Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa (ThS02.174)

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa (ThS02.174)

Chất lượng danh mục cho vay chiếm vị trí quan trọng trong việc đánh giá hoạt động của ngân hàng và thường được đánh giá qua rủi ro danh mục, cụ thể là rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu của danh mục. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay có mối quan hệ như thế nào đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng của một quốc gia nói chung hoặc một ngân hàng thương mại nói riêng? Để giải đáp vấn đề trên, bài nghiên cứu đã sử dụng chỉ số Hirschman-Herfindahl để đánh giá mức độ tập trung của danh mục tại thời điểm cuối mỗi tháng từ năm 2012 đến cuối năm 2019 và thông qua mô hình hồi quy tuyến tính để xác lập mối quan hệ giữa biến tỷ lệ nợ xấu và biến HHI. Từ kết quả thu được, bài nghiên cứu đề xuất mội số giải pháp cho cả yếu tố nội tại và bên ngoài ngân hàng để cải thiện chất lượng danh mục cho vay tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa.

Từ khóa: Đa dạng hóa, Rủi ro tín dụng, Đối tượng khách hàng, Ngành nghề cho vay, Thời gian vay, Mục đích vay

The quality of loan portfolio has an important role in assessing the performance of banks and it is often assessed by portfolio risk, namely credit risk through the ratio of non-performing loans. How does the diversification of the loan portfolio effects the credit risk of a commercial bank? In order to answer this research question, this essay used the Hirschman-Herfindahl Index (HHI) to assess the concentration of the portfolio of Khanh Hoa branch, Vietnam – Russia Joint Venture Bank during the period from 2012 to 2019, and use the regression model to test the relationship between NPL and HHI. From the empirical results, the essay proposes recommendations and action plan to improve the quality of loan portfolio at Khanh Hoa branch, Vietnam – Russia Joint Venture Bank.

Key words: Diversification, Credit risk, Borrower, Industry loan, Loan duration, Loan purpose

ThS02.174_Mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT - ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI....................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.5 Đóng góp thực tiễn ........................................................................................................... 4 1.6 Kết cấu trình bày............................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC CHO VAY VÀ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY ....................................................................................................................... 5 2.1 Lý thuyết về danh mục cho vay ......................................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm................................................................................................................... 5 2.1.2 Đặc diểm của danh mục cho vay ............................................................................... 6 2.1.3 Phương thức phân loại danh mục cho vay ................................................................. 7 2.2 Rủi ro danh mục cho vay ................................................................................................. 10 2.2.1 Khái niệm................................................................................................................. 10 2.2.2 Cơ cấu rủi ro danh mục cho vay .............................................................................. 11 2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại tổ chức tín dụng.................................................................................... 14 Tóm tắt chương 2:................................................................................................................... 19 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐA DẠNG HÓA DANH MỤC CHO VAY VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT – NGA CHI NHÁNH KHÁNH HÒA ......................................................................................................... 21 3.1 Giới thiệu Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga ................................................................. 21 3.2 Giới thiệu Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa ............................ 23 3.3 Đánh giá thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa ............................................................................................................................. 26 3.3.1 Đánh giá cơ cấu danh mục cho vay ......................................................................... 32 3.3.2 Đánh giá rủi ro tín dụng .......................................................................................... 39 3.4 Kiểm định mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng ............ 40 3.4.1 Số liệu và mô hình nghiên cứu................................................................................. 40 3.4.2 Kết quả kiểm định .................................................................................................... 42 Tóm tắt chương 3:................................................................................................................... 51 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG .............................................. 53 4.1 Giải pháp tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga Chi nhánh Khánh Hòa ......................... 53 4.2 Giải pháp tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga:............................................................. 57 4.3 Kiến nghị đối với các yếu tố bên ngoài ngân hàng.......................................................... 60 4.3.1 Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội................................................................... 61 4.3.2 Các yếu tố về môi trường pháp lý............................................................................ 63 4.3.3 Các yếu tố về công khai thông tin............................................................................ 65 Tóm tắt chương 4 .................................................................................................................... 68 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa VRB Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga VRB Khánh Hòa Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa NPL Non-Performing Loan (Dư nợ xấu) HHI Herfindahl-Hirschman Index (chỉ số Herfindahl-Hirschman) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Một số chỉ số kinh doanh qua các năm của VRB Khánh Hòa ................................ 25 Bảng 3.2: Bảng dữ liệu của tỷ lệ NPL và HHI danh mục cho vay theo từng tiêu chí .............. 29 Bảng 3.3: Danh mục tiêu chí “Mục đích vay” theo quy định của VRB ................................... 34 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tỷ lệ NPL và HHIĐối tượng khách hàng .................. 42 Bảng 3.5: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tỷ lệ NPL và HHINgành nghề cho vay .................... 43 Bảng 3.6: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tỷ lệ NPL và HHIMục đích vay ........................... 44 Bảng 3.7: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tỷ lệ NPL và HHIThời gian vay ........................... 46 Bảng 3.8: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tỷ lệ NPL và HHI tất cả các tiêu chí ............. 47 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của VRB Khánh Hòa ....................................................................... 24 Hình 3.2: Biểu đồ giá trị HHI danh mục cho vay theo tiêu chí “Đối tượng khách hàng” ........ 33 Hình 3.3: Biểu đồ giá trị HHI danh mục cho vay theo tiêu chí “Mục đích vay”...................... 35 Hình 3.4: Biểu đồ giá trị HHI danh mục cho vay theo tiêu chí “Ngành nghề cho vay”........... 37 Hình 3.5: Biểu đồ giá trị HHI danh mục cho vay theo tiêu chí “Thời gian vay” ..................... 38 Hình 3.6: Biểu đồ giá trị tỷ lệ nợ xấu (NPL) của danh mục cho vay ....................................... 39 TÓM TẮT Chất lượng danh mục cho vay chiếm vị trí quan trọng trong việc đánh giá hoạt động của ngân hàng và thường được đánh giá qua rủi ro danh mục, cụ thể là rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu của danh mục. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay có mối quan hệ như thế nào đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng của một quốc gia nói chung hoặc một ngân hàng thương mại nói riêng? Để giải đáp vấn đề trên, bài nghiên cứu đã sử dụng chỉ số Hirschman-Herfindahl để đánh giá mức độ tập trung của danh mục tại thời điểm cuối mỗi tháng từ năm 2012 đến cuối năm 2019 và thông qua mô hình hồi quy tuyến tính để xác lập mối quan hệ giữa biến tỷ lệ nợ xấu và biến HHI. Từ kết quả thu được, bài nghiên cứu đề xuất mội số giải pháp cho cả yếu tố nội tại và bên ngoài ngân hàng để cải thiện chất lượng danh mục cho vay tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa. Từ khóa: Đa dạng hóa, Rủi ro tín dụng, Đối tượng khách hàng, Ngành nghề cho vay, Thời gian vay, Mục đích vay ABSTRACT The quality of loan portfolio has an important role in assessing the performance of banks and it is often assessed by portfolio risk, namely credit risk through the ratio of non-performing loans. How does the diversification of the loan portfolio effects the credit risk of a commercial bank? In order to answer this research question, this essay used the Hirschman-Herfindahl Index (HHI) to assess the concentration of the portfolio of Khanh Hoa branch, Vietnam – Russia Joint Venture Bank during the period from 2012 to 2019, and use the regression model to test the relationship between NPL and HHI. From the empirical results, the essay proposes recommendations and action plan to improve the quality of loan portfolio at Khanh Hoa branch, Vietnam – Russia Joint Venture Bank. Key words: Diversification, Credit risk, Borrower, Industry loan, Loan duration, Loan purpose 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro là yếu tố thường trực trong mọi hoạt động đầu tư, trong đó bao gồm cả hoạt động cấp tín dụng tại các tổ chức tín dụng và công ty cung cấp dịch vụ tài chính. Thực tế trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, nâng cao bộ tiêu chuẩn tác nghiệp để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể phát sinh. Đối với lĩnh vực tín dụng, các ngân hàng thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, kiểm soát nhưng chỉ mới dừng lại ở việc quản trị rủi ro vào từng khoản vay cụ thể. Cùng với sự đa dạng các sản phẩm/dịch vụ tài chính cung cấp đến mọi đối tượng khách hàng khác nhau, tình hình kinh tế trong nước ngày càng mở rộng và chịu tác động trực tiếp từ các sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội trên phạm vi thế giới, việc định hướng kinh doanh trên cơ sở quản trị rủi ro toàn diện các hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng tại Việt Nam, dần được chú trọng, trong đó việc quản trị danh mục cho vay hiệu quả ngày càng nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng va ban quản trị của các ngân hàng. Tại các quốc gia có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển, việc xác định mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và mức độ rủi ro đã được nghiên cứu nhiều để đưa ra các chiến lược phù hợp với mục tiêu đặt ra. Ví dụ, bài nghiên cứu của Hayden và Westernhaghe (2006) đối với hệ thống ngân hàng của Đức trong giai đoạn 1993-2002 cho kết luận về tác động của xu hướng đa dạng hóa làm giảm rủi ro tín dụng của danh mục cho vay, hoặc bài nghiên cứu của Nadya và nhóm cộng sự (2013) đã đánh giá mức độ tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2003-2011 để đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đối với thị trường mới phát triển, các bài nghiên cứu của Benjamin và hai cộng sự (2010) về hệ 2 thống ngân hàng ở Brazil, của Ricardo và Artuno (2005) về hệ thống ngân hàng ở Argentina hoặc của Berger và nhóm cộng sự (2010) dành cho thị trường Trung Quốc… cho thấy sự quan tâm của các nhà kinh tế học trong phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh, giảm rủi ro phát sinh và đa dạng hóa danh mục cho vay trong từng điều kiện thị trường cụ thể. Tuy vậy, việc đánh giá mối quan hệ này ở Việt Nam chưa được nghiên cứu và công bố nhiều. Nội dung về danh mục cho vay chỉ tập trung ở mảng lý luận quản trị danh mục cho vay, đánh giá mức độ tập trung của ngân hàng ở cấp độ toàn thị trường, và phương pháp đo lường rủi ro danh mục cho vay. Do đó, những kết quả và giải pháp đưa ra còn mang tính khái quát và chưa áp dụng nhiều vào thực tế. Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (gọi tắt là “VRB”) được thành lập từ năm 2006 từ sự hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam – Liên bang Nga, với đại diện là ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Nga. Trong giai đoạn đầu thành lập, VRB đi theo định hướng là ngân hàng phục vụ cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản và/ hoặc có yếu tố Nga. Nhưng từ năm 2016 trở lại đây, chiến lược kinh doanh được dịch chuyển dần sang mô hình ngân hàng tập trung bán lẻ nên việc thay đổi cơ cấu danh mục cho vay là cần thiết. Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga Chi nhánh Khánh Hòa (gọi tắt là “VRB Khánh Hòa”), là chi nhánh trực thuộc, cũng đã chuyển đổi đần cơ cấu danh mục cho vay theo định hướng mới. Sau thời gian thực hiện tại Chi nhánh, dù kết quả kinh doanh và chất lượng của hoạt động tín dụng đã có nhiều bước tiến khả quan, nhưng việc xác định mối liên kết giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng, lợi nhuận kinh doanh là cần thiết để nhận biết cách thức tác động và đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng lẫn hiệu quả trong thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh được phân giao trong thời gian sắp tới. 3 Xuất phát từ thực tế đó, em đã lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa đa dạng danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga Chi nhánh Khánh Hòa” để thực hiện nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu này được lựa chọn thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá mức độ tập trung của danh mục cho vay trên các tiêu chí: (i) Đối tượng khách hàng; (ii) Mục đích vay; (iii) Thời gian vay, (iv) Ngành nghề cho vay, trong giai đoạn 2012-2019. Đồng thời, bài nghiên cứu sẽ xem xét tác động của mức độ tập trung danh mục cho vay đến rủi ro tín dụng phát sinh tại VRB Khánh Hòa. Từ kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng, đề tài gợi ý các giải pháp và kế hoạch hành động nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng danh mục cho vay và hoạt động cấp tín dụng tại VRB Khánh Hòa nói chung. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đa dạng hóa danh mục cho vay, rủi ro tín dụng và mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục và rủi ro tín dụng. Với phạm vi nghiên cứu tại VRB Khánh Hòa, các số liệu chi tiết về danh mục cho vay và tỷ lệ nợ xấu được lựa chọn thực hiện trong giai đoạn từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 31/12/2019, vì đây là giai đoạn tăng cường phát triển của VRB Khánh Hòa và có sự thay đổi trong định hướng cơ cấu hoạt động cấp tín dụng. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp: + Phương pháp thống kê nhằm thu thập và tổng hợp số liệu + Phương pháp hồi quy tuyến tính nhằm xác định mối quan hệ giữa mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại VRB Khánh Hòa. 4 1.5 Đóng góp thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu, đề tài nhận diện mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại VRB Khánh Hòa trong giai đoạn 2012-2019, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để Ban lãnh đạo Chi nhánh xem xét lựa chọn các giải pháp, xây dựng phương án hoạt động nhằm nâng cao mức độ hiệu quả và an toàn hơn trong hoạt động cấp tín dụng. 1.6 Kết cấu trình bày Theo các nội dung như trên, kết cấu của bài nghiên cứu như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết về danh mục cho vay và rủi ro danh mục cho vay Chương 3: Phân tích mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga chi nhánh Khánh Hòa Chương 4: Giải pháp và kế hoạch hành động 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC CHO VAY VÀ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY 2.1 Lý thuyết về danh mục cho vay 2.1.1 Khái niệm Theo từ điển kinh tế Anh Việt (Nguyễn Văn Luận, 2001), từ “Portfolio – danh mục” là tập hợp các loại chứng khoán, tài sản do cá nhân hoặc tổ chức tài chính sở hữu bao gồm các loại cổ phiếu, chứng khoán, chứng chỉ ký thác, hàng hóa, tiền mặt và bất động sản để hạn chế rủi ro trong đầu tư. Như vậy, bản thân của từ “Danh mục” cũng đã thể hiện trong đó sự đa dạng các tài sản dưới những hình thức khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro của sự tập trung. Bên cạnh đó, tại Khoản 16, Điều 6 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2012/QH12 ngày 16/06/2010 (gọi tắt là “Luật các tổ chức tín dụng năm 2010”), định nghĩa của hoạt động “Cho vay” là hình thức cấp tín dụng, theo đó, bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Tổng hợp lại, khái niệm về danh mục cho vay tại ngân hàng nói riêng, và hệ thống ngân hàng nói chung có thể được trình bày như sau: Danh mục cho vay của ngân hàng là tập hợp các khoản cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau phục vụ cho các mục đích cụ thể của ngân hàng (Bùi Diệu Anh, 2010). Danh mục cho vay có thể hình thành một cách ngẫu nhiên hay hình thành theo kế hoạch, cụ thể: (i) Danh mục cho vay ngẫu nhiên là danh mục hình thành một cách tự phát theo nhu cầu của khách hàng hay nói cách khác, là danh mục bị thị trường dẫn dắt và ngân hàng ở thế bị động. Điều này có thể dẫn đến một danh mục cho vay có tỷ trọng các khoản vay bất hợp lý và dẫn đến rủi ro tín dụng cao cho ngân hàng (Bùi Diệu Anh, 2010); (ii) Danh mục cho vay hình thành theo kế hoạch có nghĩa làm một danh mục đã 6 được định hướng với tỷ trọng các khoản vay được thiết kế ngay từ đồng. Ngân hàng chủ động hơn việc xét duyệt các khoản vay. Danh mục cho vay được thiết kế tối ưu có thể giảm thiểu rủi ro tập trung tín dụng. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh lĩnh vực tài chính tiền tệ, cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ nên, danh mục tài sản có của ngân hàng rất đa dạng nhưng với bản chất là trung gian tài chính, thì tín dụng vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong danh mục tài sản có. Tại các ngân hàng thương mại ở các quốc gia có thị trường tài chính đang phát triển, lợi nhuận mang về từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lợi nhuận thu được. Nhưng ngược lại, tại các quốc gia có thị trường tài chính lớn mạnh thì tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay thấp, phần còn lại là lợi nhuận từ hoạt động thu phí dịch vụ. Tuy tỷ trọng lợi nhuận mang về từ hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại hiện đại không chiếm ưu thế nhưng đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rất nhiều rủi ro bởi ngân hàng có đòn bẩy tài chính rất cao, chỉ cần một tỷ lệ nhỏ các khoản vay không hoàn trả được có thể đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản. Chính vì vậy, danh mục cho vay luôn đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ ngân hàng thương mại nào. 2.1.2 Đặc diểm của danh mục cho vay Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội, các ngân hàng thương mại đã liên tục gia tăng số lượng các sản phẩm cho vay của mình tùy theo bản chất, mục tiêu và chính sách cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng không chỉ cho vay vào một vài khách hàng đơn lẻ mà luôn kết hợp nhiều khách hàng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, danh mục cho vay của ngân hàng luôn đa dạng, phong phú với nhiều mức thời hạn, đối tượng khách hàng, lĩnh vực ngành nghề, khu vực địa lý…. 7 Tuy nhiên, danh mục cho vay của các ngân hàng thường có những đặc điểm khác biệt so với các danh mục tài sản khác như sau: - Danh mục cho vay có tính đa dạng cao: Do được hình thành từ nhiều khoản cho vay riêng lẻ nên danh mục cho vay của bất kỳ ngân hàng nào cũng đa dạng, phong phú từ đối tượng vay, lĩnh vực cho vay, thời hạn cho vay, khu vực địa lý cho vay…. - Danh mục cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và là một danh mục mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng: Điều này thể hiện ở đặc trưng trong hoạt động của ngân hàng – tổ chức tín dụng là kinh doanh tiền tệ, trong đó, hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu. Do vậy, danh mục cho vay luôn được các nhà điều hành tại ngân hàng chú trọng quan tâm, nhằm hướng tới mục tiêu gia tăng lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. - Danh mục cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro và kết cấu danh mục cho vay không ổn định: Các khoản mục cho vay trong danh mục thường xuyên có sự thay đổi nên kết cấu của danh mục cho vay luôn thay đổi về tỷ trọng đối tượng khách hàng, lĩnh vực ngành nghề, thời hạn… Bên cạnh đó, đặc thù của hoạt động tín dụng là sự bất cân xứng thông tin, đồng thời chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan (tình hình kinh tế – chính trị, thiên tai…) nên các khoản vay riêng lẻ luôn tồn tại rủi ro riêng, và từ đó, danh mục cho vay tại ngân hàng ít nhiều có mối tương quan về rủi ro phát sinh. 2.1.3 Phương thức phân loại danh mục cho vay Danh mục cho vay tại ngân hàng rất đa dạng vì nó tập trung rất nhiều các khoản khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau của nhà điều hành mà danh mục cho vay được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Một số tiêu chí thường xuyên được các nhà điều hành ngân hàng và các nhà nghiên cứu khoa học sử dụng để phân loại, đánh giá danh mục cho vay tại các tổ chức tín dụng như: Thời gian cho vay; Ngành nghề cho vay; Chất lượng của khoản vay… . Và thực tế, các ngân hàng sử dụng cùng lúc nhiều tiêu chí trong việc đánh giá danh 8 mục cho vay nhằm đảm bảo việc đánh giá được đa dạng trên nhiều góc độ, từ đó, hoạt động cho vay được an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ mục đích vay vốn, chu kỳ luân chuyển vốn khác nhau, dẫn đến yêu cầu thời hạn cho vay khác nhau. Phân loại danh mục cho vay theo tiêu chí thời gian cấp tín dụng giúp ngân hàng quản lý được nguồn vốn để đáp ứng và đảm bảo khả năng thanh toán của mình, cũng như tránh các rủi ro phát sinh vì chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Với mục đích bù đắp vốn lưu động thiếu hụt cho doanh nghiệp hoặc các khoản chi tiêu ngắn hạn của cá nhân, khách hàng thường chỉ vay với thời gian tối đa một năm. Các khoản mua sắm máy móc thiết bị, xây nhà xưởng … cần các khoản vay trung hạn (thời hạn vay trên một năm và dưới năm năm) để cân đối nguồn trả nợ, hoặc khách hàng có thể lựa chọn khoản vay dài hạn với thời gian vay từ năm năm trở lên để giảm áp lực trả nợ trong thời gian ngắn đối với tài sản có giá trị lớn. Hiện nay, cách thức phân loại thời hạn cho vay tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam được phân loại thành 03 nhóm theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư số 39/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016. Đồng thời, theo Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, các khoản vay được ngân hàng thương mại tại Việt Nam được phân loại vào từng nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau, cụ thể: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Khi khách hàng vay vốn, ngân hàng tiến hành đánh giá, xếp hạng các khoản vay và định kỳ tái xét theo các quy định của cơ quan nhà nước hoặc theo hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng, từ đó, ngân hàng đã phần nào nhận thức được mức độ rủi ro của từng khoản vay và của toàn danh mục, và thực hiện trích lập các quỹ dự phòng theo quy định Nhà nước. Mặt khác, danh mục cho vay cũng thường được ngân hàng phân loại theo tiêu chí về hình thức bảo đảm tiền vay thành 02 nhóm: (i) Nhóm vay có tài sản bảo đảm: tài sản cầm cố/thế chấp của bên vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba được xem là nguồn thu nợ thứ hai của khoản vay bên cạnh nguồn thu nợ trực tiếp từ dòng tiền của phương án 9 vay vốn; (ii) Nhóm vay không có tài sản bảo đảm: Ngân hàng chỉ dựa vào nguồn trả nợ thứ nhất – nguồn thu nhập từ phương án vay vốn/ kinh doanh của bên vay và thường chỉ áp dụng đối với khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng và phương án vay vốn thực sự có hiệu quả. Ngoài ra, mỗi đối tượng cho vay sẽ có đặc điểm khác nhau (về cơ cấu tổ chức, năng lực chịu trách nhiệm trước pháp luật…), danh mục cho vay cần được phân loại theo từng nhóm khách hàng để đánh giá, phân chia tỷ trọng cho vay an toàn, hiệu quả và đảm bảo chiến lược đề ra. Theo đó, danh mục cho vay được phân thành nhóm khách hàng pháp nhân (ví dụ: công ty có vốn Nhà nước, công ty tư nhân, công ty FDI…) và khách hàng thể nhân (ví dụ: cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân…). Bên cạnh đó, mỗi lĩnh vực trong nền kinh tế cũng có đặc thù riêng về mức độ rủi ro và mức sinh lời bình quân, nên việc phân loại danh mục cho vay theo ngành nghề kinh doanh cũng giúp ngân hàng quản lý tốt hơn rủi ro của khách hàng vay vốn trong mối tương quan với môi trường hoạt động của họ và tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Ngành nghề cho vay thể hiện định hướng của ngân hàng: ngân hàng tập trung vào nhóm ngành nông nghiệp, ngân hàng phục vụ cho lĩnh vực công thương nghiệp, ngân hàng chuyên cho vay cá nhân tiêu dùng… . Hoặc, một số ngân hàng có nhiều điểm giao dịch trải rộng trên nhiều khu vực địa lý, nên các ngân hàng có thể chia danh mục cho vay theo từng khu vực hoạt động của hệ thống dựa trên đặc trưng kinh tế (ví dụ: miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ…) nhằm đưa ra những sản phẩm cho vay phù hợp với từng địa phương. Đồng thời, dựa vào cách thức phân chia này, nhà điều hành ngân hàng dễ theo dõi, nhận định rủi ro cho từng khu vực để có những chính sách phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng. 10 2.2 Rủi ro danh mục cho vay 2.2.1 Khái niệm Lý thuyết quản trị danh mục hiện đại của Markowitz (1959), ghi rõ mỗi một cách kết hợp khác nhau của các loại tài sản/ cho vay sẽ mang lại một cơ cấu danh mục khác nhau và nếu nhà đầu tư/ ngân hàng biết kết hợp nhiều loại tài sản/ cho vay khác nhau trên một danh mục, thì rủi ro của cả danh mục sẽ thấp hơn so với rủi ro của các loại tài sản/ cho vay riêng biệt tổng hợp lại. Như vậy, rủi ro danh mục cho vay là sự kết hợp các khoản cho vay trong danh mục không đáp ứng được toàn bộ mục tiêu của danh mục vì thiếu sự cân bằng về rủi ro trong danh mục. Đối với các tổ chức tín dụng, do là tổ chức chuyên về kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, nên ngay trong nội tại ngân hàng đã có sự đa dạng và độ nhảy cảm cao, và vì vậy, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể phát sinh từ bất kỳ giao dịch hoặc hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Tất cả các giao dịch, hoạt động mà hệ thống ngân hàng thực hiện, trong đó hoạt động cấp tín dụng chiếm vị trí quan trọng trong tổng tài sản, trong hoạt động hàng ngày cũng như trong nguồn lợi nhuận thu được của ngân hàng, đều góp phần tạo nên rủi ro tổng thể của ngân hàng Vậy nên, rủi ro của hoạt động cho vay là loại rủi ro chính yếu trong các loại rủi ro trong hoạt động tại ngân hàng. Hiện tại, theo Thông tin số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về Quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, “Rủi ro cho vay” được định nghĩa như sau: “ … là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.”. Do đó, chỉ cần một vài khoản vay không thu hồi được đầy đủ, rủi ro cho vay sẽ xuất hiện, dẫn đến rủi ro của danh mục cho vay tăng lên và tổng thu
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Định dạng file

ThS02.174_Mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa
Mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và rủi ro tín dụng tại ngân hàng Liên doanh Việt – Nga chi nhánh Khánh Hòa