Download Luận án Kinh tế học: Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá về ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá về ảnh hưởng của sự đa dạng giới tính trong HĐQT tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, Luận án sử dụng dữ liệu đầy đủ từ cuộc Tổng điều tra toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục thống kê thực hiện. Số liệu của những nghiên cứu trước đây chỉ giới hạn ở những công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên không đảm bảo được tính toàn diện và khái quát. Với Bộ dữ liệu này, đề tài được nghiên cứu sâu và toàn diện hơn, kết quả mang tính khái quát hơn. Thứ ba, để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Luận án không những chỉ sử dụng những chỉ tiêu phản ánh kết quả về mặt tài chính (Lợi nhuận, doanh thu, ROA, ROE) mà còn sử dụng thêm 1 hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả về mặt kinh tế – xã hội như: số lao động, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động, tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp có nộp thuế, số tiền thuế mà các doanh nghiệp đóng và tỷ lệ thuế trên doanh thu. Thứ tư, Luận án đã sử dụng kỹ thuật phân rã Oaxaca-Blinder để phân tích các yếu tố tạo ra sự khác biệt trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ năm, là nghiên cứu đầu tiên có tính đến thái độ của giám đốc đối với rủi ro khi đánh giá ảnh hưởng giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Luận án đã chỉ ra được thái độ với rủi ro của giám đốc là môt kênh truyền dẫn tới sự khác biệt về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: giới tính nữ ít rủi ro hơn kết quả kinh doanh tốt hơn)
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Thứ nhất: Ở Việt Nam có khoảng 25% doanh nghiệp do nữ giám đốc điều hành. Các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý thường là có quy mô nhỏ hơn, tập trung chủ yếu ở những ngành vốn thấp hoặc sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may và thương mại, loại hình chủ yếu là công ty tư nhân, và đặc biệt có mối tương quan nghịch với độ tuổi. Thứ hai: Các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý có doanh thu cao hơn và có chỉ số ROA, ROE cao hơn, và đặc biệt sử dụng nhiều lao động nữ hơn, nhiều lao động được đóng BHXH hơn và tuân thủ việc thanh toán thuế hơn. Thứ ba: Sự khác biệt này có thể là do 3 nguyên nhân chính: (i) Do các đặc điểm về nhân khẩu học, loại hình sở hữu, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề,…Đặc biệt, sự khác biệt về tuổi, loại hình sở hữu và ngành nghề kinh doanh chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sự chênh lệch; (ii) Do sự khác biệt trong hành vi chấp nhận rủi ro. Giám đốc nữ sẽ lựa chọn kinh doanh ở những ngành ít rủi ro hơn.Từ việc chọn ngành nghề kinh doanh khác nhau này, theo như kết luận (i), sẽ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự khác biệt về kết quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp; (iii) Do các yếu tố truyền thống gây nên sự bất bình đẳng, định kiến xã hội, gánh nặng kép, sự thiếu hiểu biết về pháp luật của lao động nữ, ….
LA15.027_Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam