Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Mối quan hệ giữa giá trị tiền đồng và chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa giá trị tiền đồng và chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa giá trị tiền đồng và chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam

Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng nên việc hiểu rõ mối quan hệ này là một điều rất cần thiết.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để tiếp cận và giải quyết vấn đề, hi vọng đưa đến thông tin hữu ích giúp các nhà đầu tư có thêm cơ sở để ra quyết định đầu tư phù hợp, các nhà hoạch định chính sách có thể ổn định giá trị tiền Đồng hơn để ngăn chặn sự bất ổn trong thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Mục tiêu xem xét có tồn tại mối quan hệ nào không.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index chỉ khi cán cân thanh toán quốc tế có sự cải thiện tích cực. Nghiên cứu đề xuất nhấn mạnh tác động của cán cân thanh toán quốc tế thay vì tác động của cán cân thanh toán như mô hình của Dornbusch & Fischer (1980) đã đưa ra.

Keywords: Tiền tệ, Cổ phiếu, Giá cổ phiếu, Chỉ số giá cổ phiếu, Cán cân thanh toán, Money, Stocks, Stock prices, Stock price indexes,Balance of payments

 

M C L C

TRANG PH BÌA LỜI A A
DANH M C TỪ VIẾT TẮT DANH M C BẢNG BIỂU DANH M C HÌNH VẼ TÓM TẮT
ABSTRACT

ƣơng 1:GIỚI THIỆU ……………………………………………………………………………….1

1.1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………………………..2

1.4. ố tƣợng nghiên cứu ……………………………………………………………………….2

1.5. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………………….2

1.6. Dữ liệu nghiên cứu……………………………………………………………………………2

1.7. ƣơng p áp ng ên cứu ………………………………………………………………….3

1.8. Ý ng ĩa t ực tiễn của luận văn………………………………………………………….3

1.9. Cấu trúc của luận văn ………………………………………………………………………3

ƣơng 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 5

2.1. ác địn ng ĩa l ên quan ………………………………………………………………….5

2.1.1. Tỷ giá hối đoái …………………………………………………………………………….5

2.1.2. Cán cân thanh toán quốc tế ……………………………………………………………8

2.1.3. Chỉ số giá thị trường chứng khoán …………………………………………………9

2.2. Khung lý thuyết và các kết quả nghiên cứu liên quan ………………………..9

ƣơng 3: HƢƠ G H Ữ LIỆU……………………………………………..13

3.1. ƣơng p áp ng ên cứu ………………………………………………………………..13

3.2. Dữ liệu nghiên cứu………………………………………………………………………….14

ƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………….18

4.1. án g á xu ƣớng biến động giá trị tiền ồng dƣới các chế độ tỷ giá
áp dụng tại Việt Nam……………………………………………………………………………….18

4.2. án g á xu ƣớng biến động CCTT quốc tế khi giá trị tiền ồng thay
đổ trong g a đoạn 2000-2018…………………………………………………………………..26

4.3. án g á xu ƣớng biến động chỉ số VN-Index khi CCTT quốc tế thay
đổ trong g a đoạn 2000-2018…………………………………………………………………..29

4.4. án g á mối quan hệ giữa giá trị tiền ồng và chỉ số VN-Index trong
g a đoạn 2000-2018 …………………………………………………………………………………31

ƣơng 5: KẾT LUẬN, THẢO LUẬ & Ề XUẤT……………………………….32

5.1. Kết luận …………………………………………………………………………………………32

5.2. Thảo luận và đề xuất ………………………………………………………………………32

DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO PH L C 1
PH L C 2

PH L C 3

PH L C 4

DANH M C TỪ VIẾT TẮT

CCTM Cán cân thương mại

CCTT Cán cân thanh toán

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GSO Tổng cục thống kê Việt Nam

IMF Quỹ tiền tệ thế giới

Nhà đầu tư nước ngoài

NEER Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

REER Tỷ giá hối đoái thực đa phương

GH Tỷ giá hối đoái

TTCK Thị trường chứng khoán

USD Đô la Mỹ

VND Việt Nam Đồng

VN-INDEX Chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam

WB Ngân hàng thế giới

XNK Xuất nhập khẩu

DANH M C BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Thông tin các dữ liệu nghiên cứu …………………………………………………….15

Bảng 4.1. Chế độ tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 1989-2018 ……………………………..18

Bảng 4.2. Diễn biến giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index giai đoạn 2000-2018…..31

DANH M C HÌNH VẼ

Hình 3.1. Khung phân tích …………………………………………………………………………….14

Hình 4.1. Tỷ giá VND/USD, NEER, REER của Việt Nam giai đoạn 2000-2018 …24

Hình 4.2. CCTM, CCTT của Việt Nam giai đoạn 2000-2018…………………………….26

Hình 4.3. Kim ngạch XNK và tỷ trọng XNK trên GDP của Việt Nam giai đoạn
2000-2018……………………………………………………………………………………………………27

Hình 4.4. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2018…………………….28

Hình 4.5. CCTT quốc tế và chỉ số VN-Index giai đoạn 2000-2018 …………………….30

TÓM TẮT

Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng nên việc hiểu rõ mối quan hệ này là một điều rất cần thiết. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để tiếp cận và giải quyết vấn đề, hi vọng đưa đến thông tin hữu ích giúp các nhà đầu tư có thêm cơ sở để ra quyết định đầu tư phù hợp, các nhà hoạch định chính sách có thể ổn định giá trị tiền Đồng hơn để ngăn chặn sự bất ổn trong thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Mục tiêu xem xét có tồn tại mối quan hệ nào không. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index chỉ khi CCTT quốc tế có sự cải thiện tích cực. Nghiên cứu đề xuất nhấn mạnh tác động của CCTT quốc tế thay vì tác động của CCTM như mô hình của Dornbusch & Fischer (1980) đã đưa ra.
Từ khóa: giá trị tiền Đồng, chỉ số VN-Index, CCTT quốc tế, mô hình hướng theo dòng chảy, Dornbusch & Fischer (1980)

ABSTRACT

This thesis studies the relationship between the Dong value and the VN-Index. With the process of deep international integration, it is essential for Vietnam to understand the relationship among them. The study uses qualitative methods to approach and solve issues, hoping to bring useful information to help investors have a basis to make appropriate investment decision and policy makers stabilize the value of the Dong more to prevent instability in the financial market. The goal is to consider whether any relationship among them exists. The results show that there is an existing negative relationship between the value of the Dong and the VN- Index, provided that the international balance of payments has positive improvements. The study suggests emphasizing the impact of international balance of payments instead of the impact of trade balance as proposed by Dornbusch & Fischer (1980).
Keywords: Dong value, VN-Index, balance of payments, flow-oriented model,

Dornbusch & Fischer (1980)
1

 

 

ƣơng 1: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài

Tầm quan trọng của giá trị đồng tiền quốc gia và chỉ số giá TTCK đang ngày càng được khẳng định trên mặt bằng tài chính quốc tế. Từ sau hai cuộc khủng hoảng tài chính lớn là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro năm 2010, hai đối tượng này đã và đang dần được xem như là “phong vũ biểu” của nền kinh tế bởi sự nhạy cảm của chúng phản ánh rất chính xác thực trạng thị trường.
Trong nhiều thập kỷ gần đây, xu hướng hệ thống tài chính quốc tế đã có nhiều thay đổi đáng kể như sự chọn lựa chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, sự xuất hiện của các thị trường vốn mới, sự xóa bỏ dần các rào cản dòng vốn vào… Các cơ hội đầu tư được mở rộng theo hướng đa dạng hơn, sự biến động TGHĐ thường xuyên làm giá trị đồng tiền nội tệ các quốc gia thay đổi đã gia tăng thêm nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư. So với sự tác động qua lại mờ nhạt của thị trường tiền tệ và TTCK trước kia thì sự tác động qua lại giữa hai thị trường ngày càng rõ ràng và phức tạp hơn, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Vì thế mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và TTCK, hay giữa giá trị đồng tiền nội tệ và chỉ số giá TTCK càng thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu hơn trước.
Tại Việt Nam, với xu thế đang gia tăng hội nhập quốc tế sâu rộng, các chính sách đưa ra một mặt đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, mặt khác là phát triển thị trường tài chính, cụ thể là TTCK với các dòng luân chuyển vốn tự do hơn. Do đó bất kỳ một sự biến động nào về giá trị tiền Đồng hay chỉ số VN-Index cũng sẽ tạo ra sự bất ổn rất lớn trong nền kinh tế nên việc hiểu rõ diễn biến của từng loại cũng như mối quan hệ giữa chúng là thực sự cần thiết. Phần lớn các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index được xem xét đồng thời với các nhân tố vĩ mô khác nên nghiên cứu muốn thực hiện tìm hiểu tách biệt mối quan hệ chỉ của hai nhân tố này để nhằm đưa đến một thông tin có tính
2

 

 

tổng quát, làm cơ sở giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định chọn lựa đầu tư phù hợp, các nhà hoạch định chính sách có thể ổn định giá trị tiền Đồng hơn để ngăn chặn sự bất ổn trong thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ mối quan hệ giữa giá trị tiền Đồng và chỉ số VN- Index trong giai đoạn 2000-2018. Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy mối quan hệ này có tồn tại hay không.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

 Sự thay đổi chỉ số VN-Index khi giá trị tiền Đồng bị thay đổi trong các chế độ tỷ giá đã và đang áp dụng tại Việt Nam là như thế nào?
 Có thể giải thích mối quan hệ giữa giữa giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index bằng những hướng tiếp cận nào?
1.4. ố tƣợng nghiên cứu

Để có đủ cơ sở làm rõ các câu hỏi nghiên cứu và đạt mục tiêu nghiên cứu như nêu

trên, luận văn hướng đến các đối tượng nghiên cứu như sau:

 Chỉ số VN-Index

 Giá trị tiền Đồng

 Một số biến kinh tế vĩ mô như lạm phát, XNK, CCTM, CCTT

1.5. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu xem xét sự thay đổi của giá trị tiền Đồng trong mối quan hệ với đồng tiền của 8 nước đối tác có tỷ trọng thương mại, tài chính, đầu tư lớn với Việt Nam (USD, Bath Thái Lan, EUR, CNY, đô la Singapore, đồng yên Nhật, đồng won Hàn Quốc, đồng tiền của Đài Loan) và sự thay đổi của chỉ số VN-Index theo dữ liệu năm từ năm 2000 đến 2018.
1.6. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu uy tín như GSO, IMF,

WB, NHNN, … và trang web thông tin chứng khoán điện tử vietstock.

1.7. ƣơng p áp ng ên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính. Một số phương pháp cụ thể sau:

 Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Nghiên cứu về diễn biến, xu hướng thay đổi của các đối tượng nghiên cứu trong từng giai đoạn để hiểu rõ bản chất của sự thay đổi các đối tượng nghiên cứu, từ đó có cơ sở nhìn nhận, đánh giá hiện tại và đề xuất, kiến nghị các vấn đề trong tương lai.
 Phương pháp thống kê mô tả: Xử lý lại các số liệu thực tế thu thập được để làm rõ những phân tích định tính, so sánh xu hướng thực tế có diễn ra như khung lý thuyết hay các bằng chứng thực nghiệm trước đã kết luận hay không, giữa các giai đoạn có sự khác biệt như thế nào.
 Phương pháp tham khảo ý kiến: Tham khảo các nhận định về các vấn đề nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà làm chính sách để có thêm góc nhìn khách quan trong khi phân tích, lập luận các vấn đề.
 Phương pháp kế thừa: Sử dụng một số kết quả định lượng từ các nghiên cứu trước có nội dung liên quan và tương đồng trong hướng phân tích để làm cơ sở lập luận, diễn giải, quy nạp các vấn đề.
1.8. Ý ng ĩa t ực tiễn của luận văn

Việc xem xét mối quan hệ giữa giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định chọn lựa đầu tư phù hợp, các nhà hoạch định chính sách có thể ổn định giá trị tiền Đồng hơn để hoạch định các chiến lược điều hành tỷ giá, đối phó với các cú sốc bất ngờ linh hoạt và kịp thời hơn.
1.9. Cấu trúc của luận văn

Luận văn được sắp xếp như sau:

Chương 1: mở đầu giới thiệu lý do cần thiết thực hiện bài nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu, phương pháp thực hiện, dữ liệu sử dụng trong khuôn khổ phạm vi đưa ra, để từ đó trả lời được các câu hỏi nghiên cứu và hướng tới làm sáng tỏ những mục tiêu mà bài nghiên cứu mong muốn sẽ có ý nghĩa thực tiễn.
4

 

 

Chương 2: trình bày tổng quan về khung lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm liên quan tới các nghiên cứu trước đây để làm cơ sở nền tảng đưa ra các phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: mô tả các phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng bao gồm việc thu thập dữ liệu và tính toán số liệu.
Chương 4: kết quả nghiên cứu của các phương pháp sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố trong trường hợp Việt Nam.
Chương 5: kết luận kết quả nghiên cứu và đưa ra một số thảo luận, đề xuất về hướng áp dụng thực tiễn.
5

 

 

ƣơng 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.1. ác địn ng ĩa l ên quan

2.1.1. Tỷ giá hố đoá

 ịn ng ĩa

Tỷ giá hối đoái đo lường giá trị của một đồng tiền trên một đơn vị đồng tiền khác. Theo Luật NHNN Việt Nam năm 2010 định nghĩa “TGHĐ của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam. TGHĐ
của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có

sự điều tiết của Nhà nước”.

Có 2 cách niêm yết TGHĐ danh nghĩa là yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp. Yết giá trực tiếp thể hiện số đồng tiền nội tệ trên một đơn vị đồng tiền ngoại tệ. Yết giá gián tiếp thể hiện số đồng ngoại tệ trên một đơn vị đồng tiền nội tệ. Trong bài luận văn này, khi đề cập đến TGHĐ nếu không nói gì đến cách yết giá thì mặc nhiên xem là yết giá trực tiếp.
 Phân loại

Việc xác định TGHĐ của một đồng tiền nội tệ có thể dựa theo một đồng tiền ngoại tệ hoặc theo một rổ tiền tệ gồm nhiều đồng tiền ngoại tệ.
Khi dựa theo một đồng tiền ngoại tệ, có hai loại tỷ giá như sau:

Một là TGHĐ danh nghĩa song phương (NER), thể hiện giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền của nước khác, hay nói cách khác là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Một sự tăng trong TGHĐ có nghĩa là đồng tiền ngoại tệ lên giá và đồng tiền nội tệ mất giá. Ngược lại một sự giảm trong TGHĐ có nghĩa là đồng tiền nước ngoài giảm giá và đồng tiền nội tệ lên giá.
Hai là TGHĐ thực song phương (RER), là tỷ lệ giữa giá hàng hóa, dịch vụ nước ngoài P* so với giá hàng hóa, dịch vụ trong nước P.
6

 

 

 

 

RER được dùng để đo lường sức mua của hàng hóa, dịch vụ trong nước so với hàng hóa, dịch vụ nước ngoài.
Nếu RER =1 thì có ngang giá sức mua giữa hàng hóa, dịch vụ hai quốc gia.

Nếu RER >1 thì hàng hóa, dịch vụ trong nước tăng sức cạnh tranh hơn so với hàng hóa, dịch vụ nước ngoài.
Nếu RER <1 thì hàng hóa, dịch vụ trong nước kém sức cạnh tranh hơn so với hàng hóa, dịch vụ nước ngoài.
Khi dựa theo một rổ tiền tệ gồm nhiều đồng tiền nƣớc ngoài, có hai loại tỷ giá

n ƣ sau:

Một là TGHĐ danh nghĩa đa phương (NEER), là chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền nội tệ so với đồng tiền của các quốc gia được lựa chọn. Một sự tăng trong NEER cho thấy đồng tiền nội tệ mất giá, một sự giảm trong NEER cho thấy đồng tiền nội tệ lên giá. Chú ý đang xét theo cách yết giá trực tiếp.
NEER được xác định như sau:

Trong đó:

 

gốc

 

là chỉ số tỷ giá danh nghĩa của ngoại tệ thứ j tại thời kỳ i so với kỳ

là tỷ giá danh nghĩa của đồng ngoại tệ thứ j trong rổ ngoại tệ tại thời kỳ i

là tỷ giá danh nghĩa của đồng ngoại tệ thứ j trong rổ ngoại tệ tại thời kỳ gốc là tỷ trọng thương mại của các nước có đồng tiền tham gia vào rổ ngoại tệ
Hai là tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER), là chỉ số thể hiện TGHĐ danh

nghĩa đa phương đã được điều chỉnh theo lạm phát, thể hiện sức cạnh tranh của
7

 

 

hàng hóa trong trước với hàng hóa của các quốc gia có đồng tiền tham gia vào rổ

ngoại tệ.

Nếu REER=1 thì có ngang giá sức mua giữa hàng hóa, dịch vụ trong nước và các quốc gia có đồng tiền tham gia vào rổ ngoại tệ.
Nếu REER>1 thì hàng hóa, dịch vụ trong nước tăng sức cạnh tranh hơn so với hàng hóa, dịch vụ các quốc gia có đồng tiền tham gia vào rổ ngoại tệ. Và đồng nội tệ bị định giá thấp.
Nếu REER<1 thì hàng hóa, dịch vụ trong nước kém sức cạnh tranh hơn so với so với hàng hóa, dịch vụ các quốc gia có đồng tiền tham gia vào rổ ngoại tệ. Và đồng nội tệ bị định giá cao.
REER được xác định như sau:

Trong đó:

là chỉ số giá điều chỉnh của đối tác j tại thời kỳ i là chỉ số giá điều chỉnh của quốc gia tại thời kỳ i
Chỉ số giá điều chỉnh là chỉ số giá được chuẩn hóa theo năm gốc

 Biến động tỷ giá hố đoá

Biến động TGHĐ xảy ra khi giá trị của một trong hai đồng tiền thành phần thay đổi. Khi tỷ giá giao ngay tại hai thời điểm cụ thế được so sánh với nhau, tỷ giá giao ngay
tại thời điểm hiện tại ký hiệu là St và tỷ giá giao ngay tại thời điểm trước đó ký hiệu

là St-1thì tỷ lệ % thay đổi trong giá trị của ngoại tệ được tính toán như sau:

 

 

 

Một tỷ lệ % thay đổi dương cho thấy đồng ngoại tệ tăng giá, đồng nội tệ mất giá và

ngược lại (theo yết giá trực tiếp).
8

 

 

2.1.2. Cán cân thanh toán quốc tế

CCTT quốc tế là một công cụ để đo lường tất cả các giao dịch quốc tế phát sinh giữa người dân trong nước và người nước ngoài qua một thời kỳ nhất định. Về bản chất CCTT quốc tế là một báo cáo dòng tiền lưu thông vào và ra khỏi một nền kinh tế.
Cấu trúc CCTT quốc tế được mô tả như sau:

Cán cân

tài khoản
+
vãng lai

(X-N)
Cán cân

tài khoản
+
vốn

(CI-CO)
Cán cân

tài khoản
+
tài chính

(FI-FO)

Dữ trữ

ngoại hối

(FXR)

Cán cân

= thanh toán quốc tế

 

(*)

Với: X là xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ M là nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ CI là dòng vốn chảy vào
CO là dòng vốn chảy ra

FI là dòng tài chính chảy vào

FO là dòng tài chính chảy ra

FXR là lượng dự trữ ngoại hối gồm cả vàng

Phương trình (*) trên cho thấy mối quan hệ giữa CCTT quốc tế và giá trị đồng tiền nôi tệ của một quốc gia. Nếu đồng tiền nội tệ của quốc gia tăng giá so với đồng tiền của các nước khác thì nếu các yếu tố khác không đổi, hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia này sẽ trở nên mắc hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh, nhu cầu các hàng hóa xuất khẩu giảm, cán cân tài khoản vãng lai giảm. Ngược lại nếu đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá thì cán cân tài khoản vãng lai tăng. Tuy vậy sự tăng giá hay giảm giá nội tệ của quốc gia đó có thể làm ảnh hưởng đến cán cân tài khoản tài chính khi các nhà đầu tư vào chứng khoán xem sự biến động giá trị đồng tiền nội tệ là một trong những yếu tố tác động đáng kể đến giá chứng khoán mà họ dự tính đầu tư vào. Nếu đồng tiền nội tệ của một quốc gia được dự kiến tăng
9

 

 

giá, các NĐTNN có thể sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán của nước đó để hưởng lợi từ các biến động tiền tệ. Ngược lại cán cân tài khoản tài chính của quốc gia dự kiến sẽ giảm nếu đồng tiền nội tệ của quốc gia đó dự kiến suy yếu khi các yếu tố khác không đổi. Như vậy khi giá trị đồng tiền nội tệ thay đổi thì hoặc cán cân tài khoản vãng lai hoặc cán cân tài khoản tài chính hoặc có thể cả hai bị ảnh hưởng, từ đó tác động đến CCTT quốc tế.
2.1.3. Chỉ số giá thị trƣờng chứng khoán

Chỉ số giá TTCK là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu, được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo một phương pháp tính nhất định. Chỉ số này phản ảnh tình hình hoạt động của các công ty trên thị trường. Nếu các công ty làm ăn có lãi, giá chứng khoán của các công ty đó sẽ tăng và làm chỉ số chứng khoán tăng. Ngược lại nếu các công ty làm ăn lỗ thì sẽ làm chỉ số chứng khoán giảm. Dựa vào chỉ số chứng khoán, các nhà đầu tư có thể xác định được hiệu quả của danh mục chứng khoán để đầu tư vào.
2.2. Khung lý thuyết và các kết quả nghiên cứu liên quan

Trong các tài liệu tài chính, khi đề cập về bản chất và hướng của mối quan hệ giữa giá trị đồng tiền nội tệ và chỉ số giá TTCK thì kết luận vấn đề vẫn chưa thấy có sự đồng thuận về mặt lý thuyết hoặc thực nghiệm. Hiện nay có hai cách tiếp cận lý thuyết phổ biến là từ mô hình hướng theo dòng chảy và từ mô hình hướng theo chứng khoán.
Mô hình hướng theo dòng chảy (Flow-oriented model) được Dornbusch & Fischer (1980) tiếp cận khi cho rằng TGHĐ chủ yếu được xác định bởi CCTM hoặc cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia và sự thay đổi khả năng cạnh tranh quốc tế mà thể hiện qua tình trạng CCTT sẽ làm chỉ số giá TTCK thay đổi, vì chỉ số giá TTCK đại diện cho hiện giá dòng tiền trong tương lai đổ vào TTCK. Mô hình cho thấy chỉ số giá TTCK phản ứng với sự thay đổi của TGHĐ và tồn tại một mối quan hệ nhân quả chạy từ thị trường tiền tệ sang TTCK. Khi TGHĐ biến động, ví dụ TGHĐ tăng, giá trị đồng tiền nội tệ mất giá, kích thích xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, CCTM và
10

 

 

CCTT bị ảnh hưởng theo hướng được cải thiện tốt hơn, hệ quả tác động làm chỉ số giá TTCK tăng lên. Theo hướng tiếp cận này thì tồn tại một mối quan hệ cùng chiều giữa TGHĐ và chỉ số giá TTCK, hay nói cách khác là tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị đồng tiền nội tệ và chỉ số giá TTCK..
Mô hình hướng theo chứng khoán (stock-oriented model) được Frankel (1983) tiếp cận khi cho rằng TGHĐ được xác định bởi cung và cầu các tài sản tài chính như chứng khoán. Mô hình cho thấy TGHĐ biến động khi chỉ số giá TTCK thay đổi và có mối quan hệ nhân quả chạy từ TTCK đến thị trường tiền tệ. Chỉ số giá TTCK biến động, ví dụ giảm thì sẽ tác động đến hoạt động đầu tư tài chính, các NĐTNN rút vốn ào ạt ra khỏi TTCK để bảo toàn tài sản còn lại hoặc đầu tư vào thị trường tài chính quốc gia khác để có lợi nhuận cao hơn, dẫn tới các dòng vốn đầu tư quốc tế biến động mạnh, nhu cầu đồng ngoại tệ tăng lên làm đồng nội tệ mất giá. Như vậy theo hướng tiếp cận này, tồn tại một mối quan hệ ngược chiều giữa TGHĐ và chỉ số giá TTCK, hay nói cách khác là tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa giá trị đồng tiền nội tệ và chỉ số giá TTCK.
Ayaji, Friedman và Mehdian (1998) đã sử dụng kiểm định Granger để xác định hướng nhân quả giữa TTCK và thị trường tiền tệ ở bảy nền kinh tế tiên tiến và tám nền kinh tế thị trường mới nổi châu Á với dữ liệu giai đoạn 1985-1991. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số giá TTCK có tương quan cùng chiều với thay đổi trong giá trị đồng tiền nội tệ của các nền kinh tế tiên tiến trong khi không có quan hệ nhân quả nhất quán được quan sát thấy ở các nền kinh tế mới nổi. Tại Hàn Quốc có quan hệ ngược chiều giữa đồng nội tệ với chỉ số giá TTCK trong khi điều ngược lại được quan sát đối với Phillipines và Indonesia. Dữ liệu của Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Thái Lan cho thấy không có mối quan hệ đáng kể.
Pan, Chi-Wing Fok và Y. Liu (2007) điều tra mối quan hệ nhân quả giữa TGHĐ và giá chứng khoán của Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1988 đến tháng 10 năm 1998 và tiến hành kiểm tra vấn đề trong hai giai đoạn trước và trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Kết quả nghiên cứu

ThS02.227_Mối quan hệ giữa giá trị tiền đồng và chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

ThS02.227_Mối quan hệ giữa giá trị tiền đồng và chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam
Mối quan hệ giữa giá trị tiền đồng và chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam