Đề tài luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO: Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
Xây dựng khung nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp trên trong bối cảnh gia nhập WTO. Cụ thể, cơ sở lựa chọn chính sách, triển khai chính sách, kết quả chính sách và điều kiện vận dụng chính sách được nghiên cứu.
Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn, giữa phương pháp nội suy và ngoại suy, nghiên cứu biến động của nông nghiệp Trung Quốc, đánh giá hiện trạng nông nghiệp Việt Nam và khả năng vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm từ CS phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.
Những đóng góp mới về phương diện thực tiễn, những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:
Thứ nhất, CS phát triển nông nghiệp Trung Quốc có sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng với những cam kết WTO, các chính sách được phối hợp đồng bộ đã đem lại hiệu ứng tích cực với sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc.
Thứ hai, CS phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam. Hội nhập WTO với những cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới, Việt Nam có thể tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của Trung Quốc để xây dựng các chính sách, áp dụng biện pháp điều chỉnh hiệu quả, đảm bảo thích ứng tốt nhất yêu cầu của WTO cùng với phát huy lợi thế so sánh của nền sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự linh hoạt trong thực thi chính sách.
Thứ ba, luận án đề xuất khả năng vận dụng vào Việt Nam để xây dựng CS phát triển nông nghiệp hậu WTO: (i) Chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam tập trung vào các công cụ phi thuế quan được WTO cho phép; (ii) Gia nhập thị trường nông sản thế giới, Việt Nam cần đưa ra những cảnh báo sớm để ứng phó với hàng rào kỹ thuật thương mại của nước đối tác, đồng thời hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương mại trong nông nghiệp; (iii) Chính sách hỗ trợ trong nước theo hướng tăng cường các công cụ theo phân loại của WTO để đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập bền vững và bước lên tầm cao mới; (iv) Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ban ngành; các địa phương chú trọng hoàn thiện quy hoạch sản xuất và hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật; khuyến khích các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến.