tiếp cận năng lực

Khái niệm tiếp cận năng lực

Tiếp cận theo năng lực (Competence Approach) là hướng tiếp cận hiện đại xây dựng mô hình giáo dục/đào tạo theo năng lực thực hiện (Competence based Training).

Theo đó, kiến thức, kĩ năng, thái độ tích hợp trong chủ thể đƣợc giáo dục/đào tạo/bồi dƣỡng. Mô hình này rất phù hợp với mục tiêu giáo dục nói chung (giáo dục theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học) và đặc biệt, mô hình này rất phù hợp với các trƣờng đại học, cơ sở đào tạo nghề. Kết quả đầu ra phải đƣợc xem xét đánh giá qua năng lực (xem nhƣ mục tiêu) của ngƣời học. Từ đó, đòi hỏi các cơ sở giáo dục đào tạo phải xác định hệ chuẩn đầu ra để có thể đo đạc, lƣợng hóa chất lƣợng giáo dục/đào tạo theo tiếp cận năng lực. Nhƣ vậy, tiếp cận năng lực đƣợc hiểu là nghiên cứu và vận dụng một số lý luận về đào tạo nghề nhằm hình thành năng lực cho ngƣời lao động nhƣ một triết lý, nguyên tắc, một sợi dây xuyên suốt quá trình đào tạo giúp ngƣời học từng bƣớc có đƣợc năng lực thể hiện qua hệ thống kỹ năng cốt lõi, kỹ năng chung 53].

Download Luận án Khoa học Giáo dục: Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

Tiếp cận năng lực giúp người học không chỉ học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học đƣợc để giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn đời sống. Khi tổng kết các lý thuyết về tiếp cận dựa trên năng lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển, Kü n¨ng KiÕn thøc Th¸i ®é N¨ng lùc thùc hiÖn 29 Paprock (1996) [105] đã chỉ ra năm đặc tính cơ bản của tiếp cận này, đó là:

1. TCNL dựa trên triết lý ngƣời học là trung tâm

2. TCNL thực hiện việc đáp ứng các đòi hỏi của chính sách

3. TCNL là định hƣớng cuộc sống thật

4. TCNL là rất linh hoạt và năng động

5. Các tiêu chuẩn của năng lực đƣợc hình thành một cách rõ ràng.

Những đặc tính cơ bản này dẫn tới những ưu thế của tiếp cận dựa trên năng lực là (Paprock, 1996 [105]; McLagan 1997 [104]; Kerka, 2001[102]):

1. TCNL cho phép cá nhân hóa việc học: trên cơ sở mô hình năng lực, ngƣời học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình.

2. TCNL chú trọng vào kết quả (outcomes) đầu ra.

3. TCNL tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới kết quả đầu ra: theo những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân.

4. TCNL còn tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả. Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan của những năng lực cần thiết để tạo ra các kết quả này là điểm được các nhà hoạch định chính sách giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt quan tâm nhấn mạnh.

Do những đặc tính và ưu điểm của tiếp cận dựa trên năng lực, các mô hình năng lực và những năng lực được xác định đã và đang đƣợc xây dựng, phát triển, và sử dụng nhƣ là những công cụ cho việc phát triển rất nhiều chƣơng trình giáo dục, đào tạo và phát triển khác nhau trên toàn thế giới [105].

Như vậy, TCNL là hướng đi đúng đắn cho giáo dục của mọi quốc gia. Mục đích là giúp cho người được giáo dục có các kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản phù hợp với mức năng lực mà ngƣời học cần sau một 30 giai đoạn hay quá trình giáo dục. Trong đề tài này, “tiếp cận năng lực” đƣợc hiểu là nghiên cứu và vận dụng có mức độ một số lý luận về đào tạo theo năng lực như triết lý, nguyên tắc và một số nội dung thích hợp của đào tạo theo năng lực trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phƣơng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *