Download Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 – 2030
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tính, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh Đồng Nai. Lý do học viên lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu xuất phát từ bối cảnh và tình hình thực tế đang diễn ra tại địa phương.
Tỉnh Đồng Nai có diện tích trồng điều lớn, đứng thứ 2 cả nước nhưng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động dẫn đến việc người nông dân đang dần thu hẹp diện tích trồng điều hoặc không mạnh dạn đầu tư, chăm sóc. Những ảnh hưởng đã tác động trực tiếp đến thu nhập của người nông dân đang canh tác trên đồng ruộng của mình.
Bằng phương pháp phân tích, đánh giá, tìm ra những điểm mạnh, yếu trong chuỗi gía trị cụm ngành, tác giả đề xuất những khuyến nghị, giải pháp phù hợp nhằm hướng tới phát triển cụm ngành điều bền vững.
Keywords: Năng lực cạnh tranh, Competitiveness
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI………………………………………………………………..1
1.1. Bối cảnh, lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………..1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………………8
1.3. Các vấn đề phải nghiên cứu……………………………………………………………………….8
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài………………………………………………..8
1.5. Bố cục của luận văn………………………………………………………………………………….9
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN…………………………………………………………………………10
2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh ……………………………………………………………..10
2.2. Lý thuyết về cụm ngành ………………………………………………………………………….11
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước ………………………………………………………………15
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………..19
3.1 Quy trình nghiên cứu 7 bước……………………………………………………………………19
3.2 Nguồn thông tin ……………………………………………………………………………………..21
3.3 Phương pháp phân tích ……………………………………………………………………………21
CHƯƠNG 4 : CỤM NGÀNH ĐIỀU TỈNH ĐỒNG NAI …………………………………..23
4.1 Chuỗi giá trị điều và sơ đồ cụm ngành điều tại Đồng Nai. …………………………..23
4.1.1 Chuỗi giá trị điều …………………………………………………………………. 23
4.1.2 Sơ đồ cụm ngành điều tại Đồng Nai……………………………………….. 24
4.2 Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của cụm ngành điều…………………………26
4.2.1 Phân tích điều kiện cầu: thị trường sản phẩm nhân hạt điều trên thế giới …………………………………………………………………………………………… 28
4.2.2 Sản xuất và cung hạt điều nguyên liệu, sản phẩm điều chế biến trên thế giới …………………………………………………………………………………………… 31
4.2.3 Đánh giá triển vọng thị trường và xu hướng cung hạt điều thô và
sản phẩm chế biến ………………………………………………………………………………. 34
4.2.4 Đánh giá điều kiện cung hạt điều nguyên liệu và nhân hạt điều ở
Việt Nam và Đồng Nai………………………………………………………………………… 35
4.3 Bối cảnh và hiện trạng cụm ngành điều …………………………………………………….36
4.3.1 Bối cảnh ……………………………………………………………………………… 36
4.3.2 Hiện trạng cụm ngành điều ……………………………………………………. 37
4.3.3 Các thành phần hỗ trợ, thu mua, thể chế, chính sách, nguồn vốn .. 39
4.4 Bản đồ vị trí các hoạt động kinh tế cụm ngành …………………………………………..42
4.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều theo mô hình kim cương …42
4.5.1 Các điều kiện nhân tố đầu vào ……………………………………………….. 42
4.5.2 Các dịch vụ hỗ trợ phục vụ sản xuất Điều ……………………………….. 45
4.5.3 Bối cảnh cho chiến lược cạnh tranh và môi trường kinh doanh …. 47
4.5.4 Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm điều Đồng Nai trước các đối
thủ …………………………………………………………………………………………… 53
4.5.5 Những điều kiện cầu …………………………………………………………….. 57
4.5.6 Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan……………………………. 60
4.6 Sơ đồ hiện trạng cụm ngành điều ……………………………………………………………..67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………………..69
5.1 Kết luận…………………………………………………………………………………………………74
5.2 Khuyến nghị các chính sách …………………………………………………………………….75
5.3 Phân công tổ chức thực hiện…………………………………………………………………….77
5.4 Hạn chế của đề tài:………………………………………………………………………………….81
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên tiếng Việt
BVTV Bảo vệ thực vật
CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
GDP Tổng giá trị sản phẩm quốc nội
GTSX Giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
NLCT Năng lực cạnh tranh
NLTS Nông lâm thủy sản
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Đồng Nai và một số tỉnh năm 2018………………………………………………………………………………………………45
Bảng 4.2: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế tính trên 1ha điều/năm ……………….46
Bảng 4.3: GTSX và tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Đồng
Nai và một số tỉnh năm 2018 …………………………………………………………………………50
Bảng 4.4: Chi phí chế biến điều nhân của Việt Nam và một số đối thủ năm 2018 (Đơn vị: USD/tấn) ………………………………………………………………………………………………..54
Bảng 4.5: So sánh chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế các loại điều Đồng Nai và một tỉnh khác năm 2018 ………………………………………………………………………………………56
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong sản xuất điều của Việt Nam và một số đối thủ năm 2018 ……………………………………………………………………………………..57
Bảng 4.7: Nội dung về quy tắc xuất xứ đối với điều ………………………………………..59
Bảng 4.8: Phân bổ lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi hạt điều toàn cầu ……….66
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý của tỉnh Đồng Nai ………………………………………………..1
Hình 1.2: Bản đồ vị trí các huyện, thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai……………………….3
Hình 1.3: Diện tích trồng điều so với các loại cây trồng khác trong ……………………..4
Hình 1.4: Diện tích và sản lượng điều của tỉnh Đồng Nai (2008-2017)…………………5
Hình 1.5: Diện tích trồng điều của các địa phương trong cả nước năm 2018 …………5
Hình 1.6: Giá trị xuất khẩu nhân điều của Việt Nam qua các năm………………………..6
Hình 1.7: Mức độ sụt giảm diện tích trồng điều qua các năm, ……………………………..7
Hình 2.1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh của Michael Porter……………………11
Hình 2.2: Mô hình kim cương của M. Porter……………………………………………………13
Hình 2.3: Mô hình kim cương của M. Porter…………………………………………………..14
Hình 4.1: Chuỗi giá trị điều nhân trắng xuất khẩu của Đồng Nai ……………………….23
Hình 4.2: Sơ đồ chuỗi giá trị điều rang muối Đồng Nai …………………………………….24
Hình 4.3: Sơ đồ cụm ngành điều tỉnh Đồng Nai………………………………………………25
Hình 4.4: Phân loại, chế biến hạt điều thô tại công ty chế biến nông sản………….27
Hình 4.5: Tốp 10 nước tiêu dùng hạt điều nhân lớn nhất thế giới, 2012 – 2016 ……29
Hình 4.6: Thị phần tốp 5 nước nhập khẩu hạt điều trong khối EU năm 2017……….30
Hình 4.7: Nhập khẩu hạt điều của EU-28 qua các năm (đơn vị: nghìn USD) ………31
Hình 4.8: Thị phần top 5 nước xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ năm 2018………….32
Hình 4.9: Tỷ trọng về giá trị của các nước nước xuất khẩu điều trên TG …………….33
Hình 4.10: Sản lượng xuất khẩu vá giá bình quân hạt điều năm 2018-2019…………33
Hình 4.11: Các sản phẩm từ hạt điều và quy trình chế biến ……………………………….38
Hình 4.12: Phụ phẩm từ hạt điều và quy chế chế biến (vỏ hạt điều Dầu điều)….39
Hình 4.13: Bản đồ vị trí các hoạt động của cụm ngành điều của tỉnh Đồng Nai……42
Hình 4.14: Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), 2010 – 2017 ……………….48
Hình 4.15: Cơ cấu giá trị sản xuất NLTS Đồng Nai, 2011-2016 ………………………..49
Hình 4.16: GRDP tỉnh Đồng Nai năm 2011-2016…………………………………………….49
Hình 4.17: Giá mua điều thô nhập khẩu trung bình từng tháng………………………….53
Hình 4.18: Sơ đồ hiện trạng cụm ngành điều tỉnh Đồng Nai………………………………67
Hình 4.19: Sơ đồ đánh giá cụm ngành điều tỉnh Đồng Nai ………………………………..68
TÓM TẮT
Đề tài của luận văn là: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2020-2030.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tính, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh Đồng Nai. Lý do học viên lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu xuất phát từ bối cảnh và tình hình thực tế đang diễn ra tại địa phương. Tỉnh Đồng Nai có diện tích trồng điều lớn, đứng thứ 2 cả nước nhưng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động dẫn đến việc người nông dân đang dần thu hẹp diện tích trồng điều hoặc không mạnh dạn đầu tư, chăm sóc. Những ảnh hưởng đã tác động trực tiếp đến thu nhập của người nông dân đang canh tác trên đồng ruộng của mình.
Bằng phương pháp phân tích, đánh giá, tìm ra những điểm mạnh, yếu trong chuỗi gía trị cụm ngành, từ đó tác giả đề xuất những khuyến nghị, giải pháp phù hợp nhằm hướng tới phát triển cụm ngành điều bền vững.
ABSTRACT
The objective of the Master thesis is to enhancing the competitiveness of cashew clusters of Dong Nai province in the period of 2020-2030. The research objective of the thesis is to analyze and evaluate factors affecting the competitiveness of cashew clusters of Dong Nai province. The reason that students choose and implement research topics comes from the context and the actual situation taking place locally. Dong Nai province has a large area of cashew plantation, ranking the second in the whole country but due to the influence of many influencing factors, the farmers are gradually reducing the area under cashew cultivation or do not boldly invest and care. The effects have a direct impact on the income of the farmers cultivating their fields. By analyzing, evaluating and finding strengths and weaknesses in the cluster value chain, the author proposed appropriate recommendations and solutions towards sustainable cashew cluster development.
1
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh, lý do chọn đề tài
Tỉnh Đồng Nai có vị trí chiến lược quan trọng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Đây là tỉnh nằm trong vùng Đông Nam Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – vùng phát triển kinh tế năng động nhất cả nước, đặc biệt về công nghiệp và dịch vụ. Tỉnh là cửa ngõ xuống phía Nam của toàn bộ vùng Tây Nguyên và là vùng chuyên canh cây công nghiệp chủ lực có giá trị cao của Việt Nam (như cà phê, tiêu, điều, cao su). Đồng Nai tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh – thị trường tiêu thụ lớn nhất cả nước và là trung tâm khoa học kỹ thuật lớn và cũng là cửa ngõ đi ra thị trường quốc tế khi tập trung các đầu mối giao thông quan trọng như sân bay, cảng
sông, cảng biển, đường cao tốc.
* Vị trí đắc địa:
– Cửa ngõ đi ra thị trường quốc tế. Đầu mối giao thông quan trọng như sân bay, cảng, đường cao tốc.
– Ngay cạnh Trung tâm khoa học
KT lớn của cả nước.
Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai (2018).
Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý của tỉnh Đồng Nai
2
Về điều kiện tự nhiên, Đồng Nai tiếp nối phía nam của vùng Tây Nguyên tiền thân vốn là đất hình thành từ phun xuất núi lửa nên được thừa hưởng quỹ đất phong phú, màu mỡ phì nhiêu. Nguồn nước dồi dào với lượng mưa lớn và hệ thống sông có trữ lượng nước khá và phân bố tương đối đồng đều, tỉnh có nhiều cơ hội để hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu quy mô lớn ổn định. Khí hậu thời tiết thuận lợi, ít có bão lũ, ít bị đe dọa trực tiếp của biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, nước biển dâng. Do đó, điều kiện tự nhiên ở Đồng Nai phù hợp cho cả chăn nuôi và trồng trọt (cả cây hàng năm và lâu năm). Với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi trong tỉnh cũng tương đối hoàn thiện, tập trung các trung tâm công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật công nghệ cao. Lực lượng lao động tại chỗ và lao động di cư từ vùng khác đến dồi dào, trẻ, khỏe, có tư tưởng cởi mở, hòa nhập, không phân biệt vùng miền và đặc biệt là nền tảng kỷ luật lao động và trình độ sản xuất công nghiệp đã dần được hình thành trong những năm qua.
Với vị trí chiến lược, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi như trên, Đồng Nai nằm trong số rất ít tỉnh ở Việt Nam có thể phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp – dịch vụ chế biến nông sản. Theo Cục Thống kê Đồng Nai (2018), kinh tế Đồng Nai liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng đạt 7,68%/năm trong giai đoạn
2010 – 2017. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2017 (giá 2010) đạt
205.583,46 tỷ đồng, tăng 7,65% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 8,17%, khu vực dịch vụ tăng 7,99%, khu vực nông lâm thủy sản (NLTS) tăng 3,1%. Về nông nghiệp, Đồng Nai hiện là vùng phát triển mạnh cả trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp.. Sản phẩm trồng trọt ở Đồng Nai khá đa dạng, với 5 loại cây lâu năm chính và đóng vai trò quan trọng gồm: cây ăn quả (51.588 ha), điều (40.802 ha), cao su (51.272 ha), cà phê (15.278 ha) và hồ tiêu (19.022 ha) (theo số liệu từ Sở NN&PTNT Đồng Nai năm 2018). Tỉnh có diện tích và sản lượng điều đứng thứ 2, tiêu đứng thứ 4, cà phê đứng thứ 5 và cao su đứng thứ 6 cả nước. Thị trường xuất khẩu của các sản phẩm này tập trung chủ yếu tại EU và một số nước Đông Nam Á khác. Về công nghiệp chế biến nông sản, Đồng Nai là một trong những trung tâm chế biến nông sản lớn nhất, tập trung các nhà máy chế biến cà phê,
3
điều…không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ các thị trường xuất khẩu.
Nguồn: Niên giám Thống kê Đồng Nai (2018).
Hình 1.2: Bản đồ vị trí các huyện, thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai
Nhắc đến Đồng Nai, người dân trong nước sẽ nghĩ ngay tới những khu công nghiệp rộng lớn, đan xen, những nhà máy, xí nghiệp dày đặc, thu hút một lượng lớn lao động là những người dân nhập cư tại các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên sẽ thật thiếu sót nếu không biết, tỉnh Đồng Nai phát triển mạnh về công nghiệp nhưng cũng là một tỉnh đứng đầu cả nước về phát triển nông nghiệp, nơi đây được coi là “ thủ phủ” về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt cây ăn trái.
Với số lượng hơn 2,5 triệu con heo, số gia cầm khoảng 20 triệu con, quy mô chăn nuôi heo, gà lớn nhất cả nước và các loại cây ăn trái như chôm chôm Long Khánh, bưởi Tân Triều, sầu riêng Long Khánh, Cẩm Mỹ, Xoài Định Quán. Cây trồng
4
chủ lực như cây điều, tiêu, cà phê, ca cao có tỷ trọng, diện tính, sản lượng rất lớn so với các địa phương khác.
Trong các loại cây trồng chủ lực của tỉnh, cây Điều là loại cây trồng có diện tích rất lớn khoảng hơn 40 ngàn ha, đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bình Phước. Cây điều là loại cây dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất, công chăm sóc và đầu tư chi phí thấp, giá trị kinh tế tương đối, rễ bám chắc có chức năng bảo vệ đất khỏi bị sói mòn, tán cây phủ rộng góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy cây điều được trồng phổ biến tại vùng nông thôn, đem lại thu nhập chính cho các hộ nghèo, đặc biệt với bà con nông dân ở các vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện Xuân Lộc có diện tích điều lớn nhất ở 11.486 ha, đứng thứ 2 là huyện Tân Phú 10.200 ha, Long Thành 4.603 ha, Định Quán 4.108 ha, Long Khánh 3.602 ha, Nhơn Trạch 3.590 ha,
Vĩnh Cửu 2.016 ha.
Diện tích trồng điều so với các loại cây trồng khác
Cây Điều Hồ Tiêu Xoài Bưởi
Sầu riêng Chôm chôm Café
Các loại cây trồng khác
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê Đồng Nai(2018)
Hình 1.3: Diện tích trồng điều so với các loại cây trồng khác trong tỉnh Đồng Nai (2017-2018)
Với những lợi thế đó, ngày 26/9/2011, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2419/QĐ-UBND về Chương trình Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, trong đó xác định các loại cây trồng chủ lực cần phát triển đó là cây điều, tiêu, xoài, bưởi, tập trung chủ yếu tại các huyện như Tân Phú, Định Quán, Long Khánh, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc.
5
Diện tích trồng (ha) Diện tích kinh doanh (ha)
Sản lượng hạt thô (tấn)
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu CAP/IPSARD (2018).
Hình 1.4: Diện tích và sản lượng điều của tỉnh Đồng Nai (2008-2017)
Đồng Nai là một trong những tỉnh trọng điểm trồng và xuất khẩu điều của cả nước, cùng với các tỉnh Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu của vùng Đông Nam bộ và
các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk của vùng Tây Nguyên.
Bình Phước Đồng Nai Đắk Lắk Gia Lai
Bình Thuận Lâm Đồng Đắc Nông
Bà Rịa – Vũng Tàu
Bình Định
Khánh Hoà
– 20 40 60 80 100 120 140 160
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê ĐN (2018)
Hình 1.5: Diện tích trồng điều của các địa phương trong cả nước năm 2018
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, xuất khẩu hạt điều trong cả nước năm 2018 đạt 400 nghìn tấn tương đương 4 tỷ USD.
6
Nguồn : Báo Công thương (2018)
Hình 1.6: Giá trị xuất khẩu nhân điều của Việt Nam qua các năm
Tuy là loại cây trồng chủ lực của tỉnh, nhưng trong các năm qua, diện tích trồng điều của người dân liên tục sụt giảm, nguyên nhân do giá cả hạt điều luôn bấp bênh, thiếu ổn định đầu ra, cứ được mùa là rớt giá. Sản phẩm hạt điều nhân của Đồng Nai không thua kém về chất lượng, mẫu mã. Tuy nhiên do chưa đăng ký thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nên người tiêu dùng ít biết đến thương hiệu hạt điều Đồng Nai, vì vậy mà giá bán không cao. Đa số các doanh nghiệp khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu, hạt điều của Đồng Nai thường phải gắn mác thương hiệu của hạt điều Bình Phước. Phần nữa trong thời gian vừa qua, thị trường hạt điều trong nước phải chịu sự cạnh tranh của hạt điều thô từ Châu Phi nhập khẩu vào Việt Nam dẫn đến thu nhập của người dân giảm, hiệu quả mang lại từ cây điều không cao nên họ không mạnh tay đầu tư, chăm sóc vườn điều và các phương án bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm điều sau thu hoạch.
7
-0,64
-0,31
-0,15
-0,05
Cẩm Mỹ Trảng Bom Nhơn Trạch
Long Thành
-0,56
-0,25
-0,28
-0,10
-0,10
-0,02
Thống Nhất
TX Long Khánh
Xuân Lộc Định Quán Tân Phú
Vĩnh Cửu
-0,80 -0,60 -0,40 -0,20 0,00
Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai (2018)
Hình 1.7: Mức độ sụt giảm diện tích trồng điều qua các năm, từ năm 2013 -2018
Trước xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội vươn lên của các quốc gia đang và kém phát triển. Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các quốc gia này phát huy tối ưu các lợi thế so sánh của mình đồng thời cũng tiếp nhận công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại trên thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực của hội nhập đem lại thì song song đó cũng gây không ít khó khăn cho các thị trường hàng hóa trong nước, hàng rào thuế quan bị bãi bỏ theo cam kết, mức thuế nhập khẩu thấp.. dẫn đến việc hàng hóa, sản phẩm của các nước ồ ạt xâm nhập vào thị trường của nước ta, khiến cho một số mặt hàng sản xuất trong nước bị cạnh tranh gay gắt, mất dần thị phần, trong đó có các sản phẩm ngành hàng điều của tỉnh Đồng Nai.
Từ tình hình thực tế, với mong muốn đóng góp một phần sức lực của mình trong sự phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh, cũng như nâng cao đời sống, phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, bản thân nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2030” là cần thiết và cấp bách. Qua đó, xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh các sản phẩm cụm ngành Điều, từ đó đề xuất, khuyến nghị những chính sách, giải
8
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm điều giai đoạn 2020-2030, góp phần vào sự phát triển bền vững đối với loại cây cây trồng chủ lực của tỉnh, vừa bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, trống xói mòn, phủ xanh đồi trọc, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và kinh tế của tỉnh nhà.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng cụm ngành điều và phân tích các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh cụm ngành điều trong tỉnh.
Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp chính để thúc đẩy việc việc nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm điều tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu nhằm tiếp tục duy trì và phát triển diện tích cây điều của tỉnh Đồng Nai theo hướng
hiệu quả và bền vững giai đoạn 2020-2030.
nào?
1.3. Các vấn đề phải nghiên cứu
Để luận văn đạt kết quả, đề tài xác định ba vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết:
– Hiện nay, cụm ngành điều Đồng Nai có cấu trúc và trình độ phát triển như thế
– Các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh
Đồng Nai?
– Cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp gì để thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh
tranh của cụm ngành điều tỉnh Đồng Nai?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là thực trạng năng lực cạnh tranh cụm ngành điều của tỉnh Đồng Nam hiện nay.Trình độ phát triển, cấu trúc của cụm ngành; tình hình cung cầu sản phẩm điều trên thị trường trong nước và quốc tế; diện tích trồng điều của tỉnh Đồng Nai, sản lượng thu hoạch điều hàng năm cung ứng ra thị trường của tỉnh; những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu; các yếu tố tác động đến cụm ngành; đưa ra các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng sản phẩm từ điều nhằm năng cao giá trị gia tăng,
9
bền vững, phát huy thế mạnh của cây điều, một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
– Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi tỉnh
Đồng Nai.
– Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong giai đoạn
2015-2018, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát từ năm 2017 –
2018.
1.5. Bố cục của luận văn
Luận văn được thiết kế thành 05 chương như sau:
Chương 1- Giới thiệu đề tài trình bày về bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu…
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và tổng quan về năng lực cạnh tranh, về cụm ngành của Michael Porter và tổng quan các nghiên cứu trước, sử dụng khung phân tích của Michael Porter đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành theo quy trình 7 bước.
Chương 4 – Phân tích, mô tả, đánh giá, cấu trúc hiện trạng cụm ngành điều Đồng Nai và trình độ phát triển? Chỉ ra các điểm mạnh, yếu trong chuỗi giá trị của toàn bộ cụm ngành điều từ khâu trồng trọt, chế biến, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu và các ngành phụ trợ, từ đó nắm được điểm hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành.
Chương 5 – Kết luận và khuyến nghị. Từ những kết quả phân tích, đánh giá, chương này sẽ đưa ra những khuyến nghị, những gợi ý chính sách, những vấn đề nhà nước cần quan tâm thực hiện để hạn chế những điểm yếu, nâng cao sức cạnh tranh cho cụm ngành điều của tỉnh.