1. Khái niệm quản lý giáo dục là gì?
Nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục. Nhà nước quản lý giáo dục thông qua tập hợp các tác động hợp quy luật được thể chế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lý, nhằm tác động đến các phân hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ.
Đã có nhiều nghiên cứu về quản lý nói chung cho nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục.
Theo M.I.Kônđacôp
QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em [21;124].
Theo P.V.Khuđôminxky (nhà lý luận Xô Viết)
QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ.
Các bạn chưa thể hoàn thành luận văn thạc sĩ đúng hạn do không có thời gian, nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế, không phải thế mạnh…Đừng lo lắng, Luận Văn S sẽ cung cấp dịch vụ thuê viết luận văn cho các bạn đạt kết quả cao nhất, chất lượng nhất. Hãy tham khảo ngay!
Theo Phạm Minh Hạc
“Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh…” [16].
Nguyễn Ngọc Quang
Quản lý là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [30].
Từ những quan niệm trên chúng ta có thể khái quát rằng:
Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý. Mọi hoạt động giáo dục và QLGD đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong QLGD.
Tham khảo: Khái niệm, vai trò và mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì?
2. Đặc điểm của quản lý giáo dục là gì?
Quản lý giáo dục vừa có những đặc điểm chung của quản lý vừa có những đặc điểm của riêng lĩnh vực quản lý giáo dục :
2.1. Các đặc điểm chung của quản lý
- Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý .
- Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược.
- Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi (luôn biến đổi).
- Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghề, vừa là một nghệ thuật.
- Quản lý gắn với quyền lực, lợi ích và danh tiếng.
2.2. Đặc điểm đặc thù của quản lý giáo dục
- Quản lý giáo dục gắn liền với việc điều hành quá trình giáo dục đào tạo con người. Đặc biệt là lao động sư phạm của các nhà giáo.
- Quản lý giáo dục được gắn liền với quyền lực nhà nước trong việc điều hành. Điều chỉnh các hoạt động giáo dục, thông qua việc xây dựng, ban hành. Chấp hành các văn bản như luật, điều lệ và các quy định, quy chế chuyên môn sư phạm
- Sản phẩm của giáo dục có tính đặc thù là hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Nên quản lý giáo dục phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn những sai sót trong công việc tạo ra sản phẩm. Không được phép tạo ra “phế phẩm” trong giáo dục.
- Quản lý giáo dục gắn liền với phát triển quan điểm quần chúng, xã hội.
- Quản lý giáo dục là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc.
Trên đây là bài viết tham khảo cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về khái niệm quản lý giáo dục là gì? Những đặc điểm của đặc thù của quản lý giáo dục. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 092.4477.999. Hoặc gửi email qua địa chỉ: luanvanaz@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.
Nguồn: Luanvanaz.com