Luận văn tốt nghiệp là gì? Hẳn nhiều bạn sinh viên mới vào Đại học sẽ còn khá lạ lẫm với thuật ngữ này. Nếu bạn có chung thắc mắc, hãy đi tìm câu trả lời cùng chuyên trang Luận Văn S nhé!
Luận văn tốt nghiệp là gì?
Luận văn tốt nghiệp (Khóa luận) là văn bản nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Đại học về một chủ đề nào đó vào học kỳ cuối làm điều kiện tốt nghiệp ra trường. Khái niệm luận văn tốt nghiệp cũng tương đương với đồ án tốt nghiệp, nhưng luận văn mang tính chất nghiên cứu lý thuyết nhiều hơn – còn đồ án (dành cho khối ngành kỹ thuật, thiết kế…) chủ yếu là thực hành, có thể tạo thành 1 sản phẩm cụ thể.
Hình thức và nội dung của luận văn tốt nghiệp
– Hình thức trình bày luận văn tốt nghiệp
+ Trình bày luận văn
Luận văn thường được in trên giấy A4, đóng thành tập, có phần bìa in màu đỏ/ xanh với các quy định cụ thể về lề trên – dưới – trái – phải, kiểu chữ – cỡ chữ…
+ Cách liệt kê – trích dẫn tài liệu tham khảo
Cách liệt kê tài liệu tham khảo: đánh theo số thứ tự, đặt trong ngoặc vuông (Ví dụ với tài liệu là sách: [1] Tên tác giả, Tên sách, Nhà xuất bản, năm xuất bản).
Thông tin trích dẫn lại nguyên văn phải đặt trong dấu ngoặc kép
Số tài liệu được trích dẫn có thể đặt sau hoặc trước thông tin được trích dẫn
Với tài liệu tham khảo trên Internet, cần ghi rõ url của trang và ngày truy cập cuối cùng mà trang web vẫn còn hiệu lực.
Việc trình bày tài liệu tham khảo phải theo format chung và nhất quán từ đầu đến cuối luận văn.
– Nội dung cần có trong luận văn tốt nghiệp
Bìa luận văn tốt nghiệp: trình bày thông tin về luận văn tốt nghiệp: tên luận văn; tên tác giả, lớp, khóa học, khoa – trường; tên giảng viên hướng dẫn; tháng, năm viết luận văn.
Mục lục: liệt kê tên chương, các mục lớn – mục nhỏ trong chương và đánh số trang.
Danh sách hình vẽ: liệt kê tên, đánh số trang các hình vẽ trong luận văn.
Danh sách bảng biểu: liệt kê tên, đánh số trang các bảng biểu được đưa vào luận văn.
Danh sách từ viết tắt: liệt kê – giải nghĩa các từ viết tắt sử dụng
Nhận xét của giảng viên: phần đánh giá của giảng viên hướng dẫn sau khi sinh viên hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn: lời cảm ơn những người đã giúp đỡ sinh viên hoàn thành khóa luận.
Phần mở đầu: nêu vấn đề luận văn cần làm rõ, phạm vi – phương pháp thực hiện để giải quyết vấn đề, mục đích của luận văn; trình bày tóm tắt nội dung các chương.
Các chương: bắt đầu bằng đoạn giới thiệu phần chính trình bày trong chương, kết thúc bằng các kết luận chính. Chương đầu là phần cơ sở lý thuyết, các chương sau là phần ứng ứng dụng giải quyết vấn đề của luận văn.
Kết luận: nhấn mạnh những vấn đề đã được giải quyết, đồng thời nêu ra các tồn tại chưa được giải quyết – đưa ra kiến nghị, đề xuất.
Tham khảo: liệt kê danh sách tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn
Phụ lục: những thông tin có liên quan đến nội dung được trình bày trong luận văn nhưng nếu để trong phần chính sẽ gây rườm rà.
Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Thường thì quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp sẽ gồm các bước sau:
+ Nhận đề tài
+ Lên ý tưởng triển khai, kế hoạch thực hiện
+ Giảng viên hướng dẫn duyệt bố cục, khung nội dung luận văn
+ Triển khai viết luận văn – báo cáo định kỳ
+ Giảng viên hướng dẫn review lần cuối – chỉnh sửa – in báo cáo lần 1.
+ Gặp giảng viên phản biện – chỉnh sửa – in báo cáo lần 2, GVPB chấp nhận đề tài được đưa ra hội đồng.
+ Báo cáo luận văn trước Hội đồng.
+ In luận văn hoàn chỉnh, đóng bìa đỏ/ xanh nhũ vàng và chờ điểm.
Kinh nghiệm hữu ích cần biết khi làm luận văn tốt nghiệp
– Về việc chọn khóa luận tham khảo, sinh viên nên chọn các luận văn có đề tài gần giống với đề tài luận văn đang thực hiện, có bố cục tốt.
– Để nội dung luận văn tốt nghiệp đa dạng – có nhiều điểm mới hơn, sinh viên nên tìm nhiều nguồn thông tin tham khảo từ: sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo nước ngoài.
– Với phần cơ sở lý thuyết, thay vì sao chép y nguyên từ các nguồn tham khảo, muốn có sự khác biệt – nổi bật, sinh viên nên trình bày theo cách hiểu của mình, có dẫn chứng – ví dụ minh họa cụ thể.
– Với những sinh viên có đề tài luận văn tốt nghiệp tương tự nhau, có điểm chung nhau nên phối hợp trong việc tìm và chia sẻ tài liệu tham khảo để đỡ tốn thời gian và công sức.
– Sinh viên nên báo cáo tiến độ thực hiện luận văn tốt nghiệp định kỳ cho Giảng viên hướng dẫn dù không được yêu cầu, để biết đang làm đúng hay sai, cần bổ sung kịp thời hay bỏ bớt những phần thừa thãi. Có không ít trường hợp Luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành nhưng bị giáo viên phản biện đánh giá luận văn không đáp ứng điều kiện để báo cáo Hội đồng – đó là do người thực hiện không theo sát GV hướng dẫn, khiến nội dung trình bày không đúng trọng tâm.
– Tần suất trao đổi với GVHD nên từ 1 – 2 tuần/ lần, có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua email. Nội dung trao đổi: thông tin ngắn gọn bạn đã làm gì, chuẩn bị làm gì, gặp khúc mắt ở đâu và cần tư vấn – định hướng gì…
– Trước khi in luận văn chính thức, sinh viên cần kiểm tra kỹ chính tả – các định dạng văn bản – số trang đối chiếu với mục lục, nên nhờ vài người thân hoặc bạn bè đọc lại cẩn thận để giúp nhận ra các lỗi mắc phải.
Với thông tin chuyên trang LuanVanS.com chia sẻ trên đây, mong rằng đã giúp bạn hiểu được luận văn tốt nghiệp là gì cũng như “bỏ túi” những kinh nghiệm hữu ích để áp dụng khi làm luận văn tốt nghiệp sau này…