Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nghiên cứu hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin

50.000 VNĐ

Download Luận văn ngành Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng): Nghiên cứu hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin (ThS08.063)

Mã: ThS08.063 Danh mục: , Từ khóa: Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: Quản trị kinh doanhNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Định dạng file: pdfTên tác giả: Phan Thị Thu Sương
Số trang: 113

Download Luận văn ngành Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng): Nghiên cứu hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin (ThS08.063)

Công ty TNHH Jia Hsin đã áp dụng sản xuất tinh gọn vào quy trình sản xuất trong những năm gần đây. Tuy nhiên công ty vẫn chưa có những báo cáo để đánh giá thực trạng áp dụng để từ đó có những giải pháp điều chỉnh thích hợp. Đồng thời, tư duy tinh gọn để giảm thiểu lãng phí, nâng cao năng suất lao động chỉ mới được thực hiện ở cấp độ sản xuất, chưa được áp dụng ở cấp độ quản trị. Do đó, việc áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho toàn công ty đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết. Mục tiêu đặt ra là thông qua việc nghiên cứu đề tài này để đánh giá thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn và các điều kiện để có thể áp dụng thành công quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty này.

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, từ việc thu thập dữ liệu thứ cấp, lập bảng câu hỏi, gửi bảng khảo sát trực tiếp đến đối tượng khảo sát gồm Ban lãnh đạo, hơn 200 Cán bộ quản lý và công nhân viên công ty TNHH Jia Hsin nhằm thu thập đánh giá của ban lãnh đạo, cán bộ quản lý và một bộ phận công nhân viên công ty về việc áp dụng các công cụ của quản trị tinh gọn trong thời gian qua; Những nhân tố thành công và nguyên nhân thất bại khi áp dụng Lean.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân như: Quá trình đào tạo vẫn còn hạn chế chưa thể áp dụng đào tạo cho toàn bộ nhân viên; Quy mô và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp ảnh hưởng đến các quyết định về mức độ áp dụng Lean; Công nghệ ảnh hưởng đến Lean; Năng lực quản lý điều hành sản xuất khác nhau kết quả áp dụng Lean cũng khác nhau; Chất lượng người lao động của doanh nghiệp là ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp nhất đến kết quả áp dụng Lean.

Thông qua nghiên cứu, tác giả đã giải quyết được các mục tiêu sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng quản trị tinh gọn vào doanh nghiệp; Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ của quản trị tinh gọn hiện nay tại công ty TNHH Jia Hsin; Trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cho ban lãnh đạo công ty khắc phục những hạn chế, áp dụng hiệu quả QTTG trong những năm tới.

ThS08.063_Nghiên cứu hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ/ SƠ ĐỒ TÓM TẮT .............................................................................................1 ABSTRACT .............................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................5 1.1 Nhận diện vấn đề nghiên cứu ..................................................................5 1.1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài cho công ty TNHH Jia Hsin ...............5 1.1.2 Thực tế áp dụng quản trị tinh gọn ở các doanh nghiệp tại một số nước ................................................................................................................7 1.1.2.1 Thực tế áp dụng quản trị tinh gọn ở các doanh nghiệp tại một số nước.............................................................................................................7 1.1.2.2 Sơ nét áp dụng quản trị tinh gọn ở các doanh nghiệp tại Việt Nam...............................................................................................................10 1.1.3 Kết quả mong đợi cho nghiên cứu hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin............................................................10 1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu ................................................................12 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................12 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................12 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................12 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................12 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................13 1.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................13 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...................................................................14 1.6 Kết cấu của luận văn .............................................................................15 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..............................................................................15 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TINH GỌN ........16 2.1 Lý thuyết chung về quản trị tinh gọn..................................................16 2.1.1 Khái niệm, đối tượng áp dụng quản trị tinh gọn..........................16 2.1.2 Lợi ích khi áp dụng quản trị tinh gọn..........................................17 2.2 Các công cụ chính trong quản trị tinh gọn ..........................................20 2.2.1 Công cụ 5S.................................................................................20 2.2.2 Kaizen........................................................................................20 2.2.3 Quản lý trực quan (Visual Control) ............................................22 2.2.4 Jidoka.........................................................................................23 2.2.5 Bản đồ chuỗi giá trị VSM – Value stream mapping ....................24 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng quản trị tinh gọn..........24 2.3.1 Một số nghiên cứu trước có liên quan ......................................24 2.3.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin ..............................................................................................28 2.3.3 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động và hiệu quả quản trị tinh gọn ..............................................................................29 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..............................................................................34 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN TẠI CÔNG TY TNHH JIA HSIN.................................................35 3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Jia Hsin ................................................35 3.1.1 Giới thiệu chung về công ty .....................................................35 3.1.2 Sản phẩm và thị trường ............................................................36 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh..................................................37 3.1.4 Chiến lược phát triển bền vững ................................................38 3.2 Thực trạng áp dụng các công cụ quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin giai đoạn 2014 –2018 ....................................................................................39 3.2.1 Thực trạng áp dụng 5S tại công ty............................................39 3.2.2 Thực trạng áp dụng Kaizen tại công ty .....................................41 3.2.3 Thực trạng áp dụng quản lý trực quan tại công ty.....................45 3.2.4 Các dự án Lean tại Jia Hsin......................................................52 3.2.5 Đánh giá về thực trạng áp dụng các công cụ QTTG tại công ty TNHH Jia Hsin giai đoạn 2014-2018 .............................................................53 3.2.5.1 Những thành tựu đạt được.....................................................53 3.2.5.2 Những hạn chế......................................................................53 3.3 Thực trạng các nhân tố tác động đến hiệu quả QTTG từ kết quả khảo sát ..........................................................................................................54 3.3.1 Về nhóm nhân tố “Lãnh đạo”...................................................54 3.3.2 Về nhóm nhân tố “Nhân viên” .................................................57 3.3.3 Về nhóm nhân tố “Chính sách” ................................................59 3.3.4 Về nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng và văn hóa doanh nghiệp” ....61 3.3.5 Đánh giá chung về các nhân tố tác động đến hiệu quả áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin ..................................................63 3.3.5.1 Ưu điểm................................................................................63 3.3.5.2 Hạn chế.................................................................................63 TÓM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................65 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN TẠI CÔNG TY TNHH JIA HSIN..........................................66 4.1 Chương trình năng suất chất lượng quốc gia ......................................66 4.2 Một số giải pháp hoàn thiện việc áp dụng QTTG tại công ty TNHH Jia Hsin ..........................................................................................................67 4.2.1 Đối với các nhân tố tác động tới hiệu quả áp dụng QTTG ........67 4.2.1.1 Về nhóm nhân tố “Lãnh đạo”................................................67 4.2.1.2 Về nhóm nhân tố “Nhân viên” ..............................................69 4.2.1.3 Về nhóm nhân tố “Chính sách” .............................................71 4.2.1.4 Về nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng và văn hóa doanh nghiệp” .72 4.2.2 Lộ trình hoàn thiện việc áp dụng Lean .....................................75 4.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý liên quan .....................82 TÓM TẮT CHƯƠNG 4..............................................................................83 KẾT LUẬN ...........................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA QUẢN TRỊ TINH GỌN PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH JIA HSIN PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ CÔNG CỤ THỐNG KÊ MÀ CÔNG TY HIỆN ĐANG SỬ DỤNG PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 5: TỔNG HỢP THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APO : Tổ chức Năng suất Châu Á (Asian Productivity Organization) CBNV : Cán bộ nhân viên JICA : Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency) JIT : Just in time (Vừa đúng lúc) LSS : Lean Six Sigma (là mô hình quản lý kết hợp có chọn lọc giữa Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) và Six Sigma ra đời vào những năm 90) MPC : Cơ quan Năng suất Malaysia (Malaysia Productivity Corporation) NEPA : Hiệp hội Năng suất Đông Bắc (North East Productivity Alliance) QTTG : Quản trị tinh gọn (Lean management) VPC : Trung tâm năng suất Việt Nam (Vietnam Productivity Centre) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Nội dung thực hiện 5S...................................................................... 41 Bảng 3.2 Số lượng sáng kiến Kaizen (2014 - 2018)......................................... 42 Bảng 3.3 Đánh giá về nhân tố Lãnh đạo .......................................................... 54 Bảng 3.4 Chi phí đầu tư cho quản trị tinh gọn giai đoạn 2016-2018 ................ 56 Bảng 3.5 Đánh giá về nhân tố Nhân viên......................................................... 58 Bảng 3.6 Đánh giá về nhân tố Chính sách ....................................................... 60 Bảng 3.7 Đánh giá về nhân tố Cơ sở hạ tầng và văn hóa doanh nghiệp............ 62 Bảng 4.1 Chi phí khóa đào tạo Lean cho cấp quản lý hàng năm ...................... 69 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Mô hình Ô Kaizen ............................................................................ 21 Hình 2.2 Chu trình PDCA ............................................................................... 22 Hình 2.3 Các yếu tố chủ yếu để thực hiện Lean thành công............................. 25 Hình 2.4 Nhân tố thành công của Lean trong các doanh nghiệp tại Anh .......... 30 Hình 3.1 Quy trình sản xuất ............................................................................ 37 Hình 3.2 Ba yếu tố nền tảng ............................................................................ 38 Hình 3.3 Trao thưởng các thành viên có ý tưởng cải tiến được công nhận hàng quý ........................................................................................................................ 45 Hình 3.4 Trực quan cảnh báo đối với khu vực sản xuất ................................... 47 Hình 3.5 Trực quan sơ đồ bố trí mặt bằng ....................................................... 48 Hình 3.6 Trực quan hóa khu vực lưu kho ........................................................ 48 Hình 3.7 Trực quan hóa lệnh sản xuất ............................................................. 49 Hình 3.8 Trực quan hóa loại sản phẩm, vật liệu bằng màu nhãn ...................... 49 Hình 3.9 Trực quan cảnh báo đối với khu vực nhạy cảm ................................. 50 Hình 3.10 Dấu hiệu nhận biết tủ thuốc y tế và bình chữa cháy......................... 50 Hình 3.11 Sơ đồ thoát hiểm ở kho thành phẩm bằng các biểu tượng................ 51 Hình 3.12 Trực quan hóa quy trình sử dụng bình chữa cháy ............................ 51 Hình 4.1 Lộ trình xây dựng đội ngũ nhân viên phù hợp với QTTG ................. 70 Hình PL1.1 Mô hình các hoạt động TPS .............................................. Phụ lục 1 Hình PL1.2 Hệ thống kéo và đẩy.......................................................... Phụ lục 1 Hình PL3.1 Bảng phân tích lỗi dập cắt phân xưởng AB và biểu đồ ParetoPhụ lục 3 Hình PL3.2 Lưu đồ quy trình quản lý đơn hàng.................................... Phụ lục 3 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ/ SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1 Sản lượng kinh doanh giai đoạn 2012-2019 và dự kiến 2020........ 37 Sơ đồ 3.2 Các bước thực hành 5S tại Jia Hsin ................................................. 40 Biểu đồ 3.3 Sáng kiến Kaizen phân theo khối (2014 - 2018) ........................... 44 1 TÓM TẮT Tên đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin”. Công ty TNHH Jia Hsin đã áp dụng sản xuất tinh gọn vào quy trình sản xuất trong những năm gần đây. Tuy nhiên công ty vẫn chưa có những báo cáo để đánh giá thực trạng áp dụng để từ đó có những giải pháp điều chỉnh thích hợp. Đồng thời, tư duy tinh gọn để giảm thiểu lãng phí, nâng cao năng suất lao động chỉ mới được thực hiện ở cấp độ sản xuất, chưa được áp dụng ở cấp độ quản trị. Do đó, việc áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho toàn công ty đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết. Mục tiêu đặt ra là thông qua việc nghiên cứu đề tài này để đánh giá thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn và các điều kiện để có thể áp dụng thành công quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty này. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, từ việc thu thập dữ liệu thứ cấp, lập bảng câu hỏi, gửi bảng khảo sát trực tiếp đến đối tượng khảo sát gồm Ban lãnh đạo, hơn 200 Cán bộ quản lý và công nhân viên công ty TNHH Jia Hsin nhằm thu thập đánh giá của ban lãnh đạo, cán bộ quản lý và một bộ phận công nhân viên công ty về việc áp dụng các công cụ của quản trị tinh gọn trong thời gian qua; Những nhân tố thành công và nguyên nhân thất bại khi áp dụng Lean. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân như: Quá trình đào tạo vẫn còn hạn chế chưa thể áp dụng đào tạo cho toàn bộ nhân viên; Quy mô và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp ảnh hưởng đến các quyết định về mức độ áp dụng Lean; Công nghệ ảnh hưởng đến Lean; Năng lực quản lý điều hành sản xuất khác nhau kết quả áp dụng Lean cũng khác nhau; Chất lượng người lao động của doanh nghiệp là ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp nhất đến kết quả áp dụng Lean. Thông qua nghiên cứu, tác giả đã giải quyết được các mục tiêu sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng QTTG vào doanh nghiệp; Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ của QTTG hiện nay tại công ty TNHH Jia Hsin; Trên cơ 2 sở đó tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cho ban lãnh đạo công ty khắc phục những hạn chế, áp dụng hiệu quả QTTG trong những năm tới. Từ khóa: Quản trị tinh gọn, Lean, nhân tố thành công chủ yếu, Kaizen. 3 ABSTRACT Title: “A study on improving the application of lean management at Jia Hsin Co., Ltd” Jia Hsin Co., Ltd. has been applying lean manufacturing to production processes in recent years. However, the company still has no reports to assess the situation of application so that there are appropriate adjustment solutions. At the same time, lean thinking to minimize waste and improve productivity has only been implemented at the production area, not yet applied at the administrative area. Therefore, applying lean management model for the whole company is posing many pressing issues. The objective is through the study of this topic to evaluate the status of lean management application and the conditions for successful implementation of lean management at Jia Hsin Co., Ltd., thereby proposing solutions to perfect the application of lean management at this company. By qualitative research methods, from the collection of secondary data, making questionnaires, sending surveys directly to the respondents including the Board of Directors, more than 200 supervisors and employees of the company, it aims to collect the evaluation of management, supervisors and a part of the company's employees on the application of lean management tools in recent years; Factors of success and causes of failure when applying lean. Research results have shown the shortcomings and causes such as: The training process is still limited, it is not possible to apply the training to all employees; The size and infrastructure of the enterprise affects decisions about about lean adoption; Technology affects Lean; Different production management and operation capability leads to different Lean application results; Quality of human resource is the most and direct influence on Lean performance. Through the study, the author has solved the following objectives: Systematize theoretical and practical basis for applying lean management in enterprises; Analyze the current situation of applying the lean management tools at Jia Hsin Co., Ltd; On 4 that basis, figure out the causes and propose some solutions for the company's management to overcome the limitations and effectively apply lean management in the coming years. Key words: Lean management, Lean, critical success factors, Kaizen. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Nhận diện vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài cho công ty TNHH Jia Hsin Trong những năm gần đây, do sức ép từ sự cạnh tranh toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp da giày, đã và đang gặp không ít khó khăn. Đối với những doanh nghiệp sản xuất như ngành da giày, làm thế nào để nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là câu hỏi quản trị hóc búa đối với các nhà quản trị. Để có thể cạnh tranh một cách hiệu quả trong bối cảnh đó, doanh nghiệp phải có một hệ thống quản lý và công cụ quản lý một cách khoa học, hiệu quả. Quản trị tinh gọn (Lean Management) là một phương pháp quản trị hiện đại đã được triển khai thành công tại Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore... Mô hình quản trị tinh gọn tập trung vào việc phát hiện, nhận dạng lãng phí, sử dụng các công cụ và phương pháp để giảm thiểu tối đa các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế áp dụng quản trị tinh gọn tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới cho thấy quản trị tinh gọn có thể giúp doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh, mặt bằng sản xuất, tăng năng suất lao động và đồng thời bồi dưỡng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, nhờ đó, gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Quản trị tinh gọn đã được biết đến và áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất ở nhiều quốc gia, minh chứng rõ ràng là sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản mà tiêu biểu là các tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới như là sự thành công của Toyota. Tuy nhiên, việc áp dụng quản trị tinh gọn cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp. Rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã quan tâm và tập trung nghiên cứu phát triển các công cụ cũng như cách thức áp dụng quản trị tinh gọn vào trong doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu đi vào chủ đề này cả về số lượng lẫn chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. 6 Công ty TNHH Jia Hsin là công ty 100% vốn Đài Loan chuyên sản xuất dép xốp xuất khẩu sang thị trường chủ yếu là Mỹ, châu Âu, châu Á mang thương hiệu adidas, Puma, Reef, The North Face, New Balance… Với chính sách về phát triển bền vững, công ty luôn đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, an toàn sức khỏe và đóng góp cho sự phát triển của công đồng địa phương. Công ty đã triển khai thực hiện Lean (sản xuất tinh gọn) trong sản xuất và có chính sách khen thưởng cho nhân viên có ý kiến đóng góp cho việc cải tiến trong công việc, trong quản lý. Tầm nhìn của công ty là trở thành doanh nghiệp tiên tiến nhất, đáng tin cậy và hạnh phúc nhất trong ngành giày dép toàn cầu, làm phong phú thêm trải nghiệm cuộc sống của mọi người. Sứ mệnh của công ty là luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ có giá trị nhất thông qua tư duy đổi mới và quản trị theo định hướng con người. Mục tiêu của công ty đến năm 2020 là đạt tổng sản lượng 27 triệu đôi một năm. Công ty hiện nay có khoảng 5000 công nhân viên, mức lương bình quân từ 8-10 triệu/tháng. Công ty đã đạt chứng nhận ISO 14001, OHSAS 18001, ISO 50001 và nhiều giải thưởng khác nhau. Công ty TNHH Jia Hsin cũng đã áp dụng quản trị tinh gọn vào quy trình sản xuất trong những năm gần đây. Tuy nhiên công ty vẫn chưa có những báo cáo để đánh giá thực trạng áp dụng để từ đó có những giải pháp điều chỉnh thích hợp. Đồng thời, tư duy tinh gọn để giảm thiểu lãng phí, nâng cao năng suất lao động chỉ mới được thực hiện ở khối sản xuất, chưa được áp dụng rộng rãi ở khối phi sản xuất và cấp độ quản lý. Ngoài ra, trong việc áp dụng quản trị tinh gọn hiện nay, công ty chỉ chú trọng đến việc sử dụng các công cụ kỹ thuật như 5S, Kaizen, quản lý trực quan… mà các công cụ kỹ thuật này lại là các nhân tố sẽ thay đổi liên tục theo thời gian và có khả năng nghiên cứu, bổ sung, tạo ra các công cụ kỹ thuật mới. Trong khi đó, công ty chưa chú trọng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QTTG, trong đó nhân tố quyết định là đào tạo tâm thế của con người. Bên cạnh đó, trong những giai đoạn gặp khó khăn về kinh doanh, giải pháp đầu tiên được ban lãnh đạo áp dụng là cắt giảm nhân sự để cắt giảm chi phí thay vì chú trọng vào loại bỏ các lãng phí đang tồn tại, cải tiến quy trình để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Có thể ví dụ đến hai đợt 7 tinh giản nhân sự quy mô lớn gần nhất là vào năm 2012 và 2018. Do đó, việc áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho toàn công ty đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết. Để đánh giá thực trạng và có giải pháp góp phần khắc phục tình trạng trên, tôi xin chọn đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin” để nghiên cứu. 1.1.2 Thực tế áp dụng quản trị tinh gọn ở các doanh nghiệp tại một số nước 1.1.2.1 Thực tế áp dụng quản trị tinh gọn ở các doanh nghiệp tại một số nước (1) Tại Nhật Bản Mục tiêu áp dụng quản trị tinh gọn: đa số doanh nghiệp Nhật Bản nhằm 5 mục tiêu: (1) giảm thời gian chuẩn bị sản xuất, (2) cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp nguyên liệu hiệu quả, (3) giảm những nguồn lực cho việc cần kiểm tra chất lượng, (4) hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng, (5) thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn, (6) sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với những nhà cung cấp và khách hàng. Mô hình quản trị tinh gọn: mô hình cơ bản đơn giản ở cấp độ ban đầu và mô hình nâng cao ở cấp độ sau. - Mô hình cơ bản: với các công cụ như 5S (Seiri - Sàng lọc; Seiton - sắp xếp; Seiso - Sạch sẽ; Seiketsu – Săn sóc; Shitsuke – Sẵn sàng), MUDA (loại bỏ các yếu tố không làm tăng giá trị), hệ thống phòng chống lỗi, chuỗi giá trị ban đầu hoặc công cụ trực quan nhằm nhận diện các loại lãng phí trong quá trình. - Mô hình cấp độ cao hơn: xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị tương lai, tiêu chuẩn hóa công việc, sản xuất với dòng chảy liên tục áp dụng Kaizen kết hợp với hệ thống kéo. Mục tiêu của việc này chính là cố gắng loại bỏ lãng phí. (2) Tại Anh Lịch sử vận dụng: Năm 2003, Hiệp hội Năng suất Đông Bắc (NEPA) đã triển khai một số công cụ và phương pháp sản xuất tinh gọn vào các doanh nghiệp ở Đông Bắc nước Anh nhằm nâng cao năng suất theo tham khảo nghiên cứu của Herron và Hicks. 8 Quá trình chuyển giao: Quá trình chuyển giao mô hình áp dụng sản xuất tinh gọn được các kỹ sư bậc thầy xây dựng; Hoạt động theo dõi điều chỉnh (follow- ups) được tiến hành 3 lần 1 ngày trong vòng 1 tháng nhằm đảm bảo quá trình cải tiến liên tục được duy trì theo đúng kế hoạch. Kết quả là quá trình áp dụng quản trị tinh gọn tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ ở Anh đã chỉ ra một số yếu tố thành công cơ bản trong quá trình chuyển giao và xây dựng tư duy quản trị tinh gọn tại các tổ chức này. (3) Tại Mỹ Từ cuối những năm 1970, nhiều nhà quản trị Mỹ đã tiên phong trong việc áp dụng quản trị tinh gọn ra ngoài lĩnh vực sản xuất, cụ thể là dịch vụ giáo dục, tài chính, y tế và quản lý hành chính công. Điển hình là bệnh viện Virginia Mason Medical Center đã đạt được những thành công nhất định sau khi áp dụng quản trị tinh gọn tại bệnh viên như: Năng suất nhân viên được cải thiện lên đến 75%, chi phí giảm đến 55%, dòng chảy tăng 90%, lỗi, sai sót giảm 90%, tồn kho vật tư y tế giảm 90%, diện tích sử dụng giảm 50%, thời gian hoàn thành cung ứng dịch vụ giảm 90%. (Womack và Jones, 2003) (4) Tại Ba Lan Áp dụng quản trị tinh gọn tại Ba Lan thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Majek và Hayer (2008), tại 4 nhà máy của Toyota, Isuzu, Denso và Toyota Seal đặt tại Ba Lan cho thấy luôn có sự điều chỉnh về cách thức triển khai và áp dụng quản trị tinh gọn cho phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của từng quốc gia. (5) Tại Singapore Đầu những năm 1980, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã phát triển quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp Singapore dưới sự trợ giúp của các chuyên gia Nhật Bản. Nghiên cứu của Rodger và Wong (1996) đã xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả của việc áp dụng quản trị tinh gọn tại các chi nhánh của doanh nghiệp Nhật Bản đặt tại Singapore. Các nhân tố được nghiên cứu gồm: Chính sách và thực hành về nhân sự và quan hệ với nhân viên; 9 Giao việc và huấn luyện; Định hướng nhóm và làm việc nhóm; Sản xuất tinh gọn; Vai trò của người Nhật Bản làm việc tại Singapore; Hoạt động thu mua; Hiệu quả hoạt động đạt được. Kinh nghiệm áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp Singapore cho thấy mỗi quốc gia trong quá trình áp dụng quản trị tinh gọn nên lưu tâm tới đặc thù quốc gia để chủ động biến điểm mạnh thành những nhân tố chủ chốt tác động tới việc áp dụng thành công quản trị tinh gọn. (6) Tại Thái Lan Các nhà máy đặt tại Thái Lan đã áp dụng một số công cụ của quản trị tinh gọn, trong đó Kaizen, 5S, vòng PDCA của giáo sư Deming. Kinh nghiệm áp dụng tại các nhà máy Thái Lan khẳng định nhân tố con người là một trong những yếu tố then chốt quyết định hiệu quả của quá trình áp dụng quản trị tinh gọn. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố văn hóa của nhân viên, sự cam kết của lãnh đạo, hoạt động đào tạo về khoa học giải quyết tinh gọn. Giải pháp được đề xuất trong trường hợp của Thái Lan cũng đưa ra gợi ý: Việc điều chỉnh một quy trình sẵn có có thể giảm bớt các tác động khó lượng hóa (như yếu tố văn hóa nhân viên), từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng quản trị tinh gọn. (7) Tại Trung Quốc Các doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc áp dụng triết lý quản trị tinh gọn từ cuối những năm 1970. Tại đây, việc áp dụng quản trị tinh gọn gặp phải thách thức không nhỏ đó là yếu tố con người. Đó là sự thiếu hụt về chuyên môn và thói quen quản lý truyền thống của cấp quản lý cũng như tỷ lệ bỏ việc cao và thói quen ngại trao đổi thẳng thắn của công nhân. Kinh nghiệm áp dụng tại Trung Quốc đã chỉ ra những thách thức mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt trong quá trình áp dụng quản trị tinh gọn. (Chen và Meng, 2010) 10 1.1.2.2 Sơ nét áp dụng quản trị tinh gọn ở các doanh nghiệp tại Việt Nam Thứ nhất, về ý nghĩa của quản trị tinh gọn đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam Đứng trước yêu cầu mới của thế kỷ 21 về phát triển bền vững và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng, quản trị tinh gọn là tư duy cần thiết trong quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Quản trị tinh gọn sẽ cung cấp các công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực sẵn có mà không đòi hỏi sự gia tăng chi phí vốn hay các chi phí vô hình khác. Từ đó, năng lực sản xuất sẽ dần được nâng cao, tạo nên sự phát triển bền vững cho từng doanh nghiệp, từ đó góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Thứ hai, sơ nét nghiên cứu và áp dụng quản trị tinh gọn tại Việt Nam Quản trị tinh gọn du nhập vào Việt Nam với sự hỗ trợ của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC), Cơ quan Năng suất Malaysia (MPC), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các tổ chức, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khác, quản trị tinh gọn đã được triển khai tại nhiều doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới, áp dụng quản trị tinh gọn ngày càng tăng. Tuy nhiên, một hạn chế rất lớn trong việc áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp Việt Nam là sự áp dụng máy móc, thiếu các nghiên cứu chuyên sâu, các cải tiến phù hợp với văn hóa tổ chức, đặc điểm lao động, môi trường con người Việt Nam. Do vậy, tư duy quản trị tinh gọn phần lớn được áp dụng toàn diện và triệt để tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các công ty liên doanh. Sau hơn 10 năm áp dụng, quản trị tinh gọn nói chung và sản xuất tinh gọn nói riêng đã không mang lại hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam như mong đợi. 1.1.3 Kết quả mong đợi cho nghiên cứu hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin Thứ nhất, đánh giá các nguyên nhân thất bại khi áp dụng quản trị tinh gọn tại Việt Nam 11 Một là, Các doanh nghiệp thường tập trung quá nhiều vào những thay đổi vật chất, vận dụng vài công cụ và những phương pháp của hệ thống mà chưa thật sự xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp. Thứ hai, Doanh nghiệp hầu như chưa thật sự nắm bắt tư duy, bản chất của Lean nên khi triển khai chỉ mang tính hình thức, thiếu chuẩn bị trong việc quản trị hoặc chỉ tập trung vào việc tinh giản chi phí bằng việc cắt giảm nhân sự. Thứ ba, thiếu sự cam kết, sự quyết tâm từ ban lãnh đạo doanh nghiệp, đội ngũ triển khai mỏng, phương pháp triển khai mang nặng tính lý thuyết. Thứ hai, một số kết quả mong đợi cho công ty Một là, hiện tại công ty đã và đang áp dụng một số công cụ của quản trị tinh gọn trong quy trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, phương pháp triển khai áp dụng các công cụ đó có thực sự hiệu quả hay không hay chỉ mang tính hình thức như thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam? Cần phải đánh giá thực trạng hiện nay để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời và phù hợp. Thứ hai, ý tưởng cốt lõi của hệ thống quản trị tinh gọn là tối đa hóa giá trị cho khách hàng, đồng thời giảm thiểu lãng phí. Mục đích cuối cùng của Lean là cung cấp giá trị hoàn hảo cho khách hàng – thông qua các quy trình tạo giá trị mà không có lãng phí. Do đó, cần tập trung vào việc gia tăng giá trị cho sản phẩm của công ty, loại bỏ lãng phí trong các quy trình (chứ không phải tinh giản nhân sự) và liên tục cải tiến để hoàn thiện hệ thống quản trị tinh gọn trong công ty. Thứ ba, để áp dụng quản trị tinh gọn thành công cần sự đóng góp của nhiều yếu tố, trong đó nhân tố con người là quan trọng nhất. Cần phải có sự cam kết lâu dài và am hiểu bản chất của Lean từ ban lãnh đạo công ty cũng như phải tiên phong cải tiến, đổi mới để tạo động lực thay đổi tư duy và văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, sự tham gia tích cực và được đào tạo bài bản của đội ngũ triển khai nói riêng và toàn thể công nhân viên nói chung sẽ góp phần thúc đẩy hoàn thiện quản trị tinh gọn trong công ty. 12 1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin từ kết quả đánh giá thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn và các điều kiện để có thể áp dụng thành công quản trị tinh gọn tại công ty. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu chung, bài nghiên cứu cần thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: - Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ của quản trị tinh gọn hiện nay tại công ty TNHH Jia Hsin, qua đó đánh giá ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty. - Đề xuất một số giải pháp cho ban lãnh đạo công ty khắc phục những hạn chế, áp dụng hiệu quả quản trị tinh gọn trong những năm tới. 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu, bài nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng áp dụng các công cụ của quản trị tinh gọn hiện nay tại công ty TNHH Jia Hsin như thế nào? Ưu điểm và hạn chế và nguyên nhân của việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty là gì? - Những giải pháp nào giúp công ty khắc phục những hạn chế, áp dụng hiệu quả quản trị tinh gọn trong những năm tới? 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin. - Đối tượng khảo sát: Ban lãnh đạo, Cán bộ quản lý và nhân viên công ty TNHH Jia Hsin (gồm nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất). 13 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện giới hạn tại công ty TNHH Jia Hsin. - Phạm vi thời gian: Thu thập tài liệu, số liệu thực trạng từ năm 2014 đến năm 2018 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo. - Phạm vi ứng dụng: Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho Ban lãnh đạo công ty TNHH Jia Hsin để có những biện pháp tích cực góp phần hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn. Thời gian ứng dụng của đề tài từ năm 2020 và dự kiến đến hết năm 2022. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn là bài nghiên cứu định tính có kết hợp với khảo sát đánh giá của lãnh đạo, nhân viên công ty. Các bước thu thập, xử lý dữ liệu và phân tích, diễn giải kết quả như sau: (1) Thu thập dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp thu thập dữ liệu chính là: + Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập và tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thu thập dữ liệu của đơn vị. Các bảng báo cáo tình hình thực hiện Lean từ năm 2014- 2018. Báo cáo thường niên của phòng kế toán và bộ phận ME. Mục tiêu tăng trưởng kinh doanh của công ty đến năm 2020. Dữ liệu thu thập thông qua các nguồn: Sách báo, Internet. + Thu thập dữ liệu sơ cấp: Mục đích khảo sát: Cung cấp dữ liệu sơ cấp, khách quan, hỗ trợ cho phân tích thực trạng. Đối tượng khảo sát: Ban lãnh đạo, quản lý và công nhân viên công ty TNHH Jia Hsin (gồm nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất). Qui mô khảo sát: 250 bản câu hỏi đã được gửi đến đối tượng khảo sát, thu hồi 218 bản trả lời sử dụng được. Trong quá trình khảo sát, tác giả đã nỗ lực hết sức 14 đưa phiếu khảo sát và phỏng vấn công nhân viên làm việc tại tất cả các bộ phận, phân xưởng trong công ty nhằm đưa ra đánh giá khách quan và chính xác nhất trong phạm vi toàn công ty. Nội dung khảo sát: Đánh giá của ban lãnh đạo, cán bộ quản lý và một bộ phận công nhân viên công ty về những nhân tố ảnh hưởng khi áp dụng Lean tại công ty. Bản hỏi của nghiên cứu được chia làm hai nội dung chính. (i) Phần thứ nhất khai thác các thông tin cơ bản về đối tượng được khảo sát. (ii) Phần thứ hai được thiết kế để đánh giá quan điểm của người trả lời bảng hỏi về thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả áp dụng QTTG trong công ty. Phương pháp khảo sát: Gửi bảng khảo sát trực tiếp đến đối tượng khảo sát. (2) Xử lý dữ liệu. Xử lý dữ liệu thứ cấp, sơ cấp trên Excel. Vận dụng các chỉ tiêu thống kê mô tả, so sánh trong xử lý dữ liệu thứ cấp. Tính tần số, tỉ lệ trong xử lý dữ liệu sơ cấp. (3) Phân tích, diễn giải kết quả nghiên cứu. Diễn giải kết hợp với kiến thức chuyên ngành để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống, có cơ sở lý thuyết về hoạt động áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin. Từ đó luận văn góp phần vẽ lại bức tranh thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin. Trên cơ sở lý thuyết về hoạt động này để góp phần đánh giá thực trạng tác giả thực hiện khảo sát đánh giá ý kiến của ban lãnh đạo, cán bộ quản lý và 200 công nhân viên của công ty. Cuối cùng, đóng góp của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty trên cơ sở lý thuyết và phân tích thực tiễn.
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Định dạng file

ThS08.063_Nghiên cứu hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin
Nghiên cứu hoàn thiện việc áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH Jia Hsin