Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế Việt Nam

0 VNĐ

Download Tiểu luận môn Thanh toán Quốc tế: Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế Việt Nam (TL08.001)

Mã: TL08.001 Danh mục: , Từ khóa: , Loại tài liệu: Tiểu LuậnChuyên Ngành: Quản trị kinh doanhNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMĐịnh dạng file: docxTên tác giả: Lê Thị Kim Anh
Số trang: 16

Download Tiểu luận môn Thanh toán Quốc tế: Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế Việt Nam (TL08.001)

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá

3.1 Cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ của một số nước so với các nước khác trong giao dịch quan hệ quốc tế lẫn nhau. Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia thâm hụt hoặc thặng dư.

Nếu cán cân thanh toán thường xuyên thâm hụt ( chi>thu) thì dự trữ ngoại hối của quốc gia có thể giảm, tình hình ngoại tệ căng thẳng, từ đó tạo ra nhu cầu ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ tăng.

Nếu cán cân thanh toán thặng dư ( thu>chi), dự trữ ngoại hối có thể tăng, cung ngoại tệ trên thị trường tăng, giá ngoại tệ có khuynh hướng giảm

3.2 Lạm phát

Lạm phát là sự suy giảm sức mua của nội tệ và được đo lường bằng chỉ số giá cả chung ngày càng tăng lên. Để chứng minh mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát, Gustav Cassel (1772-1823) đã đưa ra lý thuyết ngang giá sức mua- Purchasing Power Parity

Theo lý thuyết này, giả thiết trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo và cước phí vận chuyển, thuế hải quan được giả định bằng không. Do đó, nếu các hàng hóa đều đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nước nào mà giá thật sự thấp.

3.3 Lãi suất

Phần lớn các nhà đầu tư với quy mô lớn trên thị trường như các tập đoàn, các công ty đa quốc gia có thể chuyển đổi đầu tư một cách dễ dàng giữa các đồng tiền khác nhau khi tỷ giá và lãi suất các đồng tiền này có chuyển hướng thay đổi. Vấn đề quan trọng được đặt ra là cần phải so sánh đối chiếu thu nhập đầu tư từ các đồng tiền khác nhau để có thể chắc chắn rằng họ có thể thu được kết quả đầu tư tốt nhất. Thông thường, các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao, được thực hiện một cách khá phổ biến là đi vay đồng tiền có lãi suất thấp chuyển đồi sang đồng tiền có lãi suất cao, sau đó đầu tư đồng tiền có lãi suất cao bằng nhiều hình thức nhằm hưởng lợi nhuận chênh lệch suất của hai đồng tiền. Điều này sẽ tạo nên sự thay đổi cung cầu ngoại tệ trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá. Vì thế các nhà đầu tư ngày càng quan tâm so sánh giữa thu nhập do chênh lệch lãi suất mang lại phải lớn hơn sự gia tăng tỷ giá trong suốt thời gian đầu tư. Đối chiếu, so sánh lãi suất của các đồng tiền khác nhau theo phương cách như trên là kỹ thuật quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trên thị trường.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian đầu tư hay cho vay, tỷ giá biến động tăng hoặc giảm sẽ tác động đến gia tăng thu nhập hoặc lỗ, nhà đầu tư bị rủi ro do sự gia tăng tỷ giá lớn hơn thu nhập do chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Thực tế, thông thường đồng tiền có lãi suất cao có khuynh hướng lên giá, bởi vì sẽ có nhiều nhà đầu tư mua đồng tiền có lãi suất cao để cho vay nhằm thu lãi nhiều hơn.

3.4 Một số nhân tố khác

Sự điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ, các sự kiện kinh tế, xã hội, chiến tranh , thiên tai, sự biến động của các chỉ số thống kê về việc làm-thất nghiệp-tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là các chỉ số và các sự kiện tại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái trên thị trường thế giới. Cụ thể là các nhân tố:

– Chỉ số thất nghiệp tăng, giảm trong tháng

– Chỉ số bán lẻ

– Kết quả các hội nghj G7,EU, Asian…

– Sản lượng công nghiệp, GDP, GNP…

Ngoài ra, khi thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi thì tỷ giá rất nhạy cảm với các sự kiện kinh teea, chính trị, xã hội, chiến tranh kể cả các yếu tố tâm lí…

Tóm lại, những biến động của các nhân tố nêu trên có thể tạo ra những tác động riêng lẻ hoặc đồng thời tác động lên cung hoặc cầu ngoại tệ, từ đó, tác động đến tỷ giá hối đoái. Việc hiểu và phần tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái rất quan trọng vì nó giúp chúng ta dự báo và hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá để từ đó làm cơ sở ra quyết định liên quan đến giao dịch ngoại tệ.

TL08.001_Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế Việt Nam

Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Định dạng file

TL08.001_Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế Việt Nam
Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế Việt Nam