Tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng, theo đó, Ngân hàng sẽ thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, và các dịch vụ khác…và được thực hiện thông qua các hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỉ trọng cao và chủ yếu trong thu nhập của các Ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận cao dĩ nhiên luôn đi kèm với nhiều rủi ro buộc phải đối mặt xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau.
Chính vì vậy, vấn đề hạn chế rủi ro xảy ra luôn được các Ngân hàng đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của mình. Vì vậy để Ngân hàng tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thì hệ thống Ngân hàng luôn phải tìm cách không chỉ mở rộng chiến lược và phương thức kinh doanh mà còn phải đi đôi với nâng cao quản trị rủi ro.
Download Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng): Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín
Việc cấp tín dụng của ngân hàng góp phần tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất trong xã hội phát triển, dựa vào vốn vay của Ngân hàng mà các cá nhân/doanh nghiệp có thể bổ sung vốn kinh doanh thiếu hụt tạm thời cho việc mở rộng sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống. Bên cạnh đó, trong quá trình toàn cầu hóa, giao thương quốc tế được tăng cường thì tín dụng cũng là một phần thiết yếu giúp cho việc liên kết và giao dịch thanh toán quốc tế được thuận lợi và phát triển.
Đồng thời hoạt động tín dụng cũng giúp cho việc điều hòa nguồn vốn góp phần làm ổn định thị trường tiền tệ, phát triển cân đối các ngành trong kinh tế quốc dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thông qua tín dụng mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả, tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền vốn tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều trong các ngành. Từ đó, góp phần ổn định nền kinh tế và sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ.