Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị (ThS30.013)

Mã: ThS30.013 Danh mục: , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: LuậtNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNgôn ngữ: Tiếng ViệtNăm: 2020Định dạng file: pdfTên tác giả: Nguyễn Hùng Tín
Số trang: 91

Download Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị (ThS30.013)

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định pháp luật điều chỉnh về kinh doanh hàng rong để từ đó nhận diện ra những hạn chế, bất cập và tìm hiểu nguyên nhân của các hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong việc quản lý các cơ sở kinh doanh hàng rong cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, tính hiệu quả, hiệu lực của pháp luật trong thực tế.

Phạm vi nghiên cứu: tác giả tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh đường phố, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh – nơi có số lượng cơ sở kinh doanh tự phát chiếm số lượng đông nhất nước.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành được luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp xuyên suốt toàn bộ nội dung như tra cứu, thu thập thông tin; so sánh; phân tích; chứng minh; tổng hợp.

Phương pháp tra cứu, thu thập thông tin: Tác giả sử dụng phương pháp này để tìm kiếm các nguồn tài liệu như văn bản quy phạm pháp luật, sách, tạp chí, luận văn, trang thông tin điện tử, bản án liên quan đến nội dung của đề tài.

Phương pháp so sánh: So sánh giữa các quy định của pháp luật; so sánh giữa quy định của pháp luật trong nước và pháp luật nước ngoài. Từ sự so sánh này, tác giả chỉ ra nguyên nhân của sự khác biệt, giống nhau để xem xét đề xuất những điểm mà nước ta có thể học tập.

Phương pháp phân tích: Dựa trên cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn để mổ xẻ vấn đề trên nhiều góc độ nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.

Phương pháp chứng minh: Sử dụng các thông tin, dẫn chứng có được từ những nguồn tin cậy để làm rõ các lập luận.

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các tài liệu, kiến thức. Và để kết luận vấn đề sau khi phân tích, chứng minh, so sánh.

5. Câu hỏi nghiên cứu

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quản lý kinh doanh hàng rong?

Thực trạng áp dụng pháp luật quản lý kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh đang có những hạn chế, bất cập nào?

Những giải pháp nào có thể hài hoà được việc đảm bảo trật tự đường phố vỉa hè với việc tạo điều kiện kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh tự phát?

6. Ý nghĩa đề tài

Cung cấp các vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh đường phố, vỉa hè. Cụ thể: các vấn đề về khái niệm, đặc điểm nhận diện kinh doanh đường phố, vỉa hè; sự cần thiết phải xây dựng quy chế pháp lý đặc thù để quản lý loại hình kinh doanh tự phát này; làm rõ các bộ phận cấu thành cơ bản của pháp luật về kinh doanh đường phố, vỉa hè.

Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động quản lý đối với kinh doanh đường phố, vỉa hè, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập đang tồn tại để đề xuất những giải pháp về mặt lập pháp và tổ chức triển khai thi hành. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu về kinh doanh tự phát, cũng như đóng góp vào quá trình xây dựng luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Bố cục đề tài (tên các chương)

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì luận có kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1. Khái quát chung về kinh doanh hàng rong

Chương 2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện việc các quy định về kinh doanh hàng rong và một số kiến nghị

ThS30.013_Pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH HÀNG RONG...............8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại kinh doanh hàng rong ................................8 1.1.1. Khái niệm kinh doanh hàng rong...............................................................8 1.2.2. Đặc điểm kinh doanh hàng rong ..............................................................13 1.2.2. Phân loại kinh doanh hàng rong ..............................................................18 1.2. Tác động của kinh doanh hàng rong đến xã hội.............................................20 1.2.1. Những tác động tích cực..........................................................................20 1.2.2. Những tác động tiêu cực..........................................................................21 1.3. Các nội dung quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng rong .....................22 1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng rong ...................22 1.3.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ............................................25 1.3.3. Những nội dung trong công tác quản lý kinh doanh hàng rong ..............27 1.4. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh hàng rong tại một số quốc gia...................28 1.4.1. Quản lý người bán hàng rong tại Bangkok (Thái Lan) ...........................28 1.4.2. Quản lý kinh doanh hàng rong tại Singapore ..........................................30 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý người bán hàng rong ở Đài Loan, Hồng Kong (Trung Quốc) .....................................................................................................30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN KINH DOANH HÀNG RONG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...............................................35 2.1. Khái quát về lịch sử phát triển hoạt động kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................................................35 2.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển kinh tế hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................................................35 2.1.2. Những đặc trưng về kinh doanh hàng rong ở thành phố Hồ Chí Minh...39 2.2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh hàng rong và các quy định liên quan của thành phố Hồ Chí Minh .........................................................................................44 2.2.1. Nội dung pháp luật về kinh doanh hàng rong và các quy định liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................44 2.2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kinh doanh hàng rong và các quy định liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................50 2.3. Thực trạng quản lý kinh doanh hàng rongtrên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................................................54 2.3.1. Những mặt tích cực..................................................................................54 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại .......................................................................57 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH HÀNG RONG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..............................................................64 3.1. Một số định hướng giải quyết việc quản lý kinh doanh hàng rong................64 3.1.1. Cần thừa nhận sự tồn tại của kinh tế hàng rong như một bộ phận của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam............................................................................64 3.1.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về kinh doanh hàng rong để hoàn thiện việc quản lý kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh .......................65 3.1.3. Xây dựng không gian bán hàng rong tập trung tại các quận, huyện ......67 3.2. Các kiến nghị cụ thể trong hoạt động quản lý kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................................68 3.2.1. Về các chính sách pháp luật quản lý kinh doanh hàng rong....................68 3.2.2. Về phía cơ quan quản lý nhà nước ..........................................................72 3.2.3. Về cơ chế quản lý ....................................................................................74 KẾT LUẬN ...............................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ VSATTP Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh TP Thành Phố UBND Ủy ban nhân dân TÓM TẮT LUẬN VĂN Kinh doanh hàng rong là hoạt động khá phổ biến trong nền kinh tế ở Việt Nam, có thể thấy trên tất cả các tuyến phố, vỉa hè, các con hẻm. Một mặt, kinh doanh hàng rong giải quyết được cơ hội thoát nghèo của nhiều hộ gia đình khó khăn, mặt khác, việc kinh doanh này cũng tồn tại nhiều vấn đề cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn. Việc kinh doanh này chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh hàng rong, bởi vậy những chủ thể kinh doanh hàng rong hoạt động một cách tùy tiện, bất chấp việc xử lý của cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, cần có cơ chế pháp lý điều chỉnh đối với nhóm đối tượng này và phải giải quyết bài toán mâu thuẫn: làm sao để vừa tạo điều kiện phát triển kinh doanh hàng rong, vừa không ảnh hưởng xấu đến trật tự đường phố, vỉa hè, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị... Bằng phương pháp phân tích luật học và phân tích thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ ra một số bất cập và nêu lên một vài kiến nghị để hoàn thiện các quy định về kinh doanh hàng rong và tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý hoạt động này tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như trên cả nước Việt Nam./. Từ khóa: kinh doanh hàng rong; cá nhân hoạt động thương mại; Nghị định 39/2007/NĐ-CP; Thành phố Hồ Chí Minh. ABSTRACT In Vietnam, street vending is really popular as it can be often seen on Vietnam’s streets, sidewalks and alleys. It is well-known since the street wending is a bussiness activity that is easily conducted by the poor and it also helps them have better lives. However, there are several problems in legality and practicality. This business does not officially have legal documents from our government to street vendors. Therefore, street vendors are now arbitrarily working, regardless of the penalizing of the authorities. This influences on our urban beauty, environmental sanitation, traffic safety and even food hygiene and safety. For this matter, it is necessary to offer a proper legality so that we can control these bussiness groups and solve the conflicting problem about how to both facilitate the development of street vendors and not adversely affect the street orders, sidewalks, social orders and safety, traffic safety, urban aesthetics ... With the method of jurisprudent and practical analysis in Ho Chi Minh City, the author has figured out a number of remaining problems and raised a few recommendations to improve the regulations of the hawkers business and created favorable conditions for the management of this bussiness activity in Ho Chi Minh City as well as throughout Vietnam. Keywords: street vending; individual commerce; Decree 39/2007 / ND-CP; Ho Chi Minh City 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế cá nhân, hộ gia đình cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng rong trên đường phố, vỉa hè từ lâu đã là một lực lượng phổ biến trong nền kinh tế ở Việt Nam. Nhìn nhận từ khía cạnh tích cực thì kinh doanh hàng rong đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu, nhiều cơ sở kinh doanh đã đứng vững trong nền kinh tế thị trường, có tác động tích cực đến công tác xóa đói giảm nghèo. Có thể nói rằng, sự phát triển kinh doanh hàng rong tại đường phố, vỉa hè là sự ra đời tất yếu của quá trình vận động chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng, đem lại nhiều tiện ích, môi trường kinh doanh thông thoáng làm rõ giá trị thực của hàng hóa. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của kinh doanh hàng rong gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho xã hội, nhiều cửa hàng mọc lên không đủ điều kiện, các phố cụt, ngã rẽ, ngõ rộng biến thành chợ cóc chợ tạm, thậm chí một số nhà công vụ, trụ sở cơ quan nhà nước cũng biến thành chợ.1 Các cơ sở kinh doanh tự phát trên đường phố, vỉa hè dần dần trở thành một bộ phận cấu thành không nhỏ của nền kinh tế. Theo Niên giám thống kê năm 2018, khu vực kinh tế cá thể đóng góp 29,24% GDP cả nước. Theo Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục Thống kê, cả nước có khoảng 4,59 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản có địa điểm hoạt động ổn định; trong đó, có khoảng 1,33 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khoảng 3,02 triệu cơ sở chưa đăng ký kinh doanh, còn lại khoảng 0,24 triệu cơ sở đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc không phải đăng ký kinh doanh.2 Theo Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục Thống kê, các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng rong trên đường phố, vỉa hè có địa điểm hoạt động ổn 1 Hoàng Minh, “Mặt trái của “chợ đường”, http://anhp.vn/mat-trai-cua-cho-duong-d29224.html 2 https://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=23607, 2 định sử dụng khoảng 7,6 triệu lao động, trong đó gần 60% lao động chưa qua đào tạo; doanh thu đạt 2.375.935 tỷ đồng, nộp ngân sách 11.641 tỷ đồng. So với các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 1/1/2017, doanh thu của các cơ sở sản xuất kinh doanh này bằng khoảng 13,3% doanh thu thuần của doanh nghiệp nhưng nộp ngân sách chỉ bằng 1,35% của doanh nghiệp.3 Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 20.013 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố với trên 24.522 người tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.4 Trong 9 tháng đầu năm 2018, các quận-huyện, phường-xã cũng đã tiến hành kiểm tra 15.193 cơ sở (chiếm 76%), phát hiện 6.245 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, 126 cơ sở bị phạt với số tiền hơn 114 triệu đồng, số còn lại bị nhắc nhở, cảnh cáo…5 Với tiềm lực kinh tế lớn đến như vậy, nếu chúng ta ra sức cấm đoán, cản trở các cơ sở kinh doanh hàng rong trên đường phố, vỉa hè tự phát thì sẽ mất đi một cơ hội thoát nghèo của nhiều hộ gia đình khó khăn, cũng như tổn hại đến một phần không nhỏ trong sự phát triển đất nước. Các quy định hiện nay đang dần trở thành lực cản cho công tác quản lý đối với các cơ sở kinh như vậy, tức là chỉ cấm một cách tuyệt đối hoá, mà chưa có những quy định ngoại lệ, hay cơ chế kiểm soát phù hợp trong tình hình mới. Có tầm quan trọng là vậy, nhưng địa vị pháp lý của các cơ sở kinh doanh trên đường phố, vỉa hè chưa được làm rõ để có cơ chế giám sát, quản lý phù hợp. Hiện nay, theo khoản Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì ”cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, 3 https://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=23607 4http://congan.com.vn/doi-song/quan-ly-tot-thuc-an-duong-pho-de-hap-dan-khach-du- lich_67442.html 5http://congan.com.vn/doi-song/quan-ly-tot-thuc-an-duong-pho-de-hap-dan-khach-du- lich_67442.html 3 cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại”. Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh do cá nhân tự mình hoạt động chưa được quy định một cách chi tiết, dẫn đến sự quản lý nhà nước đối với nó cũng gặp nhiều khó khăn. Các cơ sở này có thể là quán cà phê, tiệm cơm, bán đồ ăn, thức uống…được mọc lên một cách tự phát lấn chiếm đường phố, vỉa hè. Cơ chế pháp lý điều chỉnh đối với nhóm đối tượng này phải giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa: làm sao để tạo điều kiện phát triển các cơ sở kinh doanh này mà không ảnh hưởng xấu đến trật tự đường phố, vỉa hè. Do đó, chúng ta cần khẳng định rõ ràng về địa vị pháp lý và luật hóa các quyền, nghĩa vụ để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh đường phố, vỉa hè phát triển, nâng cao năng lực quản trị, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng với các chủ thể khác khi tham gia thị trường. Mặt khác, việc bổ sung những quy chế pháp lý phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị của đường phố, vỉa hè không ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an toàn xã hội. Chính vì vậy, cần nghiên cứu một cách tổng thể tình hình các cơ sở kinh doanh hàng rong trên đường phố, vỉa hè từ đó đánh giá sự hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành. Có thể cần phải nghiên cứu để bổ sung quy định quản lý đối với các cơ sở kinh doanh hàng rong trên đường phố, vỉa hè; quy định về tạm ngừng, chấm dứt hoạt động, quy định về quản trị, kế toán, theo hướng đơn giản, thuận lợi về thủ tục hành chính nhằm bảo đảm vừa khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng rong vừa đảm bảo tính trật tự cho đường phố, vỉa hè theo quy hoạch phát triển tổng thể. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài ” Pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4 Pháp luật về kinh doanh hàng rong được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, so với các loại chủ thể kinh doanh khác thì loại hình kinh doanh này chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong hệ thống pháp luật kinh tế. Từ đó dẫn đến việc nhìn nhận công việc quản lý các cơ sở kinh doanh hàng rong chưa nhận được sự quan tâm đúng mức so với vai trò của nó. Cho nên các nghiên cứu chuyên sâu về việc quản lý đối với kinh doanh đường phố, vỉa hè còn rất khiêm tốn. Có thể kể đến một số công trình dưới đây: - Phạm Duy Nghĩa (2015), Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb. Công an nhân dân. Cuốn sách này mô tả nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật doanh nghiệp, hộ kinh doanh, quyền sở hữu…và đặc biệt là có phân tích bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hoá kinh doanh của người Việt. Điều này góp phần quan trọng giúp tác giả hiểu rõ hơn về lý do vì sao kinh doanh đường phố, vỉa hè lại rất phát triển ở nước ta. - Phạm Minh Thái (2018), “Hộ kinh doanh và khu vực kinh tế phi chính thức đối với tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số tháng 12. Bài viết của tác giả trình bày tổng quan về tăng trưởng của các hộ kinh doanh nước ta, đồng thời phân tích vai trò của các cơ sở kinh doanh phi chính thức với số lượng lớn là các cơ sở kinh doanh tự phát ở các tuyến phố, vỉa hè. Các thông tin trong bài viết là nguồn số liệu quan trọng để tác giả luận văn có cái nhìn bao quát về tình hình kinh doanh tự phát ở nước ta hiện nay, từ đó có thêm luận cứ và minh chứng cho các lập luận của mình. Tuy nhiên, vì giới hạn trong phạm vi một bài nghiên cứu nên bài viết này không có đủ điều kiện để phân tích sâu nhiều vấn đề pháp lý khác. - Nguyễn Văn Phụng (2019), “Thuế đối với hoạt động kinh tế phi chính thức”, Tạp chí Tài chính, số 710. Bài viết của tác giả chỉ ra các loại hình kinh tế phi chính thức, gồm có: Nhóm hoạt động kinh tế bất hợp pháp, nhóm hoạt động kinh tế ngầm và nhóm hoạt động kinh tế tự sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân. Trên cơ sở đó, tác giả của bài viết này chỉ ra các cách thức quản lý thuế phù hợp, riêng đối với kinh tế tự phát của hộ gia đình, cá nhân thì cần xây dựng nhiều chính sách miễn, giảm thuế, tiện giản thủ tục hành chính để góp phần nâng đỡ các cơ sở kinh doanh. Bài 5 viết này góp phần giúp tác giả luận văn nhận diện ra các hình thức kinh doanh phi chính thức trên đường phố, vỉa hè, cũng như những gợi mở đối về chính sách thuế đối với các cơ sở kinh doanh này. - Đào Lộc Bình và Nguyễn Hải Ngân (2017), “Hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghề luật, số 4. Bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành có đề cập về việc đăng ký hoạt động, quản lý thuế, trách nhiệm khi kinh doanh tự phát (phi chính thức). Bài viết này một mặt thừa nhận vai trò của kinh tế phi chính thức, một trong số đó là kinh doanh đường phố, vỉa hẻ, đồng thời đề xuất các cơ chế pháp lý để tạo lập những khu vực dành riêng cho kinh doanh “chợ”, tránh tình trạng tự phát phá vỡ quy hoạch. - Dương Thị Thuỳ Linh (2019), “Thực trạng và chính sách quản lý kinh tế phi chính thức ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và quản trị kinh doanh, số 10. Bài viết đề cập đến vấn đề quản lý thuế đối với các cơ sở hộ kinh doanh và các cơ sở tự phát, trong đó tác giả bài viết cho rằng việc quy định ngưỡng 100 triệu đồng trở lên phải nộp thuế là không phù hợp, mang tính cào bằng mà chưa có sự tính toán đối với từng hoàn cảnh cụ thể. Bài viết cung cấp thêm một góc nhìn từ góc độ người kinh doanh tự phát, trong đó có kinh doanh đường phố, vỉa hè. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định pháp luật điều chỉnh về kinh doanh hàng rong để từ đó nhận diện ra những hạn chế, bất cập và tìm hiểu nguyên nhân của các hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong việc quản lý các cơ sở kinh doanh hàng rong cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, tính hiệu quả, hiệu lực của pháp luật trong thực tế. 6 Phạm vi nghiên cứu: tác giả tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh đường phố, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh – nơi có số lượng cơ sở kinh doanh tự phát chiếm số lượng đông nhất nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp xuyên suốt toàn bộ nội dung như tra cứu, thu thập thông tin; so sánh; phân tích; chứng minh; tổng hợp. Phương pháp tra cứu, thu thập thông tin: Tác giả sử dụng phương pháp này để tìm kiếm các nguồn tài liệu như văn bản quy phạm pháp luật, sách, tạp chí, luận văn, trang thông tin điện tử, bản án liên quan đến nội dung của đề tài. Phương pháp so sánh: So sánh giữa các quy định của pháp luật; so sánh giữa quy định của pháp luật trong nước và pháp luật nước ngoài. Từ sự so sánh này, tác giả chỉ ra nguyên nhân của sự khác biệt, giống nhau để xem xét đề xuất những điểm mà nước ta có thể học tập. Phương pháp phân tích: Dựa trên cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn để mổ xẻ vấn đề trên nhiều góc độ nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu. Phương pháp chứng minh: Sử dụng các thông tin, dẫn chứng có được từ những nguồn tin cậy để làm rõ các lập luận. Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các tài liệu, kiến thức. Và để kết luận vấn đề sau khi phân tích, chứng minh, so sánh. 5. Câu hỏi nghiên cứu Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quản lý kinh doanh hàng rong? Thực trạng áp dụng pháp luật quản lý kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh đang có những hạn chế, bất cập nào? 7 Những giải pháp nào có thể hài hoà được việc đảm bảo trật tự đường phố vỉa hè với việc tạo điều kiện kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh tự phát? 6. Ý nghĩa đề tài Cung cấp các vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh đường phố, vỉa hè. Cụ thể: các vấn đề về khái niệm, đặc điểm nhận diện kinh doanh đường phố, vỉa hè; sự cần thiết phải xây dựng quy chế pháp lý đặc thù để quản lý loại hình kinh doanh tự phát này; làm rõ các bộ phận cấu thành cơ bản của pháp luật về kinh doanh đường phố, vỉa hè. Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động quản lý đối với kinh doanh đường phố, vỉa hè, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập đang tồn tại để đề xuất những giải pháp về mặt lập pháp và tổ chức triển khai thi hành. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu về kinh doanh tự phát, cũng như đóng góp vào quá trình xây dựng luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 7. Bố cục đề tài (tên các chương) Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì luận có kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Khái quát chung về kinh doanh hàng rong Chương 2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh Chương 3. Giải pháp hoàn thiện việc các quy định về kinh doanh hàng rong và một số kiến nghị 8 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH HÀNG RONG 1.1. Khái niệm và đặc điểm và phân loại kinh doanh hàng rong 1.1.1. Khái niệm kinh doanh hàng rong Kinh doanh hàng rong xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi tại các đô thị lớn ở nước ta, thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ. Hình thức kinh doanh này xuất hiện cả ở những khu vực miền đồng bằng sông Cửu Long, bán hàng hoá trên những chiếc thuyền hay ca nô chạy dọc theo các kênh rạch, con sông lớn, là tiền đề để hình thành những chợ nổi nổi tiếng trên sông. Dễ hiểu cụm từ “hàng rong” ở đây không nhằm chỉ về một loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, mà nhằm để chỉ về một phương thức tổ chức kinh doanh. Tham khảo điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP và Điều 2 Quy định số 46/2009/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 15 tháng 01 năm 2009 về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội thì “Người bán hàng rong là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định và không gọi là "thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại.” Như vậy, bán hàng rong đa phần thường là bán hàng không có địa điểm cố định, có sự di chuyển liên tục giữa các địa điểm khác nhau. Trong Nghị định số 39/2007/NĐ-CP có đề cập về buôn bán rong, theo đó, “buôn bán rong là hoạt động mua bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong bán rong) bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong”. Có thể hiểu rằng, từ “bán rong” theo Nghị định số 39/2007/NĐ-CP có nội hàm kinh doanh không cố định. Kinh doanh hàng rong chứa đựng trong nó một nội dung của nội hàm có tính chất “rong”. “Rong” ở đây để chỉ các hoạt động mua bán của người dân có liên quan đến vỉa hè, đường hẻm khu vực 9 đông dân cư (không phải là tại các chợ, nơi được quy hoạch chính thức). Buôn bán hàng rong có thể chia thành hai nhóm đối tượng hoạt động chính: nhóm cố định (có mặt tiền nhà kết hợp với không gian công cộng – vỉa hè) và nhóm lưu động (không có mặt tiền nhà, buôn bán ngay lòng lề đường, trên vỉa hè, đường hẻm khu dân cư).6 Nói cách khác, một đặc trưng của kinh doanh hàng rong diễn ra ở không gian mở - ngoài trời. Có quan điểm cho rằng kinh doanh hàng rong là bán hàng hoá không có địa điểm kinh doanh cố định. Quan điểm này xuất phát từ Nghị định số 39/2007/NĐ- CP khi cho rằng người bán hàng rong “không có địa điểm kinh doanh cố định”. Tuy nhiên, tác giả không đồng tình với quan điểm này. Thực tế cho thấy, những người kinh doanh hàng rong không nhất thiết phải bán hàng hoá bằng một cách thức duy nhất là di chuyển liên tục đến các địa điểm khác nhau một cách ngẫu nhiên, tuỳ thuộc vào đặc tính của hàng hoá, dịch vụ mà họ lựa chọn cho mình cách thức kinh doanh, địa điểm kinh doanh phù hợp để buôn bán. Do đó, người kinh doanh hàng rong cũng cần có những thị phần riêng, khách hàng riêng, các địa điểm riêng, khu vực kinh doanh nhất định. Mặt dù có thể người bán hàng rong thường xuyên di chuyển, nhưng sự di chuyển trong tính toán, đến những khu vực, địa bàn xác định. Thậm chí có nhiều người kinh doanh hàng rong chỉ bán được vào một số thời gian trong một ngày, phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại hàng hoá, điều kiện tự nhiên, mà họ sẽ tìm cách buôn bán rong tốt nhất. Xét về các quy luật của thị trường, tại những địa bàn quen thuộc, sự cạnh tranh diễn ra theo xu hướng ngày càng gay gắt những chủ thể kinh doanh với nhau, do đó việc giữ khách hàng quen là một cách thức cạnh tranh lành mạnh hữu hiệu, việc di chuyển ngẫu nhiên tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy, người kinh doanh hàng rong phải tìm những địa điểm thuận lợi cho việc kinh doanh của mình và bán ở những khu vực xác định trong những khung thời gian phù hợp. Chỉ khi nào mà việc kinh doanh ở những khu vực 6 Đỗ Văn Tính, “Hoạt động buôn bán hàng rong tại Việt Nam”, http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/3259/hoat-dong-buon-ban-hang-rong-tai- viet-nam 10 đó không hiệu quả thì họ mới có động lực để di chuyển đến không gian khác thuận lợi hơn, nhưng những sự di chuyển đó cũng nằm trong toan tính. Vì vậy mà về mặt hiện tượng, ta thấy người bán hàng rong hay di chuyển, nhưng cần lưu ý rằng sự di chuyển này (kinh doanh lưu động) nằm trong phương thức kinh doanh xác định, đến những địa điểm, thời gian cụ thể, loại trừ yếu tố ngẫu nhiên. Do đó, nếu dùng tiêu chuẩn “không có địa điểm cố định” để xác định kinh doanh hàng rong thì chưa mô tả được bản chất của hoạt động này. Bên cạnh đó, trên báo chí chúng ta còn bắt gặp thuật ngữ kinh doanh trên vỉa hè. Thật ra thì trong hoạt động kinh doanh một trong những yếu tố quyết định nên sự thành công của người kinh doanh là địa điểm kinh doanh. Hầu như mọi chủ thể đều mong muốn có được những địa điểm kinh doanh tốt, có thể đem lại nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Thực tế hiện nay cho thấy, vỉa hè, đường phố tại các thành phố đã và đang trở thành địa điểm lý tưởng cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Dù các cơ quan chức năng có ra sức ngăn cản đến đâu chăng nữa, nhưng với khu vực lý tưởng này nó khó làm cho người kinh doanh chùn bước chạy đua tìm kiếm một nơi phù hợp trên đường phố, vỉa hè. Vấn đề là bán hàng rong và bán vỉa hè có mối quan hệ với nhau như thế nào? Thường thì những người bán vỉa hè không có điều kiện về sở hữu hay quyền sử dụng mặt bằng, người bán hàng vỉa hè tận dụng những khu vực công cộng nơi đông người để tiến hành kinh doanh. Và khi bị cơ quan chức truy đuổi xử phạt, thì những người bán hàng trên vỉa hè có hành động bỏ chạy, di chuyển đến những khu vực khác. Theo quan điểm của tác giả, thì những quán ăn, kinh doanh vỉa hè cũng là một dạng tồn tại của kinh doanh hàng rong, nhưng đặc trưng bởi việc kinh doanh tại khu vực vỉa hè. Nói cách khác, cụm từ “kinh doanh trên vỉa hè” mang nặng tính báo chí, chưa được luật hoá trong bất kì văn bản pháp lý nào. Kế đến, các cụm từ khác nhau như “buôn bán vặt”, “bán quà vặt” có nội hàm khác nhau như thế nào. Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, 11 nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định. Có thể thấy, “buôn bán vặt” và “bán quà vặt” dựa vào tiêu chí “có hoặc không có địa điểm cố định”, còn “kinh doanh hàng rong” thì không có địa điểm cố định, tuy nhiên việc nhận diện có hay không có địa điểm cố định rất khó. Theo quan điểm của tác giả thì các thuật ngữ này đồng nghĩa, không có nội hàm khác nhau, nhưng trong bối cảnh xây dựng Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, các nhà lập pháp có lẽ đã gặp lúng túng khi tìm một cụm từ ngắn gọn, rõ nghĩa để chỉ về những người bán hàng rong, nên họ đã sử dụng cách làm an toàn là liệt kê tất cả những từ này vào Nghị định số 39/2007/NĐ-CP. Cụ thể, Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này liệt kê các hình thức hoạt động kinh doanh của “cá nhân hoạt động thương mại”: buôn bán rong (buôn bán dạo); buôn bán vặt; bán quà vặt; buôn chuyến; thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.7 Cách liệt kê này rộng hơn so với những chủ thể được Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định không phải 7 Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP: 1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. 2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định. 12 đăng ký kinh doanh, cụ thể những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp (Khoản 2 Điều 66). Như vậy, “kinh doanh hàng rong” là một trong những hình thức tổ chức công việc kinh doanh của “cá nhân hoạt động thương mại”, nói cách khác thì “cá nhân hoạt động thương mại” là chủ thể, còn “kinh doanh hàng rong” là hành vi của chủ thể. Thực tế thì kinh doanh hàng rong rất đa dạng, từ việc bán những món ăn, thức uống tại chỗ, đến những món hàng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của cá nhân, gia đình. Hoạt động kinh doanh kiểu này rất đa dạng về chủng loại sản phẩm. Đôi khi sự phân biệt giữa “buôn bán rong”, “buôn bán vặt”, “bán quà vặt” trở nên bế tắc và không có ý nghĩa. Ví dụ: một người bán hàng ăn trước cổng trường học hay bệnh viện liên tục, thường xuyên và cố định thì có xếp họ vào nhóm “buôn bán rong” không, hay “buôn bán vặt”, “bán quà vặt”? Rồi nếu người bán hàng này chỉ bán ở hai bệnh viện vào hai khung thời gian khác nhau trong ngày thì xếp vào nhóm nào? Ý nghĩa của sự phân loại này không cần thiết, trong khi đó, hoạt động kinh doanh hàng rong có dấu hiệu dể nhận biết bởi “tính rong” và “ngoài trời”, một nội hàm đủ để bao quát hết “buôn bán vặt” và “bán quà vặt”. Do đó, có thể gọi chung các cụm từ này bằng “kinh doanh hàng rong”. Ngoài ra, kinh doanh hàng rong có điểm khác nổi bật so với các “thương nhân” ở điểm đăng ký kinh doanh. Cần lưu ý rằng, những người bán hàng rong được đề cập ở đây là những cá nhân kinh doanh hợp pháp, không có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Đối với họ thì việc đăng ký kinh doanh chỉ được dừng lại ở khuyến khích, chứ không là một trách nhiệm. Trong khi đó, các thương nhân theo Luật thương mại 2005 định nghĩa thì phải có “đăng kí kinh doanh”, và chính cái hình thức pháp lý làm vỏ bọc để nhà đầu tư kinh doanh chính là thương nhân (doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã). Còn kinh doanh hàng rong thì người bán hàng rong sẽ lấy tư cách cá nhân của mình để đảm bảo cho việc kinh doanh, cũng như là chủ thể phải chịu trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng trước nhà nước, xã hội và người tiêu dùng.
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Ngôn ngữ

Năm

Định dạng file

ThS30.013_Pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị
Pháp luật về kinh doanh hàng rong – thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị