Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (ThS09.024)
Ngành kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu câu chăm sóc và phòng ngừa các bệnh tật, bảo vệ sức khỏe con người. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm ngày càng tăng và sản phẩm kinh doanh ngành dược cũng phát triển đa dạng. Do đó đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa thực sự quan tâm đến hệ thống kiểm soát bộ. Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong qua trình hoạt động kinh doanh, gia tăng thế mạnh và bồi dưỡng năng lực cạnh tranh của đơn vị để hội nhập và phát triển.
Từ thực tế như trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc kế thừa từ các nghiên cứu có giá trị trong và ngoài nước, sử dụng phương pháp định lượng, khảo sát từ 190 mẫu chất lượng và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20. Nghiên cứu đút kết ra các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp trên bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và công nghệ thông tin.
Thông qua kết quả phân tích, nghiên cứu chỉ ra được mức độ tác động của từng nhân tố đến hệ thống kiểm soát nội bộ để đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện hệ thống. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng còn bị hạn chế, do chỉ giải thích tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp đang khảo sát ở mức 56%. Phần 44% còn lại bao gồm các nhân tố khác ảnh hưởng lên hệ thống mà nghiên cứu chưa trình bày được. Đó cũng là định hướng nghiên cứu trong tương lai cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
ThS09.024_Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT ABSTRACT
MỤC LỤC............................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 3
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 4
6. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................ 4
7. Kết câu luận văn........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 6
1.1 Các nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài ..................................................... 6
1.1.1 Các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ................. 6
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB........................................................................................ 12
1.2 Các nghiên cứu công bố trong nƣớc ...................................................... 13
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trƣớc và định hƣớng nghiên cứu................. 15
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 18
2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................... 18
2.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ ................................................. 18
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB .......... 20
2.2 Kiểm soát nội bộ theo Báo cáo COSO ................................................... 24
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển COSO ............................ 24
2.2.2 Các thành phần của hệ thống KSNB theo Báo cáo COSO
2013 ..................................................................................................... 26
2.2.2.1 Môi trƣờng kiểm soát ................................................................. 27
2.2.2.2 Đánh giá rủi ro............................................................................ 28
2.2.2.3 Hoạt động kiểm soát ................................................................... 29
2.2.2.4 Thông tin và truyền thông ......................................................... 31
2.2.2.5 Giám sát....................................................................................... 32
2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB........................................................ 33
2.4 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB..................... 34
2.4.1 Lợi ích......................................................................................... 34
2.4.2 Hạn chế....................................................................................... 36
2.5 Các lý thuyết có liên quan............................................................ 36
2.5.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Angency theory) .................................... 36
2.5.2 Lý thuyết về tâm lý xã hội học của tổ chức (Social Psychology of Organization theory).......................................................................... 37
2.5.3 Lý thuyết ngẫu nhiên ................................................................ 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 39
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 40
3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 40
3.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 42
3.2.1 Thiết kế và xây dựng các giả thiết nghiên cứu............................ 42
3.2.1.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................. 42
3.2.1.2 Giả thuyết nghiên cứu............................................................... 46
3.2.1.3 Mô hình hồi quy sử dụng.......................................................... 46
3.2.2 Xây dựng thang đo ........................................................................ 46
3.2.3 Mô tả mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu .................... 50
3.2.3.1 Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................. 50
3.2.3.2 Kích thƣớc mẫu .......................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..................................................................................... 52
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 53
4.1 Đặc điểm ngành và thực trạng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dƣợc phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
............................................................................................................ 53
4.2 Kết quả nghiên cứu........................................................................... 55
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu ......................................................................... 55
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. 56
4.2.3 Đánh giá giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá EFA .... 60
4.2.3.1 Phân tích nhân tố đối với biến độc lập........................................... 60
4.2.3.2 Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc...................................... 66
4.2.4 Tƣơng quan và hồi quy .................................................................... 68
4.2.4.1 Xem xét ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình......... 68
4.2.4.2 Kiểm định phƣơng sai ANOVA...................................................... 70
4.2.4.3 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ................................... 71
4.2.4.4 Kiểm định các giả định không có mối tƣơng quan giữa các biến
độc lập (hiện tƣợng cộng đa tuyến).............................................................. 73
4.2.4.5 Mô hình hồi quy chính thức các yếu tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ............................................................................... 73
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................... 75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..................................................................................... 79
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 80
5.1 Kết luận.............................................................................................. 80
5.2 Kiến nghị............................................................................................ 81
5.2.1 Đối với nhân tố đánh giá rủi ro ................................................... 81
5.2.2 Hoạt động kiểm soát ..................................................................... 82
5.2.3 Công nghệ thông tin.................................................................. 83
5.2.4 Giám sát......................................................................................... 84
5.2.5 Môi trƣờng kiểm soát ................................................................... 85
5.2.6 Thông tin và truyền thông ........................................................... 85
5.3 Hạn chế của đề tài và định hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai .... 85
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5..................................................................................... 86
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AICPA American Institute of Certified Public Accountants
AAA American Accounting Association
BCTC Báo cáo tài chính
COSO The Committee of Sponsoring
COCO Criteria of Control Board
CT Công ty
CNTT Công nghệ thông tin
XD Xây dựng
FEI Financial Executives Institute
IFAC International Federation of Accountants
IIA The Institute of Internal Auditors
IMA Institute of Management Accountantts
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB Kiểm soát nội bộ
TB Thiết bị
SX Sản xuất
HĐQT Hội đồng quản trị
NQL Nhà quản lý
MT Môi trường kiểm soát
DG Đánh giá rủi ro
KS Hoạt động kiểm soát
TT Thông tin và truyền thông
GS Giám sát
CN Công nghệ thông tin
HH Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Bảng 2.1 Các nội dung cập nhật của Báo cáo COSO 2013 so với COSO 1992
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả mẫu
Bảng 4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (Lần 1) Bảng 4.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (Lần 2) Bảng 4.4 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test cho thang đo các biến độc lập Bảng 4.5 Bảng phương sai trích cho thang đo các biến độc lập
Bảng 4.6 Ma trận nhân tố xoay biến độc lập
Bảng 4.7 Kiểm định thang đo môi trường kiểm soát sau khi loại biến MT02
Bảng 4.8 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test thang đo các biến độc lập (Lần 2) Bảng 4.9 Bảng phương sai trích cho thang đo các biến độc lập (Lần 2)
Bảng 4.10 Ma trận nhân tố xoay biến độc lập (Lần 2)
Bảng 4.11 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test thang đo các biến phụ thuộc
Bảng 4.12 Bảng phương sai trích cho thang đo các biến phụ thuộc
Bảng 4.13 Ma trận nhân tố xoay biến phụ thuộc Bảng 4.14 Kết quả phân tích tương quan Pearson Bảng 4.15 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy
Bảng 4.16 Kết quả phân tích ANOVA
Bảng 4.17 Bảng kết quả phân tích trọng số hồi quy
Bảng 4.18 Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành phần cấu tạo của KSNB
Hình 3.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến
Hình 4.1 Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa
Hình 4.2 Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa
Hình 4.3 Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (P-P) của phần dư chuẩn hóa
TÓM TẮT
Ngành kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu câu chăm sóc và phòng ngừa các bệnh tật, bảo vệ sức khỏe con người. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm ngày càng tăng và sản phẩm kinh doanh ngành dược cũng phát triển đa dạng. Do đó đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm ở Việt Nam nói chung và ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa thực sự quan tâm đến hệ thống kiểm soát bộ. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong qua trình hoạt động kinh doanh, gia tăng thế mạnh và bồi dưỡng năng lực cạnh tranh của đơn vị để hội nhập và phát triển.
Từ thực tế như trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc kế thừa từ các nghiên cứu có giá trị trong và ngoài nước, sử dụng phương pháp định lượng, khảo sát từ 190 mẫu chất lượng và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20. Nghiên cứu đút kết ra các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp trên bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và công nghệ thông tin. Thông qua kết quả phân tích, nghiên cứu chỉ ra được mức độ tác động của từng nhân tố đến hệ thống kiểm soát nội bộ để đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện hệ thống. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng còn bị hạn chế, do chỉ giải thích tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp đang khảo sát ở mức 56%. Phần 44% còn lại bao gồm các nhân tố khác ảnh hưởng lên hệ thống mà nghiên cứu chưa trình bày được. Đó cũng là định hướng nghiên cứu trong tương lai cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
ABSTRACT
The medical and pharmaceutical equipment business is growing strongly to meet the requirements of care and prevention of diseases to protect human health. The number of these enterprises is increasing and their products are also increasing- ly diversified. Thus, they contribute significantly to Vietnam’s economic develop- ment. However, enterprises are trading in medical equipment and pharmaceutical products in Vietnam in general and in Ho Chi Minh City in particular have not real- ly pay attention to internal control system. An effective internal control system will help these enterprises a lot in business, increase the strengths and foster the compet- itiveness of the unit for integration and development.
