Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mã: ThS09.041 Danh mục: , Từ khóa: , , Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMChuyên Ngành: Kế ToánLoại tài liệu: Luận văn thạc sĩNăm: 2019Tên tác giả: Tạ Lê Ngân Hà
Số trang: 128

Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tại Việt Nam, cụ thể ở TP.HCM, là một thành phố có kinh tế lớn nhất cả nước, các nghiên cứu về việc áp dụng BSC đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều. Hơn nữa, những nghiên cứu về BSC đều chỉ tập trung vào phân tích thực trạng việc vận dụng BSC để đo lường thành quả hoạt động tại một đơn vị cụ thể, hoặc mức độ ảnh hưởng để chấp nhận BSC ở các lĩnh vực khác nhau, chưa có sự nghiên cứu cụ thể vào một nhóm nhân tố nhất định. Xác định và đo lường các nhân tố tác động đến việc vận dụng BSC trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại TP.HCM.

Từ đó, đề xuất hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy việc vận dụng BSC trong các DNNVV tại TP.HCM. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng kết hợp. 06 nhân tố: (1) Quy mô doanh nghiệp (QM), (2) Tính dễ sử dụng của BSC (PEOU),(3) Lợi ích sử dụng BSC (PU), (4) Chi phí vận dụng BSC vào doanh nghiệp (CP), (5) chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (CL), (6) Nhận thức của chủ doanh nghiệp (NT) đều tác động dương đến việc vận dụng BSC.

HOT: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Uy Tín - Chuyên Nghiệp LIÊN HỆ

Nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích để các DNNVV tại TPHCM xây dựng các giải pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản trị chiến lược. Đồng thời đề tài cũng sẽ mở ra các hướng nghiên cứu mới về ứng dụng mô hình BSC tại Việt Nam như: Nghiên cứu sâu về tác động của việc áp dụng BSC tại các doanh nghiệp cũng như khả năng áp dụng BSC ở một số lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại Việt Nam.

Keywords: Thẻ điểm cân bằng, Balanced scorecard

1.Tính cấp thiết của đề tài
2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.Phương pháp nghiên cứu

5. Những đóng góp của nghiên cứu

6. Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………………………………… 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………. 1

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan…………………………………………………………. 1

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài: ………………………………………………………………… 1

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước…………………………………………………………………… 4

1.2 Nhận xét từ các nghiên cứu trước …………………………………………………………….. 8

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ………………………………………………………………………………. 9

CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………………………………. 10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU……………………………………… 10
2.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa ……………………………………………… 10

2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ……………………………………………….. 10

2.1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ………………………………………….. 10

2.1.2.1.Tiêu chuẩn xác định của một số quốc gia trên thế giới………………………….. 10

2.1.2.2.Tiêu chuẩn xác định tại Việt Nam……………………………………………………… 11

2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa……………………………………………….. 13

2.2. Cơ sở lý luận về Bảng điểm cân bằng:……………………………………………………. 14

2.2.1. Khái niệm về Bảng điểm cân bằng: …………………………………………………….. 14

2.2.1.1. Khía cạnh Tài chính……………………………………………………………………….. 15

2.2.1.2. Khía cạnh Khách hàng……………………………………………………………………. 16

2.2.1.3. Khía cạnh về Quy trình nội bộ …………………………………………………………. 16

2.2.1.4. Khía cạnh về Đào tạo và phát triển …………………………………………………… 18

2.2.2. Mối quan hệ nhân quả trong mô hình BSC …………………………………………… 18

2.2.3. Chức năng của BSC………………………………………………………………………….. 20

2.2.3.1. BSC được sử dụng như một hệ thống đo lường ………………………………….. 20

2.2.3.2. BSC được sử dụng như một hệ thống quản lý chiến lược …………………….. 20

2.2.3.3. BSC được sử dụng như một công cụ truyền thông ………………………………. 21

2.2.4. Các bước triển khai áp dụng BSC ……………………………………………………….. 21

2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)……………………………………………………. 23

2.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu …………………………………………. 25

2.4.1. Mô hình nghiên cứu………………………………………………………………………….. 25

2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………………………….. 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 …………………………………………………………………………….. 28

CHƯƠNG 3 ……………………………………………………………………………………………. 29
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………………… 29

3.1. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………………………… 29

3.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………… 32

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ……………………………………………………… 32

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng …………………………………………………… 37

3.2.2.1. Thiết kế mẫu…………………………………………………………………………………. 37

3.3. Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………………….. 38

3.4 Quy trình xử lý dữ liệu …………………………………………………………………………. 38

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 …………………………………………………………………………….. 39

CHƯƠNG 4 ……………………………………………………………………………………………. 40

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN …………………………………………………………………… 40

4.1. Mức độ tác động của các yếu tố đến việc vận dụng BSC vào các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM. …………………………………………………………………… 40

4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo ……………………………………………………………. 40

4.1.2. Phân tích nhân tố khám phá ……………………………………………………………….. 41

4.1.2.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các yếu tố độc lập …………………………….. 41

4.1.2.2. Phân tích nhân tố khám phá cho yếu tố phụ thuộc ………………………………. 43

4.1.3. Kiểm định sự tương quan của các yếu tố đến việc vận dụng BSC vào
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM. ……………………………………………………. 45

4.1.4. Kiểm định mức độ tác động của các yếu tố đến việc vận dụng BSC vào
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM. ……………………………………………………. 46

4.1.5. Kiểm định các giả định thống kê của mô hình ………………………………………. 47

4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu……………………………………………………………….. 50

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 …………………………………………………………………………….. 56

CHƯƠNG 5 ……………………………………………………………………………………………. 57
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ…………………………………… 57

5.1. Kết luận…………………………………………………………………………………………….. 57

5.2. Gợi ý chính sách quản trị……………………………………………………………………… 58

5.2.1. Đối với tính dễ sử dụng …………………………………………………………………….. 58

5.2.2. Đối với quy mô doanh nghiệp…………………………………………………………….. 58

5.2.3. Đối với yếu tố nhận thức của nhà quản trị ……………………………………………. 58

5.2.4. Đối với yếu tố chi phí sử dụng………………………………………………………….. 60

5.2.5. Đối với yếu tố chiến lược kinh doanh………………………………………………… 61

5.2.6. Đối với yếu tố lợi ích sử dụng BSC …………………………………………………… 62

5.3. Hạn chế của nghiên cứu……………………………………………………………………….. 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tổng kết các nghiên cứu trước đây. Phụ lục 2: Danh sách doanh nghiệp tham gia khảo sát. Phụ lục 3: Thang đo sơ bộ.
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi thảo luận nhóm.

Phụ lục 4 (tiếp theo): Kết quả phương pháp thảo luận nhóm. Phụ lục 5: Bảng khảo sát chính thức.
Phụ lục 6: Kết quả nghiên cứu
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

BSC Balanced Scorecard Bảng điểm cân bằng

DNNVV Small and Medium-sized Enteprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Bốn khía cạnh của mô hình BSC…………………………………………………… 15

Hình 2.2. Mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh của mô hình BSC……………… 19

Hình 2.3. Các bước triển khai BSC……………………………………………………………… 22

Hình 2.4. Mô hình TAM……………………………………………………………………………. 25

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất…………………………………………………………. 27

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………………….. 29

Hình 4.1. Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa ……………………………………………….. 48

Hình 4.2. Đồ thị phân phối chuẩn phần dư……………………………………………………. 49

Hình 4.3. Đồ thị Q-Qplot của phần dư …………………………………………………………. 49

Hình 4.4. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh với hệ số chuẩn hoá ………………………… 51
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu xếp loại DNVVV ……………………………………………………. 12

Bảng 2.2. Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu ……………………………………………. 26

Bảng 2.3. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………………………… 27

Bảng 3.1. Thang đo sơ bộ………………………………………………………………………….. 30

Bảng 3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu…………………………………………………….. 32

Bảng 3.3. Kết quả thảo luận nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng

BSC vào doanh nghiệp ……………………………………………………………………………… 33

Bảng 3.4. Thang đo được hiệu chỉnh sau khi thảo luận nhóm ………………………….. 34

Bảng 3.5. Phân bố khảo sát ………………………………………………………………………… 38

Bảng 4.1. Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ……………. 40

Bảng 4.2. Giá trị KMO và kiểm định Bartlett’s của các yếu tố độc lập ……………… 41

Bảng 4.3. Giá trị phương sai trích của các yếu tố độc lập ……………………………….. 41

Bảng 4.4. Hệ số tải nhân tố của các yếu tố độc lập ………………………………………… 42

Bảng 4.5. Giá trị KMO và kiểm định Bartlett’s của yếu tố phụ thuộc ……………….. 43

Bảng 4.6. Giá trị phương sai trích của yếu tố phụ thuộc …………………………………. 44

Bảng 4.7. Hệ số tải nhân tố của các thang đo yếu tố phụ thuộc………………………… 44

Bảng 4.8. Ma trận tương quan ……………………………………………………………………. 45

Bảng 4.9. Kiểm định độ phù hợp của mô hình………………………………………………. 46

Bảng 4.10. Giá trị độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ………………………………….. 46

Bảng 4.11. Trọng số hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC … 47

Bảng 4.12. Giá trị Pearman’s rho ……………………………………………………………….. 50

Bảng 4.13. So sánh kết quả nghiên cứu ……………………………………………………….. 51

Bảng 4.14. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết…………………………………. 56

Bảng 5.1. Đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố đến việc vận dụng BSC.57

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Lý do chọn đề tài: Tại Việt Nam, cụ thể ở TP.HCM, là một thành phố có kinh tế lớn nhất cả nước, các nghiên cứu về việc áp dụng BSC đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều. Hơn nữa, những nghiên cứu về BSC đều chỉ tập trung vào phân tích thực trạng việc vận dụng BSC để đo lường thành quả hoạt động tại một đơn vị cụ thể, hoặc mức độ ảnh hưởng để chấp nhận BSC ở các lĩnh vực khác nhau, chưa có sự nghiên cứu cụ thể vào một nhóm nhân tố nhất định.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định và đo lường các nhân tố tác động đến việc vận dụng BSC trong các DNNVV tại TP.HCM. Từ đó, đề xuất hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy việc vận dụng BSC trong các DNNVV tại TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và

phương pháp định lượng kết hợp.

Kết quả nghiên cứu: 06 nhân tố: (1) Quy mô doanh nghiệp (QM), (2) Tính dễ sử dụng của BSC (PEOU),(3) Lợi ích sử dụng BSC (PU), (4) Chi phí vận dụng BSC vào doanh nghiệp (CP), (5) chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (CL), (6) Nhận thức của chủ doanh nghiệp (NT) đều tác động dương đến việc vận dụng BSC.
Kết luận và hàm ý: Nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích để các DNNVV tại TPHCM xây dựng các giải pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản trị chiến lược.
Đồng thời đề tài cũng sẽ mở ra các hướng nghiên cứu mới về ứng dụng mô hình BSC tại Việt Nam như: Nghiên cứu sâu về tác động của việc áp dụng BSC tại các doanh nghiệp cũng như khả năng áp dụng BSC ở một số lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại Việt
Nam.

Từ khóa: Những nhân tố, Bảng điểm cân bằng, DNNVV.
ABSTRACT

Reason for writing: In Vietnam, specifically in Ho Chi Minh City, is the largest economic city in the country, researches on the application of BSC to small and medium- sized enterprises are still not available much research. Moreover, the research on BSC only focuses on the actual analysis of the application of BSC to measure the performance at a specific unit, or the level of influence to accept BSC in different fields. There is no specific study on a certain group of factors.
Problem: Measure the impacting level of factors affecting the use of balanced scorecard (BSC) on small and medium enterprises (SMEs) in Ho Chi Minh City. Since then, propose the implication of governance to promote the application of BSC in SMEs in Ho Chi Minh City.
Method: The thesis uses qualitative research methods and combined quantitative methods.
Results: there are 6 components: Business scale (QM), BSC’s ease of use (PEOU) of BSC, Perceive Usefulness (PU), BSC Application cost business (CP), Business strategy of enterprises (CL), Acknowledge of business owners (NT) both positively affect the use of BSC
Conclusion: The study provides useful information for SMEs in Ho Chi Minh City to develop specific and appropriate solutions to improve the effectiveness of strategic management.
At the same time, the thesis will also open new research directions on application of BSC model in Vietnam such as: In-depth study of the impact of BSC application at enterprises as well as the ability to apply BSC in some fields, Different sectors and industries in Vietnam.
Keywords: Factors, Balance Scorecard, SMEs.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh

1. Tính cấp thiết của đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh đang diễn ra nhanh chóng thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh đang trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó, việc doanh nghiệp ứng dụng những mô hình và công cụ quản trị hiện đại như: Hệ thống quản trị chất lượng ISO, quản lý chất lượng toàn diện (TQM), quản trị theo mục tiêu (MBO), quản lý chuỗi cung ứng (SCM)… đã mang lại hiệu quả rất thiết thực.
Bên cạnh những mô hình và công cụ quản trị hiện đại kể trên, không thể không nhắc đến Bảng điểm cân bằng (BSC). Nguyễn Cửu Đỉnh và Nguyễn Thị Bích Vân (2017) chỉ ra rằng BSC là một trong những phương pháp quản trị hiện đại và là công cụ được vận dụng nhiều trong các tổ chức khi xây dựng chiến lược hoạt động. Bên cạnh đó, BSC còn là một công cụ quản lý hiệu suất sáng tạo và đa chiều đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều tổ chức và công ty trên thế giới. BSC cung cấp một cơ cấu cho việc lựa chọn các chỉ số đánh giá hiệu suất quan trọng, bổ sung cho các biện pháp tài chính truyền thống, giúp các nhà quản trị quản lý và đánh giá hiệu quả thực thi chiến lược của một tổ chức một cách toàn diện và đầy đủ, đồng thời liên kết được các hoạt động kiểm soát ngắn hạn với chiến lược và tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp, đặc biệt là Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) áp dụng Bảng điểm cân bằng còn rất khiêm tốn (Đặng Thị Hương, 2010). Trong khi đó, không chỉ có các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp nhỏ cũng được hưởng lợi từ BSC (Gumbus & Lussier, 2006).
DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế, nên đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, hiện nay DNNVV chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp vi mô chiếm một tỷ lệ đáng kể. Các doanh nghiệp này hiện đang sử dụng 50% lực lượng lao động của nền kinh tế, hằng năm đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động, góp phần giải quyết việc làm, khắc phục rủi ro cho nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. (VCCI, 2017). Từ các số liệu trên cho thấy, DNNVV tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế với đặc thù
năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và phát triển DNNVV còn gặp không ít những khó khăn trong việc vận dụng công cụ quản trị hiện đại như BSC còn mới mẻ…. Thực trạng này bắt nguồn từ việc nhà quản trị chưa am hiểu về lợi ích và cách vận hành của BSC, hệ thống thông tin và hạ tầng công nghệ chưa gắn kết với việc đánh giá hiệu quả, chưa có bộ tiêu chuẩn đo lường hiệu quả phù hợp, chính sách động viên nhân viên chưa gắn liền với hiệu quả làm việc… Chính vì vậy, việc tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc lựa chọn áp dụng BSC vào doanh nghiệp là vấn đề cần thiết phải nghiên cứu để từ đó các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định một cách hợp lý.
Gica and Moisescu (2007) cho rằng để vận dụng công cụ BSC phù hợp với thực tiễn từng doanh nghiệp thì điều quan trọng trước tiên là phải xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC của mỗi doanh nghiệp.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về khả năng áp dụng BSC và các phiên bản khác nhau của BSC vào các doanh nghiệp có quy mô lớn. Cụ thể, (Paul R. Niven, 2006) chỉ ra rằng có hơn một nửa số doanh nghiệp trong danh sách Fortune 1.000 vận dụng BSC và đưa ra những phản hồi tích cực. Braam and Nijssen (2008) đã sử dụng các bằng chứng thực nghiệm từ 40 công ty Hà Lan, với kỹ thuật phân tích hồi quy được thực hiện chỉ ra rằng các yếu tố (1) sự tham gia của quản lý cấp cao, (2) ảnh hưởng của bộ phận tài chính, (3) truyền thông liên phòng ban, (4) sự năng động của sản phẩm – thị trường có ảnh hưởng tích cực đồng thời đến việc áp dụng BSC như là một hệ thống đo lường và hệ thống quản trị chiến lược… Bên cạnh đó ở Việt Nam, Phạm Hùng Cường và Bùi Văn Minh (2013) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC gồm: (1) Quy mô áp dụng BSC trong doanh nghiệp; (2) BSC được thiết kế bởi ban điều hành doanh nghiệp; (3) BSC được sử dụng bởi chủ sở hữu; (4) Tính dễ sử dụng và thuận lợi. Đồng thời kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp áp dụng phương pháp BSC có kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp không áp dụng BSC ở bốn phương diện tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển. Trần Quốc Việt (2013) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình Bảng điểm cân bằng trong quản trị chiến lược bao gồm: (1) mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao, (2) mức độ tập trung hóa,
(3) quyền lực của bộ phận tài chính, (4) sự chuẩn hóa, (5) truyền thông nội bộ và (6) Sự năng động của sản phẩm – thị trường.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về việc áp dụng BSC đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều. Hơn nữa, những nghiên cứu về BSC đều chỉ tập trung vào phân tích thực trạng việc vận dụng BSC để đo lường thành quả hoạt động tại một đơn vị cụ thể, hoặc mức độ ảnh hưởng để chấp nhận BSC ở các lĩnh vực khác nhau, chưa có sự nghiên cứu cụ thể vào một nhóm nhân tố nhất định.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó, đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC đối với các DNNVV được tác giả chọn khu vực địa lý tại TP.HCM là vì:

Thứ nhất, theo Nghị Quyết số 20/NQ-TW Bộ Chính trị Trung ương Đảng ngày 18/11/2002 đã nhấn mạnh “ Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước” (Phan Xuân Biên, 2017), chính vì vậy, nơi đây tập trung rất nhiều loại hình doanh nghiệp với nhiều đặc điểm khác nhau, các doanh nghiệp này luôn chú trọng tăng trưởng và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tạo nhiều cơ hội trong nền kinh tế, TP.HCM cũng bắt đầu đi theo xu hướng này để nhằm cải thiện sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp trong thị trường cần phải nghiên cứu và vận dụng các công cụ quản trị hiện đại giúp hỗ trợ, hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững trong thời đại cách mạng công nghệ
4.0.

Từ tầm quan trọng của vấn đề và từ chỗ số lượng nghiên cứu của vấn đề này chưa nhiều là khoảng trống để tác giả xác định khe hổng và đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng Bảng điểm cân bằng (Balances Scorecard – Bảng điểm cân bằng) đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC trong các DNNVV tại TP.HCM và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Xác định và đo lường mức độ tác động các nhân tố đến việc vận dụng BSC trong các DNNVV tại TP.HCM.
Để thực hiện mục tiêu chính, cần thực hiện 02 mục tiêu cụ thể sau:

– Xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng BSC trong các DNNVV tại TP.HCM.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh

– Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng BSC trong các DNNVV tại TP.HCM.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt những mục tiêu nêu trên, đề tài cần phải trả lời được 02 câu hỏi sau:

– Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng BSC trong các DNNVV tại

TP.HCM?

– Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc đến vận dụng BSC trong các

DNNVV tại TP.HCM như thế nào?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng BSC trong các

DNNVV tại TP.HCM.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Các DNNVV tại TPHCM Phạm vi thời gian: Từ tháng 11/2018 – 03/2019
Phạm vi đối tượng khảo sát: Các chủ doanh nghiệp, người giữ vị trí cấp phó phòng trở lên, những người này có sự hiểu biết về công tác kế toán và vận hành tổ chức tại các DNNVV.
Phạm vi nội dung: Chỉ nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc vận dụng BSC trong các DNNVV tại TP.HCM.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn 1- nghiên cứu sơ bộ, giai đoạn 2- nghiên cứu chính thức.
Phương pháp phân tích: Luận văn sẽ phân tích, tổng hợp, so sánh các lý thuyết các nghiên cứu trước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC vào các DNNVV.
Nghiên cứu định tính: Tác giả tiến hành thảo luận nhóm để thảo luận các yếu tố tác động đến việc vận dụng BSC vào các DNNVV nhằm đặt cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu và các khái niệm nghiên cứu. Thực hiện phương pháp thảo luận nhóm tập trung nhằm mục đích khẳng định lại các yếu tố ảnh hưởng đến việc vấn dụng BSC tại các DNNVV và các biến quan sát đo lường các thành phần này.
Nghiên cứu định lượng: được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy các thành phần trong thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC tại các DNNVV, đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS. Tác giả tiến hành xử lý số liệu thứ tự như sau:
Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích tương quan (Phân tích hệ số Pearson) Kiểm định hồi quy
Sau khi phân tích mô hình hồi quy, tác giả tiến hành kiểm định các giả định thống kê: Phân tích tương quan, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định liên hệ tuyến tính phần dư, kiểm định phân phối chuẩn phần dư, kiểm định sự phù hợp của mô hình.
5. Những đóng góp của nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng đối với điều kiện đặc thù của Việt Nam, mô hình nghiên cứu về việc vận dụng BSC vào các DNNVV nên có sự thay đổi chuyển từ mức độ chấp nhận BSC sang mức độ vận dụng BSC cho phù hợp.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các DNVVV, cũng như các nhà tư vấn đưa ra được các quyết định chính xác hơn về khả năng chấp nhận mô hình BSC của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng mô hình BSC sẽ giúp cho các nhà quản lý có những giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy việc ứng dụng mô hình này trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp.
Đề tài cũng sẽ mở ra các hướng nghiên cứu mới về ứng dụng mô hình BSC

tại Việt Nam như: Nghiên cứu sâu về tác động của việc áp dụng BSC tại các doanh
nghiệp cũng như khả năng áp dụng BSC ở một số lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 5 chương
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.

Giới thiệu tổng quan các nghiên cứu trước về BSC, DNNVV trên thế giới và Việt Nam, qua đó phân tích, rút ra các nhận xét về tình hình nghiên cứu và nêu lên những định hướng tiếp theo trong đề tài.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Nội dung chương 2 trình bày cơ sở khoa học của nghiên cứu. Trên cơ sở đó,

tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày tổng quát về đặc điểm mẫu nghiên cứu, mô tả tổng quát kết quả trả lời của mẫu và kết quả kiểm định các thang đo lường
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tổng kết quá trình và kết quả nghiên cứu để từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng mô hình này trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài:

Năm 1992, với việc giới thiệu BSC (Balanced Scorecard – BSC) của Robert Kaplan và David Norton trong một bài báo được đăng trên tạp chí Harvard Bussiness Review. Qua 27 năm nghiên cứu và phát triển, đã có rất nhiều bài viết về BSC với nhiều phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích khác nhau. Có thể kể đến những nghiên cứu sau đây:
BSC cũng được đánh giá cao vai trò trong quản lý chiến lược ở các công ty hàng đầu ở Ấn Độ. Điều này đã được nhóm tác giả khẳng định trong nghiên cứu “Balanced Scorecard in Indian Companies” của Anand et al, 2005. Nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu khảo sát ở 579 công ty hàng đầu ở Ấn Độ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau. Theo kết quả khảo sát, các tác giả chia nhóm loại hình kinh doanh thành 2 nhóm: Sản xuất chế tạo và kinh doanh dịch vụ. Kết quả thu được cho thấy các công ty đều sử dụng đầy đủ 4 khía cạnh của BSC, trong đó khía cạnh “Tài chính” được sử dụng nhiều nhất với mức độ 87%, các khía cạnh còn lại cũng được sử dụng tương đối nhiều với mức độ sử dụng trung bình 60%. Trong khía cạnh “Quy trình nội bộ”, nhóm tác giả đã đề cập đến yếu tố “Nhà cung cấp”. Và một điểm khác biệt đối với các công ty trong ngành sản xuất chế tạo, là ngoài 4 khía cạnh truyền thống của BSC, các công ty còn bổ sung thêm khía cạnh “Môi trường và xã hội” (Anand et al, 2005).
Một nghiên cứu khác ở các doanh nghiệp có quy mô lớn ở Bangladesh, “Empirical Study of the Underlying Theoretical Hypothese in the Balanced Scorecard (BSC) Model: Further Evidence from Bangladesh” của Khan et al,
2010. Nhóm tác giả nghiên cứu vận dụng BSC ở các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ hàng đầu có trụ sở ở Bangladesh. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp. Với bảng câu hỏi cấu trúc được gửi đến 150 công ty hàng đầu ở Bangladesh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tương quan giữa các khía cạnh của

BSC. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các biện pháp phi tài chính sẽ giúp cho doanh
2

nghiệp được hưởng lợi và làm cho chỉ tiêu tài chính được tăng lên. Nghiên cứu này còn cho rằng, việc vận dụng BSC sẽ giúp cho doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả hoạt động. (Khan et al, 2010).
Nghiên cứu của Eric Tanyi (2011): “Factors influencing the use of Balanced Scorecard” thực hiện nhằm mục đích kiểm định mức độ tác động của các yếu tố đến việc vận dụng BSC vào các DNNVV tại Phần Lan. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thảo luận với 34 nhà quản lý đã vận dụng BSC vào danh nghiệp tại Phần Lan và phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trên 300 bảng khảo sát bằng hình thức trực tuyến với ứng dụng Webropol. Các yếu tố tác động đến việc vận dụng BSC gồm: (1) Các hệ thống kiểm soát khác được sử dụng trong tổ chức (OCS), (2) Các nhà quản lý đánh giá cấp dưới (ESM), (3) Cách nhà quản lý tiếp nhận thông tin từ nguồn mới (MRI), (4) Tác động của công nghệ (cụ thể như nhận thức (PU) và tính hữu dụng và tính dễ sử dụng của BSC (PEOU). Kết quả nghiên cứu cho thấy các cách nhà quản lý nhận thức thông tin từ các nguồn mới (MRI) và mức độ dễ sử dụng (PEOU) của hệ thống BSC bởi các nhà quản lý ảnh hưởng đến việc họ vận dụng BSC vào doanh nghiệp của mình.
Một nghiên cứu khác về vận dụng BSC trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Giannopoulos et al (2013): “The Use of the Balanced Scorecard in Small Companies” được nghiên cứu tại Anh và Cyprus. Các tác giả tiến hành cuộc khảo sát ở 500 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở Anh và Cyprus. Bảng câu hỏi phần lớn là các câu hỏi đóng được gửi đến các nhà quản lý của các doanh nghiệp này. Các câu hỏi xoay quanh mức độ sử dụng BSC trong các doanh nghiệp này như thế nào. Kết quả thu được cho thấy, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đều đánh giá cao vai trò của BSC trong đánh giá hiệu quả hoạt động mặc dù BSC mới chỉ được đưa vào sử dụng trong vài năm gần đây. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đều được đánh giá cao. Tuy nhiên mức độ sử dụng của các chỉ tiêu tài chính vẫn là chính (80%). Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tập trung vào các chỉ tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, yếu tố “hài lòng khách hàng” cũng được coi trọng. Các chỉ tiêu “Tăng số lượng khách hàng”, “Tăng sự hài lòng của nhân viên”, “Nâng cao kỹ năng của nhân viên” được các nhà quản lý đánh giá mức độ quan

ThS09.041_Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

ThS09.041_Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC - Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh