– Giai đoạn 2001-2007: chính sách tài khóa và tiền tệ đồng thời nới lỏng để chính phủ theo đuổi các tham vọng tăng trưởng kinh tế.
– Giai đoạn tháng 2007-10/2008 cả chính sách tài khóa và CSTT bất ngờ đảo chiều, cùng lúc thắt chặt tài khóa và tiền tệ. Như tác giả phân tích, cái giá phải trả cho cú đảo chiều bất ngờ này đã để lại những hệ lụy mãi cho đến gần một thập niên sau đó. Cả không gian chính sách tài khóa và tiền tệ đều đã được nới lỏng toàn bộ ở giai đoạn 2001-2007, nên thời điểm 2007-2008 và các năm sau đã không còn không gian tài khóa và tiền tệ để chính phủ chủ động thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Điều hành CSTK các giai đoạn sau này đều mang tính vá víu, bị động trước các cú sốc. Tất cả các giải pháp và công cụ CSTT đều xử lý tình huống trước mắt nhưng luôn để lại những hậu quả trong dài hạn.
– Giai đoạn 2008-2009, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008, cả hai CSTK và CSTT lại đồng loạt đảo chiều theo hướng nới lỏng. Kết quả là lạm phát tăng tốc gần 23% còn tăng trưởng GDP, dù vậy GDP lại sụt giảm chỉ còn khoảng 5,3% trong năm 2008.
– Giai đoạn 2010-2011, do hậu quả nới lỏng của giai đoạn 2008-2009, giai đoạn này cả hai cả chính sách tiền tệ và CSTK đồng loạt thắt chặt mạnh và bất ngờ. Lạm phát trung bình giai đoạn 2010-2011 giảm xuống còn khoảng 14%, tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6,2%.
Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính ngân hàng (Hướng ứng dụng): Phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ – Trường hợp Việt Nam (ThS02.170)
– Giai đoạn 2012-2017, theo tác giả đánh giá, đây là giai đoạn mà chính phủ Việt Nam bắt đầu học được những bài học kinh nghiệm từ những năm trước đó. Các CSTK và CSTT bắt đầu được nới lỏng nhưng khá thận trọng để đề phòng bóng ma lạm phát quay lại. Lạm phát trung bình giai đoạn này chỉ khoảng 4% và tăng trưởng GDP khoảng 6,5%.
Điều dễ thấy nhất trong điều hành CSTK giai đoạn 2001-2017 là sự thiếu phối hợp của CSTK và CSTT. Các CSTK và CSTT luôn ở vào thế bị động liên tục. Liên tục đảo chiều chính sách từ năm này sang năm khác. Cứ năm trước chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt thì năm sau lại nới lỏng để bù trừ tác động trễ của thời điểm trước. Cứ như thế mà CSTK và CSTT lại được điều hành một cách bị động từ năm này sang năm khác.
Kết quả là thị trường mất niềm tin vào chính sách, nền kinh tế không biết đâu là cái neo danh nghĩa để phát triển lành mạnh và bền vững. Hậu quả của các chính sách tài khóa và tiền tệ thiếu nhất quán, thiếu phối hợp là nền kinh tế đã trải qua giai đoạn phát triển lúc thì quá nóng (năm 2008 lạm phát 23% nhưng tăng trưởng GDP sụt giảm), lúc thì nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Nới lỏng rồi lại thắt chặt rồi lại tiếp tục nới lỏng đồng thời cả CSTK và CSTT là đặc trưng dễ thấy nhất của điều hành chính sách giai đoạn 2001-2017. Có thể ví chính sách tài khóa và tiền tệ như cỗ xe cùng đi trên con đường gập ghềnh, không có thiết bị giảm sốc, không có định vị dẫn đường, tất cả cùng hướng tới tương lai vô định và cùng với đó là những bất ổn kinh tế vĩ mô kèm theo.