From these things above, the author has chosen the topic of researching the factors affecting the effectiveness of the internal control system at medical and pharmaceutical equipment trading enterprises in Ho Chi Minh City, through inherit- ing from previous valuable domestic and foreign researchs, using quantitative methods, surveying from 190 quality samples and processing data using SPSS 20. The study draws out the influencing factors to the internal control systems of these businesses, including: environment control, risk assessment, control activities, in- formation and communication, monitoring and information technology. Through the results, the research shows the level of impact of each factor to the internal con- trol system to propose some measures to improve the internal control system. Be- sides, this study was still limited, because only the effectiveness of the internal con- trol system in the surveyed enterprises was explained at 56%. The remaining 44% includes other factors affecting the system that not submitted. It is also the direction for future research.
Keywords: Internal control, Effectiveness of internal control system.
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo tiến trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa toàn cầu. Kinh tế nước ta đã vươn lên phát triển mạnh mẽ thể hiện qua GDP nhiều năm liền đều có mức tăng trưởng trên
6% (Tổng Cục Thống Kê, 2018). Bộ Ngoại giao nước ta cũng phát biểu rằng Việt Nam sẽ ngày càng có nhiều cơ hội giao thương với thế giới, tuy nhiên cũng sẽ phải đương đầu với thách thức ngày càng lớn. Điển hình là các hiệp định được ký kết tạo cho nền kinh tế Việt Nam có thị trường rộng lớn, chất lượng cao, không chỉ tạo điều kiện để nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng tranh thủ được nguồn vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật… Tuy nhiên chúng ta phải tự nâng cao thế mạnh, sự hiểu biết và thực hiện tốt các yêu cầu song phương, đa phương thì mới tranh thủ được nhưng cơ hội mang lại (Báo chính phủ). Sự phức tạp trong kinh doanh là lẽ tất yếu và sự gia tăng nhiều cáo buộc về gian lận trong báo cáo tài chính thúc đẩy sự quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) chặt chẽ. Hệ thống KSNB được coi như là một công cụ quản lý có hiệu quả, là một trong những biện pháp cần thiết và quan trọng trong việc quản lý và phát triển các nguồn lực kinh tế của đơn vị. Là biện pháp giúp ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm, yếu kém, cũng như giảm thiểu tổn thất, đảm bảo tính hiệu quả hoạt động và nâng cao chất lượng quản lý rủi ro (Shim J.K, 2011). Một hệ thống KSNB tốt sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn được gian lận, sai sót để tránh dẫn đến lãng phí (Mawanda, 2008).
Đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trên thế giới chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa một hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (DN). Như có một mối quan hệ tương quan giữa những yếu kém trong hệ thống KSNB và kết quả hoạt động tài chính tại các doanh nghiệp hoạt động ở Nai- robi, Kakucha (2009). Nghiên cứu của Nyakundi, Niyamita và Tinega (2014) cũng đã chứng minh có mối quan hệ giữa hiểu biết của chủ doanh nghiệp là một trong
2
những thành phần của môi trường kiểm soát và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp đó trên cùng đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong thực tế không khó để thấy rằng nhiều doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp đều xuất phát từ nguyên nhân yếu kém trong kiểm soát hoạt động mà nguyên nhân chính là không nhìn nhận và đầu tư đúng mức trong việc thiết lập các thủ tục KSNB, điều này không phân biệt lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, hệ thống KSNB đóng vai trò cực kì quan trọng trong một tổ chức. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trước đây đề cập đến vai trò của hệ thống KSNB. Nhìn chung, các công trình này đã nghiên cứu hệ thống KSNB ở nhiều cấp độ, quy mô từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề, đã đưa ra khái niệm thế nào là KSNB, các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB để các đối tượng khác nhau sử dụng nhằm xây dựng nên một hệ thống KSNB hữu hiệu.
Ngành kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm là ngành gắn liền với sức khỏe con người và tiến bộ khoa học. Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng giàu mạnh sẽ thúc đẩy những tiến bộ về mặt y học. Con người sẽ ưu tiên hàng đầu cho chăm sóc sức khỏe bằng việc đi theo tiến trình trị liệu dược phẩm hoặc tầm soát, phát hiện bệnh thông qua các thiết bị y tế. Cũng chính vì đặc thù về chuyên môn này mà ngành kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro và thử thách trong quản lý và phát triển. Do đó, hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoạt động tốt, đạt được lợi thế cạnh tranh để hòa nhập và phát triển.
Tuy vậy, hầu như có rất ít nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong lĩnh vực kinh doanh liên quan đến y tế và dược phẩm. Từ thực tế đó, đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dƣợc phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh” được tác giả lựa chọn nghiên cứu để thực hiện luận văn thạc sĩ, nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hệ thống KSNB của các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó xem xét mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các do-
3
anh nghiệp nêu trên và đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung: “Mục tiêu tổng quát của đề tài là tiến hành nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
(1) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh. (2) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
(3) Gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB để giảm thiểu rủi ro tại doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: Câu hỏi 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào sẽ góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh?”
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
4
Đề tài tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đối với các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2019 đến tháng 11/2019.
Giới hạn nghiên cứu: để tài chỉ tập trung nghiên cứu tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, không nghiên cứu tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
“Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp định lượng. Trong đó, đầu tiên tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết, kế thừa từ các nghiên cứu ý nghĩa liên quan và tổng hợp bảng câu hỏi, kế thừa thang đo, để từ đó kết luận mô hình nghiên cứu và các thành phần của thang đo, hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đã được xác định sẽ tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ, sau đó sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu.
- Đánh giá giá trị và độ tin đậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA để khẳng định các yếu tố còn tồn đọng trong hệ thống KSNB hiện hành trong các đơn vị nghiên cứu.
- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy đa biến để bàn luận và kiến nghị các chính sách phù hợp.”
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Tác giả đã tổng hợp và kiểm định được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế
5
và dược phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả vận dụng phương pháp kiểm định mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB để qua đó giúp các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhận biết được KSNB ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của DN. Đồng thời tác giả đưa đến các đề xuất nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang nghiên cứu.
7. Kết câu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày bởi 5 chương, như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu: Chương này giới thiệu về các công trình nghiên cứu đã được công bố trên thế giới và ở Việt Nam để từ đó kế thừa thành tựu cũng như khe trống nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp: Trình bày tổng quan về hệ thống KSNB qua các thời kỳ.
Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày mô hình nghiên cứu của đề tài, các giả thuyết và thang đo, phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Trình bày phương pháp xử lý dữ liệu từ mẫu nghiên cứu, tiến hành phân tích, bàn luận và đánh giá các kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị: Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4 để kết luận đề tài nghiên cứu, từ kết luận tác giả có căn cứ để đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DN kinh doanh thiết bị y tế và dược phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về kiểm soát nội bộ tại các tổ chức, các doanh nghiệp với nhiều cách tiếp cận khác nhau và đưa đến những kết luận khác nhau. Ở phần này, tác giả xin được trình bày tóm tắt một số nghiên cứu tiêu biểu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện.
1.1 Các nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Năm 2006, tác giả Lembi Noorvee đã thực hiện nghiên cứu “Evaluation of the effectiveness of internal control over financial reporting” đã phân tích tính hữu hiệu của hệ thống KSNB về BCTC của ba công ty sản xuất ở Estonia. Bằng cách sử dụng bảng câu hỏi dựa trên khuôn mẫu COSO 1992, nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu dữ liệu định tính và định lượng để làm nổi bật những điểm mạnh, điểm yếu của
5 bộ phần cấu thành nên hệ thống KSNB. Từ các số liệu phân tích, nhà nghiên cứu so sánh kết quả tài chính của ba công ty đó, công ty có điểm số cao nhất về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB về BCTC dường như có mức tăng trưởng nhỏ nhất so với hai công ty còn lại. Tác giả cũng đưa ra nhiều kết luận. Thứ nhất, dễ dàng hơn để phát triển một hệ thống KSNB tốt trong các công ty nhỏ với quy mô nhân sự nhỏ, liên hệ cá nhân và quản lý ít hơn. Thứ 2, tính hữu hiệu về hệ thống KSNB không có nghĩa là sự thành công về mặt tài chính của công ty. Trên thực tế, trong ngắn hạn, hệ thống kiểm soát nội bộ ở một cấp độ nhất định thậm chí có thể trở thành một trở ngại cho việc tăng trưởng nhanh của đơn vị, đặc biệt là sự giám sát hiệu quả của Ban kiểm soát, vì họ có xu hướng thận trọng hơn trong việc chấp nhận và đối phó rủi ro với ban quản lý. Tuy nhiên, cần nhớ rằng trong nghiên này chỉ đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính, nhưng những khía cạnh khác, hiệu quả của hoạt động SX hoặc tiếp thị có thể có ảnh hưởng lớn hơn đến kết quả tài chính của công ty. Do đó, mối quan hệ giữa kết quả tài chính của công ty và hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính là không rõ ràng. Cuối cùng, tác giả nhận định, trong các doanh nghiệp phát triển nhanh, các nhà quản lý quan tâm
7
hàng đầu đến tăng trưởng các con số, đặc biệt là doanh thu mà ít tập trung vào phát triển nội bộ hệ thống quản lý và kiểm soát (cụ thể là Công ty C trong nghiên cứu). Nhưng, KSNB là vấn đề thiết yếu và việc thiếu hệ thống KSNB chặt chẽ chắc chắn sẽ trở thành vấn đề trong tương lai. Tác giả cũng cho thấy được hệ thống KSNB hữu hiệu đảm bảo hợp lý việc đạt các mục tiêu báo cáo tài chính, hữu hiệu và hiệu quả, tuân thủ pháp luật và các quy định của công ty. Từ các kết quả nghiên cứu đó, tác giả đưa ra các kiến nghị để xây dựng hệ thống KSNB cho các doanh nghiệp này nói riêng và kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB ở Estonia nói chung.
Bài nghiên cứu Manwanda, S.P. 2011, Effect of Internal control System of fi- nancial performance is an institution of higher learning in Uganda – A case of Uganda martyrs University - điểu tra và tìm cách thiết lập mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính ở một Viện đào tạo sau đại học ở Uganda. Nghiên cứu dựa trên khuôn khổ KSNB theo khuôn mẫu COSO và sử dụng lý thuyết đại diện giải thích cho mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả tài chính. Kết quả cho ra các biến độc lập gồm Môi trường kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và Hoạt động kiểm soát có mối quan hệ tích cực đến hiệu quả hoạt động tài chính – biến phụ
thuộc.
Nghiên cứu The effectiveness of Internal Control System of Banks: The case of Ghanaian banks – Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng, tác giả Philip Ayagre, Ishmael Appiah-Gyamerah, Joseph Nartey. 2014. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập dữ liệu khảo sát thông qua bảng câu hỏi được thiết kế bằng thang đo Likert 5 mức độ. Tác giả tập trung đánh giá về 2 thành phần môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ. Kết quả cho ra rằng có một sự kiểm soát vững chắc tồn tại trong thành phần môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát trong hệ thống KSNB tại các ngân hàng ở Ghana.
Tác giả Länsiauto đã thực hiện nghiên cứu “Internal control effectiveness – a clustering approach” năm 2016 nhằm mục đích kiểm tra và xác định cấu trúc của một hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả của nó thông qua công trình nghiên 1,469
8
CEO – Giám đốc điều hành tại các công ty lớn ở Phần Lan để tiến hành tập hợp ý kiến tự đánh giá kiểm soát (Control Self Assessment). Cấu trúc hệ thống kiểm soát và hiệu quả của hệ thống được đo lường dựa trên sự đánh giá của nhà quản lý các cấp tại các đơn vị nghiên cứu, thay vì sử dụng các báo cáo về đặc điểm yếu kém như hầu hết các nghiên cứu đi trước đã làm. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận “Sơ đồ tự tổ chức” – Self-Organizing Map (SOM) để kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các thành phần trong hệ thống kiểm soát nội bộ và mối liên kết giữa chúng với nhau và hiệu quả kiểm soát nội bộ cao hơn trong thực tế. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với những người chịu trách nhiệm cải thiện hoặc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, chẳng hạn như quản lý, nhân sự, các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị cũng như các đơn vị kiểm toán độc lập bên ngoài.
“Examining the Effect of the Organization’s Internal Control System on Or- ganizational Effectiveness: A Jordanian Empirical Study” là công trình nghiên cứu của tác giả Buthayna Mahadeen, Rand Hani Al-Dmour, Bader Yousef Obeidat, Ali Tarhini (2016), nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ (môi trường kiểm soát, truyền thông, quản lý rủi ro, hoạt động kiểm soát và giám sát) đối với hiệu quả của các tổ chức tại Jordan. Hiệu quả tổ chức được nghiên cứu thông qua ba cách tiếp cận cụ thể: khả năng tổ chức để đạt được mục tiêu của mình (phương pháp Mục tiêu), khả năng tổ chức để kiểm soát và duy trì các nguồn lực cần thiết (phương pháp Kiểm soát tài nguyên) và phương pháp tiếp cận nhiều yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của tổ chức: sự hài lòng công việc, sự hài lòng và khiếu nại của khách hàng. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 151 nhân
viên quản lý các cấp. Phân tích hồi quy bội cho ra R = 87,9%, R2= 77,3% nên kết
luận tác động tích cực của các biến số nghiên cứu đến hiệu quả tổ chức. Nghiên cứu đưa ra các ý nghĩa và khuyến nghị rõ ràng cho người quản lý và người ra quyết định như: có một nhận thức đáng kể về tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức ở Jordan và các thành phần của hệ thống có tác động ở các mức độ khác nhau. Hiệu quả tổ chức bị ảnh hưởng bởi các thành phần hệ thống kiểm soát nội bộ, ngụ ý rằng trong các chiến lược phát triển của tổ chức nên bao gồm