Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ ngành Tài Chính Ngân hàng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi (LA02.288)

Download Luận án tiến sĩ ngành Tài Chính Ngân hàng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi (LA02.288)

Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các nhân tố thể chế và đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tinh thần lập nghiệp ở 39 thị trường mới nổi trong giai đoạn 2004–2015. Mở rộng các nghiên cứu trước đây về lý thuyết thể chế và lý thuyết tác động lan tỏa của FDI, nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về mối quan hệ giữa thể chế, FDI và tinh thần lập nghiệp trong bối cảnh các thị trường mới nổi.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thể chế quản trị tác động đến các hành vi lập nghiệp thông qua các hiệu ứng điều tiết của nó lên cả dòng vốn FDI đi vào và dòng vốn FDI đi ra. Sự tương tác giữa chất lượng thể chế và FDI tạo ra các hiệu ứng đối lập lên tinh thần lập nghiệp cơ hội và tinh thần lập nghiệp cần thiết.

Trong khi lập nghiệp cơ hội được thúc đẩy khi dòng vốn FDI đi vào và bị suy giảm khi dòng vốn FDI đi ra trong các thị trường mới nổi có chất lượng thể chế thấp, tinh thần lập nghiệp cần thiết không được khuyến khích khi dòng vốn FDI đi vào mà được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI đi ra các thị trường mới nổi có chất lượng thể chế cao.

Từ khóa: tinh thần lập nghiệp, lập nghiệp cần thiết, lập nghiệp cơ hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế chính thức, thể chế quản trị, thị trường mới nổi

LA02.288_Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi

ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH....................................................................................................viii TÓM TẮT ..................................................................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu:....................................................................................... 1 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án................................... 3 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: .......................................... 5 1..4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7 1.6. Kết quả đạt được và những đóng góp mới của luận án ................................. 7 1.7. Kết cấu của luận án: .......................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .............................................................................................................................. 10 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tinh thần lập nghiệp................................ 10 2.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: .......................................... 10 2.1.2. Tinh thần lập nghiệp: ............................................................................. 11 2.1.2.1. Khái niệm về tinh thần lập nghiệp (entrepreneurship): ............................. 11 iii 2.1.2.2. Lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết:................................................ 14 2.1.2.3. Khái quát tình hình nghiên cứu về tinh thần lập nghiệp: .......................... 16 2.1.3. Mối quan hệ giữa FDI và tinh thần lập nghiệp: ...................................... 19 2.1.4. Lý thuyết lan tỏa FDI và tinh thần lập nghiệp: ....................................... 22 2.1.4.1. Hiệu ứng lan tỏa tích cực:.......................................................................... 22 2.1.4.2. Hiệu ứng lan tỏa tiêu cực:.......................................................................... 24 2.2. Thể chế và tinh thần lập nghiệp: .................................................................... 25 2.2.1. Khái niệm về thể chế: ............................................................................. 25 2.2.2. Phân loại thể chế:........................................................................................ 27 2.2.3. Thể chế và tinh thần lập nghiệp: ........................................................... 28 2.2.3.1. Các thể chế chính thức và tinh thần lập nghiệp:........................................ 31 a) Tự do kinh doanh:.............................................................................................. 32 b) Tự do tài khóa: ................................................................................................... 34 c) Tự do thương mại quốc tế:................................................................................ 35 2.2.3.2. Các thể chế quản trị và lập nghiệp: ........................................................... 35 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế và tinh thần lập nghiệp:.................... 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 43 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ............................. 44 3.1. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 44 3.1.1. Mô hình nghiên cứu:............................................................................... 44 3.1.1.1. Mô hình cơ bản: ....................................................................................... 44 3.1.1.2. Mô hình tương tác: .................................................................................. 46 iv 3.1.2. Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng: ......................................................... 47 3.1.2.1. Tiếp cận dữ liệu bảng và hai kỹ thuật ước lượng thông dụng: ........... 47 3.1.2.2. Lựa chọn kỹ thuật ước lượng phù hợp: ................................................ 50 3.1.2.3. Các kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp:........................................... 52 a) Kiểm định F-test về hiệu ứng tác động cố định (fixed effects): ................... 52 b) Kiểm định Preusch-Pagan LM-test về hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (random effects): .................................................................................................... 53 c) Kiểm định Hausman nhằm so sánh tác động cố định (fixed effects) và tác động ngẫu nhiên (random effects): ...................................................................... 54 3.2. Dữ liệu nghiên cứu: ...................................................................................... 55 3.2.1. Mẫu nghiên cứu: ..................................................................................... 55 3.2.2. Các biến phụ thuộc:................................................................................ 56 3.2.3. Các biến độc lập:..................................................................................... 57 3.2.3.1. Các biến thể chế chính thức:...................................................................... 57 3.2.3.2. Các biến thể chế quản trị: .......................................................................... 58 3.2.3.3. Các biến FDI:............................................................................................. 59 3.2.3.4. Các biến kiểm soát:.................................................................................. 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 63 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 6464 4.1. Thống kê mô tả: ...................................................................................... 64 4.2. Mô hình cơ bản: ...................................................................................... 68 4.3. Mô hình tương tác: ................................................................................. 74 v 4.4. Kiểm tra độ vững (robustness) của kết quả: ........................................ 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................ 84 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 85 5.1. Kết luận:............................................................................................................ 85 5.2. Hàm ý chính sách:............................................................................................ 87 5.2.1. Hàm ý chính sách chung:........................................................................... 87 5.2.2. Hàm ý chính sách cho Việt Nam: .............................................................. 88 5.3. Những hạn chế của luận án: ........................................................................... 91 5.4. Những gợi ý nghiên cứu tiếp theo: ................................................................. 91 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.......................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 94 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 106 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Fixed effect model Mô hình tác động cố định GEM Global Entrepreneurship Monitor Bộ chỉ số lập nghiệp toàn cầu kinh tế Index of Economic Freedom by the Heritage Foundation Chỉ số tự do IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế NEA Necessity-driven entrepreneurs Lập nghiệp cần thiết OEA Opportunity-driven entrepreneurs Lập nghiệp cơ hội OECD Organization for Economic Cooperation and Development REM Random effect model - Mô hình tác động ngẫu nhiên TEA Total early-stage entrepreneurial Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Mô hình tác động ngẫu nhiên activity Lập nghiệp tổng thể UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển WB Worldbank Ngân hàng Thế giới WDI World Development Indicators by World Bank WGI Worldwide Governance Indicators by World Bank Chỉ số phát triển toàn cầu của Ngân hàng thế giới Chỉ số quản trị toàn cầu của Ngân hàng thế giới vii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả..................................................................................... 65 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan ............................................................................. 67 Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình cơ bản .............................................................. 69 Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình cơ bản (hiệu chỉnh sai số chuẩn để xử lý phương sai thay đổi) ................................................................................................................... 73 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình tương tác (Phân thể chế quản trị thành 2 nhóm: thấp và cao) ................................................................................................................... 78 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình tương tác (Phân nhóm thể chế quản trị: 4 đoạn – tứ phân vị) ..................................................................................................................... 79 Bảng 4.7: Ước lượng sai phân với mô hình TEA, OEA và NEA ................................. 80 viii DANH MỤC HÌNH Bảng 3.1: Một số đặc tính của mô hình FEM và REM................................................. 50 Bảng 3.2: Danh sách 39 thị trường mới nổi theo phân loại của FTSE ......................... 56 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp mô tả các biến ...................................................................... 60 ix TÓM TẮT 1. Phần Tiếng Việt: Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi. Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các nhân tố thể chế và đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tinh thần lập nghiệp ở 39 thị trường mới nổi trong giai đoạn 2004– 2015. Mở rộng các nghiên cứu trước đây về lý thuyết thể chế và lý thuyết tác động lan tỏa của FDI, nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về mối quan hệ giữa thể chế, FDI và tinh thần lập nghiệp trong bối cảnh các thị trường mới nổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thể chế quản trị tác động đến các hành vi lập nghiệp thông qua các hiệu ứng điều tiết của nó lên cả dòng vốn FDI đi vào và dòng vốn FDI đi ra. Sự tương tác giữa chất lượng thể chế và FDI tạo ra các hiệu ứng đối lập lên tinh thần lập nghiệp cơ hội và tinh thần lập nghiệp cần thiết. Trong khi lập nghiệp cơ hội được thúc đẩy khi dòng vốn FDI đi vào và bị suy giảm khi dòng vốn FDI đi ra trong các thị trường mới nổi có chất lượng thể chế thấp, tinh thần lập nghiệp cần thiết không được khuyến khích khi dòng vốn FDI đi vào mà được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI đi ra các thị trường mới nổi có chất lượng thể chế cao. Từ khóa: tinh thần lập nghiệp, lập nghiệp cần thiết, lập nghiệp cơ hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế chính thức, thể chế quản trị, thị trường mới nổi. 2. Phần Tiếng Anh: Title: FOREIGN DIRECT INVESTMENT, INSTITUTIONS QUALITY AND ENTREPRENEURSHIP IN EMERGING MARKETS. Abstract: The study examines the impact of institutional and foreign direct investment (FDI) factors on entrepreneurship in 39 emerging markets during the 2004-2015 period x according to the FTSE classification. The author extends previous studies, examining the relationship between three institutional factors, FDI and entrepreneurship on the basis of clearly distinguishing the level of influence through the interaction between specific components including: formal institutions and governance institutions, inward FDI and outward FDI, necessary and opportunity entrepreneurship, especially considering the institutional impact on FDI's contribution to entrepreneurship is based on each specific type. The research results shed light on the issues raised, made some new contributions, and provided us with a new theoretical framework and empirical evidence on the relationship between institutions, FDI and entrepreneurship. Specifically, the study provides a clear argument that institutions and foreign direct investment in their interaction play an important role in entrepreneurship in emerging markets. Accordingly, opportunity entrepreneurship are driven by inward FDI but are limited by outward FDI in the context of emerging markets with low institutional quality. At the same time, necessary entrepreneurship is not encouraged by inward FDI, but is driven by outward FDI, in the context of high-quality institutional markets. This result is very necessary, providing us with new evidence and analifical framework on the effects of foreign direct investment, institutional quality on entrepreneurship, laying the foundations for the developing entrepreneurship in emerging countries including Vietnam, an area considered to be attracting large amounts of foreign investment and becoming an important part of the global economy. Keywords: entrepreneurship, necessity entrepreneurship, opportunity entrepreneurship, foreign direct investment, institutions of governance, emerging market. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu: Tinh thần lập nghiệp (entrepreneurship) được xem là động lực của phát triển kinh tế và xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, bao gồm cả việc tạo ra việc làm (Butler JE và cộng sự, 2004) và giảm nghèo (Bruton và cộng sự, 2013). Sự ra đời và tồn tại của các doanh nghiệp mới thường mang đến sự biến chuyển đáng kể trong tiến trình động của các nền kinh tế trên khắp thế giới. Từ cuối những năm 1980, vai trò kinh tế của tinh thần lập nghiệp đã bắt đầu được nhận thức và một lượng lớn nghiên cứu lý thuyết về tinh thần lập nghiệp đã được thực hiện sau đó (Acs và Audretsch, 2010). Bước sang thế kỷ 21, nghiên cứu tiếp tục đào sâu vào những chủ đề cốt lõi của lý thuyết lập nghiệp, đặc biệt là mối quan hệ giữa lập nghiệp, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển các khu vực (Aparicio và cộng sự (2016), Sander và Thurik (1999), Wong và cộng sự (2005)). Ở một khía cạnh khác, với sự ghi nhận rộng rãi về tầm quan trọng của lập nghiệp, cộng đồng nghiên cứu cũng tập trung vào việc xác định các nhân tố giữ vai trò quyết định đối với tinh thần lập nghiệp, đặt dưới nhiều bối cảnh khác nhau về kinh tế, chính sách vĩ mô, văn hóa và môi trường hoạt động, trong đó thể chế và FDI được xem là một trong những yếu tố chính để thúc đẩy tinh thần lập nghiệp (Ayyagari và Kosová (2010), Majocchi và Presutti (2009), Herrera-Echeverri và cộng sự (2014), Rusu và cộng sự (2017), Kim và Li (2014), Yeung (2002)). Nền kinh tế thị trường mới nổi là nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển, đang ngày càng hội nhập với các thị trường toàn cầu. Một số nước có đặc điểm của một thị trường phát triển, trở nên hòa nhập hơn với nền kinh tế toàn cầu, thể hiện qua việc tăng tính thanh khoản của thị trường vốn và thị trường nợ trong nước, tăng khối lượng thương mại và FDI, và sự phát triển của các tổ chức tài chính và pháp lí hiện đại trong nước. Với sự đóng góp ngày càng lớn của các nền kinh tế thị trường mới nổi và nền kinh tế toàn cầu, hoạt động lập nghiệp trong các thị trường mới nổi là một vấn đề cần 2 được nghiên cứu sâu rộng. Với các thị trường này, một số nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được ghi nhận như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng thể chế, cũng sẽ trở thành những yếu tố có thể quyết định đến tinh thần lập nghiệp (xem Herrera- Echeverri và cộng sự (2014), Rusu và cộng sự (2017)). Tuy nhiên, các nghiên cứu về tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi vẫn chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố quan trọng này. Thứ nhất, các nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực này vẫn chưa xem xét thấu đáo sự khác biệt giữa FDI đi vào và FDI đi ra. Bên cạnh đó, vai trò của thể chế quốc gia trong việc chi phối mối quan hệ của FDI (đi vào/đi ra) lên hoạt động lập nghiệp vẫn còn để ngỏ. Thật sự, sự đa dạng và phân hóa cao về mức độ phát triển thể chế trong các thị trường mới nổi là một cơ hội để nghiên cứu đi sâu vào xem xét các mối quan hệ mang tính ràng buộc này. Việc xem xét sự tác động cũng như mối tương quan của các yếu tố thể chế và FDI đến tinh thần lập nghiệp cũng như nắm bắt sự tồn tại của hiệu ứng này là vô cùng quan trọng, như một chất xúc tác để khởi tạo doanh nghiệp, cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về các đặc điểm của một môi trường thuận lợi cho tinh thần lập nghiệp, qua đó đánh giá khả năng các quốc gia hấp thụ các lợi ích hơn từ sự lan tỏa của các yếu tố trên, nhấn mạnh tầm quan trọng vốn FDI và thể chế kinh tế, khởi tạo nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp để thực hiện những ý tưởng mới, đồng thời các nguồn lực sẽ được phân bổ hợp lý và không bị ảnh hưởng bất lợi trong một môi trường đầu tư này, khuyến khích các công ty mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển, cho phép các nhà lập nghiệp đẩy mạnh đầu tư và thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế, giúp họ cạnh tranh mạnh hơn ở cấp độ toàn cầu, tạo động cơ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa vì nó thúc đẩy nhiều công cụ và cơ chế tài chính, giảm bớt trở ngại tài chính và mở đường cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước (Javorcik (2004), Aparicio và cộng sự (2016), Herrera-Echeverri và cộng sự (2014), Rusu và cộng sự (2017)). 3 Bên cạnh đó hướng nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan hơn trong xây dựng một chính sách phù hợp, chiến lược chính sách thu hút FDI cần hướng đến một sự phối hợp cùng lúc về thể chế, tạo hành lang pháp lý rõ ràng và minh bạch cũng như kiến tạo môi trường kinh tế tự do hơn tạo bàn đạp và chỗ dựa vững chắc cho tinh thần lập nghiệp, thúc đẩy thực hiện những ý tưởng mới. 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thể chế, FDI tác động đến nền kinh tế trong đó tập trung chủ yếu vào tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế (Azman và cộng sự (2010), Pegkas (2015), Djankov và Hoekman (2000), Aguirre (2017), Meyer (2004)). Một vài nghiên cứu cũng quan tâm đến ảnh hưởng của thể chế, FDI tác động đến quá trình lập nghiệp bao quát ở phạm vi toàn cầu, châu lục, các thị trường phát triển, đang phát triển và các nước mới nổi (De Backer và Sleuwaegen, 2003, Albulescu và cộng sự, 2015, Herrera-Echeverri và cộng sự, 2014, Rusu và cộng sự, 2017) nhưng chưa xem xét đầy đủ và thấu đáo ảnh hưởng của chất lượng thể chế lên sự đóng góp của FDI đối với tinh thần lập nghiệp, đặc biệt là đánh giá dựa trên sự phân biệt về mức độ tương tác giữa dòng vốn FDI đi vào và dòng vốn FDI đi ra đối với động cơ lập nghiệp (gồm lập nghiệp cần thiết và lập nghiệp cơ hội), cũng như đối với thể chế chính thức và thể chế quản trị. Cụ thể, các nghiên cứu trước đây tập trung vào 3 khía cạnh chính sau: (i) mối quan hệ giữa FDI và lập nghiệp; (ii) mối quan hệ giữa thể chế và lập nghiệp; (iii) mối quan hệ giữa thể chế, FDI và lập nghiệp. Ở mối quan hệ thứ nhất - FDI và lập nghiệp, một số nghiên cứu đã tập trung xem xét mối quan hệ này không chỉ ở góc độ thu hút FDI (dòng vốn FDI đi vào), mà còn mở rộng nghiên cứu ảnh hưởng của dòng vốn FDI đi ra cũng như xem xét ảnh hưởng của FDI đối với động cơ lập nghiệp gồm lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết (Albulescu và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc 4 xem xét FDI và tinh thần lập nghiệp, chưa xem xét vai trò của thể chế ảnh hưởng đến sự đóng góp của FDI lên tinh thần lập nghiệp. Ở mối quan hệ thứ hai - thể chế và tinh thần lập nghiệp, một số nghiên cứu bên cạnh việc xem xét mối quan hệ giữa thể chế và tinh thần lập nghiệp tổng thể còn tập trung nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ này trên cơ sở đánh giá tác động thông qua sự tương tác của từng loại thể chế và động cơ lập nghiệp, cụ thể như: thể chế chính thức và phi chính thức, lập nghiệp cần thiết và lập nghiệp cơ hội (Fuentelsaz và cộng sự, 2015, Aparicio và cộng sự, 2016, Angulo và cộng sự, 2017). Các kết quả nghiên cứu này đã cung cấp cho chúng ta những cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệp về mối quan hệ giữa thể chế và tinh thần lập nghiệp, tuy nhiên các nghiên cứu này cũng chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của thể chế đối với tinh thần lập nghiệp mà chưa xét đến sự tương tác với yếu tố FDI. Cuối cùng, ở mối quan hệ giữa ba yếu tố - thể chế, FDI và tinh thần lập nghiệp, các nhà nghiên cứu đã phân tích và đánh giá mức độ tương tác của cả ba yếu tố này cũng như xem xét ảnh hưởng của thể chế đến sự đóng góp của FDI lên tinh thần lập nghiệp, từ đó đã cung cấp cho chúng ta những cái nhìn tổng quan, cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệp mới không chỉ ở phạm vi quốc gia chuyên biệt mà còn ở cấp độ một tập hợp các quốc gia (Munemo, 2017, Kim và Li, 2014, Herrera-Echeverri và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu về hai khía cạnh đầu tiên (FDI và tinh thần lập nghiệp hay thể chế và tinh thần lập nghiệp), nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa ba yếu tố này mới chỉ mới dừng lại ở việc xem dòng vốn FDI ròng và tinh thần lập nghiệp tổng thể (số lượng Công ty đăng ký mới), chưa xem xét đến sự khác biệt giữa dòng vốn FDI đi vào và dòng vốn FDI đi ra, lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết, cũng như phân biệt rõ các hình thức về thể chế, điều này đã làm hạn chế sự hiểu biết của chúng ta về tính phức tạp nội tại trong các mối quan hệ này, đặc biệt là xem xét vai trò của môi trường thể chế đến sự đóng góp của FDI cho tinh thần lập nghiệp 5 như thế nào dựa trên từng loại hình cụ thể của lập nghiệp. Trong khi về mặt lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệp cho thấy rằng sự khác biệt giữa lập nghiệp cần thiết và cơ hội tạo điều kiện lý giải lý thuyết về lập nghiệp liên quan đến vai trò của dòng vốn FDI trong việc tăng cường tinh thần lập nghiệp (Albulescu và cộng sự, 2014), cũng như những tác động khác nhau của các hình thức thể chế đến từng loại hình lập nghiệp khác nhau (Fuentelsaz và cộng sự, 2015, Angulo và cộng sự, 2017). Sự tổng hòa của các mối quan hệ đó vẫn là một điểm khuyết trong lý thuyết và thực nghiệm, cụ thể là xoay quanh mối quan hệ giữa thể chế, FDI và lập nghiệp. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu này mở rộng các nghiên cứu trước đây, xem xét mối quan hệ giữa thể chế, FDI và tinh thần lập nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi dựa trên sự phân biệt rõ mức độ tương tác giữa các thành tố cụ thể gồm: thể chế chính thức và thể chế quản trị, dòng vốn FDI đi vào và dòng vốn FDI đi ra, lập nghiệp cần thiết và lập nghiệp cơ hội. Trên cơ sở đó cho thấy rõ sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng giữa của các thành tố được phân loại này, đặc biệt là xem xét vai trò của thể chế ảnh hưởng đến sự đóng góp của FDI lên tinh thần lập nghiệp trên từng loại hình cụ thể. Sự phân loại này là đặc biệt có ý nghĩa về mặt lý thuyết bởi vì tác động dự kiến của thể chế lên sự đóng góp của FDI cho tinh thần lập nghiệp có thể khác nhau, tùy thuộc vào động cơ lập nghiệp và dòng vốn FDI. Do đó, nghiên cứu sẽ cung cấp một khuôn khổ lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm mới cho mối quan hệ giữa thể chế, FDI và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi mà các nghiên cứu trước đây chưa xem xét hoàn chỉnh. Từ những phân tích trên mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án này là xem xét và đánh giá mối quan hệ phức tạp giữa yếu tố thể chế, dòng vốn FDI và tinh thần lập nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi. Để thực hiện mục tiêu đó, nhiều mục tiêu nghiên cứu cụ thể được thiết lập. Cụ thể, đầu tiên luận án sẽ đi phân tích các mối quan hệ cặp thành phần giữa dòng vốn FDI với tinh thần lập nghiệp và giữa thể chế với tinh thần 6 lập nghiệp. Trong đó, mỗi thành phần nghiên cứu sẽ được phân tách chi tiết hơn: dòng vốn FDI đi vào và đi ra, thể chế chính thức và thể chế quản trị, tinh thần lập nghiệp cơ hội và tinh thần lập nghiệp cần thiết. Mục tiêu cụ thể tiếp theo và quan trọng hơn cả là phân tích sâu vào các mối quan hệ tương tác thành phần. Để đạt được mục tiêu này, tác giả luận án thực hiện tiếp cận tương tác giữa 3 nhóm biến thành phần: dòng vốn FDI, thể chế và tinh thần lập nghiệp. Trong đó, các hình thái thể chế đóng vai trò yếu tố môi trường điều tiết gián tiếp lên mối quan hệ giữa các dòng vốn FDI và các dạng lập nghiệp. Từ những mục tiêu cụ thể trên, các câu hỏi nghiên cứu cụ thể của luận án được đặt ra như sau: - Ảnh hưởng của FDI đến tinh thần lập nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi như thế nào xét theo FDI đi vào và FDI đi ra cũng như phân biệt lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết? - Tác động của thể chế chính thức và thể chế quản trị đến tinh thần lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết ở các nền kinh tế mới nổi như thế nào? - Ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến mối quan hệ giữa FDI và tinh thần lập nghiệp như thế nào? Cụ thể qua các chiều hướng sau: + Tương tác giữa thể chế quản trị và dòng vốn FDI đi vào đến lập nghiệp cần thiết; + Tương tác giữa thể chế quản trị và dòng vốn FDI đi vào đến lập nghiệp cơ hội; + Tương tác giữa thể chế quản trị và dòng vốn FDI đi ra đến lập nghiệp cần thiết; + Tương tác giữa thể chế quản trị và dòng vốn FDI đi ra đến lập nghiệp cơ hội; 7 1..4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu tố thể chế vào tinh thần lập nghiệp tại 39 thị trường mới nổi1 trong giai đoạn 2004 -2015. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng cho một tập hợp các quốc gia mới nổi. Mô hình dữ liệu bảng fixed effect (FEM) và random effect (REM) được sử dụng để xác định các nhân tố của lập nghiệp bởi vì tiếp cận này sẽ hàm ý sự khác biệt giữa các quốc gia. Tuy nhiên, những đặc tính không thể quan sát có thể là cố định (fixed) hoặc ngẫu nhiên (random). Do đó, nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để xác định mô hình nào là phù hợp: FEM hay REM. 1.6. Kết quả đạt được và những đóng góp mới của luận án Kết quả phân tích định lượng của nghiên cứu này đã làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy một luận điểm rõ ràng rằng: thể chế và FDI đóng vai trò quan trọng đối với tinh thần lập nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi theo sự khác biệt đặc điểm chuyên biệt quốc gia. Đầu tiên, thể chế chính thức và quản trị không cho thấy bằng chứng tác động trực tiếp lên tinh thần lập nghiệp. Thứ hai, thể chế quản trị không trực tiếp tác động lên tinh thần lập nghiệp mà chỉ bộc lộ vai trò gián tiếp thông qua kênh tác động giữa FDI và lập nghiệp. Một phát hiện mới từ nghiên cứu này là ở vai trò điều tiết của thể chế quản trị lên tác động của FDI đối với tinh thần lập nghiệp (trong mối quan hệ phức giữa các thành phần của chúng tại các thị trường mới nổi gồm: dòng vốn FDI đi vào, dòng vốn FDI đi ra, lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết). Cụ thể, (i) Đối với tinh thần lập nghiệp cơ hội: Dòng vốn FDI đi vào thúc đẩy lập nghiệp cơ hội nhưng không được khuyến khích bởi dòng vốn FDI đi ra ở môi trường có chất lượng thể chế thấp. (ii) Đối với lập nghiệp cần thiết: dòng vốn FDI đi vào làm giảm tinh thần lập nghiệp cần thiết, trong khi lại được thúc đẩy bởi dòng vốn 1 Theo phân loại của FTSE (The Financial Times and The London Stock Exchange) 8 FDI đi ra xét trong bối cảnh các thị trường có chất lượng thể chế cao. Như vậy, có thể thấy tác động của môi trường chất lượng thể chế đến sự đóng góp của dòng vốn FDI lên 2 loại hình lập nghiệp là trái ngược nhau. So với các nghiên cứu trước cùng chủ đề, nghiên cứu này có những đóng góp mới: - Đánh giá tác động dòng vốn FDI lên các loại hình lập nghiệp, bao gồm lập nghiệp cần thiết và lập nghiệp cơ hội ở các nền kinh tế mới nổi. Cụ thể, nghiên cứu này xem xét liệu FDI có kích thích hay ngăn cản sự phát triển của tinh thần lập nghiệp và sự ảnh hưởng đó liệu có khác biệt giữa hai loại hình lập nghiệp này ở các nền kinh tế mới nổi. - Phân tích tác động của cả việc thu hút dòng vốn FDI đi vào trong nước và dòng vốn FDI chuyển ra ngoài nước đối với tinh thần lập nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi. - Phân tích mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp trong bối cảnh các nước mới nổi. Đó là, làm sáng tỏ tác động của chất lượng thể chế đối với tinh thần lập nghiệp dựa trên sự phân loại chi tiết thành phần thể chế gồm thể chể chính thức và thể chế quản tri, cũng như phân loại chi tiết thành phần lập nghiệp gồm lập nghiệp cần thiết và lập nghiệp cơ hội. - Đóng góp cuối cùng và là đóng góp có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nghiên cứu này đó chính là xem xét vai trò điều tiết của môi trường thể chế quản trị lên tác động của FDI đối với tinh thần lập nghiệp trong mối quan hệ phức giữa các thành phần của chúng tại các thị trường mới nổi gồm: dòng vốn FDI đi vào, dòng vốn FDI đi ra, lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết. 1.7. Kết cấu của luận án: Nội dung của luận án có kết cấu bốn Chương: 9 Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và một số hàm ý chính sách 10 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tinh thần lập nghiệp 2.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hiện tượng toàn cầu và được hiểu rộng rãi như một tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế, là một yếu tố quan trọng của kinh tế quốc tế; dòng chảy vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng vượt qua biên giới quốc gia tạo cơ hội cho các nước đang phát triển "bắt kịp" với các nước khác (Javorcik, 2004). “FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp” (IMF, 1993). Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam mà Quốc hội thông qua có thể tổng hợp lại như sau: “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài”. Theo Ủy ban Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) định nghĩa FDI là: một khoản đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp). Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý được dùng để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư 11 thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Do vậy, có thể hiểu chung nhất từ các định nghĩa trên thì FDI là hình thức mà các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các nguồn lực như tiền, công nghệ… từ nước này sang nước khác, đồng thời dựa trên quyền sở hữu đó để giành quyền điều hành, quản lý nhằm mục đích thu được lợi ích kinh tế từ nước thu hút đầu tư (nước nhận đầu tư). 2.1.2. Tinh thần lập nghiệp: 2.1.2.1. Khái niệm về tinh thần lập nghiệp (entrepreneurship): Thuật ngữ “tinh thần lập nghiệp – entrepreneurship” có ít nhất 2 nghĩa (Sternberg and Wennekers, 2005). Đầu tiên, tinh thần lập nghiệp liên quan đến việc sở hữu và quản lý một doanh nghiệp. Đây chính là khái niệm mang tính thực tiễn của tinh thần lập nghiệp. Theo ý nghĩa này, khía cạnh động sẽ tập trung vào việc sáng lập các doanh nghiệp mới, và khía cạnh tĩnh tập trung liên quan đến số lượng người sở hữu doanh nghiệp. Thứ hai, tinh thần lập nghiệp được hiểu là hành vi sáng nghiệp theo ý nghĩa nắm bắt một cơ hội kinh tế nào đó. Đây là khái niệm mang tính hành vi của tinh thần lập nghiệp. Những người lập nghiệp không nhất thiết được hiểu là người sở hữu doanh nghiệp. Có một hướng tiếp cận nghiên cứu mới là xem xét việc thiết lập đầu tư mạo hiểm như là một tiêu chuẩn của tinh thần lập nghiệp – với cách hiểu kết hợp giữa lập nghiệp hành vi và lập nghiệp thực tiễn động (Cooper, 2003). Do vậy, người lập nghiệp “là người chuyên đưa ra các quyết định phán đoán về kết hợp các nguồn lực khan hiếm” (Casson, 2010). Thuật ngữ này nhấn mạnh rằng người lập nghiệp là một cá nhân. Thuật ngữ “phán đoán” hàm ý quyết định không thể đơn thuần là việc áp dụng thường lệ một quy tắc chuẩn nào đó. Ý tưởng rằng việc nhận thức các cơ hội là chủ quan, nhưng các cơ hội là khách quan, vốn có lịch sử lâu đời trong lý thuyết lập nghiệp. Nó được diễn đạt rõ nhất trong Hayek (1937). Knight (1921) diễn đạt cùng ý tưởng theo một ngôn ngữ khác biệt khi ông trình bày sự khác biệt giữa rủi 12 ro (cái chủ quan), và tính bất trắc (cái khách quan), và định nghĩa việc gánh chịu bất trắc là một hàm kinh tế của người lập nghiệp (Casson, 2005). Khái niệm tinh thần lập nghiệp cũng có thể được tìm thấy trong nghiên cứu rất sớm của Schumpeter (1934), người xác định rõ ràng rằng người lập nghiệp là người tạo biến chuyển lớn cho phát triển kinh tế và chức năng của người đó là đổi mới. Acs and Audretsch (2010) cho rằng hành động lập nghiệp là nguyên nhân chính của chu kỳ kinh doanh và phát triển kinh tế, một làn sóng đổi mới kinh doanh làm ảnh hưởng tới nền kinh tế, thay thế các sản phẩm cũ và các quy trình sản xuất, tiếp theo đó là việc bắt chước nhanh bởi các đối thủ cạnh tranh mới. Động lực của cạnh tranh không chỉ từ tối đa hóa lợi nhuận mà từ khát vọng, phẩm chất, cá tính của nhà lập nghiệp - người luôn tìm cách đổi mới để cạnh tranh, dẫn đến sự đột phá mang tính sáng tạo, tạo ra chuỗi biến động để hình thành cái mới và hủy diệt cái cũ. Như nhà kinh tế học G. L. S. Schackle từng viết, “Người lập nghiệp là người làm nên lịch sử, nhưng phương thức làm nên điều đó chính là phán đoán về các khả năng chứ không phải tính toán những điều chắc chắn” (Hébert and Link, 1988). Tinh thần lập nghiệp là những gì xảy ra ở điểm giao giữa lịch sử và công nghệ (Ács & Audretsch, 2006). Điều này đưa đến hai khái niệm xa hơn trong phân tích về tinh thần lập nghiệp. Đầu tiên là lượng kiến thức kỹ thuật, điều có thể được hiểu như là ngôn ngữ và kiến thức được hệ thống hóa. Thứ hai là tập hợp cơ hội công nghệ. Nó bao gồm toàn bộ các cơ hội chưa hề được khai phá. Đầu tư vào kiến thức mới làm tăng tập hợp cơ hội công nghệ và làm mạnh khả năng nhìn về tương lai. Hệ quả là, hoạt động lập nghiệp có thể được định nghĩa như là hoạt động bao gồm phát hiện, đánh giá và khai phá các cơ hội trong khuôn khổ của một mối quan hệ giữa các nhân và cơ hội (Shane, 2003). Sự sắp xếp mang tính thể chế về cách thức các cơ hội được khai phá sẽ phụ thuộc vào tính chất của việc khai phá và việc phát hiện các cơ hội. Có 4 dạng hoạt động mạo 13 hiểm được thảo luận trong lý thuyết, bao gồm tinh thần lập nghiệp độc lập, chia tách, mua lại, và đầu tư mạo hiểm. Khi nhìn vào 4 phương thức để khai phá các cơ hội mới này, sẽ rõ ràng rằng 3 dạng đầu tiên có dạng thức thực nghiệm trong thế giới thực. Nhiều công ty lớn tham gia cả hoạt động chia tách công ty hiện hữu lẫn mua lại các công ty lập nghiệp độc lập. Ngược lại, đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp không có dạng thức thực nghiệm rõ ràng trong thế giới kinh doanh. Cho đến nay, phương thức phổ biến nhất để khám phá mới các cơ hội là lập nghiệp độc lập. Trong khi các công ty lập nghiệp độc lập khó để khái niệm hóa trong thế giới thực nghiệm, vẫn có 2 loại dữ liệu thực nghiệm tồn tại để nghiên cứu chúng. Đầu tiên là dữ liệu về tự hoạt động, một định nghĩa pháp lý cũng như một khái niệm kinh tế. Người tự làm làm việc cho chính họ và không làm việc vì lương. Dữ liệu về tự hoạt động đã được sử dụng để trả lời nhiều câu hỏi trong lập nghiệp, bao gồm các câu hỏi lựa chọn nghề nghiệp, các ràng buộc tài chính và các đặc tính của người lập nghiệp (Parker, 2004). Thước đo hoạt động thứ hai là việc thành lập công ty mới với nhân công có thể bên ngoài hoặc bên trong. Việc hình thành công ty mới hàm ý rằng đầu tư mạo hiểm mới là độc lập bất cứ doanh nghiệp nào hiện đang hoạt động. Nó không phải là một công ty con hoặc một cơ sở của một doanh nghiệp đang hoạt động. Thước đo này đến nay được sử dụng để nghiên cứu các thay đổi ngành bao gồm thành lập công ty mới, duy trì công ty, tăng trưởng công ty và sự rút khỏi ngành (Audretsch, 1995). Định nghĩa về tinh thần lập nghiệp (entrepreneurship) được sử dụng trong nghiên cứu này là mức độ hình thành doanh nghiệp mới, được định nghĩa là quá trình mà một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân hành động một cách độc lập, không có bất kỳ liên hệ nào với một tổ chức hiện hành, nhằm tạo ra các tổ chức mới (Sharma and Chrisman, 2007). Định nghĩa này nằm ngoài bối cảnh các tổ chức được thiết lập trước đó và phù hợp với tiếp cận sớm của Schumpeter (1934), cũng như phù hợp với lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp giá trị cao.
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 1.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 399.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 99.000 VNĐ.
LA02.288_Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi