Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam

Mã: LA02.310 Danh mục: , Từ khóa: , , Chuyên Ngành: Tài chính - Ngân hàngNơi xuất bản: Học viện Tài chínhNăm: 2021Loại tài liệu: Luận án tiến sĩTên tác giả: Nguyễn Hữu Tân
Số trang: 257

Download Luận án Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam

Phân tích tình hình tài chính là một công việc vô cùng cần thiết đối với tất cả các đối tượng có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp, trong đó có các nhà quản lý doanh nghiệp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các nhà quản lý thấy rõ thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, đánh giá được tiềm năng, rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp.

Qua đó, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra được các quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả vốn và các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam, các nhà quản lý vẫn còn xem nhẹ việc phân tích tình hình tài chính, dẫn đến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình huy động và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không bảo toàn được vốn, thậm chí đe dọa tới sự tồn tại của doanh nghiệp.

Hiện nay, sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho không ít doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam cũng không đứng ngoài những thách thức đó. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng cả về mặt số lượng và quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể thấy rằng tình hình tài chính của không ít doanh nghiệp chưa thực sự lành mạnh, hiệu quả hoạt động kinh doanh không ổn định và còn khá thấp. Khó khăn của nền kinh tế thời gian qua đã ảnh hưởng khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí rơi vào tình trạng phá sản. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép còn thấp một phần là do tình trạng dư cung thép. Giai đoạn 2015 – 2017, thị trường thép Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tốt, bình quân khoảng 15%/năm. Cụ thể, năm 2015 đạt hơn 15 triệu tấn, tăng 22%; năm 2016 đạt hơn 17,8 triệu tấn, tăng 19% và năm 2017 đạt hơn 22,1 triệu tấn, tăng 24%. Nhưng từ năm 2018 trở lại đây, cùng với sự đi xuống của thị trường bất động sản, xu hướng bảo hộ gia tăng, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trở nên khó khăn.

HOT: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Uy Tín - Chuyên Nghiệp LIÊN HỆ

Năng lực sản xuất các sản phẩm thép của Việt Nam mới chỉ huy động trung bình đạt 63% công suất, thấp hơn so với mức huy động công suất bình quân của thế giới là khoảng 76,9%. Riêng các nhà máy thép không gỉ của Việt Nam mới huy động khoảng 30% công suất. Bên cạnh đó, việc bảo hộ của các nước nhập khẩu thông qua việc áp thuế chống bán phá giá thép khiến doanh nghiệp ngành thép trong thời gian qua gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Thép là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh thương mại. Mỹ đã quyết định đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ, quyết định trên đã có hiệu lực từ tháng 05/2018. Quyết định áp thuế chống bán phá giá đã khiến giá thép vào Mỹ đã tăng trên 50%, qua đó có lợi cho các nhà sản xuất thép và ảnh hưởng tiêu cực cho các ngành sử dụng thép tại Mỹ. Liên minh Châu Âu, Malaysia, Canada cũng đã mở các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép màu đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Điều này cho thấy các nước đang gia tăng bảo hộ hàng thép sản xuất trong nước.

Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình, các nhà quản lý cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được điều này, các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích tình hình tài chính để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để đảm đảm sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là mục tiêu hướng đến của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam nói riêng.

Từ những lý do trên, đề tài “Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT …………………………………………………………………. i DANH MỤC BẢNG BIỂU …………………………………………………………………………… ii DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ……………………………………………………………………… iv MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP …………………………………………………………………………………………………….19
1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và tình hình tài chính doanh nghiệp
…………………………………………………………………………………………………………………..19
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp và tình hình tài chính doanh nghiệp …………………………………………………………………………………………………………19
1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ………………………………………………………..21
1.1.3. Quản trị tài chính doanh nghiệp …………………………………………………………….22
1.1.3.1. Khái niệm và nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp ………………………..22
1.1.3.2. Công cụ quản trị tài chính doanh nghiệp …………………………………………….24
1.2. Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ……………………..26
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ……………26
1.2.1.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp…………………………..26
1.2.1.2. Mục tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp …………………………….27
1.2.2. Nguồn thông tin sử dụng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp …………28
1.2.3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp………………………….31
1.2.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ……………………………….35
1.2.4.1. Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp………………………35
1.2.4.2. Phân tích tình hình dòng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp ..38
1.2.4.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp ………………………………41
1.2.4.4. Phân tích kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp …….45
1.2.4.5. Phân tích giá trị thị trường của doanh nghiệp ……………………………………..49
1.2.4.6. Phân tích rủi ro phá sản của doanh nghiệp………………………………………….50
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp ……………….52
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp………………………………………………………52
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ……………………………………………………..53
1.4. Kinh nghiệm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp tại một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………………………………………………………………56
1.4.1. Kinh nghiệm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp tại một số nước ……56

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……………………………………………………….61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………….63
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ……………64
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam ………….64
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt
Nam ……………………………………………………………………………………………………………64
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam ……………………64
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam ……………………………………………………………………………………………..67
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam …………………………………………………………………………………….69
2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp thép ……………….69
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ……………………………………………………….74
2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam……………………………………………………………………………………75
2.2.1. Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn ……………………………………………………75
2.2.1.1. Phân tích tình hình tài sản …………………………………………………………………75
2.2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn ……………………………………………………………81
2.2.1.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn……………………..87
2.2.2. Phân tích tình hình dòng tiền và khả năng thanh toán ………………………………88
2.2.2.1. Phân tích tình hình dòng tiền ……………………………………………………………..88
2.2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán …………………………………………………………..91
2.2.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn…………………………………………………………….94
2.2.3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ………………………………………..94
2.2.3.2. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn dài hạn ……………………………………………..98
2.2.3.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn …………………………………………100
2.2.4. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời …………………..108
2.2.4.1. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh ……………………………………………..108
2.2.4.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn ………………………………………………….127
2.2.5. Phân tích giá trị thị trường ………………………………………………………………….133
2.2.6. Phân tích rủi ro phá sản ………………………………………………………………………135
2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam thông qua mô hình hồi quy ……………………..138

2.3.1. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời các DN thép niêm yết thông qua mô hình hồi quy……………………………………………………………………………………138
2.3.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng rủi ro phá sản của các doanh nghiệp thép niêm yết ở Việt Nam thông qua mô hình hồi quy…………………………………………………………145
2.4. Đánh giá chung về thực trạng tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam ……………………………………………………………….152
2.4.1. Những kết quả đạt được ……………………………………………………………………..152
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân …………………………………………………………..154
2.4.2.1. Những hạn chế ……………………………………………………………………………….154
2.4.2.2. Nguyên nhân…………………………………………………………………………………..157
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………..161
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM…………………..162
3.1. Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam……………………………………….162
3.1.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội …………………………………………………………………….162
3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới ………………………………………………………………….162
3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế Việt Nam………………………………………………………………..164
3.1.2. Triển vọng và xu hướng ngành thép Việt Nam………………………………………169
3.1.2.1. Gia tăng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của ngành ………….169
3.1.2.2. Tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có, tiết giảm chi phí sản xuất, áp dụng
công nghệ phù hợp ……………………………………………………………………………………..170
3.1.2.3. Chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế……………………………………………171
3.1.2.4. Ứng phó với các rủi ro ngành thép ……………………………………………………172
3.2. Yêu cầu của các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam ……………………………………………………………….172
3.2.1. Cải thiện tình hình tài chính xuất phát từ mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp ……………………………………………………………………………………………………….172
3.2.2. Cải thiện tình hình tài chính phải đảm bảo phù hợp môi trường kinh doanh và sự biến động của các nhân tố vĩ mô ………………………………………………………………173
3.2.3. Cải thiện tình hình tài chính phải đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của DN………………………………………………………………………………………………………174
3.2.4. Cải thiện tình hình tài chính phải đảm bảo sự thống nhất với chiến lược của doanh nghiệp ……………………………………………………………………………………………..174

3.3. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam ………………………………………………………………………………………….174
3.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp…………………………………………………………………….175
3.3.1.1. Tăng cường quản trị và sử dụng tài sản hiệu quả ……………………………….175
3.3.1.2. Tái cấu trúc nguồn vốn, đảm bảo sự an toàn và ổn định nguồn tài trợ của doanh nghiệp ……………………………………………………………………………………………..181
3.3.1.3. Tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ………………………………..187
3.3.1.4. Thúc đẩy công tác tiêu thụ, tìm kiếm mở rộng thị trường……………………..189
3.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ ……………………………………………………………………….192
3.3.2.1. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh một cách khoa học………………192
3.3.2.2. Tái cấu trúc bộ máy quản trị doanh nghiệp………………………………………..198
3.3.2.3. Tăng cường sử dụng công cụ phân tích tài chính ………………………………..199
3.4. Một số kiến nghị với nhà nước…………………………………………………………….201
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………..205
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………206
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ………………………………………………………..208
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….209
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………….214

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp GVHB Giá vốn hàng bán NV Nguồn vốn
NVDH Nguồn vốn dài hạn NVNH Nguồn vốn ngắn hạn NHTM Ngân hàng thương mại NDH Nợ dài hạn
NNH Nợ ngắn hạn
NPT Nợ phải trả
SXKD Sản xuất kinh doanh
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu
VKD Vốn kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

i

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng sản lượng thép trong nước giai đoạn 1975 – 2005……………………..65
Bảng 2.2. Các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam …………………………..68
Bảng 2.3. Quy mô tổng tài sản các DN ngành thép niêm yết năm 2020 ………………68
Bảng 2.4. Tài sản bình quân các DN ngành thép niêm yết ở Việt Nam ……………….77
Bảng 2.5. Tỷ trọng một số khoản mục tài sản của các doanh nghiệp thép trong giai đoạn 2015 – 2020 …………………………………………………………………………………………78
Bảng 2.6. Hệ số nợ của các DN ngành thép niêm yết ở Việt Nam phân theo mảng hoạt động …………………………………………………………………………………………………….85
Bảng 2.7. Chính sách tài trợ của các DN thép niêm yết ở Việt Nam …………………..87
Bảng 2.8. Tổng nguồn tiền và sử dụng tiền của các DN thép niêm yết………………..91
Bảng 2.9. Khả năng thanh toán các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động ……….93
Bảng 2.10. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động……………………………………………………………………………………………………………96
Bảng 2.11. Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động
…………………………………………………………………………………………………………………..99
Bảng 2.12. Tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động………………………………………………………………………………………………………….102
Bảng 2.13. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động………………………………………………………………………………………………………….105
Bảng 2.14. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động …………………………………………………………………………………………………..107
Bảng 2.15. Doanh thu các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động…………………..110
Bảng 2.16. Tỷ suất lợi nhuận gộp các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động…..115
Bảng 2.17. Tỷ lệ CPBH/DT các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động ………….118
Bảng 2.18. Tỷ lệ CPQLDN/DT các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động……..119
Bảng 2.19. Tỷ suất LNST/DT các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động ……….126
Bảng 2.20. Khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh các DN thép niêm yết theo mảng hoạt động ………………………………………………………………………………………….128
Bảng 2.21. Hệ số P/E, P/B trung bình của các DN thép …………………………………..133
Bảng 2.22. Hệ số Z-score của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam năm
2020………………………………………………………………………………………………………….136
Bảng 2.23. Hệ số Z-score của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020………………………………………………………………………………………..137

 

 

ii

Bảng 2.24. Biến độc lập trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các DN ngành thép niêm yết ………………………………………………………139
Bảng 2.25. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình………………..140
Bảng 2.26. Kiểm tra đa cộng tuyến các biến độc lập trong mô hình ………………….140
Bảng 2.27. Kiểm tra FEM và REM bằng kiểm định Hausman …………………………141
Bảng 2.28. Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) ……………………………………………141
Bảng 2.29. Kiểm định khuyết tật phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi……………142
Bảng 2.30. Kiểm định khuyết tật tự tương quan ……………………………………………..143
Bảng 2.31. Kết quả hồi quy của mô hình FGLS ……………………………………………..143
Bảng 2.32. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ………………………………………..147
Bảng 2.33 Ước lượng mô hình và Kiểm định Wald ………………………………………..148
Bảng 2.34 Mô hình Logit ước lượng các nhân tố tác động đến rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm yết ngành thép tại Việt Nam…………………………………………….149
Bảng 2.35. Kiểm định Omnibus……………………………………………………………………149
Bảng 2.36. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình …………………………………….149
Bảng 2.37. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình……………………149
Bảng 2.38. Tổng hợp các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình ……………………152
Bảng 3.1. Yêu cầu quy mô tối thiểu trong luyện kim ………………………………………170
Bảng 3.2. Tổng hợp kế hoạch mở rộng dự án sản xuất thép thời gian tới …………..170
Bảng 3.3. Thuế nhập khẩu thép theo VKFTA ………………………………………………..171
Bảng 3.4. Kế hoạch sản xuất của các DN thép ứng phó với biến động giá nguyên vật liệu……………………………………………………………………………………………………………198

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

iii

DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhu cầu tiêu thụ và sản lượng sản xuất thép thành phẩm trong giai đoạn
2006 – 2010…………………………………………………………………………………………………66
Biểu đồ 2.2. Sản lượng thép nguyên liệu trong giai đoạn 2006 – 2010………………..66
Biểu đồ 2.3. Sản lượng sản xuất thép thành phẩm trong giai đoạn 2010 – 2020 …..66
Biểu đồ 2.4. Giá trị gia tăng trong các công đoạn sản xuất thép năm 2020…………..71
Biểu đồ 2.5. Tình hình tài sản của các DN ngành thép niêm yết ở Việt Nam ……….76
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu tài sản các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam phân theo mảng hoạt động …………………………………………………………………………………….80
Biểu đồ 2.7. Tình hình nguồn vốn của các DN thép niêm yết ở Việt Nam …………..82
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu nợ phải trả của các DN thép niêm yết ở Việt Nam ………………83
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt
Nam ……………………………………………………………………………………………………………84
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu nợ và tỷ lệ đòn bẩy tài chính năm 2020 ……………………………86
Biểu đồ 2.11. Hệ số tài trợ thường xuyên của các DN thép niêm yết ở Việt Nam…88
Biểu đồ 2.12. Lưu chuyển tiền thuần các DN thép niêm yết ở Việt Nam …………….89
Biểu đồ 2.13. Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt
Nam ……………………………………………………………………………………………………………92
Biểu đồ 2.14. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam …………………………………………………………………………………………….94
Biểu đồ 2.15. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh các DN thép niêm yết ……………..97
Biểu đồ 2.16. Phân tích Dupont hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh các doanh nghiệp thép niêm yết ở Việt Nam năm 2020 ………………………………………………………………98
Biểu đồ 2.17. Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn của các DN thép niêm yết ……………..99
Biểu đồ 2.18. Tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn các DN ngành thép niêm yết …..101
Biểu đồ 2.19. Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn của các DN thép niêm yết ở Việt
Nam ………………………………………………………………………………………………………….102
Biểu đồ 2.20. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho của các DN thép niêm yết ……..103
Biểu đồ 2.21. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu của các DN thép niêm yết
…………………………………………………………………………………………………………………106
Biểu đồ 2.22. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu các DN thép niêm yết …..108
Biểu đồ 2.23. Tăng trưởng doanh thu của các DN thép niêm yết………………………109
Biểu đồ 2.24. Doanh thu thuần của các DN thép niêm yết ở Việt Nam ……………..111
Biểu đồ 2.25. Tỷ suất lợi nhuận gộp trung bình các DN thép …………………………..113

 

 

iv

Biểu đồ 2.26. Tình hình biến động giá than luyện cốc, quặng sắt trên thế giới……115
Biểu đồ 2.27. Biểu giá điện bình quân của Việt Nam………………………………………115
Biểu đồ 2.28. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các DN thép niêm yết ở Việt Nam………116
Biểu đồ 2.29. Tỷ lệ CPBH/Doanh thu trung bình của các DN thép …………………..117
Biểu đồ 2.30. Tỷ lệ Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần của các DN ngành thép niêm
yết ở Việt Nam …………………………………………………………………………………………..118
Biểu đồ 2.31. Tỷ lệ CPQLDN/Doanh thu trung bình của các DN thép………………119
Biểu đồ 2.32. Tỷ lệ Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu thuần của các doanh nghiệp thép niêm yết ở Việt Nam …………………………………………………………………120
Biểu đồ 2.33. Tình hình tăng trưởng LNST của các doanh nghiệp thép niêm yết ở
Việt Nam …………………………………………………………………………………………………..121
Biểu đồ 2.34. Biến động lãi suất cho vay trên thị trường vốn …………………………..122
Biểu đồ 2.35. LNST của các doanh nghiệp thép niêm yết ở Việt Nam ………………123
Biểu đồ 2.36. Khả năng sinh lời hoạt động của các doanh nghiệp thép niêm yết ở Việt
Nam ………………………………………………………………………………………………………….125
Biểu đồ 2.37. Tỷ suất LNST của các DN thép niêm yết ở Việt Nam …………………126
Biểu đồ 2.38. Khả năng sinh lời ròng vốn kinh doanh của các DN ngành thép niêm yết ở Việt Nam …………………………………………………………………………………………..127
Biểu đồ 2.39. Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thép niêm yết ở Việt Nam …………………………………………………………………………………………..129
Biểu đồ 2.40. Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của các DN thép niêm yết ở Việt
Nam ………………………………………………………………………………………………………….130
Biểu đồ 2.41. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thép niêm
yết ở Việt Nam …………………………………………………………………………………………..131
Biểu đồ 2.42. Phân tích Dupont khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thép niêm yết ở Việt Nam năm 2020 ………………………………………………….133
Biểu đồ 2.43. Phân loại Z-score của các DN thép niêm yết ở Việt Nam…………….138

 

 

 

 

 

 

 

 

 

v

 

1. Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU
Phân tích tình hình tài chính là một công việc vô cùng cần thiết đối với tất cả các đối tượng có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp, trong đó có các nhà quản lý doanh nghiệp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các nhà quản lý thấy rõ thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, đánh giá được tiềm năng, rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Qua đó, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra được các quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả vốn và các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam, các nhà quản lý vẫn còn xem nhẹ việc phân tích tình hình tài chính, dẫn đến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình huy động và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không bảo toàn được vốn, thậm chí đe dọa tới sự tồn tại của doanh nghiệp.
Hiện nay, sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho không ít doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam cũng không đứng ngoài những thách thức đó. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng cả về mặt số lượng và quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể thấy rằng tình hình tài chính của không ít doanh nghiệp chưa thực sự lành mạnh, hiệu quả hoạt động kinh doanh không ổn định và còn khá thấp. Khó khăn của nền kinh tế thời gian qua đã ảnh hưởng khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí rơi vào tình trạng phá sản. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép còn thấp một phần là do tình trạng dư cung thép. Giai đoạn
2015 – 2017, thị trường thép Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tốt, bình quân khoảng
15%/năm. Cụ thể, năm 2015 đạt hơn 15 triệu tấn, tăng 22%; năm 2016 đạt hơn 17,8
triệu tấn, tăng 19% và năm 2017 đạt hơn 22,1 triệu tấn, tăng 24%. Nhưng từ năm
2018 trở lại đây, cùng với sự đi xuống của thị trường bất động sản, xu hướng bảo hộ gia tăng, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trở nên khó khăn. Năng lực sản xuất các sản phẩm thép của Việt Nam mới chỉ huy động trung bình đạt 63% công suất, thấp hơn so với mức huy động công suất bình quân của thế giới là khoảng 76,9%. Riêng các nhà máy thép không gỉ
của Việt Nam mới huy động khoảng 30% công suất. Bên cạnh đó, việc bảo hộ của

 

 

1

các nước nhập khẩu thông qua việc áp thuế chống bán phá giá thép khiến doanh nghiệp ngành thép trong thời gian qua gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Thép là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh thương mại. Mỹ đã quyết định đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ, quyết định trên đã có hiệu lực từ tháng 05/2018. Quyết định áp thuế chống bán phá giá đã khiến giá thép vào Mỹ đã tăng trên 50%, qua đó có lợi cho các nhà sản xuất thép và ảnh hưởng tiêu cực cho các ngành sử dụng thép tại Mỹ. Liên minh Châu Âu, Malaysia, Canada cũng đã mở các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép màu đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Điều này cho thấy các nước đang gia tăng bảo hộ hàng thép sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình, các nhà quản lý cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được điều này, các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích tình hình tài chính để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để đảm đảm sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là mục tiêu hướng đến của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam nói riêng.
Từ những lý do trên, đề tài “Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các vấn đề về phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp nói chung đã được nhiều tác giả quan tâm, đề cập đến trong các sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu theo các nhóm như sau:
(i) Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan tới tài chính doanh nghiệp và công cụ quản trị tài chính doanh nghiệp
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nước ngoài.
Những công trình nghiên cứu nước ngoài có thể kể đến như: Corporate governance – A synthesis of Theory, research and practice của H. Kent Baker và Ronald Anderson – Quản trị doanh nghiệp – Lý thuyết, nghiên cứu và thực hành (2011) – NXB Kinh tế Hồ Chí Minh [1]; Fundamentals of financial management của Eugene F. Brigham và Joel F. Houston, University of Florida [54]; Effective Operations and Controls for the small privately held business của Rob Reider – Quản
trị hiệu quả doanh nghiệp vừa và nhỏ (bản dịch Tiếng Việt) (2013) của FPT

 

 

2

polytechnic – Đại học FPT – NXB Tri thức [36]; Fundamentals of Corporate Finance (1997) của Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, Bradford D. Jordan, The McGraw-Hill Companies, Inc. Comprehensive Edition [67]; Khoa học quản lý và quản trị doanh nghiệp tại Nhật Bản (song ngữ Việt – Nhật) (2011) của Takahashi Yoshiaki, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân [44]… Các tài liệu này đề cập đến tài chính, tài chính doanh nghiệp, nội dung cụ thể của tài chính doanh nghiệp, công tác quản trị tài chính doanh nghiệp trong doanh nghiệp nói chung.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu trong nước.
Đã có một số luận án nghiên cứu liên quan đến quản trị tài chính trong doanh nghiệp dưới nhiều góc độ như:
Tác giả Võ Thị Quý (2003) trong Luận án tiến sĩ “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa” [32] đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Tác giả đã đề cập hoạt động quản trị tài chính trong các doanh nghệp nhà nước sau cổ phần hóa và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính.
Tác giả Dương Văn Chung (2003) trong Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước xây dựng giao thông” [3] đã đề cập đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa ra lý luận và thực tiễn liên quan tới việc đánh giá hiệu quả kinh doanh; qua đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước xây dựng giao thông.
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông” của Nguyễn Quỳnh Sang (2008) [37] đã đánh giá, phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng giao thông nói riêng; xác định nguyên nhân dẫn tới sử dụng vốn không hiệu quả, những hạn chế trong đầu tư, huy động vốn, trong quản trị doanh nghiệp… ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng giao thông. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động…
Luận án tiến sĩ “Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành nhựa ở Việt Nam” của Trần Hồ Lan (2003)[20] hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về vốn, hiệu quả sử dụng vốn; phân tích, xây dựng
hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng

 

 

3

tình hình sử dụng vốn ở ngành nhựa và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở
ngành này.
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh, áp dụng cho công ty TNHH một thành viên than Thống Nhất – TKV” của Nguyễn Quốc Tuấn (2012) [41] đề cập vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Luận án đã đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác than tại Quảng Ninh, áp dụng cho công ty TNHH một thành viên than Thống Nhất trong giai đoạn 2011 – 2015.
Tác giả Phan Hồng Mai (2012) trong Luận án tiến sĩ “Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam” [21] đề cập vấn đề quản lý tài sản, nhân tố ảnh hưởng và thực trạng quản lý tài sản tại các CTCP xây dựng niêm yết trên sản giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn
2006 – 2010. Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản như: Đánh giá tác động của quản lý tài sản tới ROA, ROE và chỉ số Z; ứng dụng mô hình Miller – Orr để quản lý quỹ; giải pháp về nguồn nhân lực, huy động vốn,…
Ngoài ra, có nhiều luận án khác nghiên cứu những vấn đề nhỏ như vốn lưu động, vốn cố định, vốn kinh doanh… trong doanh nghiệp.
(ii) Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan tới phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Các nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm các nghiên cứu nước ngoài và các nghiên cứu trong nước.
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nước ngoài.
Tác giả Clyde P. Sticdney (2003) trong cuốn sách “Financial Reporting and Statement Analysis” [51] có những nghiên cứu sâu về việc trình bày BCTC và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin chính xác cho những đối tượng quan tâm. Tác phẩm này đã đề cập đến các nội dung phân tích tài chính của các loại hình doanh nghiệp nói chung, tuy nhiên chưa đề cập đến những đặc điểm riêng của việc trình bày và phân tích BCTC đối với các doanh nghiệp ngành thép.
Tác giả Josette Peyrard (2005) trong sách “Phân tích tài chính doanh nghiệp” (bản dịch) [25] đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến phân tích tình hình tài chính như phương pháp phân tích, dữ liệu sử dụng trong phân tích, nội dung chính trong tác phẩm này đề cập đến nội dung phân tích và các chỉ tiêu phân tích tình hình
tài chính. Theo tác giả, nội dung của phân tích tình hình tài chính chủ yếu tập trung

 

 

4

vào phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích khả năng sinh lời, phân tích rủi ro và phân tích tăng trưởng, do vậy tác giả đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích cho từng nội dung phân tích trên.
Tác giả Charles H. Gibson (2012) trong sách “Financial Reporting Analysis
– Using financial Accounting information”, 13th Edidion [52] gồm 13 chương trong đó nội dung chương 1 phát triển những nguyên lý cơ bản xây dựng BCTC, chương 2 miêu tả các dạng tổ chức kinh tế và giới thiệu về BCTC. Chương 3, 4, 5 tiến hành nhận xét chuyên sâu về các báo cáo của doanh nghiệp. Các chương tiếp theo từ chương 6 – 11 giới thiệu về phương pháp phân tích và tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính trong các doanh nghiệp, dự báo kết kết quả kinh doanh, quy trình và tác dụng của phân tích trong quản lý. Đặc biệt, tại chương 12 đã đề cập đến những vấn đề gặp phải khi phân tích 6 ngành đặc thù là: ngân hàng, điện, dầu khí, giao thông vận tải, bảo hiểm, bất động sản, chỉ ra những điểm khác biệt trong báo cáo ngành. Chương 13 đã trình bày về BCTC cá nhân, BCTC nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận. Nội dung của công trình nghiên cứu đã đề cập đến các ngành đặc thù nhưng chưa có ngành thép.
Nhóm tác giả K.R. Subramanyam, John J.Wild (2013) trong sách “Financial statement analysis”, 11th Edition [58] gồm 3 nội dung chính đã trình bày khái quát phương pháp phân tích BCTC và phân tích tình hình tài chính. Nghiên cứu đã trình bày về tầm quan trọng và những hạn chế của việc thu thập số liệu cho phân tích, các dấu hiệu cần chú ý trong khi phân tích và những điều chỉnh nên áp dụng với BCTC nhằm tăng chất lượng số liệu. Tài liệu cũng nhấn mạnh mục tiêu của những người dùng khác nhau và trình bày các công cụ, phương pháp phân tích nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Như vậy, có thể nói điểm chung của các công trình này là đã tập trung trình bày các nội dung về phân tích tài chính nói chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp mà chưa có công trình nào đề cập đến nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ngành thép.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu trong nước.
Các luận án tiến sĩ hay các đề tài khoa học liên quan đến phân tích tài chính mà tác giả được biết bao gồm:
Tác giả Nguyễn Trọng Cơ (1999) trong luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam” [5] đề
cập đến doanh nghiệp cổ phần và phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần.

 

 

5

Luận án đã khái quát hóa lý luận chung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam, thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và hệ thống chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp.
Các tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2002) [29], Trần Thị Minh Hương (2008) [17], Nguyễn Thị Thanh (2012) [39]… với luận án tiến sĩ của mình cũng đề cập đến việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính đối với các công ty trong các lĩnh vực như xây dựng, giao thông, hàng không hoặc các công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Tác giả Nguyễn Thị Quyên trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (2012) [34] đã đi theo hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm cung cấp những thông tin tài chính chính thống, công khai để củng cố lòng tin của nhà đầu tư từ đó góp phần giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lành mạnh, đúng hướng.
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Quyên (2014) [35] đã đi theo hướng hoàn thiện nội dung phân tích bao gồm hoàn thiện tổ chức phân tích, hoàn thiện phương pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích các CTCP thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam.
Tác giả Đào Ngọc Nam trong luận án tiến sĩ “Phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay” (2017) [23] đã phân tích và đưa ra quan điểm về khái niệm, mục tiêu, phương pháp, quy trình phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan tác động tới phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong bối cảnh tự chủ về tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập. Luận án cũng đã mô tả rõ thực trạng phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập của Việt Nam trong bối cảnh tự chủ, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình huy động, sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Trọng Kiên trong luận án tiến sĩ “Phân tích hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng

 

 

6

khoán Việt Nam” (2020) [18] đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về hiệu quả SXKD và phân tích hiệu quả SXKD trong các doanh nghiệp, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc phân tích hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp bất động sản, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết theo các khía cạnh là hoàn thiện quy trình phân tích; hoàn thiện phương pháp phân tích đặc biệt trong đó là phương dự báo bằng phân tích hồi quy; hoàn thiện cơ sở dữ liệu phân tích và hoàn thiện nội dung phân tích.
Những nghiên cứu này đã hệ thống hóa chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích, tổ chức công tác phân tích của các doanh nghiệp nói chung, cũng như các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực cụ thể. Từ đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích cho các doanh nghiệp theo nội dung kinh tế của chỉ tiêu, mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp này.
(iii) Nhóm các công trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tình hình tài chính doanh nghiệp
Các quyết định tài chính doanh nghiệp thường liên quan tới xem xét hai khía cạnh sinh lời và rủi ro. Do vậy, luận án nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng lời và các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro phá sản của doanh nghiệp.
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng khả năng sinh lời thường được phân loại theo các nhóm nội dung và ý nghĩa kinh tế khác nhau. Trong đó, các nghiên cứu trước đây tập trung vào hai nhóm chủ yếu, bao gồm nhóm đặc điểm tài chính của doanh nghiệp và nhóm quản trị doanh nghiệp.
– Đối với nhóm nhân tố đặc điểm tài chính của doanh nghiệp, nhóm tác giả
Ronald W. Masulis, Peter Kien Pham, Jason Zein (2011) [65] đã sử dụng mẫu gồm
28.635 doanh nghiệp từ 45 quốc gia để nghiên cứu ảnh hưởng của các mô hình tập đoàn đến mức sinh lời của doanh nghiệp. Trong các biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, nghiên cứu đưa ra hệ thống biến để kiểm soát ảnh hưởng về mặt đặc điểm tài chính đến mức sinh lời. Các biến này bao gồm quy mô doanh nghiệp, hệ số nợ, tăng trưởng về tài sản, chi phí mua mới nâng cấp tài sản cố định, tỷ lệ tài sản vô hình trên tổng tài sản, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, hệ số cổ tức/giá cổ phiếu,
hệ số beta.

 

 

7

Tương tự, Maury (2006) [60] sử dụng mẫu gồm 1.672 doanh nghiệp phi tài chính đến từ 13 nước Tây Âu để so sánh hiệu quả của doanh nghiệp theo mô hình công ty gia đình với các mô hình công ty khác. Nghiên cứu đã sử dụng các biến để xem xét từng doanh nghiệp với các đặc điểm tài chính khác nhau ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Các biến độc lập bao gồm quy mô doanh nghiệp, hệ số đầu tư tài sản cố định/doanh thu, tăng trưởng doanh thu, hệ số nợ…
Luận án tiến sĩ “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Đoàn Thục Quyên (2015) [33] nghiên cứu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc ROE và các biến độc lập bao gồm Hệ số nợ, Vòng quay vốn lưu động, Hiệu suất sử dụng vốn cố định, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Sau khi ước lượng mô hình, các yếu tố trong mô hình đều có tác động cùng chiều với sự biến động của ROE, tức là khi hệ số nợ, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn càng cao thì ROE càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, mức độ tác động của các yếu tố này là khác nhau. Trong đó, hệ số nợ có tác động lớn nhất đến ROE. Tiếp đến là khả năng sinh lời trên doanh thu và vốn, vòng quay vốn lưu động cũng có tác động lớn đến ROE, chỉ có hiệu suất sử dụng vốn cố định là tác động ít nhất đến ROE trong số các yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Đình Hoàn trong luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam” (2017) [16] nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ROE bao gồm Hệ số nợ, Khả năng sinh lời, Vòng quay tổng tài sản, Cơ cấu tài sản, Quy mô tài sản, Tăng trưởng tài sản, Khả năng thanh toán. Sau khi ước lượng mô hình, các nhân tố có mối quan hệ cùng chiều với ROE bao gồm Hệ số nợ, Khả năng sinh lời, Vòng quay tổng tài sản, Cơ cấu tài sản, Quy mô tài sản, Khả năng thanh toán. Trong khi đó, nhân tố Tăng trưởng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với ROE.
Trong các nghiên cứu này, các tác giả chỉ ra một số nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời như tăng trưởng doanh thu, hệ số đầu tư tài sản cố định trong mối tương quan đến doanh thu vì các chỉ tiêu này phản ánh việc gia tăng cơ hội đầu tư cũng như việc tăng cường đầu tư phát triển để nắm bắt cơ hội đầu tư đó. Bên cạnh đó, một số nhân tố có thể có ảnh hưởng hai chiều đến khả năng sinh lời như tăng trưởng về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản và hệ số nợ. Trong giai
đoạn đầu của đầu tư, các hệ số này có thể làm giảm khả năng sinh lời của doanh

 

 

8

nghiệp khi quy mô tài sản tăng, chi phí lãi vay tăng. Tuy nhiên, trong dài hạn, khi doanh thu sinh ra đủ bù đắp các chi phí cố định thì việc gia tăng các hệ số này sẽ có tích cực đến khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, hệ số chi trả cổ tức và hệ số beta thông thường có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng sinh lời khi các hệ số này cho thấy khả năng thu hẹp đầu tư và rủi ro của doanh nghiệp tăng cao.
– Đối với nhóm nhân tố liên quan đến quản trị doanh nghiệp, Bhagat và Bolton (2008) [66] chỉ ra một hệ thống các nhân tố ảnh hưởng như tính độc lập của ban giám đốc, giá trị sở hữu của ban giám đốc, việc kiêm nhiệm giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị, một số biến khác liên quan đến tuổi tác, kinh nghiệm làm việc, số năm công tác… Theo đó, nghiên cứu cho rằng tính độc lập của ban giám đốc, được xác định bằng số giám đốc độc lập trên tổng thành viên của ban giám đốc, có ảnh hưởng tích cực đến sinh lợi của doanh nghiệp. Nhóm tác giả cũng giả định việc kiêm nhiệm giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời. Trong khi đó, mức độ ảnh hưởng của giá trị sở hữu của ban giám đốc đối với khả năng sinh lời phụ thuộc vào độ lớn cũng như mức độ gia tăng của quyền sở hữu.
Pawlina và Renneboog (2005) [63] chỉ ra rằng nếu ban giám đốc có giá trị sở hữu rất nhỏ hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời. Theo các tác giả, khi ban giám đốc có giá trị sở hữu nhỏ, lợi ích tài chính thấp thì sẽ ít bị chi phối bởi áp lực sinh lời hơn và có thể đầu tư vào các dự án mạo hiểm, sinh lời thấp cho cổ đông nhưng phục vụ cho lợi ích, đặc quyền cá nhân. Khi giá trị sở hữu của ban giám đốc tăng lên thì mâu thuẫn giữa ban giám đốc và cổ đông giảm, khi đó giá trị sở hữu tỷ lệ thuận với sinh lời khi lợi ích của ban giám đốc gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi giá trị sở hữu quá cao, ban giám đốc nắm quyền kiểm soát và chi phối quá lớn thì sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa ban giám đốc – đại cổ đông với các các cổ đông thiểu số có thể ảnh hưởng không tốt đến sinh lời.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng rủi ro phá sản của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu về dự báo rủi ro phá sản của doanh nghiệp ở các nước ngoài
cũng như ở Việt Nam bao gồm:
Nghiên cứu “Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of
corporate bankruptcy” của Edward I. Altman (1968) [53] đã dùng phân tích đa biệt số (MDA – Multiple Discriminant Analysis) dựa trên sự kết hợp nhiều hệ số để đưa ra một mô hình dự báo rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu, Altman

 

 

9

kết hợp cả dữ liệu tài chính và dữ liệu thị trường cho mẫu nghiên cứu gồm 66 công ty sản xuất (33 công ty phá sản và 33 công ty không phá sản). Nhóm (1) bao gồm các công ty đệ đơn phá sản trong giai đoạn từ năm 1946 – 1965. Nhóm (2) bao gồm các công ty hoạt động bình thường đến năm 1966, và được chọn tương ứng theo cặp với các công ty trong nhóm (1) về quy mô và ngành hoạt động. Sau đó, tác giả tiến hành thử lại trên 25 doanh nghiệp khác với xác suất đúng 96%. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp có hệ số Z-Score lớn hơn 2,99 thuộc nhóm các doanh nghiệp không có nguy cơ phá sản, trong khi các doanh nghiệp có hệ số Z-Score thấp hơn
1,81 thuộc nhóm các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao.
Tác giả James A. Ohlson (1980) trong bài báo “Financial ratios and the Probabilistic Prediction of Bankruptcy” [56] đăng trên tạp chí Journal of Accounting Research đã đưa ra kết quả thực nghiệm trong việc dự báo nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp thông qua áp dụng mô hình logit. Với nghiên cứu này, Ohlson đã tiến hành nghiên cứu với mẫu là 2.163 công ty gồm 105 công ty phá sản và 2.058 công ty không phá sản trong giai đoạn 1970-1976. Tác giả đã sử dụng 9 biến tiêu biểu cho 4 nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc dự báo rủi ro phá sản, bao gồm quy mô, cấu trúc tài chính được thể hiện bằng thước đo đòn bẩy tài chính, thước đo lợi nhuận và thước đo cho tính thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bốn yếu tố cơ bản có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến xác suất phá sản trong một năm là quy mô, cấu trúc tài chính đo lường bằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính, kết quả hoạt động đo lường bằng tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tài sản và tỷ số dòng tiền thuần từ HĐKD trên tổng nợ, thanh khoản đo lường bằng tỷ số vốn lưu động thường xuyên trên tổng tài sản và tỷ số nợ ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn.
Pranee Leksrisakul và Michael Evans (2005) trong nghiên cứu về rủi ro phá sản của doanh nghiệp ở Thái Lan “Model of Corporate Bankruptcy in Thailand Using Multiple Discriminant Analysis” [64] đã sử dụng phương pháp phân tích đa biệt số để dự đoán nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết ở Thái Lan. Dữ liệu được sử dụng là các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan trong giai đoạn 1997 – 2002. Các biến độc lập được lấy từ mô hình dự báo phá sản của Altman (1968). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến số về lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, hiệu suất sử dụng tài sản và tính thanh khoản có tác động đến khả năng dự báo phá sản doanh nghiệp và tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, các kết quả kiểm định cho thấy các chỉ tiêu tài chính của các DN bị phá sản có sự khác
biệt so với các doanh nghiệp không bị phá sản, trong đó các hệ số về lợi nhuận, tính

 

 

10

thanh khoản và hiệu suất sử dụng tài sản của các doanh nghiệp bị phá sản thấp hơn, còn đòn bẩy tài chính thì cao hơn so với các doanh nghiệp không bị phá sản.
Nghiên cứu “Bankruptcy prediction: the case of Japanese listed companies” của Ming Xu và Chu Zhang (2008) [61] dự báo rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm yết ở Nhật Bản trong giai đoạn 1992 – 2005. Nghiên cứu đã cho thấy các phương pháp truyền thống như hệ số Z-Score của Altman (1968), O-Score của Ohlson (1980) rất hữu ích cho Nhật Bản. Hơn nữa, sức mạnh dự báo tăng lên đáng kể khi các phương pháp này được sử dụng kết hợp.
Nghiên cứu “How well do financial ratios and multiple discriminant analysis predict company failures in Malaysia” của Ben Chin-Fook Yap, David Gun-Fie Yong và Wai-Ching Poon (2010) [50] nghiên cứu về các hệ số tài chính và sử dụng mô hình phân tích đa biệt số để dự báo rủi ro phá sản của các doanh nghiệp ở Malaysia. Mục đích của nghiên cứu là xây dựng một mô hình để cải thiện khả năng dự đoán nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp sau khoảng thời gian tái cơ cấu. Tổng cộng có 64 doanh nghiệp được đưa vào nghiên cứu với 16 chỉ tiêu tài chính. Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích đa biệt số và cho thấy có 07 hệ số tài chính có ý nghĩa thống kê trong việc dự báo với tỷ lệ chính xác cao từ 88% đến 94% trước khi doanh nghiệp phá sản. Bảy hệ số tài chính đó là Tổng tài sản trên tổng nợ phải trả (FFTL), dòng tiền trên tổng nợ dài hạn (CFTD), tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (TDTA), vốn lưu động trên tổng tài sản (WCTA), lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (RETA), lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) và lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (NIS).
Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phương pháp Z-Score” của Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Bá Hướng (2016) [14] phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại phát triển của ngân hàng bằng phương pháp Z-Score. Mục tiêu nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phương pháp Z-score, từ đó gợi ý chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự ổn định và lành mạnh trong hoạt động của NHTM cổ phần Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu gồm 23 NHTM cổ phần Việt Nam với 115 quan sát từ
2009-2013. Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố có mối quan hệ nghịch chiều với rủi ro phá sản ngân hàng như: Tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng nợ xấu, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, sở hữu nhà nước, số năm hoạt động của ngân hàng và ngân hàng đã niêm yết. Các yếu tố có mối quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản ngân hàng gồm hiệu quả quản lý chi phí và quy mô.
Ngoài ra, nghiên cứu “Quyết định đầu tư và rủi ro phá sản của các công ty

 

 

11

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Lê Nguyễn Sơn Vũ (2013) [43] đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố đến quyết định đầu tư và rủi ro phá sản của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn
2003 – 2012. Bên cạnh việc nghiên cứu 737 công ty trong toàn bộ mẫu khảo sát, tác giả còn phân loại các công ty trong mẫu khảo sát thành 5 ngành để thực hiện nghiên cứu là ngành Chứng khoán, ngành Bất động sản, ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng, ngành Thực phẩm – đồ uống và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình. Khi xem xét toàn bộ mẫu khảo sát, có mối tương quan thuận giữa ba nhân tố là tính thanh khoản ngắn hạn, thu nhập ròng âm hai năm gần đây và nợ phải trả trên tổng tài sản với chỉ số dự báo phá sản O-score, và đồng thời hai nhân tố tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng có mối tương quan nghịch với chỉ số dự báo phá sản O-score. Trong khi đó, bốn nhân tố còn lại là quy mô DN, tổng nợ trên tổng tài sản, vốn lưu động trên tổng tài sản và quỹ trích lập trên tổng nợ phải trả cũng có tác động đến chỉ số dự báo phá sản O-score nhưng không có ý nghĩa thống kê.
(iv) Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan tới tài chính doanh nghiệp ngành thép
Khía cạnh nghiên cứu này đã được các tác giả nghiên cứu trong các công trình khoa học khác nhau như:
Luận án tiến sĩ “Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam” của tác giả Đặng Phương Mai (2016) [22] đã trình bày lý luận chung về tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính và đề xuất các giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu cấp Học viện Tài chính “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết tại Việt Nam” của tác giả Lưu Hữu Đức (2018) [11]. Đề tài trình bày lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết tại Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu cấp Học viện Tài chính “Cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam” (2018) của tác giả Bạch Thị Thanh Hà, Bạch Thị Thu Hường [13] đã nghiên cứu lý luận cũng như thực trạng cơ cấu nguồn vốn từ đó rút ra đặc trưng cơ bản về cơ cấu
nguồn vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp ngành thép niêm

 

 

12

yết. Đề tài sử dụng mẫu nghiên cứu trên 14 doanh nghiệp thép niêm yết niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2010 – 2017 để đánh giá tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết. Qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thép niêm yết.
Như vậy, điểm chung của các công trình liên quan đến doanh nghiệp ngành thép mới chỉ đề cập đến một số vấn đề như vốn lưu động, cấu trúc tài chính, hiệu quả kinh doanh mà chưa có công trình nào phân tích một cách toàn diện về tình hình tài chính của các doanh nghiệp thép niêm yết ở Việt Nam.
(v) Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan đến phân tích tài chính
và liên quan đến các doanh nghiệp thép, tác giả rút ra các kết luận sau:
Một là, về phương pháp nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trong nước trong giai đoạn 1995 – 2010 sử dụng phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu thực tế tại các doanh nghiệp và dựa vào suy luận là chủ yếu, chưa có các điều tra, khảo sát hay sử dụng các mô hình kinh tế lượng. Các công trình nghiên cứu gần đây (từ 2011 đến nay) đã thực hiện khảo sát từ các doanh nghiệp nghiên cứu và sử dụng phương pháp định lượng trong các nghiên cứu. Đối với việc sử dụng các hệ số tài chính để đánh giá sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, các nghiên cứu chủ yếu vận dụng mô hình Z-score của Altman. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn những hạn chế như không được sử dụng nhiều cho các DN mới có ít hoặc hầu như không có thu nhập, không bao hàm các vấn đề về dòng tiền trực tiếp. Do vậy, việc xây dựng một mô hình riêng để đánh giá rủi ro phá sản của các doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam là cần thiết.
Hai là, về nội dung và phạm vi nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trong nước cho đến nay chủ yếu tập trung vào một trong các vấn đề như: hệ thống BCTC; hoàn thiện phân tích tài chính của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể như xây dựng, giao thông, hàng không, xi măng, bất động sản, cơ sở giáo dục,… hoặc đi sâu vào phân tích một khía cạnh tài chính cụ thể của doanh nghiệp như cấu trúc tài chính, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hiệu quả hoạt động kinh doanh,… Vẫn còn thiếu những nghiên cứu toàn diện về tình hình tài chính cho các doanh nghiệp thuộc những ngành riêng biệt, đồng thời chưa có nghiên cứu nào áp dụng cho các doanh nghiệp ngành thép.
Ba là, về kết quả nghiên cứu. Nhìn chung, các nghiên cứu đã đạt được một số
kết quả trên các khía cạnh nghiên cứu như chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phân

 

 

13

LA02.310_Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Loại tài liệu

LA02.310_Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam
Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam