Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Phát triển Hợp tác xã thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển Hợp tác xã thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025

Mã: ThS07.003 Danh mục: , Từ khóa: , Chuyên Ngành: Kinh tế chính trịLoại tài liệu: Luận văn thạc sĩNăm: 2019Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMTên tác giả: Võ Thị Ngọc Phượng
Số trang: 131

Download Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển Hợp tác xã thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025

Nhận thức được tầm quan trọng của các hợp tác xã thương mại (HTX TM) trên địa bàn TP.HCM trong quá trình tham gia phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế và hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển của các HTX TM trên địa bàn TP.HCM, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu này làm luận văn tốt nghiệp của mình. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình phát triển HTX TM trên địa bàn TP.HCM, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM và đề xuất những giải pháp phát triển HTX TM trên địa bàn TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025.

Dựa trên phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp các phương pháp nghiên cứu chung (nghiên cứu tài liệu, lô-gích – lịch sử, thu thập dữ liệu, phân tích – tổng hợp, thống kê,…) với các phương pháp nghiên cứu cụ thể (nghiên cứu tại bàn với dữ liệu thứ cấp).

Tác giả hệ thống hóa được cơ sở lý luận cho luận văn; đáng chú ý là đề xuất các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển HTX TM trên địa bàn TP.HCM; Phân tích được thực trạng và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc phát triển HTX TM trên địa bàn TP.HCM;

Đề xuất một số giải pháp phát triển HTX TM trên địa bàn TP.HCM trong quá trình hội nhập đến năm 2025. Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài giúp cho các HTX TM trên địa bàn TP. HCM có những thông tin tham khảo cần thiết để định hướng việc nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đến năm 2025. Đồng thời, có giá trị tham khảo cho các tác giả khác trong việc nghiên cứu về phát triển Hợp tác xã thương mại.

Keywords: Hợp tác xã thương mại, Commercial cooperatives

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TẬP THỂ, PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ. …………………………………1
1.1 Các khái niệm …………………………………………………………………………………1

1.1.1 Khái niệm Kinh tế tập thể ……………………………………………………………1

1.1.2 Khái niệm Hợp tác xã và Hợp tác xã Thương mại …………………………..2

1.1.3 Các Loại hình Hợp tác xã Thương mại. …………………………………………4

1.2 Các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế hợp tác, HTX………………………………………………………..5
1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Hồ Chí Minh về kinh tế hợp tác, Hợp tác xã……………………………………………………………………………………..5
1.2.2 Quan điểm của Đảng ta về kinh tế Hợp tác xã ………………………………13

1.3 Nội dung phát triển Hợp tác xã Thương mại trong quá trình hội nhập quốc tế. …………………………………………………………………………………………………..18
1.3.1 Các yếu tố tác động đến sự phát triển Hợp tác xã Thương mại trong quá trình hội nhập quốc tế. …………………………………………………………………………18
1.3.2 Vai trò Kinh tế tập thể, Hợp tác xã Thương mại đối với nền kinh tế …20

1.3.3 Tiêu chí đánh giá Hợp tác xã Thương mại. …………………………………..22

1.4 Hội nhập quốc tế. …………………………………………………………………………..23

1.4.1 Khái niệm về hội nhập quốc tế …………………………………………………..23

1.4.2 Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam …………………………………….24

1.4.3 Phát triển Hợp tác xã Thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế…….25

1.5 Kinh nghiệm của một số nước và địa phương về phát triển kinh tế Hợp tác xã và bài học rút ra cho TP. HCM…………………………………………………………….27
1.5.1 Kinh nghiệm của một số nước và địa phương về phát triển kinh tế Hợp tác xã ……………………………………………………………………………………………..27
1.5.2 Bài học kinh nghiệm…………………………………………………………………31

TÓM TẮT CHƯƠNG I ……………………………………………………………………………..33

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN NĂM 2017. ……………34
2.1 Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, Kinh tế – Xã hội của thành phố Hồ

Chí Minh ……………………………………………………………………………………………..34

2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên …………………………………………………..34

2.1.2 Đặc điểm KT – XH …………………………………………………………………..35

2.1.3 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ ………………………..37

2.1.4 Đặc điểm văn hóa truyền thống ………………………………………………….38

2.1.5 Sự ảnh hưởng những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, Kinh tế – Xã hội, đến sự phát triển Hợp tác xã Thương mại trong hội nhập quốc tế. ………………39
2.2 Thực trạng phát triển các Hợp tác xã Thương mại tại trên địa bàn TP. HCM.

…………………………………………………………………………………………………..41

2.2.1 Sơ lược tình hình hoạt động của Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn

TP. HCM…………………………………………………………………………………………..41

2.2.2 Thực trạng phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn TP. HCM

trong quá trình hội nhập quốc tế ……………………………………………………………47

2.3 Đánh giá chung về phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn TP. HCM

trong quá trình hội nhập quốc tế……………………………………………………………….64

2.3.1 Những kết quả đạt được…………………………………………………………….64

2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân ……………………………………………67

2.3.3 Những vấn đề đặt ra trong phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn TP. HCM trong hội nhập quốc tế …………………………………………………….70

CHƯƠNG 3:QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỀN NĂM 2025. …
………………………………………………………………………………………………………………73

3.1 Quan điểm, phương hướng trong việc phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025. ………….73
3.1.1 Quan điểm phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn TP. HCM

trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025. ………………………………………73

3.1.2 Phương hướng phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025……………………………….77
3.2 Một số giải pháp phát triển các Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025. …………………………………78
3.2.1 Phát triển nguồn nhân lực. …………………………………………………………78

3.2.2 Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ …………………………………….80

3.2.3 Huy động nguồn vốn cho phát triển Hợp tác xã Thương mại …………..82

3.2.4 Tăng cường thực hiện An sinh xã hội ………………………………………….83

3.2.5 Nâng cao chất lượng các chính sách về Kinh tế tập thể…………………..84

TÓM TẮT CHƯƠNG III …………………………………………………………………………..87

KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….88

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………90

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Anh

STT Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ, ý nghĩa

1 ICA
International Cooperative Alliance: Liên minh HTX quốc tế ICA

2 ILO
International Labour Organization: tổ chức lao động quốc tế ILO

2. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Việt

STT Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ, ý nghĩa

1 KTTT Kinh tế tập thể

2 HTX Hợp tác xã

3 HTX TM Hợp tác xã Thương mại

4 HTQT Hội nhập quốc tế

5 HTX TM – DV Hợp tác xã Thương mại
Dịch vụ

6 KT – XH Kinh tế – xã hội

7 LM HTX Liên minh Hợp tác xã

8 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

9 UBND Ủy ban nhân dân

10 LLSX Lực lượng sản xuất

11 QHSX Quan hệ sản xuất

12 NXB Nhà xuất bản

13 CNTB Chủ nghĩa tư bản

STT Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ, ý nghĩa

14 TBCN Tư bản chủ nghĩa

15 XHCN Xã hội chủ nghĩa

16 CNXH Chủ nghĩa xã hội

17 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Dân số trung bình thành thị phân theo quận/huyện …………………………..36

Bảng 2.2. Số lượng HTX trên địa bàn TP. HCM năm 2017 ……………………………..41

Bảng 2.3. Kết quả tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ năm 2017 …………………………….48

Bảng 2.4. Tình hình đào tạo cán bộ quản lý của Saigon Co.op từ năm 2015 – 2018.

………………………………………………………………………………………………………………50

Bảng 2.5. Tình hình đào tạo nhân viên của Saigon Co.op từ năm 2015 – 2018…….52

Bảng 2.6. Thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2015-2018 (ước đạt) 53

Bảng 2.7. Hỗ trợ nhà ở qua từ năm (số trường hợp/số tiền) giai đoạn 2015-2018 (ước đạt)………………………………………………………………………………………………….54
Bảng 2.8. Kết quả kinh doanh của HTX Nông nghiệp TM- DV Phú Lộc trong năm

2012 – 2016 ……………………………………………………………………………………………..55

Bảng 2.9. Tình hình hoạt động của quỹ trợ vốn (Quỹ CCM)…………………………….58

Bảng 2.10. Các chương trình học bổng của Saigon Co.op từ năm 2015 – 2018 ……60

Bảng 2.11. Số lượng HTX trên địa bàn TP. HCM…………………………………………..64

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Doanh số của Saigon Co.op từ năm 2015 – 2018…………………………..43

Biểu đồ 2.2. Số điểm bán phát triển mới giai đoạn 2015 – 2018 ………………………..44

Biểu đồ 2.3. Tổng số điểm bán giai đoạn 2015 – 2018 …………………………………….45

Biểu đồ 2.4. Thu nhập của bình quân của nhân viên Saigon Co.op ……………………53

Biểu đồ 2.5: Tiềm năng Thương mại điện tử Việt Nam …………………………………..60

TÓM TẮT

I. Phần tiếng Việt:
1. Tiêu đề: Phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025.
2. Tóm tắt:
+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nhận thức được tầm quan trọng của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình tham gia phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế và hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu này làm luận văn tốt nghiệp của mình.
+ Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM và đề xuất những giải pháp phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025.
+ Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp các phương pháp nghiên cứu chung (nghiên cứu tài liệu, lô-gích – lịch sử, thu thập dữ liệu, phân tích – tổng hợp, thống kê,…) với các phương pháp nghiên cứu cụ thể (nghiên cứu tại bàn với dữ liệu thứ cấp).
+ Kết quả nghiên cứu: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận cho luận văn; đáng chú ý là đề xuất các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM; Phân tích được thực trạng và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM; Đề xuất một số giải pháp phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập đến năm 2025.
+ Kết luận: Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài giúp cho các HTX TM trên địa bàn TP. HCM có những thông tin tham khảo cần thiết để định hướng việc nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đến năm 2025. Đồng thời, có giá trị tham khảo cho các tác giả khác trong việc nghiên cứu về phát triển Hợp tác xã thương mại.
3. Từ khóa: Kinh tế tập thể, Hợp tác xã.

II. English:

1. Title: Developing commercial cooperatives in Ho Chi Minh City in the process of international integration until 2025.
2. Abstract:

– Reason for writing: Commercial cooperatives play an important role in socio-economic development and international integration of Ho Chi Minh City. In addition, currently there is no research on solutions to develop commercial cooperatives in the city. Therefore, the author has chosen this research topic as the graduation thesis.
– Purpose:.

o Systematizing the theoretical and practical basis of the process of developing trade cooperatives in Ho Chi Minh City.
o Assessing the status of operation of trade cooperatives in Ho Chi

Minh City.

o Proposing solutions to develop commercial cooperatives in Ho Chi

Minh City in the process of international integration until 2025.

– Methods: Based on the methodology of dialectical materialism and historical materialism; combining common research methods (studying materials, logic – history, data collection, analysis – synthesis, statistics, …) with specific research methods (study secondary data and field research through qualitative in- depth interviews).
– Results: Systematizing the theoretical basis for the thesis; proposing evaluation criteria and factors affecting the development of commercial cooperatives in Ho Chi Minh City; analyzing the situation and discovering the advantages, limitations and causes of limitations in the development of commercial cooperatives in Ho Chi Minh City; recommending some solutions to develop commercial cooperatives in Ho Chi Minh City in the process of integration until
2025.

– Conclusion: This thesis helps commercial cooperatives in Ho Chi Minh

City have the reference information to improve of their competitiveness to meet the

requirements of international integration until 2025. At the same time, it has reference value for other researchers in the study of commercial cooperative development.
3. Keywords: Collective economics, Co-operative

1. Tính cấp thiết của đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU

Trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã hơn 30 năm. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân, sự nghiệp đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đồng hành với sự phát triển của đất nước hơn 30 năm qua, khu vực KTTT mà nồng cốt là HTX cũng có sự phát triển, trưởng thành về mọi mặt, thu được những thành tựu đáng phấn khởi và tự hào, tuy nhiên cũng có những khó khăn, hạn chế. Quá trình phát triển KTTT thể hiện qua các giai đoạn khác nhau, bắt đầu từ Đại hội Đảng lần VI đảng ta đã mạnh dạng nhìn nhận những khuyết điểm của mình, và thực hiện Đổi mới kinh tế, tiến hành từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc xây dựng và phát triển KTTT vừa là yếu tố khách quan, đồng thời cũng là một nhiệm vụ chính trị. Quốc hội đã ban hành Luật HTX năm 1996, 2003, 2012 với nhiều bổ sung, chỉnh sửa phù hợp với tình hình phát triển thực tế của HTX. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng năm
2006 có viết: “Phát triển mạnh hơn các loại hình KTTT đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bao gồm các tổ chức HTX và HTX kiểu mới”. Như vậy, theo nghị quyết Đại hội X thì KTTT bao gồm các tổ chức HTX.
Ngoài ra, TP. HCM là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước ngày càng phát triển vững mạnh và bền vững đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, TP. HCM đã và đang bổ sung những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo các chuỗi liên kết; nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của KTTT trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế là đến nay các HTX TM trên địa bàn của TP. HCM ngoài những thành tựu, vẫn còn nhiều hạn chế như: chất lượng hàng hóa của các HTX chưa đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả sản phẩm thiếu sự cạnh tranh với

các mặt hàng nhập khẩu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên chưa cao, hiệu suất làm việc của nhân viên, thái đó phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, trình độ ứng dụng công nghệ trong HTX TM chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được xu thế của người tiêu dùng hiện nay là mua hàng Online và thanh toán nhanh, hệ thống cung ứng hàng hóa chưa đáp ứng được nhu cầu một cách nhanh chống, kịp thời và hiệu quả …, từ những hạn chế trên sẽ dẫn đến hạn chế năng lực cạnh tranh của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM so với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, dẫn đến một số HTX TM phải giải thể, sát nhập để củng cố nâng cao năng lực cạnh tranh. Thành ủy, UBND thành phố đã ban hành nhiều chính sách, hướng dẫn, cũng như tổ chức nhiều hội thảo nhằm giúp cho các HTX TM trên địa bàn TP. HCM khắc phục được những hạn chế và phát huy điểm thuận lợi của HTX TM nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể nào cho phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ những vấn đề đã nêu, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài tập trung đánh giá thực trạng, tìm ra những điểm mạnh và hạn chế, nguyên nhân các hạn chế từ đó đưa ra giải pháp phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025 không phải là vấn đề mới trong nước và ở ngoài nước. Đã có nhiều công trình được công bố dưới những góc độ, mức độ, hình thức thể hiện khác nhau nghiên cứu về phát triển HTX, có thể liệt kê qua một số tác giả như:
Trần Thị Thanh Phương (2003) với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính HTX nông nghiệp tỉnh An Giang”. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài phân tích rõ khả năng, điều kiện tài chính của HTX nông nghiệp tỉnh An Giang và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác tài chính của HTX nông nghiệp tỉnh An Giang.

Lê Mạnh Hùng (2012) với đề tài: “Phát triển HTX TM – DV trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”. Luận văn tiến sĩ. Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển HTX TM – DV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thực trạng hoạt động và định hướng, giải pháp phát triển HTX TM – DV ở Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn với đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng và những giải pháp phát triển KTTT trên địa bàn TP. HCM đến năm 2010”. Đề tài trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn KTTT trên địa bàn TP. HCM, từ đó đưa ra giải pháp phát triển KTTT trên địa bàn TP. HCM đến năm 2010.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Đặng Văn Mỹ, 2017. Quản trị thương mại bán lẻ. Tác giả khái quát các mô hình và loại hình kinh doanh bán lẻ, các chiến lược của tổ chức bán lẻ và quản trị mô hình kinh doanh bán lẻ.
Giáo sư – Tiến sĩ Hồ Văn Vĩnh, 2004. Cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình phát triển HTX nông nghiệp ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam.
Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Kế Tuấn, 2010. Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tác giả đã khái quát các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Việt Nam và các chủ trương, chính sách của Đảng qua các kỳ đại hội của Đảng cho các hình thức sở hữu đó.
Nhìn chung trên những bình diện khác nhau, các tác giả đã nghiên cứu một cách cơ bản, đi sâu, phân tích làm rõ và đưa ra những luận cứ khoa học cùng với những kinh nghiệm thực tiễn về Chiến lược phát triển KTTT, nồng cốt HTX trên địa bàn cả nước nói chung và của TP. HCM nói riêng. Đây là nguồn tư liệu quý giá giúp tác giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Tuy nhiên cho đến nay việc nghiên cứu “Phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025.” vẫn chưa có tác giả nào thực

hiện. Vì vậy tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với mong muốn góp phần vào luận giải những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đã đặt ra.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung: Phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh trong hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống cơ sở lý luận Hợp tác xã Thương mại và phát triển Hợp tác xã

Thương mại.

– Làm rõ thực trạng Hợp tác xã Thương mại trong bối cảnh hội nhập.

– Các giải pháp để phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh trong hội nhập.

Câu hỏi nghiên cứu

Các yếu tố nào tác động đến sự phát triển Hợp tác xã Thương mại?

Những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra cần giải quyết của Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua là gì?
Những giải pháp nào cho sự phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển HTX TM và quá trình hội nhập quốc tế của HTX TM trên địa bàn TP. HCM.
Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận văn nghiên cứu phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025.
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017. Từ đó dự báo các xu hướng và đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp luận: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Cơ sở phương pháp luận xuyên suốt trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng. Luận văn nghiên cứu phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế. Phương pháp này sử dụng xuyên suốt cả 3 chương. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
– Phương pháp thống kê mô tả: Trong phương pháp này tác giả đã thực hiện thu thập thông tin KT – XH ảnh hưởng đến phát triển HTX TM và thực trạng phát triển HTX nói chung và HTX TM trên địa bàn TP. HCM từ năm 2007 đến năm
2017, các nguồn dữ liệu của các sở ban ngành, LM HTX, các HTX TM trên địa bàn

TP. HCM. Phương pháp này sử dụng chương 2 và chương 3.

– Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng phân tích ở chương 2. Nhằm phân tích, thống kê và đánh giá kết quả; tổng hợp kết quả thành bảng, biểu bảng.
– Phương pháp phân tích thống kê, so sánh đối chiếu được sử dụng để phân tích thực trạng ở chương 2, qua đó đưa ra cái nhìn tổng quát và đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025 trong chương 3.
– Dữ liệu nghiên cứu bao gồm: Để thực hiện đề tài tác giả đã thu thập các số liệu, dữ liệu thứ cấp ở Tổng Cục thống kê Việt Nam, các đề tài cấp Bộ, Cục thống kê thành phố, từ các nguồn thông tin trên sách, báo chí, tạp chí và từ các trang thông tin điện tử chính thống trên mạng Internet, các báo cáo của các Sở Ban ngành tại TP. HCM và báo cáo của LM HTX Việt Nam, LM HTX TP. HCM, Liên hiệp HTX TM thành phố.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phát triển HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp thành phố và các HTX TM trên địa bàn TP. HCM có những giải pháp thúc đẩy phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025.

Tính thực tiễn của đề tài: Bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ hiện trạng HTX TM trên địa bàn TP. HCM; từ đó, đưa ra giải pháp phát triển.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn bao gồm 3 chương có kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Kinh tế tập thể, Phát triển Hợp tác xã Thương mại và hội nhập quốc tế.
Chương 2: Thực trạng Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 2007 đến năm 2017.

Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển HTX TM trên địa TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025.
1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TẬP THỂ, PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm Kinh tế tập thể

Để hiểu rõ về KTTT thì chúng ta hiểu thêm về các khái niệm và quan điểm của KTTT, cụ thể như sau:
Hợp tác: là chung sức với nhau cùng vì mục đích chung nào đó. Mục đích chung này không cụ thể, mà là bất cứ công việc gì có sự góp sức với nhau, đó là thể hợp tác lao động giản đơn, hợp tác trong các hoạt động sản xuất kinh doanh… Đó cũng là truyền thống tích lũy kinh nghiệm phong phú của dân tộc Việt Nam, chỉ rõ sức mạnh đoàn kết lại, hợp lại để giải quyết công việc chung.
Kinh tế hợp tác: là một hình thức tổ chức kinh tế của thành phần KTTT dựa trên sự hợp vốn, hợp sức của các thành viên tham gia, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích kinh tế. Kinh tế hợp tác là thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế rất đa dạng từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ đến tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế hợp tác có nhiều dạng tùy thuộc vào trình độ tổ chức như: kinh tế hợp tác giản đơn (tổ hợp tác), kinh tế hợp tác trình độ cao (HTX).
KTTT: là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, bao gồm các cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn cùng kinh doanh, quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bình đẳng và cùng có lợi. KTTT có nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là HTX dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể (Nguyễn Ngọc Toàn và Bùi Văn Huyền, 2013).
KTTT là hình thức kinh tế tự nguyện của những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không giới hạn về qui mô, lĩnh vực, địa bàn, có thể kinh doanh đa ngành hoặc chuyên ngành. (Phạm Ngọc Thứ, 2015).
Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), tại điều 20 đã khẳng định: “KTTT do công dân góp vốn, góp

ThS07.003_Phát triển Hợp tác xã thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

ThS07.003_Phát triển Hợp tác xã thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025
Phát triển Hợp tác xã thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025