Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án Luật kinh tế: Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam

Mã: LA32.047 Danh mục: , Từ khóa: Chuyên Ngành: Luật kinh tếLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNăm: 2022Nơi xuất bản: Trường Đại học Luật Hà NộiTên tác giả: Phí Mạnh Cường
Số trang: 191

Download Luận án Luật kinh tế: Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam

Mục đích của luận án là dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay để làm sáng tỏ các vấn đề mang tính lý luận và thực trạng pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, trên cơ sở đó xác định yêu cầu và xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Với mục đích như đã nêu ở trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

– Xác định và phân tích các vấn đề lý luận về thương mại điện tử.

– Phân tích và đánh giá những nội dung cơ bản của pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam.

– Nghiên cứu các quy định về pháp luật thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại quốc tế (Uncitral) và của một số nước trên thế giới để rút ra nhưng kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.

– Xác định các yêu cầu và xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………..1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài…………………………………………………..1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………….7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………8
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………9
5. Câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu………………………….,……………………………………………………………………..10
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận án…………………………………………….11
7. Kết cấu của luận án……………………………………………………………………………….12
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………………………….13
1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới………………………………………………………….13
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam…………………………………………………………..20
3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận án và định hướng nghiên cứu của luận án………………………34
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ
PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ………………………………………………………52
1.1. Những vấn đề lý luận về thương mại điện tử…………………………………………52
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử…………………………………………………………..52
1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử……………………………………………………..59
1.1.3. Sự hình thành, phát triển và tính tất yếu của thương mại điện tử……………..63
1.1.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những ảnh hưởng đến thương mại
điện tử…………………………………………………………………………………………………………71
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật thương mại điện tử………………………….74
1.2.1. Khái niệm pháp luật thương mại điện tử……………………………………………..74
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật thương mại điện tử…………………………………………77
1.2.3. Nội dung của pháp luật thương mại điện tử…………………………………………80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………….91
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM…………………………………………………………………………………………………92
2.1. Pháp luật về thông điệp dữ liệu……………………………………………………………92
2.1.1. Thực trạng pháp luật về thông điệp dữ liệu………………………………………….92
2.1.2. Hạn chế của pháp luật về thông điệp dữ liệu………………………………………100
2.2. Pháp luật về chữ ký điện tử……………………………………………………………….101
2.2.1. Thực trạng pháp luật về chữ ký điện tử……………………………………………..101
2.2.2. Hạn chế của pháp luật về chữ ký điện tử……………………………………………117
2.3. Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử………………………………………….118
2.3.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử…………………………118
2.3.2. Hạn chế của pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử……………………….122
2.4. Pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử………………………………123
2.4.1. Thực trạng pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử……………….123
2.4.2. Hạn chế của pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử……………..129
2.5. Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử………129
2.5.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại
điện tử……………………………………………………………………………………………………….129
2.5.2. Hạn chế của pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại
điện tử ………………………………………………………………………………………………………134
2.6. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử…………….135
2.6.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại
điện tử……………………………………………………………………………………………………….135
2.6.2. Hạn chế của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại
điện tử……………………………………………………………………………………………………….137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………..143
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM……………………………………………………144
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam………..144
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải phù hợp với quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam……………………………………………………………….146
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải phù hợp với văn
hóa kinh doanh ở Việt Nam…………………………………………………………………………..151
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải quan tâm các yếu
tố chi phối đến pháp luật thương mại điện tử……………………………………………………154
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải đảm bảo các yêu
cầu của thương mại điện tử…………………………………………………………………………..157
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam……..158
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thông điệp dữ liệu………………………………………..159
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về chữ ký điện tử……………………………………………..160
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử…………………………162
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử……………….163
3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại
điện tử……………………………………………………………………………………………………….164
3.2.6. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại
điện tử……………………………………………………………………………………………………….165
3.2.7. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật thương mại điện tử
…………………………………………………………………………………………………………………168
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………..171
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN………………………………………………………..172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-1-

 

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
1.1. Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới và ở Việt Nam
Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, thế giới đang chứng kiến một sự chuyển biến
to lớn của nhân loại khi Internet bùng nổ và trở thành một trong những nền tảng quan
trọng trong mọi hoạt động của xã hội. Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang thâm
nhập sâu, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình toàn cầu hoá. Trong lĩnh vực thương mại,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch đã làm nảy sinh một phương
thức kinh doanh mới, đó là thương mại điện tử. Tuy ra đời không lâu, nhưng sự phát
triển của thương mại điện tử lại rất mạnh mẽ và tiềm năng của nó được các chuyên
gia đánh giá là vô cùng to lớn. Sự phát triển và tiềm năng của thương mại điện tử
được thể hiện thông qua doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C: Business-to-
Consumer). Theo eMarketer1, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ trên thế giới năm
2021 dự kiến là 4,891 nghìn tỷ đô la Mỹ (USD) và đến năm 2024 con số này là 6,388
nghìn tỷ USD. Ngoài ra, tiềm năng phát triển thương mại điện tử còn được thể hiện
ở tốc độ tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ và tỷ trọng giữa doanh thu
thương mại điện tử bán lẻ với tổng giá trị thị trường bán lẻ. Về tốc độ tăng trưởng,
cũng theo eMarketer, từ năm 2021 đến năm 2024 tốc độ tăng trưởng doanh thu thương
mại điện tử bán lẻ trên thế giới từ 8,1%/năm đến 10,9%/năm. Về tỷ trọng giữa doanh
thu thương mại điện tử bán lẻ với tổng giá trị thị trường bán lẻ, năm 2021 dự kiến
doanh thu thương mại điện tử bán lẻ chiếm 19,5% tổng giá trị thị trường bán lẻ trên
thế giới thì đến năm 2024 dự kiến con số này là 21,8%2.
Sự phát triển và tiềm năng của thương mại điện tử ở Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Theo Bộ Công thương, doanh thu thương

1
Công ty chuyên nghiên cứu thị trường, hoạt động từ năm 1996, có trụ sở tại Hoa Kỳ (Website:
emarketer.com).
2
https://www.emarketer.com/content/worldwide-ecommerce-will-approach-5-trillion-this-year (truy
cập ngày 07/10/2021).
-2-

 

mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam năm 2016 là 5 tỷ USD thì đến năm 2020 đã là 11,8 tỷ
USD. Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, doanh thu thương
mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 18% đến 30% mỗi năm3.
1.2. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
và đại dịch Covid-19
1.2.1. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ làm thay đổi mạnh mẽ
các hoạt động kinh tế – xã hội, mở ra cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối
với các nền kinh tế. Nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng, thực hiện các
chính sách khác nhau để chủ động khai thác lợi ích của các công nghệ mới, thúc đẩy
phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh các lợi ích thì cách mạng
công nghiệp lần thứ tư cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế. Các thách
thức cơ bản có thể kể đến như: (1) Rủi ro lớn hơn về an toàn, an ninh thông tin do các
hoạt động kinh tế – xã hội được thực hiện nhiều hơn trong môi trường số; (2) Thách
thức trong xây dựng thể chế và pháp luật do sự xuất hiện các mối quan hệ kinh tế –
xã hội mới trên nền tảng số, như: các loại tài sản mới, các mô hình kinh doanh mới,
hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Sự không tương thích giữa thể chế, pháp luật
và thực tiễn kinh tế có thể tạo ra xung đột hoặc cản trở sự phát triển; (3) Rủi ro tụt
hậu xa hơn đối với các nước chậm thay đổi, không kịp thời tranh thủ các lợi ích của
cuộc cách mạng công nghiệp này4.
Do ảnh hưởng sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến toàn
bộ đời sống kinh tế – xã hội nên Đảng ta đã có các quyết sách về vấn đề này: “Chủ
động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu
khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách
vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập
quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động,

3
Bộ Công thương (2021), Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, trang 28.
4
Quyết định số 2289/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
-3-

 

coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt
phá trong phát triển kinh tế – xã hội.5”
1.2.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
Bên cạnh sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đại dịch
Covid-19 diễn ra phức tạp trên phạm vi toàn cầu càng khẳng định được lợi thế to lớn
của thương mại điện tử so với thương mại truyền thống trong bối cảnh hiện nay.
Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường trên phạm vi
toàn cầu theo cách thức chưa có tiền lệ mà thế giới chưa có nhiều kinh nghiệm để đối
phó. Đại dịch Covid-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng về y tế mà còn có tác
động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội trên phạm vi toàn cầu. Theo Báo cáo
Kinh tế thế giới của Liên hợp quốc, nền kinh tế toàn cầu năm 2020 suy giảm tới 4,3%,
cao gấp hơn hai lần so với mức suy giảm được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 20096.
Ở Việt Nam, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến khó lường
làm cho tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Sự đứt, gãy các chuỗi
cung ứng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Theo Tổng
cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021
của Việt Nam tăng 2,58%7, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2021.
Đối với thương mại điện tử, đại dịch Covid-19 lại dường như là cơ hội, là chất
xúc tác nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh và mạnh hơn trước. Có
thể coi, thương mại điện tử là một trong những “điểm sáng” trong bức tranh nền kinh
tế. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng thương mại điện tử ở Việt Nam

 

5
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị.
6
https://nhandan.vn/baothoinay-hosotulieu/kinh-te-the-gioi-duoi-tac-dong-cua-dai-dich-666135 /
(Truy cập 01/10/2021)
7
https://vtv.vn/kinh-te/gdp-viet-nam-nam-2021-tang-258-20211229093513329.htm#:~:text=B%C 3
%A1o%20c%C3%A1o%20m%E1%BB%9Bi%20c%C3%B4ng%20b%E1%BB%91,IV%20t%C4%83ng%2
05%2C22%25 (Truy cập 31/12/2021)
-4-

 

vẫn tăng trưởng khoảng 18% trong mùa dịch8. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử
Việt Nam9, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam cho đến nay thương mại điện
tử ở Việt Nam đã diễn ra hai làn sóng: (1) Làn sóng thứ nhất diễn ra trong giai đoạn
bùng phát đầu tiên của dịch Covid-19 từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020; (2) Làn sóng
thứ hai diễn ra trong giai đoạn bùng phát thứ tư từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021.
Những đặc điểm nổi bật của cả hai làn sóng là trong bối cảnh toàn bộ hoạt động kinh
tế – xã hội bị trì trệ nhưng những người bán hàng đã nỗ lực chuyển đổi số để
nắm bắt cơ hội kinh doanh và người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về
số lượng và chất lượng:
– Đối với người tiêu dùng: Giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 đã thay đổi
những thói quen lâu năm, khiến ngay cả những người lớn tuổi và những người tiêu
dùng vốn chỉ trung thành với cách mua hàng truyền thống cũng cân nhắc về việc mua
hàng trực tuyến. Trong một số trường hợp, mua hàng trực tuyến là cách duy nhất để
người tiêu dùng có được hàng hóa mà họ cần trong bối cảnh giãn cách xã hội một
cách an toàn, thuận tiện và nhanh chóng. Điều này đã làm cho số lượng người tiêu
dùng trực tuyến tăng mạnh, số lượng hàng hóa được mua trực tuyến nhiều hơn, kỹ
năng mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng cũng tốt hơn và việc mua hàng trực
tuyến đã trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng. Đáng chú ý, nhóm những
người tuổi cao, những người hạn chế về kỹ năng và kiến thức công nghệ thông tin
nhưng đã khá chủ động học các kỹ năng mua sắm trực tuyến. Người tiêu dùng nói
chung cũng tin tưởng hơn vào thương mại điện tử và duy trì thói quen mua hàng trực
tuyến. Không chỉ mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng cũng đã có thói quen tận dụng
mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm trên Internet để so sánh hàng hóa trước khi mua.
Với các lợi ích do thương mại điện tử mang lại, cùng với thói quen mua hàng trực

 

8
https://vnexpress.net/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-tang-hai-con-so-trong-mua-dich-4394944.htm l
(Truy cập 31/12/2021)
9
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2021), Báo cáo Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử
2021, trang 2.
-5-

 

tuyến sẽ thúc đẩy người tiêu dùng tiếp tục sử dụng thương mại điện tử kể cả khi
dịch bệnh đã đi qua.
– Đối với những người bán hàng: Các thương nhân, bao gồm cả thương nhân
áp dụng thương mại điện tử và thương nhân cung cấp các dịch vụ liên quan đến
thương mại điện tử đã chủ động, tích cực trong chuyển đổi số. Công tác chuyển đổi
số của thương nhân đã được thúc đẩy ở cả hai phương diện: (1) Phương diện thứ nhất,
thương nhân đã tích cực sử dụng các kênh trực tuyến để tương tác với khách hàng và
bán sản phẩm; (2) Phương diện thứ hai, thương nhân đẩy mạnh chuyển đổi số trong
các hoạt động nội bộ của mình như thay đổi bộ máy tổ chức, đào tạo nhân lực… cho
phù hợp với thương mại điện tử. Không chỉ các thương nhân đã có hoạt động kinh
doanh liên quan đến thương mại điện tử mà các thương nhân trước đây chưa từng áp
dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh cũng đã có sự quan tâm đến
thương mại điện tử thông qua việc bắt đầu áp dụng hình thức bán hàng trực tuyến.
Thậm chí, trong giai đoạn dịch Covid-19 nhiều nông dân đã tiến hành bán các sản
phẩm của mình thông qua thương mại điện tử, chẳng hạn có những nông dân đã tiến
hành giới thiệu hàng hóa trực tuyến (livestream) để bán sản phầm. Không chỉ đơn
giản là giới hiệu và bán hàng trực tuyến, nhiều đơn vị bán nông sản thông qua thương
mại điện tử đã áp dụng công nghệ blockchain để giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn
gốc của sản phẩm nhằm nâng cao niềm tin của người tiêu dùng10.
Vai trò của thương mại điện tử trong tương lai càng được khẳng định khi đại
dịch Covid-19 không phải là một hiện tượng đơn lẻ, cá biệt. Các nhà khoa học đã chỉ
ra rằng, tỷ lệ thế giới xuất hiện đại dịch tương tự Covid-19 là khoảng 40% và có thể
tăng đáng kể vào những năm tới11.
Từ các vấn đề đã được phân tích ở trên, có thể khẳng định thương mại điện tử
sẽ có sự phát triển bền vững và có vị trí ngày càng quan trọng trong tương lai.

10
https://cand.com.vn/van-de-hom-nay-thoi-su/bai-1-thuong-mai-dien-tu-tang-truong-than-ky-i6389
91/ (Truy cập 31/12/2021)
11
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/cac-nha-khoa-hoc-canh-bao-dai-dich-moi-co-the-quet-sach-su-
song-20210825134535522.htm (Truy cập 30/08/2021)
-6-

 

1.3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về
thương mại điện tử. Các công trình này chủ yếu tiếp cận thương mại điện tử dưới góc
độ kinh tế hoặc công nghệ thông tin. Đối với các công trình nghiên cứu về thương
mại điện tử dưới góc độ pháp luật lại chủ yếu đề cập đến các khía cạnh của thương
mại điện tử. Đối các công trình nghiên cứu về pháp luật thương mại điện tử ở Việt
Nam chưa có công trình nào ở trình độ luận án tiến sĩ phân tích pháp luật thương mại
điện tử một cách có hệ thống trong bối cảnh Việt Nam cũng như các nước trên thế
giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Từ các vấn đề nêu trên, có thể khẳng định, thương mại điện tử được coi là
bước phát triển tất yếu của thương mại thế giới trong thời kỳ cả thế giới đang bước
vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để bảo đảm cho sự phát triển bền vững
của thương mại điện tử, các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia trên thế giới đang
cố gắng hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên,
đây là vấn đề phức tạp, có rất nhiều vấn đề phải giải quyết, không những thế do các
đặc trưng của thương mại điện tử nên pháp luật thương mại điện tử không chỉ gắn với
luật pháp của mỗi quốc gia mà còn liên quan đến luật pháp và tập quán thương mại
trên quy mô toàn cầu.
Trên bình diện quốc tế, ngày 12 tháng 6 năm 1996, Ủy ban Pháp luật thương
mại quốc tế của Liên hợp quốc (Uncitral) đã thông qua Luật mẫu của Uncitral về
thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce) nhằm tạo ra nền tảng pháp
lý cho sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới. Năm năm sau, vào năm
2001, Luật mẫu của Uncitral về chữ ký điện tử được ban hành đã làm rõ thêm các
vấn đề pháp lý về chữ ký điện tử.
Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử, Đảng và
Chính phủ đã tâp trung chỉ đạo nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thương mại
điện tử. Chính sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đã bước đầu tạo được các điều
kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay
việc phát triển thương mại điện tử đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn như:
-7-

 

(1) Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và viễn thông còn chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển; (2) Nguồn nhân lực còn rất mỏng về số lượng, thiếu kinh nghiệm và
hiểu biết về thương mại điện tử, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo và sử dụng công
nghệ blockchain trong thương mại điện tử; (3) Môi trường pháp lý chưa thực sự đồng
bộ12; (4) Hệ thống thanh toán điện tử còn tiềm ẩn nhiều rủi ro… Trong những khó
khăn kể trên thì sự chưa đồng bộ của môi trường pháp lý là một rào cản lớn đối với
sự phát triển thương mại điện tử của Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh
tế thế giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chưa đồng bộ trong môi trường pháp lý
của thương mại điện từ có thể kể đến như: Luật Giao dịch điện tử được ban hành từ
năm 2005, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong 16 năm qua đã
làm phát sinh các vấn đề mới mà Luật Giao dịch điện tử chưa quy định. Ngoài ra, bối
cảnh và yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới cũng đòi hỏi pháp luật
giao dịch điện tử nói chung và pháp luật thương mại điện tử nói riêng ở Việt Nam
cần được hoàn thiện để đáp ứng đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư,
công cuộc chuyển đổi số của quốc gia theo đúng định hướng mà Đảng và
Nhà nước ta đã khẳng định13.
Để có cơ sở khoa học cũng như cơ sở thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp
hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử thì cần thiết
phải tiến hành phân tích một cách có hệ thống thực tiễn pháp luật thương mại điện tử
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Căn cứ đề tài của luận án, luận án có các đối tượng nghiên cứu sau:
– Các vấn đề lý luận về thương mại điện tử và pháp luật thương mại điện tử.
– Các văn bản pháp luật của Việt Nam về thương mại điện tử.

12
http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Ban-giai-phap-thuc-day-phat-trien-kinh-te-so-tai-Viet-Nam/4467 3
8.vgp, truy cập ngày 25/09/2021.
13
Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện luật Giao dịch điện tử,
trang 38.
-8-

 

– Các văn bản pháp luật quốc tế và văn bản pháp luật của một số nước về
thương mại điện tử.
– Thực tiễn áp dụng pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
– Về nội dung: Pháp luật thương mại điện tử là một lĩnh vực pháp lý xuất hiện
ở Việt Nam chưa lâu, vì vậy sẽ có rất nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn cần luận
giải. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án này chỉ tập trung vào những vấn đề
lý luận về thương mại điện tử và pháp luật thương mại điện tử; nội dung cơ bản của
pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam; thông qua đó phân tích những điểm bất
cập, hạn chế và chưa phù hợp với thực tiễn, với pháp luật quốc tế nhằm xác định được
yêu cầu và xây dựng được các giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở
Việt Nam. Do pháp luật thương mại điện tử có nhiều nội dung phức tạp và có nhiều
nội dung liên quan đến pháp luật thuộc các lĩnh vực chuyên sâu khác nên trong phần
nội dung cơ bản của pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, luận án chỉ tập trung
vào các vấn đề gắn liền với các đặc trưng của thương mại điện tử như: (1) Pháp luật
về thông điệp dữ liệu; (2) Pháp luật về chữ ký điện tử; (3) Pháp luật về hợp đồng
thương mại điện tử; (4) Pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử; (5) Pháp
luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử; (6) Pháp luật về bảo vệ
người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
– Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về thương mại
điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là từ
khi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được ban hành cho đến nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay để làm sáng tỏ các vấn đề mang
tính lý luận và thực trạng pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, trên cơ sở đó xác
định yêu cầu và xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật thương mại
điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
-9-

 

Với mục đích như đã nêu ở trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
– Xác định và phân tích các vấn đề lý luận về thương mại điện tử.
– Phân tích và đánh giá những nội dung cơ bản của pháp luật thương mại
điện tử ở Việt Nam.
– Nghiên cứu các quy định về pháp luật thương mại điện tử của Ủy ban Liên
hợp quốc về thương mại quốc tế (Uncitral) và của một số nước trên thế giới để rút ra
nhưng kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc hoàn thiện pháp luật thương mại
điện tử ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
– Xác định các yêu cầu và xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy
định của pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ đối tượng và phạm vi nghiên cứu như đã nêu ở trên, luận án
vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin để luận giải các nguyên nhân,
điều kiện ra đời và phát triển của pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam. Đồng
thời, luận án dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay để xác định yêu cầu và xây dựng các kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, luận án sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu luật học khác nhau như: phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thương mại điện tử, pháp luật
thương mại điện tử ở Việt Nam; phương pháp thống kê các số liệu nhằm chứng minh
và lập luận cho các nhận xét, đánh giá và kết luận khoa học của luận án. Bên cạnh
các phương pháp nghiên cứu như đã nêu ở trên, luận án còn sử dụng phương pháp so
sánh luật học để phân tích, so sánh và đối chiếu các quy định của pháp luật thương
mại điện tử ở Việt Nam với các quy định của pháp luật thương mại điện tử của
Uncitral và một số nước trên thế giới nhằm tìm ra những điểm tương đồng, những
– 10 –

 

điểm khác biệt và đặc biệt là chỉ ra những bất cập của pháp luật thương mại
điện tử ở Việt Nam.
5. Câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài luận án “Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam” đặt ra câu hỏi
nghiên cứu: “Pháp luật cần đưa ra những quy định nào để nhận diện hoạt động
thương mại điện tử nhằm bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước và phát triển thương
mại điện tử ở Việt Nam?”
Nội dung luận án cần trả lời các câu hỏi cụ thể sau:
– Thứ nhất, thương mại điện tử có các đặc điểm gì khác biệt so với thương mại
truyền thống? Có phải xuất phát từ những điểm khác biệt đó mà hoạt động thương
mại điện tử cần được điều chỉnh bằng pháp luật đặc thù?
– Thứ hai, pháp luật hiện hành ở Việt Nam đã có những quy định điều chỉnh
về thương mại điện tử như thế nào?
– Thứ ba, làm thế nào để các quy định về thương mại điện tử ở Việt Nam bảo
đảm mục tiêu quản lý nhà nước, hài hòa lợi ích của các chủ thể để thúc đẩy sự phát
triển của thương mại điện tử ở hiện tại và tương lai?
5.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Tác giả đã xác định cơ sở lý thuyết nghiên cứu để triển khai thực hiện luận án:
Thứ nhất, về hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án: Luận án được tiếp cận
theo hướng coi thương mại điện tử có bản chất của thương mại truyền thống nhưng
được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối Internet, do đó các bên
chủ thể có quyền thỏa thuận với nhau và pháp luật chỉ can thiệp khi cần bảo vệ
lợi ích công cộng.
Thứ hai, về các lý thuyết nghiên cứu được áp dụng để triển khai luận án:
– Lý thuyết về quyền tự do kinh doanh.
– Lý thuyết về quyền tự định đoạt.
– Lý thuyết về hợp đồng.
– 11 –

 

5.3. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên các giả thuyết nghiên cứu sau:
– Thương mại điện tử có bản chất của thương mại truyền thống nhưng được
thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối Internet.
– Thương mại điện tử có các đặc trưng khác biệt so với thương mại truyền
thống nên cần có các quy định của pháp luật mang tính đặc thù.
– Những quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam về thương mại điện tử
còn có nhiều bất cập.
– Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử được đề
xuất chủ yếu theo hướng bổ sung các quy định trong hệ thống pháp luật về
thương mại điện tử.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận án
Luận án đã đạt được các kết quả nghiên cứu mới sau:
– Luận án đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống các vấn
đề lý luận về thương mại điện tử. Luận án đã phân tích những điểm tương đồng và
những điểm khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống để làm cơ
sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thương mại
điện tử ở Việt Nam.
– Luận án đã phân tích, đánh giá ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và đại dịch Covid-19 đến thương mại điện tử để làm cơ sở khoa học cho
việc hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam.
– Luận án đã phân tích, đánh giá bản chất pháp lý của thương mại điện tử và
phân tích nội dung cơ bản của pháp luật thương mại điện tử để làm cơ sở khoa học
cho việc hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam.
– Luận án đã phân tích, đánh giá pháp luật về thương mại điện tử của Uncitral
và pháp luật về thương mại điện tử của một số nước trên thế giới để làm cơ sở thực
tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam.
– Luận án đã phân tích và đánh giá các hạn chế trong các nội dung cơ bản của
thương mại điện tử như: thông điệp dữ liệu; chữ ký điện tử, chữ ký số; hợp đồng
– 12 –

 

thương mại điện tử; thanh toán trong thương mại điện tử; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
trong thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử để làm
cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam.
– Luận án đã xác định được định hướng, yêu cầu khoa học cho việc hoàn thiện
pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam. Luận án đã xây dựng và phân tích được
các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án được xây dựng phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu. Ngoài Phần mở đầu, Phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Kết luận
và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm ba chương:
– Chương 1: Những vấn đề lý luận về thương mại điện tử và pháp luật
thương mại điện tử
– Chương 2: Thực trạng pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam
– Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại
điện tử ở Việt Nam
– 13 –

 

PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong khi giới nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam mới chỉ tập trung
nghiên cứu về pháp luật thương mại điện tử trong giai đoạn gần đây thì ở nước ngoài
có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật thương mại điện tử trong thời gian khá
dài. Điều này xuất phát từ thực trạng phát triển của thương mại điện tử cũng như điều
kiện để thương mại điện tử phát triển trên thế giới. Trong các công trình
nghiên cứu pháp luật về thương mại điện tử ở nước ngoài, cần kể đến các
công trình nghiên cứu sau:
– E-Commerce and International Political Economics: The Legal and Political
Ramifications of the Internet on World Economies (Tạm dịch: Thương mại điện tử và
Kinh tế chính trị quốc tế: Sự thay đổi về pháp lý và chính trị của Internet đối với các
nền kinh tế thế giới), bài báo của tác giả Chelsea P. Ferrette đăng trong ILSA Journal
of International & Comparative Law – Vol.7 năm 2000. Trong bài viết của mình, tác
giả đã đề cập đến các vấn đề sau:
+ Thương mại điện tử trên thị trường quốc tế: sự phát triển của Internet; thương
mại điện tử – Internet là công cụ để tiến hành giao dịch kinh doanh; Phát triển
thương mại điện tử quốc tế.
+ Vấn đề pháp lý và giải pháp cho thương mại điện tử quốc tế: bảo vệ thông
tin của người tiêu dùng quốc tế; vấn đề pháp lý cho thương mại điện tử quốc tế; niềm
tin của người tiêu dùng đối với thương mại điện tử quốc tế.
+ Vấn đề chính trị và thương mại điện tử: vấn đề chính trị liên quan đến thương
mại điện tử; tác động quốc tế của khoảng cách số hóa; cách tiếp cận quốc tế với
khoảng cách số hóa.
– Economic and Other Barriers to Electronic Commerce (Tạm dịch: Các rào
cản kinh tế và các rào cản khác đối với thương mại điện tử), bài báo của Henry H.
Perritt, JR năm 2000, Content downloaded/printed from HeinOnline
– 14 –

 

(http://heinonline.org) Wed Jul 13 00:04:48 2016. Trong bài báo của mình, tác giả đã
đề cập đến các vấn đề:
+ Đặc điểm kinh tế của thị trường mới: nền kinh tế lạc hậu là rào cản để hội
nhập; tiêu chuẩn kỹ thuật là rào cản của thương mại điện tử; Internet tạo ra những đột
phá trong các giao dịch thương mại điện tử; sự phổ biến của máy tính và Internet đã
làm thay đổi hoạt động quản trị đối với doanh nghiệp.
+ Chi phí giao dịch ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử toàn cầu:
niềm tin (thị trường phát triển dựa trên niềm tin cá nhân nên để phát triển thương mại
điện tử cần có cơ chế để bảo vệ người tiêu dùng); pháp luật bị giới hạn trong khu vực
địa lý (pháp luật của mỗi quốc gia chỉ có giá trị trong lãnh thổ của quốc gia đó nên
vấn đề pháp lý của thương mại điện tử cần có pháp luật quốc tế); Internet thách thức
vấn đề chủ quyền (tính phi biên giới của thương mại điện tử thông qua Internet đã
gây ra những khó khăn cho việc quản lý dựa trên quan niệm về chủ quyền).
– The Uniform Electronic Transactions Act in a Global Environment (Tạm
dịch: Luật chung về giao dịch điện tử trong môi trường toàn cầu), bài báo của tác giả
Amelia H. Boss năm 2001, Content downloaded/printed from HeinOnline
(http://heinonline.org) Mon Jul 25 04:36:37 2016. Trong bài báo của mình, tác giả đã
đề cập đến các vấn đề sau:
+ Luật giao dịch điện tử chung trong khuôn khổ toàn cầu: nguồn quốc tế của
luật giao dịch điện tử chung; ảnh hưởng của luật mẫu quốc tế.
+ So sánh giữa luật giao dịch điện tử chung và luật mẫu: nguyên tắc chung;
phạm vi; thuật ngữ; yêu cầu pháp lý; các quy định miễn trừ; các quy định mới của
luật giao dịch điện tử chung.
– E-Commerce and International Arbitration (Tạm dịch: Thương mại điện tử
và Trọng tài quốc tế), của tác giả Cian Ferriter đăng trên University College Dublin
Law Review – Vol.1 năm 2001. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả
đã đề cập đến các vấn đề:
+ Khung pháp luật cho thương mại điện tử: nhiều quốc gia đã ban hành các
văn bản pháp luật nhằm hình thành khung pháp luật cho thương mại điện tử. Các văn
– 15 –

 

bản pháp luật của các quốc gia được căn cứ trên luật mẫu về thương mại điện tử của
Liên hợp quốc (Uncitral). Khung pháp luật cho thương mại điện tử đã tạo ra cơ sở
pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử.
+ Các vấn đề về tranh chấp trong thương mại điện tử: thẩm quyền (tranh chấp
thương mại điện tử quốc tế đòi hỏi phải có một tòa án xuyên quốc gia giải quyết);
luật áp dụng (để các định được luật áp dụng là vấn đề khó khăn trong thương mại
điên tử); vấn đề trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử.
– Consumer Protection or Veiled Protectionism? An Overview of Recent
Challenges to State Restrictions on E-Commerce (Tạm dịch: Bảo vệ người tiêu dùng
hay chủ nghĩa bảo hộ? Tổng quan về những thách thức gần đây đối với các hạn chế
của nhà nước đối với thương mại điện tử), của tác giả David H. Smith đăng trên
Loyola Consumer Law Review – Vol.15 năm 2003. Trong công trình nghiên cứu của
mình, tác giả đã trình bày các nội dung sau:
+ Mặc dù thương mại điện tử có sự phát triển mạnh mẽ nhưng để bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng thì một số lĩnh vực kinh doanh không phù hợp với thương
mại điện tử: thay kính áp tròng; dịch vụ tang lễ; đấu giá; kinh doanh rượu …
+ Phân tích những thách thức của việc nhà nước cấm bán rượu trực tuyến: tác
giả phân tích các trường hợp ở bang Indiana (Bridenbaugh và Freeman-Wilson);
Virginia (Bolick và Roberts); Texas (Dickerson và Bailey) …
– E-Commerce: Straining to fit in (Tạm dịch: Thương mại điện tử: Hạn chế để
phù hợp), bài báo của các tác giả Ephyro Amatong, Theresa Ballelos, Rodolfo
Ponferrad, Oliver Reyes đăng trên Philippine Law Journal – Vol.78 năm 2003. Trong
bài báo của mình, các tác giả đã đề cập đến các vấn đề:
+ Thương mại điện tử và Philippines: khái niệm thương mại điện tử; các mô
hình thương mại điện tử và phân tích thương mại điện tử ở Philippines (bên cạnh lợi
thế là ở Philippines có nhiều người biết tiếng anh thì cũng có hạn chế là chi phí
truy cập Internet cao…).
+ Khái quát về luật thương mại điện tử: đối tượng và lĩnh vực áp dụng; khái
quát lịch sử của luật thương mại điện tử và luật mẫu của Uncitral; trọng tâm của luật
– 16 –

 

thương mại điện tử là dữ liệu điện tử và tài liệu điện tử; pháp luật thừa nhận giá trị
pháp lý của các thông tin được lưu trữ dưới dạng điện tử.

LA32.047_Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

LA32.047_Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam
Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam