Sự khác nhau giữa Marketing dịch vụ và Marketing sản phẩm

4.7/5 – (18 bình chọn)

Đối với rất nhiều người thì có lẽ không thể hiểu rõ được sự khác nhau giữa marketing dịch vụ và marketing sản phẩm. Liệu hai lĩnh vực marketing này có điểm giống và khác nhau ra sao. Cùng Luận Văn S làm rõ vấn đề thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

hinh-anh-marketing-dich-vu-1

1. Marketing dịch vụ là gì?

Marketing dịch vụ là đưa ra các loại hình marketing phù hợp với mục đích của khách hàng nhằm quảng cáo, phát triển sản phẩm từ đó mang lại lợi ích cho khách hàng và cho doanh nghiệp.

Hay nói cách khác, Marketing dịch vụ là quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá. Từ đó thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu bằng hệt hống các chính sách, các biện pháp tác động vào toàn bộ tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ.

Thông qua hệ thống phân phối doanh nghiệp sẽ sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và lợi ích của xã hội.

2. Các vấn đề cơ bản của Marketing dịch vụ

  • Marketing dịch vụ nghiên cứu nhu cầu của thị trường mục tiêu & các yếu tố chi phối.
  • Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở huy động tối đa các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.
  • Thực hiện cân bằng động các mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và nhu cầu khách hàng, giữa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội.

Tham khảo: Chất lượng dịch vụ là gì? Các công cụ đo chất lượng dịch vụ

3. Bản chất của Marketing dịch vụ

Hoạt động Marketing dịch vụ diễn ra trong toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ. Chúng bao gồm trước tiêu dùng, trong tiêu dùng và sau tiêu dùng.

4. Sự khác biệt giữa Marketing dịch vụ và Marketing hàng hóa

Marketing cho các ngành dịch vụ được phát triển trên cơ sở thừa kế những kết quả của Marketing hàng hóa. Tuy nhiên, hệ thống Marketing Mix cho hàng hoá tỏ ra không phù hợp hoàn toàn với những đặc điểm của dịch vụ. Do vậy, hệ thống Marketing – Mix 4P cần phải được thay đổi nội dung cho phù hợp với các đặc thù của dịch vụ.

hinh-anh-marketing-dich-vu-2

Ngoài ra, còn phải bổ sung thêm 3 thành tố, 3P nữa để tạo thành Marketing Mix 7P cho Marketing dịch vụ. Đó là:

4.1 Con người

Đối với hầu hết các ngành dịch vụ thì con người (People) là yếu tố quyết định, đặc biệt là những nhân viên tuyến đầu hàng ngày hàng giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ vừa là người tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ, vừa là người bán hàng. Hành vi, cử chỉ, lời nói, trang phục của họ… đều ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách hàng.

Kiến thức, kỹ năng, thái độ của họ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Do vậy, yếu tố con người, quản lý con người phải chú trọng đặc biệt. Con người ở đây còn là phía khách hàng tiếp nhận dịch vụ. Sự tham gia của khách hàng vào quá trình cung cấp dịch vụ, mối quan hệ giữa khách hàng với nhau cũng được quan tâm trong Marketing dịch vụ.

Hiện tại Luận Văn S đang cung cấp dịch vụ thuê viết tiểu luận , luận văn chuyên ngành Marketing. Nếu bạn đang gặp vấn đề khó khăn khi làm bài tiểu luận marketing của mình, hãy để chúng tôi giúp bạn hoàn thành bài luận một cách tốt nhất.

4.2 Sử dụng các yếu tố hữu hình

Dịch vụ có nhược điểm lớn là vô hình. Vì vậy cần phải chú trọng tới các yếu tố hữu hình (Physical Evidence) thay thế nhằm tác động tích cực tới tâm lý khách hàng. Nó giúp cho họ hiểu biết và tin tưởng vào dịch vụ. Đó là các yếu tố hữu hình tại nơi giao dịch, các sản phẩm kèm theo, con người, thiết bị, phương tiện, quảng cáo bằng hình ảnh…

4.3 Quá trình

Đối với các ngành dịch vụ, quá trình (Process) cung cấp và tiêu thụ dịch vụ xảy ra. Đồng thời trong nhiều loại dịch vụ, khách hàng tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ. Khách hàng không chỉ quan tâm đến kết quả của dịch vụ mà còn quan tâm đến quá trình cung cấp dịch vụ vì quá trình đó diễn ra trước mắt khách hàng.

Quá trình này tác động mạnh tới tâm lý, cảm nhận của khách hàng. Như vậy, ở đây có sự giao thoa giữa Quản trị Marketing, Quản trị tác nghiệp và Quản trị nguồn nhân lực, vì giải quyết vấn đề liên quan đến cả 3 lĩnh vực trên.

hinh-anh-marketing-dich-vu-3

Marketing mix đối với các ngành DV bao gồm 7P(s)

  • P1: Sản phẩm
  • P2: Giá cả
  • P3: Phân phối
  • P4: Xúc tiến yểm trợ
  • P5: Quản lý con người cung cấp DV
  • P6: Sử dụng các yếu tố hữu hình
  • P7: Quản lý quá trình cung cấp DV

Cần lưu ý rằng, không phải 3P cuối cùng hoàn toàn không có vai trò gì đối với Marketing hàng hoá. Vấn đề là đối với Marketing dịch vụ, nó có vai trò đặc biệt quan trọng. Những vấn đề nêu trên được nghiên cứu trong các chương sau.

Trên đây là bài viết giải đáp cho bạn rõ thắc mắc về sự khác nhau giữa marketing dịch vụ và marketing sản phẩm. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 092.4477.999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanaz@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

Post Views: 9.442


Nguồn: Luanvanaz.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.