Khái niệm chính sách xã hội, chức năng của chính sách xã hội

Trong bài viết này, Luận Văn S sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm chính sách xã hội và chức năng của chính sách xã hội đối với người dân cũng như chính phủ. Hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn.

Chuc-nang-cua-chinh-sach-xa-hoi

1. Khái niệm chính sách xã hội

1.1 Khái niệm chính sách xã hội trên thế giới

Theo V.Z Ro-go-vin cho rằng: “Chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hội học. Nghiên cứu hệ thông về các quá trình xã hội, quyết định hoạt động sống của con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quá trình đó.

Có đầy đủ cơ sở để xem xét CSXH như là sự hoà quyện của khoa học thực tiễn. Như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn những tri thức thu nhận được nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy.

Z.Rogovin, Chính sách xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển, Matxcơva, 1980, tr10-11. Bản dịch Thông tin khoa học xã hội.

Còn theo Giáo sư G.Winkler – Nguyên viện trưởng Viện xã hội học và chính sách xã hội (thuộc Cộng hoà dân chủ Đức cũ) cho rằng: “Chính sách xã hội là tổng hoà các biện pháp và phương pháp của Đảng, của giai cấp công nhân, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của các liên hợp công đoàn, của các đảng phải và các tổ chức chính trị khác, nhằm tiếp tục xây dựng quan hệ xã hội… phục vụ cho những yêu cầu và lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tri thức và những người lao động khác”.

Tạp chí Xã hội học và Chính sách xã hội, số 2, 1982, tr 1-21

Theo quan điểm của G.Winler thì CSXH đề cập đến sự phát triển các quan hệ xã hội. Với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội trong quá trình xích lại gần nhau. Chính sách xã hội, chính sách kinh tế, chính sách văn hoá, chính sách dân tộc không tách rời nhau.

Theo quan điểm của giáo sư Anthoay Giddens nhà xã hội học Mỹ. Chính sách xã hội là “sự nghiên cứu có hiệu quả về xã hội học, khoa học chính trị và khoa học kinh tế, được chờ đợi nhằm biến đổi hoạch định chính sách trong chính phủ và do đó dẫn đến tiến bộ xã hội và thịnh vượng kinh tế. Mối quan hệ giữa nghiên cứu, chính sách được xem như một công cụ, một phương tiện. Nhằm mục đích thực tế kiểm soát tổ chức xã hội và biến đổi xã hội một cách có hiệu quả”.

1.2 Khái niệm chính sách xã hội tại Việt Nam

Trong “Lý thuyết xã hội và xã hội học hiện đại”, Nxb. KHXH, HN, 1980

Như vậy có thể coi chính sách xã hội (CSXH) là sự tổng hợp các phương thức, các biện pháp của Nhà nước, của các đảng phái và tổ chức chính trị khác. Nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân phù hợp với trình độ phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội… CSXH là sự cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Ở nước ta hiện nay chính sách xã hội thường được nhìn nhận ở hai cấp độ. Thứ nhất, theo nghĩa hẹp là chính sách xã hội cho những nhóm lao động xã hội gọi là “đối tượng chính sách” và “đối tượng xã hội”. Thứ hai, theo nghĩa rộng bao hàm cả chính sách giai cấp, chính sách đối với các tầng lớp. Những nhóm xã hội lớn như thanh niên, trí thức, chính sách dân tộc, tôn giáo…

Vậy khái niệm chính sách xã hội là gì? “Chính sách xã hội là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định. Các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khoẻ, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đằng và cổng bằng xã hội trong một bổi cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định.

2. Chức năng của chính sách xã hội

2.1 Chức năng nhận thức

CSXH với những nhiệm vụ khám phá ra các quy luật, các điều kiện và mối quan hệ qua lại. Giữa các quan hệ xã hội, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế giữa nhu cầu và lợi ích của những nhóm xã hội trong một cơ cấu xã hội cụ thể.

Từ đó chính sách xã hội có thể phát hiện ra tính quy luật của xã hội. Tính quy luật chính trị là sự vận động của hệ thông chính trị trong xã hội. Tính quy luật của đời sống tinh thần xã hội, nó phản ánh đời sng văn hoá, các quan hệ văn hoá xã hội khác.

Tất cả các tính quy luật này đều phản ánh nội dung của chính sách và đóng vai trò quy định nội dung, phương hướng của CSXH. Nên việc nhận thức nó là điều hết sức quan trọng của chính sách xã hội.

khai-niem-chinh-sach-xa-hoi

2.2 Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý xã hội

Một chính sách xã hội khoa học gắn liền với thực tiễn xã hội. Giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo phân tích, dự báo những vấn đề xã hội trong một tương lai gần, hoặc xa. Từ đó làm cơ sở để đề xuất một chính sách mơi phù hợp.

2.3 Chức năng thực tiễn

Chính sách xã hội phản ánh đúng thực tiễn. Phù hợp với thực tiễn và xâm nhập vào thực tiễn một các thích hợp. Nó sẽ làm cho xã hội luôn ở trạng thái ển định, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu xã hội, đẩy mạnh tính tích cực của các thành viên trong xã hội, sử dụng tốt tiềm năng lao động của đất nước.

Sự hoàn thiện chính sách xã hội phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nhưng chính sách xã hội không hoàn toàn phụ thuộc một cách máy móc mà có tính độc lập tương đôi.

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn trả lời được những vấn đề liên quan về “khái niệm chính sách xã hội là gì?”, “chính sách xã hội có những chức năng gì?”. Chúc bạn học tập tốt với những kiến thức trên! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 092 4477 999. Hoặc email qua địa chỉ: luanvanaz@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

Nguồn: Luanvanaz.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.