Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2030

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2030 (ThS18.007)

Download Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2030 (ThS18.007)

Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Vì vậy, việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương trong cả nước.

Trong thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã được biết đến như một địa phương cuối cùng cực nam tổ quốc “Ai nghĩ đến Cà Mau cũng đều nghĩ đến nơi cuối cùng của tổ quốc: Mũi Cà Mau, đến với điểm du lịch Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, chiêm ngưỡng ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la”, điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh, với đặc thù về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường sinh thái và những ưu đãi khác do thiên nhiên ban tặng cho Cà Mau, nhưng hiện nay ngành Du lịch vẫn chưa thực sự phát huy lợi thế này.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2030” nhằm nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp thiết thực để nâng cao vai trò quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau phát triển bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau là yêu cầu cần thiết.

Keywords: Du lịch, Pháp luật, Chính sách, Tourism, Government policy, Law

ThS18.007_Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2030

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................2 1.2.2 Nhiệm vụ:..............................................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 1.5. Cấu trúc luận văn .................................................................................................4 1.6. Ý nghĩa thực tiễn luận văn ...................................................................................4 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................................5 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH CÀ MAU.....................5 2.1. Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................5 2.1.1 Du lịch...................................................................................................................5 2.1.2 Các hoạt động du lịch...........................................................................................7 2.1.3 Các loại hình du lịch.............................................................................................7 2.1.4 Quản lý nhà nước về du lịch .................................................................................9 2.2. Phát triển du lịch bền vững................................................................................10 2.3. Nội dung chủ yếu về quản lý nhà nước về du lịch ...........................................11 Ngành du lịch Cà Mau trong hoạt động du lịch Đồng bằng sông Cửu Long .........12 2.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về du lịch...................................................13 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch .................................14 2.5.1 Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.......................................14 2.5.2 Các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội.................................................................15 2.5.3 Các yếu tố về quản lý nhà nước về du lịch .........................................................17 2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước.......................................................................19 2.7. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về du lịch ở một số tỉnh ĐBSCL .............20 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................24 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH ........................................24 CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030......................24 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Cà Mau .....24 3.1.1 Vị trí địa lý ..........................................................................................................24 3.1.2 Hiện trạng đất đai...............................................................................................25 3.1.3 Khí hậu...............................................................................................................26 3.1.4 Dân số .................................................................................................................26 3.1.5 Tài nguyên nước .................................................................................................28 3.1.6 Tài nguyên rừng..................................................................................................28 3.1.7 Cảnh quan thiên nhiên.......................................................................................29 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................................30 3.2.1 Kinh tế.................................................................................................................30 3.2.2 Xã hội..................................................................................................................30 3.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên ...............................................................................31 3.4. Tài nguyên du lịch văn hóa lịch sử....................................................................32 3.4.1 Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Cà Mau ........................................................33 3.4.2 Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ..................................................................34 3.4.3 Xây dựng hình ảnh đến .......................................................................................35 3.4.4 Thông tin du lịch .................................................................................................36 3.4.5 Khách du lịch ......................................................................................................36 3.4.6 Hoạt động tài chính ............................................................................................37 3.4.7 Hoạt động du lịch ...............................................................................................37 3.5. Kết quả đạt được.................................................................................................39 3.6. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau ..............41 3.6.2 Tổ chưc bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Cà Mau .........................44 3.6.3 Đào tạo bồi dưỡng nguồn lực du lịch trên địa bàn tỉnh .....................................44 3.6.4 Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch tại tỉnh Cà Mau...................................45 3.6.5 Quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch .........................................................47 3.7. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau......................................................................................................50 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ..........................................56 4.1 Dự báo phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau tầm nhìn 2030 ..............56 4.2 Định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau...............................57 4.3 Những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau ....................................................................................................................57 4.3.1 Thực hiện tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững..........................................................................................................................................57 4.3.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch....................59 4.3.3 Chú trọng bảo vệ tôn tạo các điểm du lịch, cảnh quan, môi trường phục vụ phát triển du lịch bền vững ..............................................................................................................59 4.3.4 Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch ...........................................................60 4.3.5 Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác phát triển du lịch .............60 4.3.6 Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch .............................................61 4.3.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.....................................................61 4.3.8 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.......................61 4.3.9 Kịp thời xử lý những hiện tượng trái pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch ...........................................................................................................................................62 4.3.10 Khuyến khích, khen thưởng và nêu gương đối với các cá nhân tập thể có đóng góp tích cực trong hoạt động du lịch.......................................................................................63 4.4. Kết quả nghiên cứu.............................................................................................64 4.5. Đề xuất, kiến nghị ...............................................................................................65 DANH MỤC VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long HST Hệ sinh thái QLNN Quản lý nhà nước SPDL Sản phẩm du lịch TP.CM Thành phố Cà Mau UNWTO Tổ chức du lịch thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống quản lý …………………………………….. trang 10 Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống Quản lý nhà nước về du lịch ………………. trang 18 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đơn vị hành chính phân cấp theo huyện, xã …………………… trang 25 Bảng 3.2. Dân số trung bình phân theo giới tình và phân theo đô thị nông thôn Giai đoạn 2010-2015 của tỉnh Cà Mau …………………………………... trang 27 Bảng 3.3. Giá trị GDP các ngành kinh tế của Cà Mau ................................... trang 33 Bảng 3.4. Lượng khách du lịch đến Cà Mau giai đoạn 2010-2015 ................ trang 37 Bảng 3.5. Chỉ tiêu doanh thu .......................................................................... trang 37 TỪ KHÓA Quản lý nhà nước về du lịch, phát triển bền vững, tỉnh Cà Mau TÓM TẮT Ngành Du lịch có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Vì vậy, việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương trong cả nước. Trong thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã được biết đến như một địa phương cuối cùng cực nam Tổ quốc “Ai nghĩ đến Cà Mau cũng đều nghĩ đến nơi cuối cùng của Tổ quốc: Mũi Cà Mau, đến với điểm du lịch Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, chiêm ngưỡng ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la”, điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh, với đặc thù về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường sinh thái và những ưu đãi khác do thiên nhiên ban tặng cho Cà Mau, nhưng hiện nay ngành Du lịch vẫn chưa thực sự phát huy lợi thế này. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp thiết thực để nâng cao vai trò quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau phát triển bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau là yêu cầu cần thiết. RESEARCH SUMMARY The tourism industry plays an important role in creating jobs, increasing incomes for people, contributing more and more to the economic growth and development of many provinces and cities in Vietnam. Therefore, improving the state management role for tourism is one of the top priorities in the socio-economic development strategy of many localities in the country. In recent years, Ca Mau province has been known as a locality at the southernmost end of the country. “Anyone who thinks of Ca Mau thinks about the last place of the Fatherland: Mui Ca Mau, coming to Mui Ca Mau tourist destination”, visitors are visiting the national landmark, watching the forest, watching the sea, admiring the ambition hidden in the vast sea sky”, tourist attractions for tourists inside and outside the province, with particularity on natural resources, landscape of ecological environment and other incentives given to Ca Mau by nature, but now the tourism industry has not really promoted this advantage. Therefore, studying the situation and proposing practical solutions to improve the state management role in order to promote the development of Ca Mau tourism industry to develop sustainably, really become a nasal economic sector. At the same time, contributing to speeding up the socio-economic development of Ca Mau province is a necessary requirement. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của du lịch. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch luôn được chú trọng, không ngừng đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế. Ngành du lịch đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Ngành du lịch góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan như giao thông vận tải, các ngành nghề dịch vụ ăn uống, giải trí, thương mại và một số ngành nghề khác. Bên cạnh đó du lịch góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài ra ngành du lịch còn góp phần thúc đẩy hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…. Trong những năm qua ngành du lịch Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là những địa phương có lợi thế và xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng như Cà Mau. Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực Nam của Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có ba mặt giáp biển, với 254km bờ biển, và hệ thống rừng ngập mặn tạo thành lá phổi xanh cho thành phố Cà Mau. Qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, đến ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Cà Mau được tái lập theo Nghị Quyết khóa IX, kỳ họp thứ 10 ngày 06 tháng 11 năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển Thái Lan, Malaysia, Indonesia và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á. Với vị trí địa lý đặc biệt và điều kiện thiên nhiên thuận lợi, Cà Mau đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Du lịch của vùng và quốc gia. Trong đó Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau được xác định trở thành trung tâm giao thương quốc tế, du lịch quốc gia với sản phẩm chất lượng cao của cả khu vực Nam Bộ và hạ lưu sông Mê Kông. 2 Thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này nhiều cảnh quan đẹp, độc đáo: Cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối; bãi biển Khai Long, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ… đang thu hút nhiều du khách đến tham quan. Du lịch Cà Mau đã và đang đóng góp một vai trò khá quan trọng trong ngành du lịch kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long, không chỉ thu hút được lượng khách du lịch trong và ngoài tỉnh đồng thời mang lại nguồn thu tương đối lớn cho nguồn ngân sách của tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Sự phát triển của du lịch tỉnh Cà Mau đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước đối với ngành du lịch hiệu quả còn thấp, nhất là việc quản lý các dịch vụ, các cơ sở du lịch. Để phát huy hết tiềm năng và lợi thế du lịch hiện có của tỉnh, Cà Mau đang tiếp tục xây dựng lộ trình, bước đi thích hợp trên cơ sở khảo sát điều tra, quy hoạch tổng thể để phát triển ngắn và dài hạn có mục tiêu rõ ràng, hình thành các giải pháp chiến lược cụ thể, khả thi đảm bảo lý luận thực tiễn, đồng bộ góp phần phát triển ngành Du lịch trong giai đoạn hiện nay. Do đó, Ngành Du lịch cần chủ động thúc đẩy xúc tiến du lịch và nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tiềm năng của đất và người Cà Mau. Để từ đó, định hướng cho sự phát triển về mọi mặt của ngành du lịch, đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho nền kinh tế toàn tỉnh. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020 - 2030” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Công nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra. 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Cà Mau để tìm ra các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả đối với du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh, hiệu quả, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau. 1.2.2 Nhiệm vụ: 3 Nghiên cứu những lý luận chung về du lịch và quản lý nhà nước về du lịchPhân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế. Đề xuất các chiến lược, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về vấn đề quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Thời gian: Nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Cà Mau từ năm 2010-2015, định hướng quản lý nhà nước giai đoạn 2020-2030. Nội dung: Các nội dung liên quan về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu văn kiện, tài liệu Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng để hoàn thiện luận văn này. Phương pháp được vận dụng một cách linh hoạt để có thể thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác nhất về chiến lược phát triển du lịch tỉnh Cà Mau: nội dung chính sách, kết quả thực hiện chính sách trong những năm qua, các bài học, kinh nghiệm phát triển du lịch địa phương, tỉnh lân cận.... - Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê: Từ những thông tin, tài liệu đã thu thập cần được thống kê lại một cách đầy đủ, khoa học để có thể nghiên cứu, phân tích các tài liệu dễ dàng hơn, trình bày một cách dễ hiểu, đặc biệt các thông tin liên quan đến con số như: số lượng khách du lịch đến Cà Mau, doanh thu từ du lịch, số lượng nhân lực phục vụ du lịch trong giai đoạn 2015-2020,... - Phương pháp phân tích tài liệu, số liệu Phương pháp được áp dụng nhằm hiểu rõ được nội dung của chiến lược phát 4 triển du lịch của tỉnh Cà Mau, cũng như làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và cách khắc phục để hoàn thiện chiến lược thì phương pháp phân tích tài liệu, số liệu là không thể thiếu. - Phương pháp khảo sát thực tiễn Phương pháp khảo sát từ thực tế địa phương về các loại hình du lịch, thực tế tình hình du lịch tỉnh Cà Mau có những điểm mạnh yếu để đưa ra định hướng, kiến nghị đề xuất chiến lược quản lý phù hợp trong giai đoạn 2020-2030. - Phương pháp phân tích SWOT Là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và quyết định thông qua việc phân tích điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses) bên trong và cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) bên ngoài đối tượng nghiên cứu. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng phát triển của ngành quản lí du lịch để lựa chọn các chiến lược quản lí và phát triển tiềm năng kinh tế du lịch phù hợp với địa phương tỉnh Cà Mau. 1.5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương. Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2015. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn 2030 1.6. Ý nghĩa thực tiễn luận văn Ý nghĩa lý luận: Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về du lịch đối với tỉnh Cà Mau. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ đó đưa ra được những việc đã làm được và chưa làm được, tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Đề xuất những giải pháp mới nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH CÀ MAU 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1 Du lịch Hiện nay trên thế giới có hàng trăm thậm chí hàng ngàn nghiên cứu lớn, nhỏ về du lịch và phát triển du lịch. Bởi thế, việc xác định một định nghĩa chung nhất về du lịch là điều vô cùng khó khăn. Mỗi học giả, mỗi tổ chức du lịch dựa trên quan điểm đánh giá, nhìn nhận, nghiên cứu của mình đã đưa ra những cách định nghĩa về du lịch rất khác nhau. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 1995 đưa ra thuật ngữ: “Du lịch là các hoạt động của con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến nào đó bên ngoài nơi mà họ sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí, và các mục đích khác. Từ điển bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa du lịch ở hai khía cạnh: Thứ nhất: du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Thứ hai: du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo định nghĩa trên, du lịch được hiểu theo cả hai khía cạnh: đi du lịch (của du khách) và làm du lịch (của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch). Trong định nghĩa này có "hình ảnh" của kinh tế du lịch. Luật Du lịch 2017 có đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian 6 không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Định nghĩa của Luật Du lịch có quan điểm tương đồng với định nghĩa của UNWTO - tức chỉ bàn đến hoạt động của khách du lịch, không bàn đến hoạt động kinh doanh du lịch. Trong Giáo trình kinh tế du lịch của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2006) có đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. Như vậy, qua các định nghĩa về du lịch được trích dẫn và phân tích trên, thật khó để có thể xác định định nghĩa nào là chính xác nhất. Nghiên cứu đề tài dưới gốc độ quản lí công, trong khuôn khổ luận văn này tác giả sẽ nghiên cứu khái niệm du lịch theo Luật Du lịch 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịch như sau: - Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên; - Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn; - Mục đích của chuyến du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm. - Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và cư dân ở địa phương 7 2.1.2 Các hoạt động du lịch Luật Du lịch năm 2005 đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch như sau: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”. Với cách tiếp cận như vậy, hoạt động du lịch được nhìn nhận dưới 3 khía cạnh: Thứ nhất, hoạt động của khách du lịch nghĩa là việc di chuyển và lưu trú tạm thời của người du lịch đến một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ để tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Thứ hai, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch là những người hoạt động tổ chức lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan, vận chuyển đưa đón khách du khách, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Thứ ba, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tức là cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan tại địa phương du lịch tổ chức quản lý, điều phối, phục vụ hoạt động của khách du lịch và tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các đối tượng này thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động du lịch theo đúng luật định. Như vậy, hoạt động du lịch ở đây được tiếp cận bao gồm các dịch vụ trực tiếp và gián tiếp cho du lịch. Ở một chừng mực nhất định, hoạt động du lịch có thể được coi là đồng nghĩa với khái niệm ngành du lịch. 2.1.3 Các loại hình du lịch Du lịch là một hoạt động đa dạng và phong phú được phân chia thành các loại hình du lịch cụ thể như sau: - Căn cứ vào lãnh thổ: Du lịch nội địa là hoạt động khách du lịch thực hiện chuyến đi trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình (trong nước Việt Nam). Du lịch quốc tế là hoạt động khách du lịch di chuyển từ nước này sang nước khác vượt qua phạm vi lãnh thổ của quốc gia và tiêu tiền bằng ngoại tệ.
Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Loại tài liệu

Năm

ThS18.007_Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2030
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2030