Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Hạn Chế Tài Chính Và Hành Vi Đầu Tư Của Các Công Ty Tại Châu Á – Vai Trò Của Phát Triển Tài Chính

100.000 VNĐ

Từ mẫu nghiên cứu của các doanh nghiệp (DN) hoạt động tại 14 quốc gia (QG) Châu Á được phân chia theo 03 nhóm thị trường (TT), thị trường phát triển (TTPT) gồm Nhật Bản, Singapore, HongKong; TT mới nổi (TTMN) gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và TT cận biên (TTCB) gồm Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh và Việt Nam (VN), hoạt động liên tục từ năm 2008 đến năm 2020, Luận án (LA) được thực hiện với mong muốn trưng ra bằng chứng có sự tồn tại của tình trạng hạn chế tài chính (HCTC) và tác động không đồng nhất của HCTC đến hành vi đầu tư (HVĐT) của các DN. LA còn thực hiện kiểm định vai trò của phát triển tài chính (PTTC), thông qua HCTC và phương thức lựa chọn nguồn tài trợ tác động đến HVĐT của các DN thuộc những TT này. Nhằm khắc phục những thiếu sót của các mô hình tuyến tính trong việc phản ánh tính đặc thù theo từng DN và tính biến thiên theo thời gian của tình trạng HCTC, LA sử dụng mô hình “Hồi quy chuyển tiếp trơn dạng bảng – PSTR”. Kết quả Luận án cho thấy có tồn tại tình trạng HCTC tại các DN thuộc khu vực Châu Á và tình trạng này ở các DN thuộc nhóm TTCB có dòng tiền nội bộ thấp và mức độ đòn bẩy tài chính (ĐBTC) cao thì nghiêm trọng hơn so với các DN hoạt động tại các TTPT và TTMN, được thể hiện thông qua độ nhạy cảm đầu tư – dòng tiền (ĐNCĐTDT) cao. Đồng thời, cũng có sự khác biệt về phương thức tài trợ cho hoạt động đầu tư (HĐĐT) giữa các nhóm TT. Do mức độ phát triển hệ thống ngân hàng (NH) ở nhóm TTPT và TTMN cao, các DN hoạt động tại hai nhóm TT này đa phần sử dụng đồng thời cả nguồn vốn nội bộ (NVNB) và nguồn vốn bên ngoài (NVBN) thông qua nợ vay để tài trợ cho HĐĐT. Trong đó, các DN thuộc nhóm TTPT có xu hướng sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn so với các DN thuộc nhóm TTMN để thực hiện các HĐĐT. Tuy nhiên, do HCTC nghiêm trọng hơn nên các DN thuộc nhóm TTCB, chủ yếu phụ thuộc vào dòng tiền nội bộ. Thêm vào đó, LA còn phát hiện được PTTC thông qua phát triển tổ chức tài chính (TCTC) và phát triển TT tài chính (TTTC) phát huy vai trò với mức độ khác nhau ở các nhóm TT, giúp làm giảm thiểu HCTC, từ đó tác động tích cực đến HĐĐT của các DN. Cuối cùng, LA phát hiện những bằng chứng cho thấy không chỉ HCTC là nguyên nhân phá vỡ sự tuân thủ lý thuyết trật tự phân hạng (LTTTPH) mà PTTC cũng là yếu tố dẫn đến sự không tuân thủ này trong việc lựa chọn nguồn tài trợ của các DN hoạt động tại khu vực Châu Á.

Mã sản phẩm: LAKT307 Danh mục: Thẻ: , Tên tác giả:
Số trang:

1. Thông tin Luận án

  • Tên Luận án: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – Vai trò của phát triển tài chính
  • Tác giả: Hồ Thu Hoài
  • Số trang file pdf: Không rõ (dựa trên nội dung cung cấp)
  • Năm: 2023
  • Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chuyên ngành học: Tài chính – Ngân hàng
  • Từ khoá: Hạn chế tài chính, hành vi đầu tư, lý thuyết trật tự phân hạng, phát triển tài chính, Châu Á.

2. Nội dung chính

Luận án nghiên cứu về ảnh hưởng của hạn chế tài chính (HCTC) đến hành vi đầu tư (HVĐT) của các doanh nghiệp (DN) tại 14 quốc gia Châu Á, chia thành ba nhóm thị trường (TT): phát triển, mới nổi và cận biên. Luận án cũng kiểm định vai trò của phát triển tài chính (PTTC) thông qua HCTC và phương thức lựa chọn nguồn tài trợ tác động đến HVĐT của các DN này. Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn dạng bảng (PSTR) được sử dụng để khắc phục hạn chế của mô hình tuyến tính. Dữ liệu được thu thập từ Refinitiv Eikon và IMF trong giai đoạn 2008-2020.

Kết quả cho thấy tình trạng HCTC tồn tại ở các DN Châu Á, đặc biệt nghiêm trọng ở các DN thuộc nhóm TTCB với dòng tiền nội bộ thấp và đòn bẩy tài chính cao. Sự khác biệt về phương thức tài trợ cho HVĐT giữa các nhóm TT cũng được chỉ ra. DN ở TTPT và TTMN sử dụng đồng thời nguồn vốn nội bộ và vay nợ, trong khi DN ở TTCB chủ yếu phụ thuộc vào dòng tiền nội bộ do HCTC nghiêm trọng hơn.

Luận án cũng phát hiện PTTC thông qua phát triển tổ chức tài chính và thị trường tài chính có vai trò khác nhau ở các nhóm TT, giúp giảm thiểu HCTC và tác động tích cực đến HVĐT của DN. Sự phát triển của các tổ chức tài chính và thị trường tài chính giúp giảm thiểu thông tin bất cân xứng, nâng cao hiệu quả quản trị DN, từ đó làm giảm tình trạng HCTC cho các DN, giúp các DN có thể thực hiện quyết định đầu tư hiệu quả.

Cuối cùng, Luận án tìm thấy bằng chứng cho thấy không chỉ HCTC mà PTTC cũng là yếu tố dẫn đến sự không tuân thủ lý thuyết trật tự phân hạng trong việc lựa chọn nguồn tài trợ của các DN. Tại nhóm TTCB, HCTC là nguyên nhân chính dẫn đến sự phá vỡ này, trong khi ở nhóm TTPT, sự phát triển của thị trường tài chính tạo điều kiện cho các DN tiếp cận các nguồn vốn khác nhau, làm thay đổi thứ tự ưu tiên trong việc lựa chọn nguồn vốn.

Hạn Chế Tài Chính Và Hành Vi Đầu Tư Của Các Công Ty Tại Châu Á – Vai Trò Của Phát Triển Tài Chính
Hạn Chế Tài Chính Và Hành Vi Đầu Tư Của Các Công Ty Tại Châu Á – Vai Trò Của Phát Triển Tài Chính