Download Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập
Về khía cạnh lý thuyết, luận án xây dựng khung lý thuyết, phân tích và đánh giá quá trình ứng dụng CNTT ở các trường đại học ngoài công lập trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế của Việt Nam nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Luận án đã làm rõ mục tiêu, nội dung của ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý tại cơ sở giáo dục đại học này, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường đại học ngoài công lập, đồng thời phân tích rõ những điều kiện cần thiết để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trên các nội dung: quản lý quá trình đào tạo; quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên; quản lý cơ sở vật chất, trang bị và quản lý tài chính; quản lý kết quả đào tạo …
Về khía cạnh thực tiễn, luận án đã phát hiện thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập còn nhiều hạn chế, bất cập bởi lẽ các trường phải tự trang trải kinh phí cho bộ máy trường mà không có bất kì sự hỗ trợ nào của Nhà nước, chỉ ra các tồn tại khó khăn trong quá trình đổi mới quản lý đại học liên quan đến các vấn đề quản lý nhân sự, cơ sở vật chất, quản lý tài chính…từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh quá trình ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đại học ở các trường ngoài công lập tại Việt Nam.
Đề tài góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường Đại học ngoài công lập. Luận án đã phân tích những kết quả đạt được và tồn tại trong quá trình ứng dụng CNTT của các trường Đại học ngoài công lập tại Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT trong khối trường ngoài công lập trong thời đại 4.0.
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 1
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 3
2.1. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………………. 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………………………… 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU …………………………………………… 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………………………………. 3
3.2.Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………………. 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………………….. 4
4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu……………………………………….. 4
4.2. Phương pháp chuyên gia. ………………………………………………………………… 4
4.3. Phương pháp điều tra xã hội học………………………………………………………. 5
4.4. Phương pháp quan sát khoa học……………………………………………………….. 5
4.5. Phương pháp tọa đàm, trao đổi ………………………………………………………… 5
4.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ………………………………………………….. 5
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ………………………………………….. 5
6. KẾT CẤU LUẬN ÁN……………………………………………………………………………… 6
CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………………………………….. 7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI … 7
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI …………………… 7
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC…………………………. 12
1.3.KHÁI QUÁT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT…………………………………………………………………………………………………….. 23
1.3.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ……………… 23
1.3.2. Khoảng trống của các công trình nghiên cứu luận án cần tiếp tục giải quyết …………………………………………………………………………………………………. 26
Tiểu kết chương 1……………………………………………………………………………….. 28
CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………………………………… 29
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP…………………………… 29
2.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN ……………………………………………………………………….. 29
2.1.1. Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập …………………………………………. 29
2.1.2. Công nghệ thông tin và quản lý trong các trường đại học……………….. 32
2.2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP………………………………………………… 41
2.2.1. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường
đại học ngoài công lập…………………………………………………………………………. 41
2.2.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập………………………………………………………………………………. 43
2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, trang bị và quản lý tài chính …………………………………………………………………………………. 48
2.3. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP…. 50
2.3.1. Yếu tố khách quan……………………………………………………………………… 50
2.3.2. Yếu tố chủ quan…………………………………………………………………………. 54
2.4. YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP………………………………………………………………………………………………. 59
2.4.1. Nhận thức của cán bộ, giảng viên và cán bộ quản lý về ứng dụng công nghệ thông tin…………………………………………………………………………………….. 59
2.4.2. Nguồn nhân lực đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin ………………… 60
2.4.3. Yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ
thông tin…………………………………………………………………………………………….. 61
2.5 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP…. 62
2.5.1. Tiêu chí về cơ sở hạ tầng kỹ thuật………………………………………………… 62
2.5.2. Tiêu chí quản lý bằng cơ sở dữ liệu ……………………………………………… 63
2.5.3. Tiêu chí về phần mềm quản lý……………………………………………………… 65
2.5.4. Tiêu chí về trình độ tin học của nhân lực ……………………………………… 66
2.6 KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ BÀI HỌC
RÚT RA CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM 67
2.6.1 Ứng dụng CNTT trong giáo dục tại Thái Lan ………………………………… 67
2.6.2 Ứng dụng CNTT trong giáo dục tại Malaysia ………………………………… 70
2.6.3 Bài học cho cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập tại Việt Nam ……… 73
Tiểu kết chương 2……………………………………………………………………………….. 74
CHƯƠNG 3 ……………………………………………………………………………………………… 76
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM…………… 76
3.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM ………………………………………………………………………………………. 76
3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của các trường đại học ngoài công lập
Việt nam ……………………………………………………………………………………………. 76
3.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các trường đại học ngoài công lập Việt Nam……………………………………………………………………… 83
3.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM…………. 87
3.2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo tại các
trường đại học ngoài công lậpViệt Nam ………………………………………………… 87
3.2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên………………………………………………………………………… 97
3.2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, trang bị và quản lý tài chính ……………………………………………………………….. 101
3.2.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kết quả đào tạo
……………………………………………………………………………………………………….. 103
3.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP ………………………………………………………………………. 107
3.4.1 Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin …………………….. 107
3.4.2 Nguồn lực công nghệ thông tin phục vụ quản lý dạy học……………….. 109
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM …………………………………………………………….. 110
3.3.1. Ưu điểm………………………………………………………………………………….. 110
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế……………………………………………….. 112
Tiểu kết chương 3 ………………………………………………………………………………. 114
CHƯƠNG 4 ……………………………………………………………………………………………. 115
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP…………………………. 115
VIỆT NAM …………………………………………………………………………………………….. 115
4.1. QUAN ĐIỂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐHNCL VIỆT NAM…………………………………………. 115
4.1.1. Đảm bảo tính mục đích của chủ thể Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập Việt Nam………………………… 115
4.1.2. Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn trong Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường ĐHNCL Việt Nam……………………………….. 115
4.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi trong Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường ĐHNCL ……………………………………………… 116
4.1.4. Đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ trong Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường ĐHNCL…………………………………………………… 117
4.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM …………………………………………………………………………. 117
4.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên trường về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường ……………………………… 117
4.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng kế hoạch đào tạo đảm bảo tính khoa học, toàn diện, bám sát và phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin theo từng giai đoạn………………………………………………………. 121
4.2.3. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên nghiệp vụ………………………………………………………. 128
4.2.4. Xác định rõ các khâu, các lĩnh vực có thể ứng dụng CNTT phục vụ hoạt
động quản lý ở các trường đại học ngoài công lập ………………………………… 135
4.2.5. Tăng cường thực hiện chuyển đổi số trong các trường đại học ngoài công lập …………………………………………………………………………………………… 138
4.2.6. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý ở các trường đại học ngoài công lập ………………………………………… 142
4.2.7. Phát triển và hoàn thiện hạ tầng công nghệ tại các trường Đại học Ngoài công lập …………………………………………………………………………………………… 145
4.2.8. Tăng cường ứng dụng phần mềm quản lý mới vào công tác quản lý. 148
Tiểu kết chương 4……………………………………………………………………………… 151
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………….. 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ………………………………………….. 173
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………….. 168
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 CLĐT Chất lượng đào tạo
3 ĐHNCL Đại học ngoài công lập
4 TBDH Thiết bị dạy học
5 GV Đội ngũ Giảng viên
6 NDĐT Nội dung đào tạo
7 QTĐT Quá trình đào tạo
8 PPĐT Phương pháp đào tạo
9 CBQL Cán bộ quản lý
10 QLĐT Quản lý đào tạo
11 UDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin
12 PPDH Phương pháp dạy học
13 CBNV Cán bộ nhân viên
14 CSVC Cơ sở vật chất
15 BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo
2. Tiếng Anh
STT CHỮ VIẾT TẮT TỪ TIẾNG ANH
NGHĨA TIẾNG
VIỆT
1 APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác Châu Á- Thái Bình Dương
2 WTO
World Trade
Organization
Tổ chức thương mại
thế giới
3 UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
Liên hiệp quốc tế
4 AEC
ASEAN Economic
Community
Cộng đồng kinh tế
ASEAN
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
Bảng 3.2: Số liệu thống kê sinh viên tại các trường ĐH trên
1
cả nước
Bảng 3.3: Tỉ trọng của khu vực tư trong GDĐH ở một số
2
nước
Bảng 3.4.:Bảng tổng hợp kết quả khảo sát sinh viên về điều
3
hành hoạt động học của sinh viên trên cơ sở ứng dụng CNTT
Bảng 3.5. Tổng hợp hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT ở các
4
trường đại học ngoài công lập
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về ứng dụng
5
CNTT để quản lý sinh viên
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát CBQL, giảng viên và sinh viên
6
về cơ sở hạ tầng CNTT ở các trường
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát sinh viên về ứng dụng công nghệ
7
thông tin trong quản lý kết quả đào tạo
Bảng 3.9: Tổng hợp các nội dung công bố CLĐT từ Website
8
của các trường đại học ngoài công lập được khảo sát
Bảng 4.1. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng sử
9 dụng CNTT ứng dụng trong thực hiện các nhiệm vụ cho đội
ngũ CBQL và giảng viên
77
78
87
92
94
97
99
101
122
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về
1 82 thực trạng ứng dụng CNTT trong xây dựng kế hoạch đào tạo
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ kết quả khảo sát sinh ứng dụng CNTT
2 87 trong tổ chức, điều hành hoạt động học tập của sinh viên
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát CBQL, giảng
3 93 viên về ứng dụng CNTT đểquản lý sinh viên
Biểu đồ 3.4: Biều đồ biểu thị kết quả khảo sát sinh viên về
4 98
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kết quả đào tạo
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
Hình 3.1: Chương trình Quản lý Cán bộ, Nhân viên,
1 80
Cán bộ
Hình 3.2: Trang thông tin điện tử của trường Đại học
2 81 ngoài công lập
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý giáo dục và đào tạo. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO khẳng định, CNTT sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và toàn diện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao trong thế kỉ XXI.
Nhận thức được xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có sự phát triển bùng nổ của CNTT, Việt Nam đã sớm có chủ chương ứng dụng CNTT trong toàn ngành giáo dục và đào tạo, như tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý,
điều hành của đơn vị quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy – học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo…
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có các trường đại học ngoài công lập Việt Nam, đến nay, nhiều trường đã triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến, triển khai các giải pháp về lớp học điện tử, lớp học thông minh, xây dựng kho học liệu số, thư viện điện tử, sách giáo khoa điện tử, kho bài giảng e-learning dùng chung… Bên cạnh đó, với chiến lược phát triển lấy nguồn học làm trung tâm, hiện nay một số trường đại học đã xây dựng chính sách đầu tư để phát triển các trung tâm thông tin tư liệu chuyên nghiên cứu và phát triển chương trình ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý, đặc biệt là giảng dạy, thực hành cho sinh viên, đồng
2
thời thực hiện các hoạt động quản lý cán bộ giảng viên, quản lý tài chính, cơ sở vật chất… có thể khẳng định, để đáp ứng được nhu cầu đổi mới và phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng như hiện nay thì ứng dụng CNTT là một xu thế tất yếu. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý điều hành tại các trường đại học ngoài công lập được xem như một phương tiện hữu ích và hiệu quả, nhằm tăng cường nội lực, tính chủ động của các đơn vị, góp phần hiện đại hóa giáo dục – đào tạo.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, Bên cạnh những nỗ lực và thành quả mà trường đã đạt được trong năm qua vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong ứng dụng CNTT vào công tác quản lý các truòng đại học ngoài công lập hiện nay, như: một số trường chưa đánh giá đúng vai trò của CNTT trong công tác quản lý, chưa đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong trường; việc ứng dụng CNTT công tác quản lý đào tạo chưa được tiến hành một cách đồng bộ, thường xuyên, kịp thời; Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hạ tầng của các đơn vị giáo dục đào tạo chưa được quan tâm phát triển song hành cùng chiến
lược phát triển nguồn nhân lực và sự hỗ trợ của cơ chế, chính sách cũng như các quy định cho ứng dụng CNTT…. Những khó khăn, hạn chế trên đang đặt ra nhiều thách thức đối với các trường đại học ngoài công lập trong tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hỗ trợ cho công tác quản lý điều hành trở nên toàn diện hơn, khoa học hơn, hiệu quả hơn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Do vậy việc nghiên cứu xác định các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam là cần thiết và phù hợp với chủ trương và nhu cầu quản lý, đổi mới giáo dục đào tạo trong bối cảnh hiện nay.
Từ những phân tích trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
3
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học, đề tài đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam những năm qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học này trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng
CNTT trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập.
Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong thời gian qua.
Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lậpViệt Nam thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu công tác ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam, không nghiên cứu các trường đại học ngoài công lập nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 2010 đến nay. Các lĩnh vực quản lý tại các trường đại học ngoài công lập được tập trung nghiên cứu gồm: quản lý quá trình đào tạo; quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên; quản lý cơ sở vật chất, trang bị và quản lý tài chính; quản lý kết quả đào tạo.
4
Các mục tiêu, giải pháp và kiến nghị tập trung chủ yếu cho giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2045.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm phục vụ chủ yếu cho quá trình giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Khi sử dụng phương pháp này, qua nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau, luận án tiến hành tìm ra các luận cứ khoa học phù hợp với những yếu tố, điều kiện thực tiễn trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập. Ngoài ra cũng thông qua các nguồn tài liệu tham khảo, luận án còn tiến hành xác định cơ sở khoa học trong việc đề xuất, lựa chọn các giải pháp nhằm giải quyết các mục tiêu đã xác định, từ đó đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra.
Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này, luận án tiến hành tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Các tài liệu được sử dụng bao gồm các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, hoặc là công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, hoặc là các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu của các Hội thảo khoa học, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực ứng dụng CNTT, công tác Giáo dục đào tạo…, cũng như các tài liệu chuyên môn mang tính lý luận phục vụ mục đích nghiên cứu của luận án. Danh mục các tài liệu nêu trên được trình bày trong phần “danh mục tài liệu tham khảo”.
4.2. Phương pháp chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong quá trình tham khảo ý kiến các chuyên gia bằng hình thức toạ đàm trực tiếp trong việc nghiên cứu các yếu tố, điều kiện đảm bảo ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập (bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực CNTT, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý trong lĩnh vực ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý tại các trường đại học). Đồng thời quá trình nghiên cứu cũng còn tiến hành tham khảo ý kiến các
5
nhà lãnh đạo, các chuyên gia phụ trách về CNTT tại các trường đại học ngoài công lập.
4.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Xây dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát với 04 đối tượng là CBQL, nhân viên (100 phiếu), GV (150 phiếu), sinh viên (1000 phiếu) ở 10 trường đại học ngoài công: Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Trường Đại học Nguyễn Trãi; Trường Đại học Đại Nam; Trường Đại học Công nghệ và quản lý Hữu Nghị; Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; Trường ĐH Duy Tân; Trường ĐH Thăng Long; Trường Đại học Phương đông; Trường ĐH Lạc Hồng; Trường Đại học Hòa Bình
4.4. Phương pháp quan sát khoa học
Quan sát, thu thập thông tin về ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý tại một số trường đại học.
4.5. Phương pháp tọa đàm, trao đổi
Tổ chức tọa đàm, trao đổi ý kiến trực tiếp với cán bộ quản lý, giảng viên tại
các trường đại học ngoài công lập.
4.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu, khái quát và phân tích các bản tổng kết kinh nghiệm ứng dụng
CNTT vào hoạt động quản lý tại một số trường đại học ngoài công lập.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
* Về khía cạnh lý thuyết, luận án xây dựng khung lý thuyết, phân tích và đánh giá quá trình ứng dụng CNTT ở các trường đại học ngoài công lập trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế của Việt Nam nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Luận án đã làm rõ mục tiêu, nội dung của ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý tại cơ sở giáo dục đại học này, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường đại học ngoài công lập, đồng thời phân tích rõ những điều kiện cần thiết để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trên các nội dung: quản lý quá trình đào tạo; quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên; quản lý cơ sở vật chất, trang bị và quản lý tài chính; quản lý kết quả đào tạo …
6
* Về khía cạnh thực tiễn, luận án đã phát hiện thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường đại học ngoài công lập còn nhiều hạn chế, bất cập bởi lẽ các trường phải tự trang trải kinh phí cho bộ máy trường mà không có bất kì sự hỗ trợ nào của Nhà nước, chỉ ra các tồn tại khó khăn trong quá trình đổi mới quản lý đại học liên quan đến các vấn đề quản lý nhân sự, cơ sở vật chất, quản lý tài chính…từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh quá trình ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đại học ở các trường ngoài công lập tại Việt Nam.
* Đề tài góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường Đại học ngoài công lập. Luận án đã phân tích những kết quả đạt được và tồn tại trong quá trình ứng dụng CNTT của các trường Đại học ngoài công lập tại Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT trong khối trường ngoài công lập trong thời đại 4.0.
6. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tồng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
ở trường đại học ngoài công lập
Chương 3: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường đại học ngoài công lập Việt Nam
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở trường đại học ngoài công lập Việt Nam
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Ứng dụng CNTT trong quản lý đại học đã được các nước phát tiển trên thế giới nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Họ cho rằng CNTT
được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để giảng dạy cũng như quản lý trong giáo dục. Vì vậy, CNTT được nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ tại các nước phát triển khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và những nước thuộc châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, Ấn Độ…
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Anh, Nhật Bản,…rất chú trọng về vấn đề ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nó là một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội. Và nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lượng ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục đại học.
Đối với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và đào tạo được thực hiện chưa đồng bộ. Các nước như Úc, Hàn Quốc và Singapore, Bộ Giáo dục của họ đã hình thành một quốc gia CNTT trong chính sách giáo dục với sự đầu tư rất quy mô về tài chính. Với mục tiêu tích hợp CNTT vào quá trình quản lý nhằm xây dựng trường học thông minh. Đối với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Ấn Độ… chính sách phát triển CNTT trong giáo dục được liên kết với chính sách và kế hoạch tổng thể về CNTT của quốc gia.
(1) Tại Singapore năm 1981, đã thông qua đạo luật về tin học hóa quốc gia quy định ba nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ dạy tin học ở trường phổ thông; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường học.