Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Giải pháp nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức tại Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức tại Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành

Download Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức tại Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành

Đề tài này được thực hiện với mục đích đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động chia sẻ kiến thức của nhân viên tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành. Sau khi lược khảo cơ sở lý thuyết có liên quan, đồng thời dựa trên các nghiên cứu tương tự, đề tài tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm dự đoán về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động.

Các biến độc lập được sử dụng bao gồm: Văn hóa tổ chức, động lực chia sẻ; cấu trúc tổ chức; sự nhận thức; sự tin tưởng và sự hỗ trợ của cấp quản lý. Tiếp theo, đề tài tiến hành điều chỉnh bảng hỏi các yếu tố tác động đến hoạt động chia sẻ kiến thức của nhân viên tại Công ty bằng phương pháp thảo luận nhóm với 10 nhân viên đang làm việc tại SZL. Sau khi hoàn thành bảng hỏi, tác giả tiến hành toàn bộ nhân viên đang làm việc tại SZL.

Kết quả phân tích hồi qui cho thấy: Các yếu tố trên đều có tác động dương đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động và mức độ tác động theo thứ tự giảm dần như sau: (1) Động lực chia sẻ, (2) Sự tin tưởng, (3) Sự hỗ trợ từ văn hóa tổ chức, (4) Sự nhận thức, (5) Cấu trúc tổ chức, (6) Sự hỗ trợ từ cấp quản lý. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh khách quan thực trạng chia sẻ nhận thức tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành. Nghiên cứu này sẽ rất hữu ích và cần thiết dành cho những nhà lãnh đạo SZL tham khảo kết quả nghiên cứu trong đề tài này.

Keywords: Quản trị tri thức, Chia sẻ tri thức, Knowledge management, Knowledge sharing

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề ……………………………………………………………………………………………….. 1
2. Mục tiêu…………………………………………………………………………………………………… 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………….. 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu. ………………………………………………………………………….. 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu. …………………………………………………………………………….. 4

4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………………. 4

5. Ý nghĩa nghiên cứu …………………………………………………………………………………… 5

6. Kết cấu luận văn……………………………………………………………………………………….. 5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ………… 6

1.1. Hành vi CSKT……………………………………………………………………………………….. 6

1.1.1. Khái niệm CSKT ………………………………………………………………………………. 6

1.1.2. Phân loại kiến thức…………………………………………………………………………….. 7

1.1.3. Các chiến lược quản trị kiến thức…………………………………………………………. 8

1.2. Mô hình nghiên cứu và ý nghĩa của thang đo ………………………………………………. 8

1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan …………………………………. 8

1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất………………………………………………………………. 11

1.2.3. Ý nghĩa của các yếu tố trong thang đo ………………………………………………… 16

1.2.3.1. VHTC………………………………………………………………………………………. 16

1.2.3.2. Động lực chia sẻ ………………………………………………………………………… 17

1.2.3.3. Cấu trúc của tổ chức …………………………………………………………………… 17

1.2.3.4. Sự nhận thức……………………………………………………………………………………. 18

1.2.3.5. Sự tin tưởng…………………………………………………………………………………….. 18

1.2.3.6. Sự hỗ trợ của cấp quản lý ………………………………………………………………….. 19

1.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………… 19

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHIA SẺ KIẾN THỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

SONADEZI LONG THÀNH……………………………………………………………………….. 22

2.1. Tổng quan về công ty Sonadezi Long Thành……………………………………………… 22

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển …………………………………………………………. 22

2.1.2. Cơ cấu tổ chức ………………………………………………………………………………… 22

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh……………………………………………………………. 24

2.1.4. Thực trạng đội ngũ nguồn nhân lực…………………………………………………….. 24

2.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động CSKT của nhân viên tại SZL 25

2.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………. 25

2.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo……………………………………………………………… 26

2.2.3. Phân tích EFA…………………………………………………………………………………. 36

2.2.4. Phân tích hồi quy …………………………………………………………………………….. 38

2.3. Thực trạng CSKT tại SZL ………………………………………………………………………. 40

2.3.1. VHTC ……………………………………………………………………………………………. 41

2.3.2. Động lực chia sẻ ……………………………………………………………………………… 45

2.3.3. Cơ cấu tổ chức ………………………………………………………………………………… 49

2.3.4. Kích thích nhận thức của nhân viên ……………………………………………………. 52

2.3.5. Tăng cường sự tin tưởng giữa các nhân viên………………………………………… 55

2.2.6. Nâng cao kỹ năng của người lãnh đạo…………………………………………………. 57

2.4. Nhận xét ……………………………………………………………………………………………… 61

2.4.1. Những kết quả đạt được…………………………………………………………………… 61

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế ……………………………………………………………………….. 62

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CHIA SẺ KIẾN THỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SONADEZI LONG THÀNH ……………………………………… 64

3.1. Căn cứ để xây dựng giải pháp ………………………………………………………………… 64

3.1. Định hướng phát triển của SZL …………………………………………………………… 64

4.2. Nội dung giải pháp ……………………………………………………………………………….. 65

4.2.1. Hoàn thiện VHTC…………………………………………………………………………… 65

4.2.2. Nâng cao động lực chia sẻ ……………………………………………………………….. 66

4.2.3. Cải thiện cấu trúc của tổ chức…………………………………………………………… 68

4.3.3. Nâng cao sự tin tưởng giữa các nhân viên………………………………………….. 68

4.3.4. Sự hỗ trợ của cấp quản lý ………………………………………………………………… 69

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………….. 72

 

 

 

 

DANH MỤC VIẾT TẮT

 

Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành SZL Khu công nghiệp KCN Người lao động NLĐ Chia sẻ kiến thức CSKT Kiến thức KT Doanh nghiệp DN Văn hóa tổ chức VHTC Chia sẻ kinh nghiệm CSKN Chia sẻ tri thức CSTT Cronbach’s Alpha CA

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tóm lược các nghiên cứu liên quan……………………………………………………11

Bảng 1.2: Thang đo nghiên cứu ………………………………………………………………………13

Bảng 2.3: Đặc điểm mẫu nghiên cứu………………………………………………………………..25

Bảng 2.4: Kiểm định CA nhân tố Sự hỗ trợ từ VHTC……………………………………….26

Bảng 2.5: Kiểm tra CA lần 2 nhân tố Sự hỗ trợ từ VHTC …………………………………27

Bảng 2.6: Kiểm tra CA nhân tố động lực chia sẻ………………………………………………28

Bảng 2.7: Kiểm tra CA nhân tố động lực chia sẻ lần 2………………………………………29

Bảng 2.8:. Kiểm tra CA nhân tố động lực chia sẻ lần 3……………………………………..30

Bảng 2.9: Kiểm tra CA nhân tố Cấu trúc của tổ chức ……………………………………….31

Bảng 2.10: Kiểm tra CA nhân tố sự nhận thức …………………………………………………32

Bảng 2.11: Kiểm tra CA nhân tố sự nhận thức lần 2 …………………………………………33

Bảng 2.12: Kiểm tra CA của nhân tố Sự tin tưởng ……………………………………………33

Bảng 2.13: Kiểm tra CA của nhân tố Sự hỗ trợ của cấp quản lý …………………………34

Bảng 2.14: Kiểm tra CA của nhân tố sự hỗ trợ của các cấp quản lý lần 2 ……………35

Bảng 2.15: Kết quả phân tích nhân tố EFA ……………………………………………………..36

Bảng 2.16: Kết quả hồi quy……………………………………………………………………………39

Bảng 2.17: Các chính sách liên quan đến chia sẻ kiến thức tại Công ty cổ phần

Sonadezi Long Thành …………………………………………………………………………………..40

Bảng 2.18: Kết quả đánh giá hoạt động CSKT tại SZL……………………………………..41

Bảng 2.19: Kết quả thống kê mô tả nhân tố VHTC…………………………………………..43

Bảng 2.20: Số lượng trang bị máy tính cho nhân viên tại Công ty cổ phần Sonadezi

Long Thành …………………………………………………………………………………………………44

Bảng 2.21: Kết quả thống kế mô tả nhân tố Động lực chia sẻ…………………………….47

Bảng 2.22: Mức tiền thưởng trung bình cho nhân viên tại Sonadezi Long Thành…49

Bảng 2.23: Kết quả thống kế mô tả nhân cấu trúc tổ chức …………………………………51

Bảng 2.24: Kết quả thống kế mô tả nhân tố mức độ nhận thức …………………………..54

Bảng 2.25: Kết quả thống kế mô tả nhân tố Sự tin tưởng…………………………………..57

Bảng 2.26: Kết quả thống kế mô tả nhân tố sự hỗ trợ của các cấp quản lý …………..60

Bảng 3.1: Một số đề xuất khen thưởng……………………………………………………………..67

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Đánh giá kết quả hoàn thành công việc của người lao động tại Công ty cổ

phần Sonadezi Long Thành……………………………………………………………………………..3

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Lin (2007) …………………………………………………..9

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của Zahidul và các cộng sự (2011)……………………….9

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Dr Javad Mehrabi (2013) …………………………….10

Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ……………………………………………………………..13

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức SZL…………………………………………………………………………..23

Hình 2.2: Số lượng nhân viên nhận khen thưởng giai đoạn 2016 – 2018 …………….46

Hình 2.3: Chi phí hoạt động tập thể tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành giai

đoạn 2016 – 2018 …………………………………………………………………………………………47

Hình 2.4: Số lượt cán bộ tham gia khoá học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tại SZL

…………………………………………………………………………………………………………………..50

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài này được thực hiện với mục đích đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động chia sẻ kiến thức của nhân viên tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành. Sau khi lược khảo cơ sở lý thuyết có liên quan, đồng thời dựa trên các nghiên cứu tương tự, đề tài tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm dự đoán về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động. Các biến độc lập được sử dụng bao gồm: Văn hóa tổ chức, động lực chia sẻ; cấu trúc tổ chức; sự nhận thức; sự tin tưởng và sự hỗ trợ của cấp quản lý.
Tiếp theo, đề tài tiến hành điều chỉnh bảng hỏi các yếu tố tác động đến hoạt động chia sẻ kiến thức của nhân viên tại Công ty bằng phương pháp thảo luận nhóm với 10 nhân viên đang làm việc tại SZL.
Sau khi hoàn thành bảng hỏi, tác giả tiến hành toàn bộ nhân viên đang làm việc tại SZL. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy: Các yếu tố trên đều có tác động dương đến sự chia sẻ kiến thức của người lao động và mức độ tác động theo thứ tự giảm dần như sau: (1) Động lực chia sẻ, (2) Sự tin tưởng, (3) Sự hỗ trợ từ văn hóa tổ chức, (4) Sự nhận thức, (5) Cấu trúc tổ chức, (6) Sự hỗ trợ từ cấp quản lý.
Kết quả nghiên cứu đã phản ánh khách quan thực trạng chia sẻ nhận thức tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành. Nghiên cứu này sẽ rất hữu ích và cần thiết dành cho những nhà lãnh đạo SZL tham khảo kết quả nghiên cứu trong đề tài này.

ABSTRACT

This project is implemented with the purpose of providing solutions to enhance the knowledge sharing of employees at Sonadezi Long Thanh Joint Stock Company. After examining the relevant theoretical basis and based on similar studies, the study conducted a research model to predict the relationship between the factors affecting the knowledge sharing. wake of workers. The independent variables used include: organizational culture, motivation for sharing; organization structure; perception; the trust and support of management.
Next, the topic adjusted the questionnaire affecting factors of knowledge sharing of employees at the Company by group discussion method with 10 employees working at SZL.
After completing the questionnaire, the author conducted all employees working at SZL. The results of regression analysis show that: The above factors have a positive impact on the knowledge sharing of workers and the level of impact in descending order as follows: (1) Sharing motivation, (2 ) Trust, (3) Support from organizational culture, (4) Awareness, (5) Organizational structure, (6) Management support.
The research results objectively reflect the current situation of cognitive sharing at Sonadezi Long Thanh Joint Stock Company. This research will be very useful and necessary for SZL leaders to refer to the research results in this topic.
1

 

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

KT được xem là một nguồn lực quan trọng giúp tổ chức tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Do đó, khả năng tạo ra và sử dụng KT đã trở thành chiến lược quan trọng của mỗi công ty (Morgan Stanley, 2017). Để KT được tận dụng tối đa thì trước tiên nó phải được chia sẻ bởi những NLĐ (Tempest, 2009). Tán đồng với quan điểm trên, Du và ctg (2007) cho rằng sự CSKT là cơ sở để có những sáng kiến và phát triển các cơ hội kinh doanh mới thông qua quá trình học hỏi KT của NLĐ. Do đó, sự CSKT sẽ tác động đến hiệu quả và lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty.
Đa số các công ty đều tin rằng việc CSKT giúp nâng cao năng suất, hiệu quả lao động (Babcock, 2004), đồng thời giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm (Wang và Noe, 2010). Nhận thấy được những lợi ích trên, nhiều công ty đã khuyến khích NLĐ CSKT với nhau để đạt được mục tiêu của tổ chức. Một số công ty như Buckman, Texas Instruments và Dow Chemical đã đạt được những lợi ích đáng kể khi NLĐ CSKT với nhau (O’Dell và Grayson, 1998).
Tuy nhiên, nhiều NLĐ vẫn không sẵn sàng CSKT với người khác (Chow và ctg, 2000) bởi vì họ sợ mất đi KT có giá trị mà bản thân phải bỏ nhiều công sức để đạt được. Mặc dù nhiều công ty đã áp dụng những phương pháp khác nhau nhằm hỗ trợ việc CSKT nhưng vẫn không cải thiện được mức độ sẵn sàng CSKT của NLĐ (Grumbley, 1998). Đối với NLĐ thì KT chính là dấu hiệu của quyền lực, do đó làm sao để khuyến khích họ CSKT là một câu hỏi lớn dành cho ban quản trị của công ty (Grumbley, 1998).
Các nghiên cứu của Alam và ctg (2009), Khanmohammadi (2014), Zubair và ctg (2014) đã đề xuất một số yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến sự CSKT của NLĐ. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất về các yếu tố có ảnh hưởng đến sự CSKT của NLĐ. Tồn tại sự khác biệt này là do khuôn khổ pháp lý, hình thái kinh tế xã hội và hành vi của NLĐ ở từng DN sẽ có đặc trưng riêng.
2

 

Trong những năm trước đây, việc kinh doanh hiệu quả của SZL được mang đến từ việc quản lý và vận hành dự án KCN Long Thành, Khu dân cư Tam An 1 do Công ty mẹ (Tổng Công ty Sonadezi) lập dự án và bàn giao lại cho SZL quản lý và vận hành. Đến nay, số lượng sản phẩm từ việc kinh doanh hai dự án này đã gần hết. Do đó, để tiếp tục duy trì và phát triển bền vững của Công ty là việc tiếp tục tìm kiếm, phát triển những dự án mới nhằm có nguồn sản phẩm mới để phục vụ cho việc kinh doanh tiếp thị thì việc tăng cường CSKT trong Công ty là thực sự cần thiết để Công ty có thể tiếp tục khảo sát, tìm kiếm được các dự án mới đồng thời nâng cao chất lượng nguồn sản phẩm để đưa vào kinh doanh tiếp thị duy trì sự phát triển bền vững và ổn định của Công ty. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường CSKT tại SZL là điều cần thiết đối với tình hình của Công ty hiện tại.
Xác định hoạt động trao đổi kiến thức đóng vai trò rất quan trọng trong nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực. Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành đã đề ra các chính sách nhằm tạo ra môi trường để các nhân viên có thể giao lưu, học hỏi kiến thức trong công việc cũng như trong cuộc sống, tuy nhiên kế kết quả mang lại chưa cao được thể hiện trong kết quả thực hiện công việc của nhân viên khi có hàng năm chỉ có từ 10 đến 13 nhân viên được đánh giá hoàn thành công việc xuất sắc trong khi các nhân viên còn lại có kết quả khá hoặc trung bình. Việc hoàn thành xuất sắc các công việc được giao ngoài tinh thần với
công việc thì yếu tố quyết định là các kiến thức của mối cá nhân.

120

100 90

100 98

80

60

40

20 10 12 13
2 1 1
0
2017 2018 2019

Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành chỉ tiêu Không hoàn thành chỉ tiêu
3

 

Hình 1: Đánh giá kết quả hoàn thành công việc của người lao động tại

Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành

Mặt khác, SZL là Công ty con của Tổng Công ty Sonadezi, việc những cán bộ chủ chốt có năng lực của SZL thường xuyên được điều động về Tổng Công ty để triển khai các dự án mới diễn ra thường xuyên. Theo số liệu thống kê, từ năm 2013 đến nay có 08 nhân sự chủ chốt, nhiều kinh nghiệm điều chuyển về Tổng Công ty Sonadezi công tác bao gồm:
+ 01 Giám đốc Tài chính.

+ 02 Giám đốc dự án, 01 Phó giám đốc phụ trách Bộ phận dự án.

+ 01 Giám đốc kinh doanh.

+ 03 chuyên viên dự án với kinh nghiệm hơn 15 năm công tác.

Theo thống kê, tỷ lệ phàn nàn của khách hàng đối với chất lượng, dịch vụ của Công ty xảy ra tại bộ phận có cán bộ điều chuyển công tác chiếm tỷ lệ từ 70%-80% trên tổng phàn nàn của khách hàng trong năm. Vì vậy, việc CSKT và kinh nghiệm của những cán bộ chủ chốt, những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm cho các cán bộ công nhân viên trong công ty là rất cần thiết để duy trì lượng khách hàng hiện hữu cũng như tạo ra chất lượng dịch vụ tốt hơn nhằm thu hút khách hàng mới ổn định sự phát triển bền vững của Công ty là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, NLĐ tại các công ty Bất động sản phải có KT chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm dày dặn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hiện nay, với tình hình cạnh tranh càng gây gắt đòi hỏi các công ty kinh doanh bất động sản phải tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững từ lượng KT của NLĐ mà công ty đang có. Điều này dẫn đến một nhu cầu mạnh mẽ cho việc trao dồi và CSKT trong tổ chức. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường CSKT tại SZL là điều thật sự cần thiết đối với tình hình hiện tại của Công ty.
Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều nghiên cứu về sự CSKT trong các lĩnh vực, thị trường khác nhau nhưng tại lĩnh vực bất động sản KCN, khu dân cư nói chung và tại
4

 

SZL nói riêng thì vẫn chưa có nghiên cứu về sự CSKT của NLĐ. Do đó, nghiên cứu các nhằm tăng cường sự CSKT của NLĐ tại SZL là hết sức cần thiết.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp nhằm tăng cường CSKT tại

SZL” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. /

2. Mục tiêu

Mục tiêu của đề tài là tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường CSKT tại SZL. Để hoàn thành được mục tiêu này, đề tài sẽ đi vào thực hiện các mục tiêu cụ thể như
sau:

+ Đánh giá mức độ CSKT của NLĐ tại SZL.

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự CSKT của NLĐ tại SZL.

+ Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm cải thiện hoặc nâng cao sự CSKT

của NLĐ tại SZL.

Những bước thực hiện để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như vừa đề cập là nội dung quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ đề tài. Các chương tiếp theo sẽ trình bày rõ các bước cần thực hiện này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng chia sẻ kiến thức của nhân viên tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành.
* Thời gian thực hiện khảo sát nghiên cứu: Trong tháng 10-12/2019.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

* Phạm vi không gian: Nghiên cứu này chỉ thực hiện trong nội bộ SZL.

* Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng 2 phương pháp chính là đính tính và định lượng, kết hợp với phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp nhằm
5

 

đánh giá thực trạng trao đổi kiến thức của nhân viên tại Công ty cổ phần Sonadezi

Long Thành:

Đầu tiên, Tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là người lao động đang làm việc tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành, nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo để phù hợp với tình hình hiện tại của SZL.
Sau khi hoàn thành phiếu khảo sát, Tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ nhân viên đang làm việc tại SZL nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát cũng như ước lượng kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả khảo sát được đưa vào phần mềm SPSS 25.0, kết hợp với các dữ liệu sơ cấp thu thập được nhằm đưa ra các đánh giá cụ thể về tình hình trao đổi kiến thức của nhân viên tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động chia sẻ kiến thức của nhân viên tại Công ty.

5. Ý nghĩa nghiên cứu

Kết quả của đề tài nghiên cứu đạt được để có thể xác định rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hành vi CSKT của cán bộ nhân viên SZL, là cơ sở khoa học để Ban Tổng Gíam đốc Công ty biết rõ hành vi và mức độ CSKT của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc CSKT trong tổ chức.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, Luận văn bao gồm bốn chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Chương 2: Thực trạng chia sẻ kiến thức tại Công ty cổ phần Sonadezi Long

Thành

 

Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường chia sẻ kiến thực tại Công ty CP

Sonadezi Long Thành.
6

 

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1.1. Hành vi CSKT

1.1.1. Khái niệm CSKT

Theo Alavi và Leidner (2001) thì “KT là sản phẩm của thông tin”. Khi thông tin được phân tích, xử lý và đưa vào một bối cảnh cụ thể thì nó trở thành KT. Một số nhà nghiên cứu cho rằng KT có nhiều giá trị hơn dữ liệu và thông tin bởi vì nó gần với hành động hơn (Cheng, 2000). Dựa trên nghiên cứu của Polanyi (1966), Nonaka và Takeuchi (1995) đã đưa ra sự phân biệt giữa KT hiện và KT ngầm. Theo đó, KT hiện được hệ thống hóa trong các văn bản, tài liệu hoặc báo cáo; dạng KT này có thể được diễn đạt bằng ngôn ngữ hình thức và dễ dàng trao đổi giữa các cá nhân. Mặt khác, KT ngầm không thể hoặc rất khó được hệ thống hóa trong các văn bản, tài liệu; dạng KT này thể hiện trong kinh nghiệm của từng cá nhân, gắn liền với bối cảnh và công việc cụ thể, khó trao đổi hay chia sẻ với người khác. Bất kỳ tổ chức nào cũng tồn tại hai dạng KT trên và việc CSKT có thể khắc phục sự khác biệt giữa KT hiện và KT ẩn.
Sự CSKT là một khái niệm khá quen thuộc đối với các tổ chức, công ty trên thế giới. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ đối với các công ty tại Việt Nam. Mặc dù, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự CSKT (Alam và ctg, 2009; Boon – In và ctg, 2010; Davenport và Prusak, 1998; Khanmohammadi, 2014; Lee và Al-Hawamdeh, 2002; Yang và Chen, 2007; Zubair và ctg, 2014) nhưng vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm này. Do đó, để hiểu rõ thế nào là sự CSKT, đề tài sẽ xem xét một số khái niệm về sự CSKT đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa
ra.

Theo Davenport và Prusak (1998), sự CSKT là một trong những quy trình quản lý KT nhằm truyền tải KT từ một người sang người khác trong tổ chức. Sự truyền tải này có thể thực hiện giữa các cá nhân, từ một cá nhân đến một nhóm, bên trong một nhóm, giữa các nhóm, khối và phòng ban để cùng giúp nhau hoàn thành công việc trong tổ chức.
7

 

Lee và Al-Hawamdeh (2002) cho rằng sự CSKT là hành động có cân nhắc nhằm cho phép KT của một người được người khác sử dụng lại. Đây có thể được xem như sự tình nguyện phổ biến những kỹ năng và KT cho các cá nhân trong công ty (Wang và Noe, 2010). Điều này rất quan trọng vì KT của một người không đủ ảnh hưởng đến công ty trừ khi nó được trang bị cho tất cả thành viên. Bằng việc CSKT, công ty đã tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả công việc (Yang, 2007).
Theo Boon – In và ctg (2010), sự CSKT là một hoạt động phổ biến thông tin, giá trị và ý tưởng cho các bên liên quan để tạo ra KT mà các bên liên quan có thể hiểu và sử dụng được. Ngoài ra, Moller và Svahn (2004) nhấn mạnh rằng sự CSKT không chỉ là chia sẻ thông tin được hệ thống hóa (như mô tả sản phẩm, mô tả quy trình sản xuất, vận chuyển…) mà còn chia sẻ niềm tin, kinh nghiệm và thói quen trong tổ chức (như quy trình công việc…).
Kết hợp quan điểm của Boon – In và ctg (2010) và của một số tác giả khác, định nghĩa về sự CSKT được sử dụng trong đề tài này như sau: “Sự CSKT là một quy trình trong quản lý KT nhằm truyền tải KT hiện và KT ngầm của một người cho các bên liên quan để tạo ra KT mới mà các bên liên quan có thể hiểu và sử dụng được, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức và nâng cao hiệu quả công việc”.
1.1.2. Phân loại kiến thức

Phân loại tri thức của Polanyi (1996) theo hai dạng ẩn (tacit) và hiện (explicit) cho đến nay vẫn là cách phân loại tri thức được nhắc đến nhiều nhất trong lý luận và thực tiễn. Theo Nonaka và ctg (2008), tri thức hiện là những tri thức có thể ghi chép, mô tả được để trở thành một dạng thông tin, nhờ đó người ta có thể thu thập, mã hóa và lưu trữ dễ dàng phục vụ cho việc khai thác trong tương lai. Ngược lại, tri thức ẩn thường được xem là mang tính cá thể hóa, dựa trên kinh nghiệm của cá nhân, và có xu hướng thiên về kỹ năng. Theo Bollinger và Smith (2001), tri thức ẩn bao gồm các bài học kinh nghiệm, bí quyết, sự đánh giá, ước đoán và trực giác.
Wigg (1993) phân tri thức trong tổ chức thành ba nhóm chính: tri thức công khai, tri thức chia sẻ chuyên môn và tri thức cá nhân còn Blacker (1995) lại phân tri thức thành năm loại: Tri thức tư duy/Embrained knowledge; Tri thức nghề
8

 

nghiệp/Embodied knowledge; Tri thức hành vi/Encultured knowledge; Tri thức quy

trình/Embedded knowledge; Tri thức mã hóa/Encoded knowledge

1.1.3. Các chiến lược quản trị kiến thức

Các nghiên cứu trước đây thường đề cập đến hai loại chiến lược QTTT: tập trung vào hệ thống và tập trung vào con người.
Chiến lược mã hóa (codification) hay chiến lược tập trung vào hệ thống xoay quanh tri thức hiện dựa vào công nghệ và các quy trình, thủ tục để ghi chép, mô tả, mã hóa các tri thức, kinh nghiệm của tổ chức, biến tri thức « ẩn » thành tri thức
« hiện ». Mục tiêu của chiến lược này là xây dựng được các kho tri thức (knowledge repository) để các thành viên trong tổ chức có thể dễ dàng truy cập, tìm kiếm tri thức mình cần phục vụ cho công việc.
Chiến lược cá thể hóa (personalisation) hay chiến lược tập trung vào con người, xoay quanh tri thức ẩn và hướng tới sự tương tác, chia sẻ tri thức trực tiếp giữa các cá nhân trong tổ chức. Chiến lược này dựa vào việc thiết lập các mạng lưới xã hội trong các tổ, nhóm (Swan và ctg, 2000) hay thông qua quá trình học việc, kèm cặp. Chiến lược cá thể hóa hướng tới việc thu nhận tri thức bên trong, tri thức cơ hội và chia sẻ tri thức thông qua các kênh không chính thức (Jordan và Jones, 1997).

1.2. Mô hình nghiên cứu và ý nghĩa của thang đo

1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Lin (2007) với nghiên cứu về “Knowledge sharing and firm innovation capability: an empirical study” tại 172người, đã đưa ra kết luận về các tác động đến hành vi CSTT:

+ Thích thú khi được giúp người khác

+ Tự hiệu quả tri thức

+ Hỗ trợ của quản lý cấp cao Hành vi chia sẻ tri thức

+ Khen thưởng

+ Công nghệ thông tin

ThS08.144_Giải pháp nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức tại Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

ThS08.144_Giải pháp nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức tại Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành
Giải pháp nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức tại Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành