Khái niệm trách nhiệm xã hội

Khái niệm trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội, tên tiếng anh Corporate Social Responsibility (viết tắt: CSR), là một chủ đề nghiên cứu khá phổ biến trong những thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về trách nhiệm xã hội, và cũng còn rất nhiều tranh luận xung quanh vấn đề này. Theo nghiên cứu của Carroll năm 1999, từ sau những năm 1950, các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội đƣợc thực hiện và bổ sung nhiều, không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về ứng dụng thực tế. Dựa trên nghiên cứu của Carroll, sự phát triển định nghĩa về CSR có thể đƣợc chia làm 6 giai đoạn quan trọng: Thập kỷ 1950, thập kỷ 1960, thập kỷ 1970, thập kỷ 1980, thập kỷ 1990 và những năm 2000 (theo Lê Thị Thanh Xuân và Gregory Teal, 2011)

– Giai đoạn những năm 1950

Năm 1953, Bowen đƣợc xem nhƣ ngƣời đƣa ra nghiên cứu về CSR lần đầu tiên, thông qua cuốn sách của mình ―Trách nhiệm xã hội của doanh nhân‖. Ông đề cập đến trách nhiệm xã hội nhƣ là một nghĩa vụ mà các nhà kinh doanh cần theo đuổi trong việc đƣa ra quyết định hoặc thực hiện các chính sách theo mục tiêu và giá trị của xã hội.

– Giai đoạn những năm 1960

Định nghĩa về CSR trong giai đoạn này có nhiều phát triển mới. CSR hội đƣợc định nghĩa bao gồm những lợi ích về dài hạn, sự tuân thủ theo quy định pháp luật, hoạt động tình nguyện và những việc thoát ra ngoài sự trông đợi của xã hội.

– Giai đoạn những năm 1970

Mặc dù trong khoảng thời gian này không có nhiều định nghĩa mới về CSR, nhƣng Carroll vào năm 1979 đã đƣa ra một khái niệm về trách nhiệm xã hội tƣơng đối hoàn chỉnh mà đến ngày nay vẫn đƣợc nhiều ngƣời sử dụng. Ông cho rằng CSR bao gồm các kỳ vọng về kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện mà xã hội mong đợi từ doanh nghiệp tại mỗi thời điểm xác định.

Xem thêm: Các khái niệm về trách nhiệm xã hội

– Giai đoạn những năm 1980

Rất nhiều nghiên cứu trong giai đoạn này không đƣa ra đƣợc khái niệm mới về CSR, nhƣng đã đề cập đƣợc các khía cạnh liên quan đến trách nhiệm xã hội. Đặc biệt là CSR đã đƣợc mở rộng từ việc chỉ làm hài lòng các cổ đông theo quan điểm trƣớc kia, đến việc làm hài lòng cả những cá nhân hoặc tổ chức xã hội có liên quan khác.

– Giai đoạn những năm 1990

Điều đáng lƣu ý nhất trong khoảng thời gian này là CSR đƣợc hiểu nhƣ là các thành tích xã hội mà doanh nghiệp đạt đƣợc, song song với việc thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

– Giai đoạn những năm 2000

Hầu hết các định nghĩa trong giai đoạn này đều liên quan đến các vấn đề đã đƣợc đề cập ở những thập kỷ trƣớc. Bên cạnh đó, yếu tố môi trƣờng bắt đầu đƣợc quan tâm đặc biệt từ những năm 2000 trở đi. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì trách nhiệm xã hội có thể đƣợc hiểu nhƣ là một khái niệm quản lý và quá trình tích hợp sự quan tâm của xã hội, môi trƣờng vào hoạt động kinh doanh và tƣơng tác của doanh nghiệp với các bên liên quan.

Luận văn tham khảo: Giải pháp hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận

Nhƣ vậy, có thể nói CSR là một chủ đề rất khó để định nghĩa một cách chính xác bởi vì mỗi một đối tƣợng khác nhau sẽ nhìn nhận trách nhiệm xã hội ở những khía cạnh khác nhau. Mặc dù chƣa thống nhất đƣợc một định nghĩa về CSR nhƣng hầu hết các định nghĩa đều cho rằng doanh nghiệp ngoài việc theo đuổi lợi nhuận, còn phải đáp ứng các kỳ vọng của xã hội khi hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của mình. Theo Hopkins (2007) thì CSR sẽ ảnh hƣởng đến các ứng xử của doanh nghiệp một cách có trách nhiệm với các bên liên quan. Nói cách khác mục đích của CSR là tạo ra mức sống ngày càng cao song song với việc duy trì lợi ích công ty và các bên liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *