn hoạt động của DN Quan Minh Nhựt (2010) (+) Thời gian hoạt động của DN Võ Hồng Đức & Lê Hoàng Long (2014) (-) Học vấn của chủ DN, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của nhà Mai Văn Nam & Nguyễn Quốc Nghi (2011) (+) 17 nước, tốc độ tăng trưởng doanh thu. Qui mô tài sản, cấu trúc vốn, chi phí kinh doanh Mai Thanh Giang & Trần Văn Quyết (2018) (-) Ký hiệu: (+) Tác động cùng chiều; (-) Tác động ngược chiều; (0) Không tác động (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 1.3. Khe hổng nghiên cứu Qua việc tổng quan các nghiên cứu được thực hiện trong và ngoài nước có liên quan, có thể nói rằng hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng là một trong những chủ đề được quan tâm. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, đa số nghiên cứu được thực hiện tại các nước có nền công nghiệp sản xuất phát triển. Vì vậy, các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất sẽ không hoàn toàn phù hợp tại một quốc gia có nền kinh tế công nghiệp sản xuất đang phát triển như Việt Nam. Do đó, Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng cần có một nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất để đưa ra các giải pháp và đề xuất nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, không áp dụng một cách máy móc kết quả của các mô hình nghiên cứu trên thế giới. Tại Việt Nam, cũng có một số các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa mang tính chất tổng quát và có hệ thống các nhân tố tác động, thường mang tính chất riêng lẻ của từng nhân tố tác động hoặc chỉ phân tích trên một lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi thủy sản,.... Và các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất tại Việt Nam mới chỉ tập trung nghiên cứu trên các địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long, chưa nghiên cứu trên địa bàn một thành phố công nghiệp lớn như TP. Hồ Chí Minh.
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS09.017_Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh