Thương mại dịch vụ là gì? Đặc điểm của thương mại dịch vụ

4.9/5 – (12 bình chọn)

Thương mại dịch vụ là gì? Thương mại dịch vụ có ảnh hưởng thế nào đến tình hình kinh tế hiện nay? Làm sao để chúng ta có thể phân biệt thương mại hàng hóa với thương mại dịch vụ, có điểm gì khác nhau giữa hai hình thức này? Cùng Luận Văn S nghiên cứu, tìm hiểu thêm về thương mại dịch vụ để bồi dưỡng hơn nữa kiến thức của bạn về thương mại, marketing và thị trường hiện tại nhé. 

hinh-anh-thuong-mai-dich-vu-la-gi-1

1. Khái niệm thương mại dịch vụ là gì? 

Thương mại dịch vụ (Trade in Services) là một khái niệm đề cập đến việc bán và phân phối một sản phẩm vô hình. Được gọi là dịch vụ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. 

Hình thức mua bán này diễn ra dưới hình thức cung ứng hàng hóa dịch vụ. Đó là một quá trình liên hoàn gồm nhiều khâu và có mối quan hệ gắn kết mật thiết với nhau. Gọi chung là thương mại dịch vụ. 

2. Đặc điểm của thương mại dịch vụ 

2.1 Dịch vụ là sản phẩm vô hình

Sản phẩm của thương mại dịch vụ là gì? Đó là những sản phẩm vô hình, không chạm được, không nhìn thấy được. Chỉ được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của khách hàng hoặc qua trải nghiệm mà khách hàng có.

Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra. Đồng thời hiệu quả của dịch vụ đối với mỗi khách hàng lại rất khác nhau. Tùy mỗi trường hợp mà chúng ta sẽ thấy hiệu quả của dịch vụ đối với người tiêu dùng. Sẽ có loại chỉ đem lại hiệu quả sau nhiều năm. Có loại lại đem lại hiệu quả ngay lập tức. 

Việc đánh giá hiệu quả thương mại dịch vụ thường phức tạp hơn so với thương mại hàng hóa.  

2.2 Thương mại dịch vụ là ngành có nhiều cơ hội phát triển cho xã hội và đất nước, có ý nghĩa kinh tế lớn

Ngành này có phạm vi hoạt động rất rộng. Từ dịch vụ sản xuất đến dịch vụ tiêu dùng cá nhân, kinh doanh và quản lý tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Thu hút đông đảo lượng lớn người tham gia với trình độ khác nhau. Từ lao động đơn giản đến lao động phức tạp. Từ giúp việc, lao động chân tay đến các chuyên gia tư vấn, giáo dục,…

2.3 Thương mại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn

Ngoài có tác dụng trực tiếp đến ngành dịch vụ. Nó còn có vai trò trung gian đối với thương mại hàng hóa và ngành sản xuất. Phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp đến tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Tác động trực tiếp đến nền kinh tế của quốc gia. 

Có một vài ước tính chỉ ra rằng, thương mại dịch vụ được tự do hóa thì lợi ích của nó còn cao hơn nhiều so với hàng hóa nông nghiệp và công nghiệp.

hinh-anh-thuong-mai-dich-vu-la-gi-2

2.4 Thương mại dịch vụ đối mặt với nhiều rào cản thương mại

Thương mại dịch vụ chịu tác động lớn bởi tâm lý, tập quán và truyền thống văn hóa, ngôn ngữ,… Điều này khiến cho thương mại hàng hóa, sản phẩm là vật vô tri vô giác. Nên khi đi qua biên giới không được kiểm soát kỹ lưỡng như sản phẩm cụ thể. 

Cũng chính vì lí do này mà thương mại dịch vụ thường sẽ bị đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thương mại so với thương mại hàng hóa. 

Tham khảo: Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman

3. Các phương thức thương mại dịch vụ phổ biến 

Thương mại dịch vụ được xác định theo 4 phương thức chính:

3.1 Thương mại xuyên biên giới

Thương mại dịch vụ xuyên biên giới được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một quốc gia sang lãnh thổ của quốc gia khác. 

Ví dụ: Cung cấp dịch vụ kế toán từ xa tại một quốc gia cho một công ty có trụ sở tại một quốc gia khác hoặc một hãng hàng không bay giữa hai điểm đến quốc tế. 

Phương thức này thường không được cam kết. Chủ yếu là do không thể cung cấp nhiều dịch vụ từ xa (Ví dụ như dịch vụ xây dựng).

3.2 Tiêu dùng ở nước ngoài

Phương thức này bao gồm việc cung cấp dịch vụ của một quốc gia cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ quốc gia nào khác. 

Ví dụ: du lịch, y tế từ xa hoặc du học,…

Cho đến nay phương thức này được cho tự do hóa nhất về cam kết của các thành viên WTO. Điều này chủ yếu là do các chính phủ ít có khả năng hạn chế việc di chuyển của công dân ra ngoài biên giới nội địa (ví dụ: khách du lịch).

hinh-anh-thuong-mai-dich-vu-la-gi-3

3.3 Hiện diện thương mại

Bao gồm các dịch vụ được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ của một quốc gia trên lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào khác. 

Ví dụ: Một ngân hàng mở chi nhánh thực hoặc nhà cung cấp dịch vụ internet cung cấp dịch vụ internet ở một quốc gia khác. 

Phương thức này cởi mở hơn, phản ánh vai trò quan trọng của nó trong việc thúc đẩy quốc tế cung ứng dịch vụ, chuyển giao bí quyết và nâng cao năng lực của các nền kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

3.4 Sự hiện diện của thể nhân 

“Thể nhân” là một con người, khác biệt với các pháp nhân như công ty hoặc tổ chức. Các quốc gia có thể tự do quyết định nơi tự do hóa trên cơ sở từng lĩnh vực. Bao gồm cả phương thức cung cấp cụ thể mà họ muốn cung cấp cho một lĩnh vực nhất định.

Bao gồm các dịch vụ do nhà cung cấp dịch vụ của một quốc gia cung cấp thông qua sự hiện diện của thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào khác. Phương thức này có mức độ cam kết thấp nhất. Có thể do một số hoạt động nhạy cảm liên quan đến sự di chuyển của người lao động nước ngoài.

Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyển một nhân viên từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm nhiệm vụ (Bác sĩ hoặc kiến trúc sư đi du lịch và làm việc ở nước ngoài). 

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành luận văn thạc sĩ vì thiếu thời gian hoặc tài liệu tham khảo hạn chế, đừng lo lắng. Tại Luận Văn S, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn với giá thuê viết luận văn thạc sĩ hấp dẫn, nhiều ưu đãi. Cam kết chất lượng bài luận văn cao nhất, giúp bạn đạt được những kết quả xuất sắc trong hành trình nghiên cứu của mình.

4. Phân biệt thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa 

4.1 Giống nhau

Đều là những hoạt động của các chủ thể trên thị trường. Có sự tham gia của người bán và người mua. Với sự có mặt của mặt hàng cụ thể. Việc trao đổi trong thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ đều mang tính chất đền bù ngang giá.

hinh-anh-thuong-mai-dich-vu-la-gi-4

4.2 Khác nhau

  • Thương mại dịch vụ không dẫn đến việc thiết lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ. Thương mại hàng hóa thì việc mua bán hàng hóa luôn dẫn đến hệ quả pháp lý chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua.
  • Thương mại dịch vụ không đồng nhất. Thường thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng khách hàng hoặc điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nên việc duy trì tính ổn định về chất lượng của việc cung ứng dịch vụ thương mại thường khó khăn hơn với cung cấp hàng hóa. Chất lượng của thương mại dịch vụ thường được đo lường qua mức độ hài lòng về dịch vụ mà khách hàng nhận được.
  • Quá trình tạo ra sản phẩm và tiêu dùng dịch vụ thường diễn ra. Đồng thời và trực tiếp giữa khách hàng và nhà cung cấp. Còn đối với thương mại hàng hóa thì có sự tách rời giữa khâu sản xuất và tiêu thụ.
  • Hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ không đem lại hiệu quả nhất thời. Đó là cả một quá trình. Do đó giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ sẽ thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài hơn nhiều so với việc kinh doanh hàng hóa. 

5. Kết luận

Chủ đề Thương mại dịch vụ là gì đã trở thành một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng. Nhất là trong nền kinh tế hiện đại. Với bài viết trên, Luận Văn S hy vọng bạn đã có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức cho mình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình tìm hiểu về thương mại dịch vụ cũng như làm bài luận văn của mình. Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 092.4477.999. Hoặc gửi qua email: luanvanaz@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại!

Post Views: 5.123


Nguồn: Luanvanaz.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.