Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng): Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín

Download Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng): Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã cho thấy cái nhìn tổng quát về cơ sở lí thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II và ý nghĩa của nó khi tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu trong kiểm soát rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II.

Phương pháp định tính được sử dụng chủ yếu trong luận văn, qua đó, tác giả thực hiện phân tích dữ liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu của Vietbank như báo cáo tài chính của Vietbank qua các năm, các báo cáo nội bộ liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng, thống kê, so sánh đối chiếu với dữ liệu của một số ngân hàng khác và toàn ngành ngân hàng để làm rõ sự cần thiết; đồng thời chỉ ra được những khó khăn, thách thức trong tiến trình áp dụng Basel II cụ thể là thực hiện theo Thông tư 41 của Ngân hàng Nhà Nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank) được tính toán theo phương pháp chuẩn bước đầu đã đạt tiêu chuẩn đề ra theo qui định trong Thông tư 41, với tỉ lệ an toàn vốn tương đối cao. Tuy nhiên để duy trì và tiếp tục phát triển được vững chắc với các tiêu chuẩn cao hơn của Basel II là tính toán theo phương pháp nâng cao hay xa hơn nữa là Basel III thì Vietbank cần phải vượt qua được những điểm hạn chế của mình và phát huy các điểm mạnh đang có trong kiểm soát rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu ra một số phương pháp giải quyết và đề xuất kiến nghị đối với công tác xây dựng hệ thống quản trị rủi ro để hướng tới sự phát triển vững chắc, lành mạnh, an toàn của Vietbank trước sự hội nhập quốc tế.

Từ khóa: Hiệp ước Basel II, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, tỉ lệ an toàn vốn

ThS02.160_Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 1.2. Tổng quan các nghiên cứu ...............................................................................3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................7 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................8 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................8 1.6. Đóng góp của luận văn .....................................................................................9 1.7. Kết cấu luận văn ...............................................................................................9 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL.................................................................................................................11 2.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại ........................................11 2.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại...................12 2.2.1. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. ..........................................................13 2.2.2. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến Ngân hàng Thương mại.....................14 2.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại....14 2.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng .............................................................14 2.3.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng: .............................................................15 2.4. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại theo Hiệp ƣớc Basel...........................................................................................................18 2.4.1. Giới thiệu sơ lược về sự ra đời của Hiệp ước Basel ..................................18 2.4.2. Hiệp ước Basel I ........................................................................................19 2.4.3. Hiệp ước Basel II .......................................................................................22 2.4.4. Những điểm mới của Basel II và các phương thức tiếp cận về vốn của Basel II: ...................................................................................................................26 2.5. Hiệu quả của việc vận dụng Hiệp ƣớc Basel II vào công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại..................................................................31 2.6. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn của Hiệp ƣớc Basel II tại một số Ngân hàng Thƣơng mại trên thế giới và một số Ngân hàng TMCP đƣợc chọn thí điểm tại Việt Nam trƣớc đó (Vietcombank; VIB;…).......32 Tóm tắt chƣơng 2. ........................................................................................................43 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN THEO CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC..................................................................................................................44 3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín.............................44 3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín50 3.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín theo Hiệp ƣớc Basel II. .......................................................................51 3.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụngtại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín theo Hiệp ƣớc Basel II. ..............................................................68 Tóm tắt chƣơng 3 .........................................................................................................77 CHƢƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN. ..........................................................................78 4.1. Những định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel II:........78 4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín. .............................................................79 4.3. Kiến nghị .........................................................................................................88 KẾT LUẬN ...................................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt Tài liệu Tiếng Anh DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Từ tiếng Anh (nếu có) ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu BCBS Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng Basel Committee on Banking Supervision BCTC Báo cáo Tài chính CAR Tỉ lệ an toàn vốn Capital Adequacy Ratio CIC Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia EAD Rủi ro vỡ nợ Exposure at Default EL Tổn thất dự kiến Expected Loss FBE Hệ thống ngân hàng lõi FBE Fusion Core Banking ICAAP Mô hình đánh giá an toàn vốn nội bộ Internal Capital Adequacy Assessment Process IRB Phương pháp xếp hạng nội bộ Internal Ratings Based LGD Tỉ trọng tổn thất ước tính Loss Given Default MB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội Việt Nam MSB Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần OCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông QTRR Quản trị rủi ro QTRRTD Quản trị rủi ro Tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng RWA Tài sản có rủi ro Risk Weighted Asset SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ Small and Medium Enterprise TCTD Tổ chức tín dụng Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Thông tư 13 Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 Thông tư 36 Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Thông tư 41 Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 TPBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong TSĐB Tài sản đảm bảo VIB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Vietbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín VPBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Trọng số rủi ro những khoản mục trên bảng cân đối kế toán.......................20 Bảng 2.2: Trọng số rủi ro cho tài sản phụ thuộc vào kết quả xếp hạng tín dụng từ các tổ chức chuyên nghiệp đối với quốc gia, ngân hàng và doanh nghiệp ............................27 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của Vietbank trong năm giai đoạn 2017-2019 ........47 Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017 đến năm 2019 .........................49 Bảng 3.3: Phân tích chất lượng nợ cho vay theo nhóm nợ từ năm 2017-2019.............51 Bảng 3.4: Chỉ số an toàn hoạt động giai đoạn 2017- 2019 ..........................................52 Bảng 3.5: Thống kê tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của các loại hình TCTD tại Việt Nam thời gian từ 2017 đến 2019. ..........................................................................................60 Bảng 3.6: Qui trình thực hiện chương trình tính toán vốn cho rủi ro thị trường và tài sản có rủi ro tín dụng ....................................................................................................62 Bảng 3.7: Phân loại nhóm nợ theo điểm xếp hạng tín dụng nội bộ ..............................68 DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng .......................................................... 16 Sơ đồ 3.1: Mô hình ba vòng bảo vệ theo theo tiêu chuẩn Basel .............................. 64 Hình 2.1 Ba trụ cột của Basel II .............................................................................. 23 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo yêu cầu của Thông tư 36 và thực tế tại Vietbank. .................................................................................................................. 53 Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo yêu cầu của Thông tư 41 và thực tế tại Vietbank .................................................................................................................. 69 TÓM TẮT QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƢƠNG TÍN. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã cho thấy cái nhìn tổng quát về cơ sở lí thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II và ý nghĩa của nó khi tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu trong kiểm soát rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II. Phương pháp định tính được sử dụng chủ yếu trong luận văn, qua đó, tác giả thực hiện phân tích dữ liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu của Vietbank như báo cáo tài chính của Vietbank qua các năm, các báo cáo nội bộ liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng, thống kê, so sánh đối chiếu với dữ liệu của một số ngân hàng khác và toàn ngành ngân hàng để làm rõ sự cần thiết; đồng thời chỉ ra được những khó khăn, thách thức trong tiến trình áp dụng Basel II cụ thể là thực hiện theo Thông tư 41 của Ngân hàng Nhà Nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank) được tính toán theo phương pháp chuẩn bước đầu đã đạt tiêu chuẩn đề ra theo qui định trong Thông tư 41, với tỉ lệ an toàn vốn tương đối cao. Tuy nhiên để duy trì và tiếp tục phát triển được vững chắc với các tiêu chuẩn cao hơn của Basel II là tính toán theo phương pháp nâng cao hay xa hơn nữa là Basel III thì Vietbank cần phải vượt qua được những điểm hạn chế của mình và phát huy các điểm mạnh đang có trong kiểm soát rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu ra một số phương pháp giải quyết và đề xuất kiến nghị đối với công tác xây dựng hệ thống quản trị rủi ro để hướng tới sự phát triển vững chắc, lành mạnh, an toàn của Vietbank trước sự hội nhập quốc tế. Từ khóa: Hiệp ước Basel II, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, tỉ lệ an toàn vốn. ABSTRACT CREDIT RISK MANAGEMENT BASED ON THE BASEL II AT VIETNAM THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. In this dissertation, the author indicates an overview of the theoretical basis related to risk, credit risk, managing credit risk under the orientation of Basel II standards and the importance in reckoning the capital adequacy ratio in controlling credit risk based on Basel II. The thesis mainly uses qualitative method, the author analyzes secondary data from Vietbank's financial statements over the years, internal reports related to credit risk management and make statistics, compare the figures of some other banks and the whole banking industry to clarify the essential, proclaiming the difficulties and challenges of the roadmap in applicating the Basel II, specially, according to Circular 41 of the State Bank of Vietnam. The results of the study show that the capital adequacy ratio based on the Basel II in Vietbank, which is calculated by the standard method reached the criteria set by the State Bank of Vietnam in Circular 41, with a relatively high ratio. However, in order to maintain and develop with the higher standards of Basel II which is calculated by the advanced approach or further in the furture is Basel III, Vietbank needs to overcome its limitations and promote the strengths in risk management, especially credit risk. Accordingly, the author has also raised a number of solutions and recommendations in building and establishment of risk management system, to head toward the healthy and safe development of Vietbank in the international integration. Keywords: Basel II, credit risk, credit risk management, capital adequacy ratio. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành hướng phát triển tất yếu và đang được diễn ra một cách mạnh mẽ về chất lượng và quy mô trên mọi lĩnh vực. Trong xu thế phát triển và hội nhập này, sự thống nhất các chuẩn mực và các đòi hỏi chung như một lẽ tất yếu- dù là trong khuôn khổ quan hệ song phương hay trong quan hệ đa phương giữa các lĩnh vực khác nhau cũng như giữa các nước khác nhau. Và trong xu thế toàn cầu này nổi bật hơn hết chính là sự thống nhất các chuẩn mực ở lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng. Theo đó, những Ngân hàng Thương mại, Thương mại cổ phần sẽ có cơ hội va chạm cọ xát với tiêu chuẩn quốc tế tại sân chơi rộng lớn này nhưng đồng thời cũng sẽ phải đứng trước nhiều rủi ro hơn. Điều này, yêu cầu mỗi một Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải tự mình nhận thức và có sự chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt thời cơ và quản trị rủi ro một cách hiệu quả nhất để biến những nhân tố này thành công cụ tạo ra giá trị và có tác động tích cực đến chiến lược kinh doanh khi tham gia hội nhập. Hòa cùng dòng chảy này, tiêu biểu chính là sự chuyển mình của những Ngân hàng Thương mại về khía cạnh hoạt động tín dụng; bởi đây là nghiệp vụ kinh doanh mang đến nguồn lợi nhuận cao nhất và cũng là lĩnh vực tiềm ẩn những rủi ro lớn nhất tác động đến tình hình tài chính, lợi nhuận, uy tín và hình ảnh của Ngân hàng. Chính vì thế, hoạt động tín dụng ở mỗi Ngân hàng đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ các cam kết và các tiêu chuẩn theo tiến trình hội nhập để không bị thụt lùi trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng phát triển ngày nay. Và để tham gia vào quá trình quốc tế hóa, có đủ năng lực cạnh tranh này thì đòi hỏi hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam hội tụ đủ các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở đánh giá, so sánh và phân hạng giữa tổ chức tín dụng Việt Nam và nước ngoài. 2 Một trong các hiệp ước quốc tế về quản trị rủi ro được các chuyên gia và nhà quản trị Ngân hàng đặc biệt chú trọng đến chính là Hiệp ước quốc tế về tỷ lệ an toàn vốn- gọi là Hiệp ước Basel. Hiệp ước này đang được hầu hết các tổ chức tín dụng trên thế giới vận dụng để làm cơ sở đánh giá và giám sát trong hệ thống Tài chính- Ngân hàng của từng quốc gia. Ra đời từ năm 1988, Hiệp ước Basel, đánh dấu sự khởi đầu của các tiêu chuẩn quốc tế cho các quy định của ngân hàng. Sau nhiều năm, các qui định này đã có quá trình phát triển đáng kể cụ thể là đến năm 1999, hội đồng Basel đã soạn thảo những điều luật mới và được biết đến là Basel II qua nhiều lần sửa đổi và được công bố vào tháng 06/2004. Theo đó, Basel II đưa ra các tiêu chuẩn về vốn; về việc rà soát và giám sát; về sự minh bạch thông tin trong hoạt động Ngân hàng. Công tác triển khai áp dụng Hiệp ước Basel II vào quản trị và kiểm soát rủi ro tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc theo như lộ trình Basel II được qui định tại văn bản 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014 về việc lựa chọn 10 NH trong nước cho việc triển khai thí điểm thực hiện Basel II và sau đó là tiến tới áp dụng Basel II chung cho hệ thống toàn hàng được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thực hiện trước đó. Trên thực tế thì ngành Ngân hàng đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc thực thi, tuy nhiên, các Ngân hàng sớm hay muộn cũng sẽ phải tuân thủ thực hiện các qui định của Basel để xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hoàn chỉnh, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và hội nhập. Theo chiến lược phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam thì đến năm 2020 các ngân hàng thương mại (NHTM) cơ bản phải có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II. Đến 2025, tất cả NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm Basel II theo phương pháp nâng cao. Và kết quả đạt được kể từ khi triển khai là đến hết quý II/2019, đã có 9 Ngân hàng được NHNN công nhận đáp ứng chuẩn này là Vietcombank, VIB, OCB, ACB, MB, TPBank, VPBank, Techcombank, MSB. 3 Cũng trong khuôn khổ triển khai thực hiện này thì Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank) cũng đã chủ động phân tích và có những chuẩn bị cho việc xây dựng tiến trình phục vụ cho việc quản trị rủi ro dựa trên tiêu chuẩn của Basel II. Tuy nhiên, với qui mô nhỏ so với các Ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam thì công tác triển khai này vẫn còn nhiều hạn chế, rủi ro tín dụng vẫn tương đối cao làm tác động trực tiếp lợi nhuận và sự phát triển của Ngân hàng. Tuy nhiên vì những lợi ích mà Hiệp ước Basel II mang lại cho chính Ngân hàng, quốc gia và nền kinh tế nên việc quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề cấp thiết và cũng là mục tiêu chiến lược hàng đầu đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ thực tế về yêu cầu ứng dụng Hiệp ước Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước theo Thông tư 41 cũng như từ những hiệu quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank, tác giả đã lựa chọn đề tài “QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƢƠNG TÍN” để thực hiện luận văn của mình. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu 1.2.1. Tình hình các nghiên cứu nước ngoài: Trên thế giới hiện nay có khá nhiều các nghiên cứu, sách và những luận văn, luận án liên quan về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II khá sâu sắc, toàn diện, có những minh chứng thuyết phục và đồng thời chỉ ra những khe hở trong nghiên cứu từ đó đúc kết ra kinh nghiệm cho việc áp dụng thực tiễn như: Một là công trình nghiên cứu “The Basel capital accords in developing countries: challenges for development finance” của tác giả Ricardo Gottschalk cùng các cộng sự được xuất bản năm 2010. Qua quyển sách này, tác giả đã cho thấy được những tác 4 động có thể có của Hiệp ước Basel đối với những nền kinh tế đang phát triển. Cụ thể nó bao gồm các khía cạnh như tác động của Basel trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng tại các nước đang phát triển; tác động của những chuẩn mực Basel trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và những người có thu nhập thấp. Đồng thời, quyển sách này được nghiên cứu thực địa tại các nước đang phát triển trong việc thực thi Basel II vì vậy nó sẽ mang lại cái nhìn tổng quát hơn và những phân tích, đánh giá chính xác những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng Basel II để đảm bảo nền tài chính được phát triển vững chắc. Hai là công trình nghiên cứu “Basel II and Developing countries: Sailing through the sea of standards” được viết bởi tác giả Andrew Powell vào năm 2004. Bài nghiên cứu này mặc dù chủ đích chính không viết cho các quốc gia đang phát triển về công tác áp dụng Basel II trong việc thực thi các công cụ và phương pháp đo lường rủi ro tín dụng; tuy nhiên nó lại chỉ ra 5 tiêu chuẩn có thể thay thế và các công cụ điều hướng giúp các nước bao gồm cả những nước có nền kinh tế đang phát triển có thể áp dụng được với phương pháp đánh giá nội bộ tiên tiến hơn. Hơn nữa, bài viết cũng đề xuất việc đánh giá xếp hạng tập trung dựa vào phương pháp đo lường giao dịch. Ba là công trình nghiên cứu “Implementation of Basel II: Issues, Challenges and Implications for Developing Countries” của nhóm tác giả Seema Siddiqua Hai, Safia Qamar Minhaj và Roohi Ahmed vào năm 2007. Bài viết cho cái nhìn tổng quan về thách thức và ý nghĩa của việc triển khai Basel II đối với các quốc gia đang phát triển. Mục tiêu chính của bài viết là xác định các vấn đề mà các nhà quản trị phải đối mặt khi thực hiện Basel II. Đồng thời cho thấy sự cân bằng giữa quy định, giám sát và kỷ luật thị trường một cách hợp lý trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Bài viết còn nhấn mạnh sự cần thiết của các giám sát viên hoạt động quốc tế để phát triển và tăng cường hợp tác liên quan đến các qui trình triển khai Basel II nhằm giảm gánh nặng cho ngành và làm cho việc kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hơn. 5 Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác có liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II như: “Credit risk Measurement Under Basel II: An overview and Implementation Issues for Developing Countries”; “Managing credit risk: Beyond Basel II”; … Các bài nghiên cứu này cho thấy cái nhìn tổng quan và chỉ ra được các khó khăn khi thực hiện áp dụng Basel II trên cơ sở đưa ra các bằng chứng thực tế trong từng bài nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu được dẫn chiếu trên đây hầu hết đã thảo luận đến việc vận dụng Basel II vào quản lí rủi ro, phân tích ưu, nhược điểm và lợi ích khi vận dụng Basel II. Bên cạnh những điểm sáng mà các nghiên cứu đề cập thì các nghiên cứu này cũng có hạn chế là chưa làm nổi bật được các điều kiện cần có để có thể áp dụng các trụ cột của Basel. Đồng thời, chưa nhấn mạnh được tính hệ thống và tính toàn diện của khung quản trị rủi ro để từ đó giải thích tại sao hệ thống ngân hàng của các nước không nằm trong khối thành viên Basel nhưng vẫn tự nguyện thực hiện Hiệp ước này. 1.2.2. Tình hình các nghiên cứu trong nước: Luận án Tiến sĩ “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012); luận án này đã hệ thống lại và nêu rõ luận điểm về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng dựa trên Hiệp ước Basel II trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập với thế giới và đối diện với áp lực, sức ép cạnh tranh trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, dựa vào sự phân tích, đánh giá và chỉ ra những điểm yếu, cần sửa đổi và hướng sửa đổi cụ thể trong quá trình quản lí RRTD hướng tới mục tiêu chuẩn mực theo Basel II. Luận án Tiến sĩ “Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam” của Trần Việt Dung (2016); luận án đã nêu lên tính toàn diện và linh hoạt của khung quản trị rủi ro theo Basel II; nêu lên những thách thức mà hệ thống Ngân hàng Việt Nam mắc phải trong quá trình áp dụng Basel II. Từ đó, bài viết cũng 6 đề xuất các giải pháp để các Ngân hàng Việt Nam có thể tuân thủ các qui tắc trong các trụ cột ở Hiệp ước Basel II. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia- “Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam: Cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt ngày 14/12/2017; Hội thảo đã đưa ra một số nghiên cứu mới nhất về mô hình quản trị rủi ro theo Basel II và nêu bật tình trạng, thể chế, chính sách và những tồn tại vướng mắc của lộ trình ứng dụng Basel II đối với các NHTM Việt Nam. Hội thảo cũng đã nhận định rằng, hệ thống NHTM phải chủ động nhận thức và chuẩn bị góp phần vào công tác triển khai quản trị ngân hàng theo Basel II, bởi đây là bước đi cần thiết để đảm bảo duy trì mức vốn đủ để làm giảm bớt đi những gánh nặng và thiệt hại có thể xảy ra do các bất ổn trong mục đích sử dụng vốn đã được giải ngân, từ lãi suất thị trường, từ thay đổi của tỷ giá hay những bất ổn trong quá trình vận hành của ngân hàng là quy định bắt buộc đối với mỗi ngân hàng và cả hệ thống. Bài nghiên cứu “Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” của tác giả Tô Ngọc Hưng và Phạm Quỳnh Trang (2018) trên tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 197- Tháng 10/2018; bài viết nhận định các hạn chế trong trình độ quản trị thiếu chuyên nghiệp, thiếu minh bạch thông tin trong việc quản trị rủi ro tín dụng từ đó dẫn đến phát sinh nợ xấu khi thực thi chuẩn hóa qui định của Basel II. Đồng thời nêu lên những giải pháp, vấn đề cần giải quyết nhằm thúc đẩy việc thực hiện quản trị RRTD tại các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các công trình tiêu biểu khác như bài viết “Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Đồng Nai” năm 2012 của tác giả Nguyễn Quang Luật, trên cơ sở nghiên cứu định tính và định lượng với mục đích kiểm tra và nhận định lại các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng 7 của Basel II và đưa ra các đề xuất để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Bài báo “Ứng dụng xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo yêu cầu Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” của tác giả Trầm Thị Xuân Hương đăng trên Tạp chí phát triển kinh tế năm 2009. Bài báo dựa trên các phương pháp tiêu chuẩn và phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB) để phân loại khách hàng và dự báo nguy cơ vỡ nợ. Theo đó, làm cơ sở cho các Ngân hàng thương mại xây dựng cho mình khung xếp hạng tín dụng nội bộ và thiết lập chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel. Các công trình nghiên cứu trong nước nêu trên mặc dù xét trên hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn với các tiêu chuẩn Basel II, tuy nhiên hầu hết chưa đi sâu vào cụ thể cho trụ cột 2 và 3 theo tiêu chuẩn Basel II. Việc chỉ xem xét trụ cột 1 này của các nghiên cứu mà không đặt cạnh trụ cột 2 và 3 sẽ có sự đánh giá không toàn diện và làm giảm đi tính thực tiễn. Đồng thời, các nghiên cứu chưa xây dựng hoặc có xây dựng nhưng chưa hoàn thiện các điều kiện áp dụng Basel II nên nội dung chưa bám sát theo điều kiện này. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do các nghiên cứu được thực hiện khá lâu và tại thời điểm đó Việt Nam chưa ban hành các qui định cho việc triển khai cụ thể áp dụng Basel II. Dựa trên những hạn chế cũng như ưu điểm của các nghiên cứu trên sẽ góp phần định hướng cho mục tiêu nghiên cứu của tác giả được trình bày dưới đây. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu: 1.3.1. Mục tiêu chung: Luận văn tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín trên cơ sở đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II. Đồng thời xác định mức độ đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn Basel này 8 dựa trên tình hình thực tế của Vietbank để nêu lên giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả hơn. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa những vấn đề về rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank. Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank. Làm rõ những hạn chế có thể phát sinh trong công tác quản trị RRTD, duy trì và phát huy những thành quả đạt được sau khi vận dụng các tiêu chuẩn Basel II vào quản trị RRTD. Nêu những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị RRTD tại Vietbank. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các dữ liệu về những rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 và đưa ra giải pháp đến năm 2020 theo lộ trình thực hiện Basel II của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau: 9 Phương pháp phân tích định tính được sử dụng xuyên suốt trong luận văn: Căn cứ vào số liệu báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, tác giả phân tích và xử lí số liệu đã tổng hợp được để đưa ra nhận định về tình trạng thực tế công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Phương pháp thống kê và so sánh: Các bảng số liệu thống kê về kết quả hoạt động, chất lượng tín dụng, nguồn vốn, nợ xấu, nợ quá hạn, trích lập dự phòng rủi ro của Vietbank qua các năm làm cơ sở để so sánh, phân tích. Phương pháp phân tích- tổng hợp: dựa trên những thông tin thu thập được, tác giả thực hiện phân tích những nội dung theo chuẩn mực của Basel II từ đó tổng hợp lại và đề xuất một số giải pháp thích hợp với thực trạng của Ngân hàng. 1.6. Đóng góp của luận văn: Trên cơ sở cho thấy cái nhìn tổng thể khung lí thuyết, các tiêu chuẩn cơ bản của Basel II, về điều kiện triển khai áp dụng, về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn… đồng thời nhận định được tầm quan trọng của nó trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Luận văn đã nêu lên tình hình thực tế về rủi ro tín dụng và việc quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín hiện nay; bên cạnh việc tìm hiểu các bài học kinh nghiệm tại một số ngân hàng trong và ngoài nước. Từ đó phân tích những ưu điểm, nhược điểm và đưa ra giải pháp giúp công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietbank được hoàn thiện trước tiên là theo chiến lược phát triển ngành Ngân hàng của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và sau đó là tiêu chuẩn quốc tế. 1.7. Kết cấu luận văn: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel. 10 Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín theo chiến lược phát triển của NHNN. Chương 4: Những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín. Kết luận. Tài liệu tham khảo. 11 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL. 2.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại: Tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng, theo đó, Ngân hàng sẽ thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, và các dịch vụ khác…và được thực hiện thông qua các hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỉ trọng cao và chủ yếu trong thu nhập của các Ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận cao dĩ nhiên luôn đi kèm với nhiều rủi ro buộc phải đối mặt xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, vấn đề hạn chế rủi ro xảy ra luôn được các Ngân hàng đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của mình. Vì vậy để Ngân hàng tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thì hệ thống Ngân hàng luôn phải tìm cách không chỉ mở rộng chiến lược và phương thức kinh doanh mà còn phải đi đôi với nâng cao quản trị rủi ro. Việc cấp tín dụng của ngân hàng góp phần tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất trong xã hội phát triển, dựa vào vốn vay của Ngân hàng mà các cá nhân/doanh nghiệp có thể bổ sung vốn kinh doanh thiếu hụt tạm thời cho việc mở rộng sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống. Bên cạnh đó, trong quá trình toàn cầu hóa, giao thương quốc tế được tăng cường thì tín dụng cũng là một phần thiết yếu giúp cho việc liên kết và giao dịch thanh toán quốc tế được thuận lợi và phát triển. Đồng thời hoạt động tín dụng cũng giúp cho việc điều hòa nguồn vốn góp phần làm ổn định thị trường tiền tệ, phát triển cân đối các ngành trong kinh tế quốc dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thông qua tín dụng mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả, tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền vốn tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều trong các ngành. Từ đó, góp phần ổn định nền kinh tế và sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ. 12 2.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại. Theo Joel Bessis trong cuốn “Quản trị rủi ro trong Ngân hàng” tái bản lần thứ 4 năm 2015 thì khái niệm về rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong Ngân hàng, đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Theo các qui định, RRTD chia thành một vài thành phần rủi ro tín dụng như: rủi ro vỡ nợ, rủi ro giảm uy tín, rủi ro nguy cơ, tức là sự bất trắc về giá trị trong tương lai của khoản tiền có thể thua lỗ vào thời điểm vỡ nợ chưa biết”. Quan điểm của Hennie Van Greuning- Sonja Brajovic Bratanovic (2009) thì rủi ro tín dụng được hiểu là nguy cơ mà người được cấp tín dụng (người đi vay) không thể chi trả tiền lãi, vốn gốc theo thời gian được qui định trong hợp đồng tín dụng đã kí kết. Tổn thất này nếu xảy ra sẽ gây tác động tiêu cực đến dòng lưu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng. Và theo Thomas P.Fitch (2012) thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người đi vay không trả được nợ vay theo điều khoản đã kí trên hợp đồng dẫn đến vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Bên cạnh rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề chủ yếu trong công tác cấp tín dụng của ngân hàng. Theo Ủy ban Basel (2004) thì định nghĩa “RRTD là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận” . Tại Việt Nam, theo Khoản 1- Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” cùng với Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi bổ sung TT 02/2013/TT-NHNN có giải thích từ ngữ như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối 13 với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Như vậy, từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng rủi ro tín dụng của Ngân hàng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng mà khi đó bên được cấp tín dụng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ bao gồm gốc và lãi vay theo đúng cam kết như trên hợp đồng tín dụng cho Ngân hàng. Điều này dẫn đến tổn thất và thiệt hại ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì hoạt động tín dụng được xem là quan trọng nhất, là thước đo đối với việc đánh giá sự thành công và hiệu quả của một Ngân hàng, chính vì thế quản trị rủi ro tín dụng luôn là sự ưu tiên của Ngân hàng. Về phương diện những nhân tố cấu thành rủi ro tín dụng thì theo nhà kinh tế học Bessis trong cuốn “Risk Management in Banking- Quản trị rủi ro trong Ngân hàng” – sách dịch của Nhà xuất bản Lao động năm 2012 thì đó là rủi ro được cấu thành bởi các thành tố như sau: rủi ro vỡ nợ, sự giảm uy tín, rủi ro đối tác, rủi ro hồi phục, rủi ro tương quan và tập trung, rủi ro chênh lệch và rủi ro quốc gia. Tùy theo từng cấp độ của những yếu tố trên sẽ thể hiện mức độ tổn thất tín dụng cao hay thấp và ảnh hưởng của nó đến tình hình tín dụng chung của ngân hàng. 2.2.1. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, có cả chủ quan cũng như khách quan. Nguyên nhân khách quan bao gồm các lí do liên quan đến môi trường chính trị, chính sách vĩ mô của Nhà nước, môi trường hoạt động kinh doanh, nguyên nhân thông tin bất cân xứng hoặc từ những khách hàng vay. Trong đó, nguyên nhân chủ quan có thể xuất phát từ nội bộ như chính sách cho vay thiếu minh bạch, trình độ và đạo đức cán bộ quản lí, sự lỏng lẻo trong kiểm soát sau vay…
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 100.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 0 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 100.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 0 VNĐ.
Giảm giá!
ThS02.160_Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín
Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín