Hành chính công là gì? Đặc điểm, thực trạng ở Việt Nam

3.8/5 – (13 bình chọn)

Hành chính công, một trong những lĩnh vực quản lý thuộc nhà nước, và đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo phát triển kinh tế xã hội. Vậy, hành chính công là gì? Đặc điểm và thực trạng của hành chính công ở Việt Nam ra sao? Làm sao để hành chính công hoạt động hiệu quả? Những câu hỏi trên sẽ được Luận Văn S giải đáp trong bài viết sau. Các bạn cùng nhau theo dõi nhé.

hinh-anh-hanh-chinh-cong-la-gi-1

1. Khái niệm hành chính công là gì? 

Hành chính công là các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, do các chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước tiến hành để quản lý công việc của Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và toàn xã hội.

Hành chính công thường được thể hiện thành một hệ thống thiết chế, cơ cấu tổ chức và đội ngũ viên chức thi hành công vụ, là quá trình mà theo đó các nguồn lực và nhân sự công được tổ chức và phối hợp để thực thi và quản lý các quyết sách công được đảm bảo bằng chế độ công vụ với trách nhiệm rành mạch chặt chẽ. 

Có hai dạng mô hình hành chính công chủ yếu là mô hình hiện đại và truyền thống. 

Mô hình hành chính công truyền thống 

  • Tiến hành dưới sự kiểm tra chính thức của lãnh đạo chính trị
  • Có hệ thống thứ bậc chặt chế
  • Biên chế gồm những người làm việc vì lợi ích chung và không tham gia vào chính trị

Mô hình hiện đại

  • Định hướng thị trường rõ hơn cho dịch vụ công, quan tâm và cải thiện đến mối quan hệ khu vực công và tư, quản lý và điều hành linh hoạt hơn.
  • Chính trị tăng lên.
  • Việc động điều hành và quản lý công khai hơn, mang tính chuyên nghiệp hơn.

2. Đặc điểm của hành chính công là gì?

Hành chính công bắt đầu xuất hiện từ thời cổ đại, được phổ biến rộng rãi ở các nhà nước Trung Quốc, Ai Cập, Lã Mã, Hy Lạp,…Nhưng mãi đến thế kỷ 19, ngành hành chính công mới có những bước phát triển mạnh mẽ và mở rộng các nghiên cứu của hành chính nhà nước hiện đại từ thế kỷ 17 như Anh, Đức, Pháp, Mỹ,…

Các nghiên cứu này chỉ mới thật sự bùng nổ từ đầu thế kỷ 20. Với sự ảnh hưởng quan trọng của nhà xã hội học, kinh tế chính trị người Đức – Max Weber…

Dù với mỗi quốc gia khác nhau, đặc điểm của hành chính công là gì cũng khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại hệ thống hành chính ngày nay cũng có một số đặc điểm sau:

  • Cấu trúc các mối quan hệ hành chính theo cấp thức bậc quan liêu (dạng hình tháp) từ cao xuống thấp. Tương ứng với các giới hạn thẩm quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm.
  • Được tổ chức chặt chẽ và khoa học theo cả chiều ngang và chiều dọc trong quản lý hành chính. Sự phân công lao động chuyên môn hóa trong từng ngành.
  • Các công chức được bổ nhiệm có thời hạn, trên cơ sở sự phù hợp với từng vị trí việc làm. Có sự thăng tiến trong nghề nghiệp và công việc chuyên môn.
  • Hệ thống hành chính hoạt động theo đúng thủ tục và trình tự được quy định sẵn. Các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, thực thi chính sách pháp luật có hiệu lực và hiệu quả.
hinh-anh-hanh-chinh-cong-la-gi-2

Nếu bạn đang cần làm luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp nhưng không có thời gian hoàn thành bài luận văn của mình, tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn giá rẻ của Luận Văn S. Với kinh nghiệm gần 20 năm qua đội ngũ chúng tôi cam kết giúp bạn hoàn thành luận văn một cách xuất sắc.

3. Thực trạng hành chính công tại Việt Nam 

Nước ta vẫn đang phát triển, trình độ dân trí còn thấp. Nhiều nơi nền kinh tế còn chưa phát triển, hành chính truyền thống còn tồn tại nhiều nơi, mang nặng tính quan liêu. Sự cai trị trong hành chính công tại Việt Nam còn rất lớn. Do đó người dân vẫn chưa thực sự là khách hàng của nhà nước.

Hiện tại, Việt Nam vẫn đang chuẩn bị tiến hành xây dựng các chương trình “nhà nước kiến tạo”, “nhà nước liêm chính”, “nhà nước phục vụ”. Nhưng với nền hành chính công hiện nay vẫn chưa thực hiện được. 

Vậy nên, việc đầu tư phát triển tài chính công là rất cần thiết. Bởi đây sẽ là điểm quan trọng cần thiết để phát triển hành chính công. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu quản lý của nhà nước đối với xã hội mà còn là đáp ứng những mong muốn của người dân đối với nền hành chính.

Nếu có một nền thể chế luật pháp rõ ràng và thủ tục hành chính gọn gàng. Bộ máy tinh gọn thì hiệu quả làm việc của các cơ quan nhà nước sẽ tăng nhanh hơn, nền hành chính minh bạch hơn. Dễ bắt nhịp với nền kinh tế thị trường hơn.

Vì vậy luôn cần một nhà nước hành động để phục vụ người dân, với sự liêm chính, tận tụy và trách nhiệm cao. Mỗi công chức phải chuyên nghiệp và chuyên môn hóa, nền hành chính thật sự năng động và công tâm.

Tham khảo: Dịch vụ hành chính công là gì? Các loại hình, đặc trưng

4. Một số giải pháp giúp phát triển hành chính công hiệu quả 

4.1 Xây dựng lý thuyết quản lý phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Các hệ thống lý thuyết được xây dựng một cách khoa học phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước sẽ giúp cho hành chính công tại Việt Nam thực sự phát triển. ĐCS Việt Nam lãnh đạo hành chính nhà nước XHCN và quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền. Đó là lập pháp, tư pháp, nền kinh tế thị trường hướng tới xã hội chủ nghĩa,….

Thể chế và bộ máy nhà nước Việt Nam tương đối khác biệt với một số quốc gia trên thế giới. Nên Việt Nam luôn học hỏi những ưu điểm của các lý thuyết quản lý hiện đại. Có sự vận dụng linh hoạt, và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

4.2 Tăng cường năng lực của đội ngũ công chức

Đội ngũ công chức Việt Nam là yếu tố cốt lõi. quyết định đến sự phát triển hay tụt hậu của nền hành chính công, do đó rất phụ thuộc vào năng lực của công chức.

Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Một số mặt trái của nền kinh tế có thể sẽ bộc lộ chẳng hạn như lợi ích cá nhân của công chức. Do đó cần đầu tư phát triển trình độ, năng lực của đội ngũ công chức để phát triển hành chính công. Hạn chế tối đa nhất tư lợi cá nhân, bỏ quên lợi ích chung của nhà nước.

Chính sự bồi dưỡng về năng lực cho công chức, họ sẽ có bản lĩnh hơn. Để đương đầu với những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống. 

Việc tăng cường khả năng lãnh đạo, ứng phó, xử lý, đàm phán, khả năng chịu đựng,… Cho mỗi cán bộ, công chức là rất cần thiết trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay.

hinh-anh-hanh-chinh-cong-la-gi-3

4.3 Hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và khu vực tư

Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và khu vực tư được thể hiện qua nhiều mối quan hệ và nhiều giới hạn khác nhau. Đó là sự chuyển giao công việc cho khu vực tư, học tập mô hình quản lý của khu vực tư và áp dụng các nội dung của cơ chế thị trường.

4.4 Tăng cường phân quyền và mở rộng quyền lực cho cộng đồng dân cư

Phân quyền là một hoạt động mà các tổ chức nhà nước, quyền lực nhà nước được phân chia cho các nhánh khác nhau và độc lập với nhau. Các nhánh này sẽ hợp tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hiện quyền lực của nhà nước.

Những chia sẻ kiến thức về hành chính công ở trên chắc chắn bạn đã hiểu được hành chính công là gì? Những đặc điểm của nó rồi đúng không? Hy vọng Luận Văn S giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và thông tin cho ngành này.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu về hành chính công, bạn lieneh ệ trực tiếp qua hotline: 092.4477.999 hoặc qua email: luanvanaz@gmail.com. Chúc bạn gặt hái nhiều quả ngọt trên con đường chinh phục tri thức của mình!

Nguồn: Luận Văn S

Post Views: 6.193


<

p style=”text-align: right;”>Nguồn: Luanvanaz.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.