Động lực làm việc hoặc động viên khuyến khích trong công việc (Work Motivation) được nêu khái niệm là “Sự sẵn lòng thể hiện mức độ cao của nỗ lực để hướng tới các mục tiêu của tổ chức, trong điều kiện một số nhu cầu cá nhân được thỏa mãn theo khả năng nỗ lực của họ” (Robbins, 1998). Theo định nghĩa của Gail Carr (2005), động lực lao động hay sự động viên trong công việc là một sự thúc đẩy nội hàm, dựa trên các nhu cầu cơ bản một cách vô thức và có ý thức của một cá nhân mà chính điều đó dẫn dắt người lao động làm việc đạt mục tiêu.
Nghiên cứu của các học giả Việt Nam, động lực lao động là sự mong muốn và tự nguyện của người lao động để tăng cường cố gắng hướng tới kết quả nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2012).
Một định nghĩa khác chỉ ra những yếu tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong môi trường cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao chính là động lực của người lao động. Biểu hiện của động lực lao động là sự nỗ lực, hăng say trong công việc của người lao động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương, 2013).
Download Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công ty CP Đại Lý Giao Nhận Vận Tải Xếp Dỡ Tân Cảng (ThS08.054)
Tóm lại, động lực lao động có thể hiểu là một yếu tố tâm lí góp phần vào sự chủ động, hăng say trong thái độ đối với công việc của người lao động. Động lực lao động không giống nhau ở tất cả mọi người, nó được thể hiện khác biệt trong mỗi bản thân, từng việc làm, từng môi trường rõ ràng (Susan M. Heathfield, 2017).
Tuy nhiên, kết quả chung mà nó mang lại chính là năng suất lao động cao và hiệu quả công việc tốt. Về cơ bản, động lực lao động biểu hiện thông qua thái độ, mức độ tham gia vào công việc của người lao động và mối quan tâm đối với nghề nghiệp của họ. Các tổ chức sẽ có các chính sách nhân sự, biện pháp tạo động lực lao động phù hợp khi nắm bắt được các biểu hiện động lực làm việc của người lao động.