Download Luận án Kinh tế phát triển: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Qua việc hệ thống hóa các lý thuyết về các yếu tố tác động đến thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại, luận án đã chỉ ra được các dạng quan hệ của thâm hụt ở hai khu vực, nhóm kênh truyền tải tác động giữa hai loại thâm hụt gồm nhóm biến kinh tế và nhóm biến phi kinh tế.
Dựa trên tổng quan nghiên cứu thực nghiệm, luận án chỉ ra được xu hướng nghiên cứu mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2010. Đây là xu hướng chuyển đổi phương pháp nghiên cứu định lượng từ phân tích với mô hình đối xứng sang mô hình bất đối xứng để tăng độ tin cậy và phù hợp hơn với đặc điểm thực tế của các biến số vĩ mô. Nhận thấy đây là phương pháp tiên tiến, có nhiều ưu điểm, luận án đã thực hiện nghiên cứu với mô hình NARDL (là mô hình phân tích bất đối xứng) trên cơ sở có so sánh với kết quả từ mô hình VAR (là mô hình phân tích đối xứng truyền thống). Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng mô hình phân tích bất đối xứng trong chủ đề nghiên cứu này.
Những đóng góp về mặt thực tiễn
Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích mới (bất đối xứng) mà luận án đã chỉ ra được ở Việt Nam giai đoạn 2005-2017 không tồn tại thâm hụt kép. Quan hệ giữa 2 loại thâm hụt là mối quan hệ tương tác qua lại, nghịch biến trong cả ngắn hạn và dài hạn. Luận án đã bổ sung thêm cho các phát hiện về mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này bằng việc khẳng định quan hệ giữa chúng chủ yếu mang tính bất đối xứng cả trong ngắn hạn và dài hạn, ngoại trừ tác động của thâm hụt thương mại đến thâm hụt ngân sách trong dài hạn là có tính đối xứng. Trong ngắn hạn, chúng tác động gián tiếp, qua các biến trung gian là GDP, tỷ giá và lãi suất. Trong dài hạn, hai thâm hụt tác động trực tiếp với nhau.
Dựa trên các kết luận đó, Luận án đã kết luận: Tập trung kiểm soát thâm hụt ngân sách là giải pháp phù hợp trong giai đoạn 2018 – 2030 do có khả năng duy trì ổn định lạm phát, phù hợp với mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ đến năm 2030.
LA06.065_Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam