Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (ThS06.022)

Mã: ThS06.022 Danh mục: , Từ khóa: Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: Kinh tế phát triểnNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Tên tác giả: Nguyễn Quốc Toàn
Số trang: 97

Download Luận văn thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (ThS06.022)

Tìm hiểu lý do tại sao trong những năm qua tỷ lệ hộ nghèo của huyện Châu Thành A đã giảm nhanh chóng nhưng tốc độ giảm nghèo chưa đồng đều giữa thành thị và nông thôn và giữa các nhóm dân tộc, tỷ lệ nghèo vẫn còn ở mức cao và vẫn còn tình trạng nghèo dai dẵn. Phân tích và hiểu rõ thực trạng nghèo đa chiều thời gian qua, đồng thời tìm ra đâu là yếu tố tác động chính đến tình trạng nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Qua đó kiến nghị các giải pháp giúp địa phương giảm nghèo hiệu quả. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả các thành phần trong dữ liệu thu thập được, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn nghiên cứu. Kết hợp sử dụng mô hình nhị phân Binary Logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo, đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến nghèo đa chiều trên địa bàn và cuối cùng là sử dụng các số liệu phân tích để kiến nghị chính sách với địa phương.

Bằng công cụ phân tích hồi quy Binary Logistic đề tài đã cho thấy, tình trạng nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Châu Thành A chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố gồm: Giới tính, trình độ học vấn, số người phụ thuộc, dân tộc của chủ hộ, diện tích đất sản xuất. Những nhân tố này có ý nghĩa thống kê và có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của các hộ trên địa bàn huyện Châu Thành A. Đề tài đã chỉ ra yếu tố thành phần dân tộc của chủ hộ được xem là đi đầu trong ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ dân ở huyện, tiếp theo là yếu tố số người phụ thuộc của hộ, kế đến là yếu tố trình độ học vấn, kế đến nữa là yếu tố quy mô diện tích đất sản xuất, sau cùng là yếu tố giới tính của chủ hộ.

Ngoài ra, đề tài cũng thực hiện thống kê một số nội dung khảo sát khác có liên quan đến nội dung đề tài phân tích, kết quả cho thấy được tất cả những ý kiến, mong muốn của người dân trong việc chờ đợi những chính sách hỗ trợ từ nhà nước đối với các yếu tố cần thiết để giảm nghèo bền vững. Và kiến nghị các giải pháp có liên quan đến các yếu tố: Giới tính, trình độ học vấn, số người phụ thuộc, dân tộc của chủ hộ, diện tích đất sản xuất.

ThS06.022_Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH CÁC BẢNG DANH SÁCH CÁC HÌNH TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................ 1 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ........................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 2 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 3 1.3.2.1 Giới hạn về không gian nghiên cứu ...................................................... 3 1.3.2.2 Giới hạn về thời gian nghiên cứu.......................................................... 3 1.4 Kết cấu của luận văn ................................................................................... 3 CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ NGHÈO ............................................................................ 5 2.1 Lược khảo lý thuyết .................................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm về nghèo ................................................................................. 5 2.1.2 Lý thuyết về nghèo đơn chiều .................................................................. 6 2.1.2.1 Chuẩn nghèo theo cách tiếp cận đơn chiều........................................... 6 2.1.2.2 Phương pháp đo lường nghèo đơn chiều .............................................. 8 2.1.3 Lý thuyết liên quan đến nghèo đa chiều .................................................. 9 2.1.3.1 Khái niệm nghèo đa chiều..................................................................... 9 2.1.3.2 Phương pháp đo lường nghèo đa chiều............................................... 11 2.2 Kinh nghiệm tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều hiện nay ..................... 11 2.2.1 Kinh nghiệm tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều trên thế giới ............ 11 2.2.1.1 Kinh nghiệm từ Mexico ...................................................................... 11 2.2.1.2 Kinh nghiệm từ Colombia................................................................... 12 2.2.1.3 Kinh nghiệm từ Brazil......................................................................... 13 2.2.2 Tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều của Việt Nam .............................. 13 2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều ...................................................... 15 i 2.4 Khung phân tích của đề tài........................................................................ 18 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU .................... 19 3.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 19 3.1.1 Các mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nghèo .................. 19 3.1.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo ............................................. 19 3.1.3 Phương pháp và mô hình kinh tế lượng ................................................. 20 3.2 Nguồn dữ liệu............................................................................................ 21 3.2.1 Dữ liệu thứ cấp ....................................................................................... 21 3.2.2 Dữ liệu sơ cấp......................................................................................... 22 3.2.3 Xác định cỡ mẫu và chọn địa bàn thu thập dữ liệu ................................ 22 3.2.4 Thiết kế bảng hỏi.................................................................................... 23 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 24 4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 24 4.1.1 Lịch sử hình thành và vị trí địa lý .......................................................... 24 4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội....................................................................... 25 4.2 Tình hình thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện...................... 26 4.3 Kết quả điều tra và thảo luận..................................................................... 27 4.3.1 Kết quả về nghèo đa chiều theo cách tiếp cận của UNDP so với cách tiếp cận mà Việt Nam áp dụng ........................................................................ 27 4.3.2 Kết quả so sánh từng yếu tố tác động đối với tình trạng nghèo/khác nghèo đa chiều................................................................................................. 28 4.3.2.1 Tuổi của chủ hộ ................................................................................... 28 4.3.2.2 Giới tính chủ hộ................................................................................... 29 4.3.2.3 Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................... 30 4.3.2.4 Số người phụ thuộc ............................................................................. 30 4.3.2.5 Thành phần dân tộc ............................................................................. 31 4.3.2.6 Tham gia bảo hiểm y tế....................................................................... 31 4.3.2.7 Quy mô diện tích đất sản xuất............................................................. 32 4.3.2.8 Quy mô vốn vay .................................................................................. 32 4.3.2.9 Địa bàn dân cư..................................................................................... 33 4.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều bằng mô hình hồi quy Binary Logistic......................................................................................... 34 4.3.3.1 Hệ thống kiểm định ............................................................................. 34 4.3.3.2. Kết quả hồi quy Binary Logistic ........................................................ 35 4.3.4 Kết quả thống kê một số nội dung khảo sát khác có liên quan .............. 36 4.3.4.1 Nguyên nhân hộ có thành viên không học hết lớp 5........................... 36 ii 4.3.4.2 Nguyên nhân có trẻ trong độ tuổi đi học nhưng không được đến trường .............................................................................................................. 37 4.3.4.3 Hộ có biết về nghèo đa chiều .............................................................. 37 4.3.4.4 Nhận biết về nghèo đa chiều ............................................................... 38 4.3.4.5 Chính sách cần hỗ trợ để trẻ em đi học đúng tuổi............................... 38 4.3.4.6 Chính sách cần hỗ trợ để trẻ em giảm suy dinh dưỡng....................... 39 4.3.4.7 Chính sách cần hỗ trợ để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em ........................ 39 4.3.4.8 Chính sách cần hỗ trợ để hộ được sử dụng điện ................................. 40 4.3.4.9 Chính sách cần hỗ trợ để hộ gia đình có nhà vệ sinh.......................... 41 4.3.4.10 Chính sách cần hỗ trợ để hộ gia đình có nguồn nước sạch............... 41 4.3.4.11 Chính sách cần hỗ trợ để xây dựng nhà ở ......................................... 42 4.3.4.12 Chính sách cần hỗ trợ để tăng thu nhập và mức sống....................... 42 4.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................... 43 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 46 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 46 5.2 Kiến nghị chính sách giảm nghèo đối với địa phương ............................. 47 5.2.1 Về thành phần dân tộc............................................................................ 47 5.2.2 Về số người phụ thuộc của chủ hộ......................................................... 48 5.2.3 Nâng cao trình độ học vấn ..................................................................... 48 5.2.4 Về diện tích đất sản xuất ........................................................................ 49 5.2.5 Giới tính của chủ hộ ............................................................................... 50 5.2.6 Một số kiến nghị khác ............................................................................ 51 5.2.6.1 Nhóm chính sách liên quan đến giáo dục ........................................... 51 5.2.6.2 Nhóm chính sách liên quan đến cải thiện thể chất cho trẻ em............ 51 5.2.6.3 Nhóm chính sách kéo giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ ................................... 52 5.2.6.4 Nhóm chính sách có liên quan đến sử dụng điện sinh hoạt ................ 53 5.2.6.5 Nhóm chính sách liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ... 53 5.2.6.6 Nhóm chính sách liên quan đến việc sử dụng nước sinh hoạt............ 53 5.2.6.7 Nhóm giải pháp liên quan đến nhà ở .................................................. 54 5.2.6.8 Nhóm giải pháp liên quan đến việc cải thiện thu nhâp và nâng cao mức sống gia đình ........................................................................................... 54 5.3 Hạn chế của đề tài, gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo........................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. i PHỤ LỤC ......................................................................................................... iv iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT: Bảo hiểm y tế CTMTQG: Chương trình mục tiêu quốc gia DT: Diện tích DTTS: Dân tộc thiểu số ESCAP: Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc ILO: Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) KCN: Khu công nghiệp LĐTB&XH: Lao động, Thương binh và Xã hội MOLISA: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội MPI: Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) OCOP: Mỗi làng một sản phẩm chủ lực (One Commune One Product) THCS: Trung học cơ sở TĐTH: Tổng điểm thiếu hụt TP: Thành phố UBND: Ủy ban nhân dân UN: Tổ chức Liên hợp quốc (United Nations) UNDP: Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (United Nations Development Programme) WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank) XĐGN: Xóa đói giảm nghèo DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1 Chuẩn nghèo đơn chiều của WB Bảng 2.2 Chuẩn nghèo đơn chiều ở Việt Nam Bảng 2.3 Chiều và chỉ tiêu của MPI Bảng 2.4 Chiều nghèo và các chỉ số đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam Bảng 3.1 Các biến trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo Bảng 3.2 Cỡ mẫu điều tra trên địa bàn huyện Châu Thành A Bảng 4.1 Tình hình giảm nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành A Bảng 4.2 Kết quả nghèo đa chiều theo cách thức đo lường của UNDP, thế giới Bảng 4.3 Kết quả so sánh giữa yếu tố tuổi của chủ hộ với tình trạng nghèo/khác nghèo đa chiều Bảng 4.4 Kết quả so sánh giữa yếu tố giới tính chủ hộ với tình trạng nghèo/khác nghèo đa chiều Bảng 4.5 Kết quả so sánh giữa yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ với tình trạng nghèo/khác nghèo đa chiều Bảng 4.6 Kết quả so sánh giữa yếu tố số người phụ thuộc của hộ với tình trạng nghèo/khác nghèo đa chiều Bảng 4.7 Kết quả so sánh giữa yếu tố thành phần dân tộc của chủ hộ với tình trạng nghèo/khác nghèo đa chiều Bảng 4.8 Kết quả so sánh giữa yếu tố tham gia bảo hiểu y tế của hộ với tình trạng nghèo/khác nghèo đa chiều Bảng 4.9 Kết quả so sánh giữa yếu tố quy mô diện tích đất sản xuất của hộ với tình trạng nghèo/khác nghèo đa chiều Bảng 4.10 Kết quả so sánh giữa yếu tố quy mô vốn vay của hộ với tình trạng nghèo/khác nghèo đa chiều Bảng 4.11 Tương quan giữa địa bàn dân cư và nghèo đa chiều Bảng 4.12 Kiểm định Omnibus Bảng 4.13 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Bảng 4.14. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy Bảng 4.16 Thống kê nguyên nhân hộ có thành viên không học hết lớp 5 Bảng 4.17 Thống kê nguyên nhân hộ có trẻ trong độ tuổi đi học nhưng không được đến trường Bảng 4.18 Thống kê trả lời của hộ có biết nghèo đa chiều không Bảng 4.19 Thống kê nhận biết của hộ về nghèo đa chiều Bảng 4.20 Thống kê chính sách cần hỗ trợ để trẻ em đi học đúng tuổi Bảng 4.21 Thống kê chính sách cần hỗ trợ để trẻ em giảm suy dinh dưỡng Bảng 4.22 Thống kê chính sách cần hỗ trợ để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em Bảng 4.23 Thống kê chính sách cần hỗ trợ để hộ được sử dụng điện Bảng 4.24 Thống kê chính sách cần hỗ trợ để hộ gia đình có nhà vệ sinh Bảng 4.25 Thống kê chính sách cần hỗ trợ để hộ gia đình có nguồn nước sạch Bảng 4.26 Thống kê chính sách cần hỗ trợ để xây dựng nhà ở Bảng 4.27 Thống kê chính sách cần hỗ trợ để tăng thu nhập và mức sống DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1: Các chiều và chỉ số đo lường nghèo đa chiều ở Colombia Hình 2.2 Khung phân tích của đề tài Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành A Hình 4.2: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2015-2018 Hình 4.3: Giới tính của chủ hộ ảnh hưởng đến nghèo đa chiều Hình 4.4: Thành phần dân tộc của chủ hộ ảnh hưởng đến nghèo đa chiều Hình 4.5: Yếu tố địa bàn dân cư ảnh hưởng đến nghèo đa chiều Hình 4.6: Tỷ lệ hộ nghèo, khác nghèo theo hai cách tiếp cận của thế giới và của huyện Châu Thành A TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang Tóm tắt: - Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu lý do tại sao trong những năm qua tỷ lệ hộ nghèo của huyện Châu Thành A đã giảm nhanh chóng nhưng tốc độ giảm nghèo chưa đồng đều giữa thành thị và nông thôn và giữa các nhóm dân tộc, tỷ lệ nghèo vẫn còn ở mức cao và vẫn còn tình trạng nghèo dai dẵn. - Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích và hiểu rõ thực trạng nghèo đa chiều thời gian qua, đồng thời tìm ra đâu là yếu tố tác động chính đến tình trạng nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Qua đó kiến nghị các giải pháp giúp địa phương giảm nghèo hiệu quả. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả các thành phần trong dữ liệu thu thập được, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn nghiên cứu. Kết hợp sử dụng mô hình nhị phân Binary Logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo, đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến nghèo đa chiều trên địa bàn và cuối cùng là sử dụng các số liệu phân tích để kiến nghị chính sách với địa phương. - Kết quả nghiên cứu: Bằng công cụ phân tích hồi quy Binary Logistic đề tài đã cho thấy, tình trạng nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Châu Thành A chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố gồm: Giới tính, trình độ học vấn, số người phụ thuộc, dân tộc của chủ hộ, diện tích đất sản xuất. Những nhân tố này có ý nghĩa thống kê và có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của các hộ trên địa bàn huyện Châu Thành A. - Kết luận và hàm ý: Đề tài đã chỉ ra yếu tố thành phần dân tộc của chủ hộ được xem là đi đầu trong ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ dân ở huyện, tiếp theo là yếu tố số người phụ thuộc của hộ, kế đến là yếu tố trình độ học vấn, kế đến nữa là yếu tố quy mô diện tích đất sản xuất, sau cùng là yếu tố giới tính của chủ hộ. Ngoài ra, đề tài cũng thực hiện thống kê một số nội dung khảo sát khác có liên quan đến nội dung đề tài phân tích, kết quả cho thấy được tất cả những ý kiến, mong muốn của người dân trong việc chờ đợi những chính sách hỗ trợ từ nhà nước đối với các yếu tố cần thiết để giảm nghèo bền vững. Và kiến nghị các giải pháp có liên quan đến các yếu tố: Giới tính, trình độ học vấn, số người phụ thuộc, dân tộc của chủ hộ, diện tích đất sản xuất. Từ khóa: các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành A SUMMARY OF THE THESIS CONTENT Title: Factors affecting the multidimensional poverty of households in Chau Thanh A District, Hau Giang Province Abstract: - Reasons for choosing the research topic: Find out the reason for the rapid reduction of the poverty rate in recent years in Chau Thanh A District and the uneven pace of poverty reduction between urban and rural areas and among ethnic groups. The poverty remains persistent with high rate. - Research objective: Analyze and understand the multidimensional poverty status over the past time, and find out the main factors affecting the multidimensional poverty in Chau Thanh A District, Hau Giang Province; thereby propose solutions to help localities reduce poverty effectively. - Research methodology: A statistical analysis method is utilized to describe the components in the collected data, based on which assess the multidimensional poverty reality in the study area. Moreover, the Binary Logistic model is combined to analyze the factors affecting poverty, assess the impact of each factor on multidimensional poverty in the area and finally recommend policies to the local government by using the analytical data. - Research results: With the Binary Logistic regression analysis, the research shows that multidimensional poverty in Chau Thanh A District is affected by the following factors including: Gender, education level, number of dependents, the ethnic group of the householder, productive land area. These factors hold statistical significance and affect the multidimensional poverty of households in Chau Thanh A District. - Conclusion and implications: The research has determined that the ethnic group of the householder is considered to be the leading factor in the multidimensional poverty of households in the district, followed orderly by the number of dependents in each household, the level of education, the scope of productive land, and the gender of the householder. In addition, the research also conducts statistics of some other surveys related to the content of the analysis topic. The results show the opinions and desires of the local people in expecting the support policies from the State on the factors needed for sustainable poverty reduction. Besides, the solutions related to the following factors: Gender, education level, number of dependents, the ethnic group of the householder, productive land area are recommended. Keywords: factors affecting poverty in Chau Thanh A District CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu Từ sau Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định “xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài”. Thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng, trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã gặt hái được những thành tựu nhất định, được đánh giá là một trong những nước có công tác xóa đói giảm nghèo tốt nhất theo tiêu chuẩn và phương pháp xác định đường nghèo khổ của Ngân hàng Thế giới (WB). Theo báo cáo đánh giá về nghèo của Việt Nam do WB công bố trong năm 2012 thì có hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo trong hai thập kỷ qua. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% (1990) xuống còn 7% (2015). Trong giai đoạn từ năm 1993 - 2015 tỷ lệ hộ nghèo được tính chủ yếu dựa trên cơ sở thu nhập, chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo do Chính phủ quy định. Cách thức đo lường này đã tồn tại một thời gian dài và hiện nay nó đã bộc lộ những hạn chế do bỏ sót đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng chưa chính xác, từ đó chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu thực tế (Bộ LĐTB&XH, 2015). Hậu Giang cũng không nằm ngoài thực trạng chung, là tỉnh nông nghiệp với trên 74% dân số sống ở nông thôn, điều kiện kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, trình độ học vấn, tay nghề của người lao động còn hạn chế, những năm qua Hậu Giang đã tích cực triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) như: CTMTQG về xóa đói giảm nghèo (XĐGN), chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, chương trình giải quyết việc làm… Các chương trình này đã góp phần tích cực nâng cao đời sống người dân, nhất là khu vực nông thôn và đồng bào dân tộc, đồng thời làm giảm tỷ lệ nghèo xuống từ 22,8% năm 2010 xuống còn 7,7% vào năm 2016 (Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2016). Mặc dù tỷ lệ nghèo chung của tỉnh đã giảm một cách nhanh chóng, song tốc độ giảm nghèo chưa đồng đều giữa các huyện, giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng như các nhóm dân tộc, tỷ lệ nghèo vẫn còn cao và vẫn còn tình trạng nghèo dai dẳng (Sở LĐTB&XH, 2018). 1 Châu Thành A, hiện là một trong 3 huyện có nhiều xã, thị trấn nhất trong toàn tỉnh, huyện hiện có 6 xã và 4 thị trấn. Sau khi Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020”, với sự nổ lực của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo của huyện cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Theo báo cáo của Phòng LĐTB&XH huyện Châu Thành A năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 8,72% (năm 2016) xuống còn 4,08% (năm 2018), giảm 4,64 điểm phần trăm. Tuy nhiên có một vài vấn đề đặt ra là: thứ nhất, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị của huyện (5,14%) lại cao hơn so với tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn (3,44%), đặc biệt Thị trấn Một Ngàn – Trung tâm hành chính, kinh tế của huyện nhưng tỷ lệ hộ nghèo lại cao nhất so với các xã/thị trấn còn lại (7,17%); thứ hai, kể từ khi áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều đã làm cho tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số có chiều hướng tăng trở lại, tỷ lệ này năm 2017 là 8,21%, năm 2018 là 8,78%. Để tìm hiểu rỏ nguyên nhân của các vấn đề đặt ra trên, đồng thời tìm ra giải pháp giúp cho chính quyền huyện Châu Thành A giải quyết được bài toán giảm nghèo trong tương lai, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển trong thời gian tới. Tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang” để làm vấn đề nghiên cứu của mình. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho địa phương có cơ sở tham khảo đề ra giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác XĐGN trên địa bàn huyện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Qua phân tích thực trạng nghèo ở địa bàn huyện Châu Thành A, tác giả khuyến nghị những giải pháp hàm ý chính sách để công tác giảm nghèo của huyện trong thời gian tới được bền vững, hiệu quả. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (i) Phân tích thực trạng nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Châu Thành A thời gian qua. (ii) Chỉ ra các yếu tố tác động chính đến tỷ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Châu Thành A. 2 (iii) Kiến nghị các giải pháp hàm ý chính sách giảm nghèo bền vững cho huyện Châu Thành A. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu (i) Theo tiêu chí của nghèo đa chiều thì thực trạng nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành A như thế nào? (ii) Yếu tố nào có tác động chính đến tỷ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Châu Thành A? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố tác động đến tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Giới hạn về không gian nghiên cứu Nghiên cứu các hộ gia đình trên các địa bàn đặc trưng của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Cụ thể: Địa bàn thành thị, gồm: thị trấn Một Ngàn và thị trấn Cái Tắc Địa bàn nông thôn, gồm: xã Thạnh Xuân và xã Trường Long A Đây là 4 địa bàn đại diện cho 2 loại hình dân cư (thành thị, nông thôn) và thành phần dân tộc mà tác giả muốn nghiên cứu. 1.3.2.2 Giới hạn về thời gian nghiên cứu Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, huyện liên quan đến vấn đề nghèo từ 2016-2018 và số liệu thu thập thực tế từ các hộ dân trên địa bàn huyện Châu Thành A do tác giả phỏng vấn trong năm 2019. 1.4 Kết cấu của luận văn Đề tài kết cấu bao gồm 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Phần mở đầu Trình bày một cách tổng quan về vấn đề nghiên cứu: tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu của việc nghiên cứu, các câu hỏi đặt ra cho vấn 3 đề nghiên cứu, giới hạn về đối tượng, nội dung, không gian và thời gian nghiên cứu cũng như đối tượng thụ hưởng kết quả của đề tài. Chương 2. Lược khảo lý thuyết và tổng quan tài liệu nghiên cứu về nghèo Trình bày các khái niệm về nghèo, các nghiên cứu thực nghiệm của thế giới và ở Việt Nam thời gian qua về nghèo để có cái nhìn tổng quan nhằm rút ra khung phân tích cho vấn đề cần nghiên cứu. Chương 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương này sẽ trình bày cho người đọc biết được nguồn gốc của số liệu dùng để phân tích trong đề tài, số lượng mẫu quan sát, mô hình nghiên cứu và mô hình kinh tế lượng áp dụng. Chương 4. Kết quả và thảo luận Nội dung chương này tập trung vào việc mô tả khái quát về tình hình kinh tế xã hội cũng như thực trạng công tác XĐGN trên địa bàn huyện Châu Thành A trong thời gian qua; Phân tích các chiều thiếu hụt, các tiếp cận về nhu cầu cơ bản của hộ gia đình trên địa bàn huyện theo các nhóm chỉ tiêu trong phương pháp tiếp cận đa chiều; Sự tương quan của các nhân tố tác động đến nghèo đa chiều trên địa bàn huyện. Chương 5. Kết luận và kiến nghị Tóm lược, khái quát lại các kết quả nghiên cứu quan trọng, vận dụng kết quả nghiên cứu để khuyến nghị một số chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện. Nhận diện lại những vấn đề còn bất cập của đề tài để gợi mở chiều hướng nghiên cứu tiếp theo. 4 CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ NGHÈO 2.1 Lược khảo lý thuyết 2.1.1 Khái niệm về nghèo Hiện nay không có một định nghĩa duy nhất về nghèo, cũng không có một phương pháp hoàn hảo nào để đo lường nghèo khó. Trước đây, Hội nghị Chống nghèo đói khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993 đã đưa ra định nghĩa nghèo như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Nghèo được nhận diện trên 2 khía cạnh: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối được định nghĩa là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống; nhu cầu cơ bản, tối thiểu đó là mức bảo đảm tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục và vệ sinh môi trường; Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định. Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xóa dần nghèo tuyệt đối là việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiện tượng thường có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo, khái niệm nghèo tuyệt đối được sử dụng để so sánh mức độ nghèo khổ giữa các quốc gia. Trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm quốc gia nghèo là đất nước có thu nhập bình quân đầu người rất thấp, nguồn lực cực kỳ hạn hẹp, cơ sở hạ tầng và môi trường yếu kém, vị trí không thuận lợi cho giao lưu với cộng đồng quốc tế. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen - Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Cũng có quan điểm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - ông 5 Abapia Sen, người được nhận giải Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và của người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn (Lê Ngọc Yến, 2013). Theo WB (2011), nghèo là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống (ăn, mặc, ở, được chăm sóc sức khỏe, được giáo dục cơ bản và được hưởng các dịch vụ cần thiết khác) mà được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2004 thì: “Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện, thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,…”. Việt Nam hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nghèo. Tuy nhiên các quan điểm hầu như đều tập trung vào việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và chuẩn nghèo do cơ quan nhà nước quy định, cụ thể là Bộ LĐTB&XH. Khi nhu cầu cơ bản được lượng hóa thành một lượng tiền nhất định (hay còn gọi là ngưỡng nghèo), một người hoặc một hộ gia đình được xem là nghèo khi thu nhập hoặc chi tiêu của cá nhân hoặc hộ gia đình thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu do nhà nước quy định. 2.1.2 Lý thuyết về nghèo đơn chiều 2.1.2.1 Chuẩn nghèo theo cách tiếp cận đơn chiều a) Chuẩn nghèo đơn chiều trên thế giới Để đo lường được mức độ nghèo khổ, mỗi quốc gia đều có tiêu chí cũng như phương thức xác định giới hạn nghèo khổ hay còn được gọi là chuẩn nghèo riêng biệt. Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối thu nhập theo đầu người hay theo nhóm dân cư. Thước đo này tính phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được 6 trong thời gian nhất định, nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của dân cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư. Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập mà WB đưa ra để xác định tình trạng nghèo của quốc gia. Cụ thể: năm 2003 chuẩn nghèo tính theo thu nhập đầu người mà WB đưa ra là 1USD/người/ngày (hoặc 360USD/người/năm), năm 2008 là 1,25USD/người/ngày (hoặc 450USD/người/năm). Bảng 2.1 Chuẩn nghèo đơn chiều của WB Chuẩn nghèo (theo nhu nhập hoặc chi tiêu) Năm Thu nhập/người/ngày Thu nhập/người/năm 2003 1 USD 360 USD 2008 1,25 USD 450 USD 2015 1,9 USD 684 USD Nguồn: World bank (2010) b) Chuẩn nghèo đơn chiều ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc xây dựng chuẩn nghèo được bắt đầu từ năm 1993 và được điều chỉnh lần thứ hai vào năm 1998, có nhiều cơ quan quốc tế và trong nước tham gia xác định chuẩn nghèo như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổng cục Thống kê và Bộ LĐTB&XH. Bộ LĐTB&XH là cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức triển khai đánh giá tình trạng nghèo và XĐGN hàng năm, các nước khác nhau sẽ có chỉ tiêu về mức sống tối thiểu khác nhau, Việt Nam cũng đã có nhiều phương pháp xác định về chuẩn nghèo và về mức sống tối thiểu (Trương Văn Tuyển, 2007). Bộ LĐTB&XH áp dụng khi phân loại nghèo ở các địa phương và sử dụng cách tiếp cận đo lường nghèo tuyệt đối dựa trên thu nhập. Ngưỡng nghèo MOLISA áp dụng đã được Chính phủ Việt Nam xây dựng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, và có cập nhật theo thời gian cho các giai đoạn, thể hiện cụ thể qua bảng 2.2 dưới đây: 7 Giai đoạn Bảng 2.2 Chuẩn nghèo đơn chiều ở Việt Nam Chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân đầu người/tháng (ngàn đồng) Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Văn bản quy định 1998-2000 90 70 Thông báo số 1751/LĐTBXH, ngày 20/5/1997 2001-2005 150 100 Quyết định số 143/2000/QĐ- LĐTBXH, ngày 01/11/2000 2006-2010 260 200 Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày 08/7/2005 2011-2015 500 400 Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 Nguồn: Tác giả tổng hợp Việt Nam đang trong thời buổi lạm phát, đồng tiền ngày càng bị trượt giá. Nếu chuẩn nghèo không được điều chỉnh phù hợp và kịp thời thì sẽ không đánh giá đúng thực chất số hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện tại. Và khi chuẩn nghèo không được thay đổi phù hợp cũng làm cho một số hộ vừa thoát nghèo, nhưng mức thu nhập còn thấp sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, mà không được hưởng chính sách an sinh xã hội. Đặc biệt, đối với các nhóm dân tộc thiểu số đang cư trú ở những khu vực có địa hình phức tạp. Sẽ rất khó khăn trong việc tạo điều kiện cho họ tiếp cận các dịch vụ xã hội, cũng như cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. 2.1.2.2 Phương pháp đo lường nghèo đơn chiều Thời gian qua tỷ lệ hộ nghèo (P0) được xác định theo công thức sau: 𝑁0 Trong đó: 𝑃0 = 100 𝑁 P0: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ có thu nhập/chi tiêu dưới hoặc bằng chuẩn nghèo đối với toàn bộ số hộ khảo sát N0: Tổng số hộ nghèo N: Tổng số hộ được khảo sát 8 Đây là thước đo được dùng rộng rãi và đơn giản nhất để tính phần trăm dân số có thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo của một tổng thể quan sát, một địa phương hoặc một quốc gia. 2.1.3 Lý thuyết liên quan đến nghèo đa chiều 2.1.3.1 Khái niệm nghèo đa chiều Thực tế cho thấy, chuẩn nghèo trong thời gian qua được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền, và thường ổn định trong giai đoạn 5 năm. Cách thức này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế do bỏ sót đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng chưa chính xác, từ đó chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu trong thực tế (Bộ LĐTB&XH, 2015). Đo lường nghèo đói theo cách tiếp cận đơn chiều đã không thể hiện được sự thiếu hụt trong việc tiếp cận các vấn đề như giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống. Do đó, UNDP (2011) đã mở rộng khái niệm nghèo như sau: Nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, thể hiện được sự thiếu hụt về giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống. Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”. Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản (UN, 2012) Alkire và Foster (2007) đã bắt đầu nghiên cứu về cách thức đo lường nghèo đa chiều và cách thức này đã được UNDP sử dụng để tính toán chỉ số nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo Phát triển 9
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

ThS06.022_Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang