Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Luật: Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam

Mã: LA31.047 Danh mục: , Từ khóa: , , Chuyên Ngành: LuậtLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNơi xuất bản: Trường Đại học Luật Hà NộiNăm: 2021Tên tác giả: Đặng Kim Phương
Số trang: 230

Download Luận án tiến sĩ Luật: Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam

Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài trên với mục đích là trong phạm vi của công trình nghiên cứu xây dựng luận án tiến sĩ luật học, phân tích, làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về thuế môi trường và pháp luật thuế môi trường; đánh giá thực trạng lĩnh vực pháp luật này ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam.

Để đạt được mục đích trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, các nhiệm vụ sau đây cần được thực hiện:

– Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về chủ đề pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam và thế giới, từ đó xác định định hướng nghiên cứu của luận án, xây dựng câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.

– Nhận diện và phân tích các khía cạnh kinh tế, pháp lý của công cụ thuế môi trường.

– Nghiên cứu các trường phái, học thuyết khác nhau để xây dựng cơ sở lý luận về pháp luật thuế môi trường.

– Nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả của các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc áp dụng công cụ thuế môi trường trên cơ sở lý luận đã được xây dựng.

– Nghiên cứu, tham khảo các nguyên tắc, cách thức, phương pháp xây dựng pháp luật thuế môi trường của một số nước trên thế giới, đặc biệt là cách tiếp cận và xử lý các vấn đề về thuế.

– Trên cơ sở các nghiên cứu trên, xác định các yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………………………………. 1

PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………… 9 1. Những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài ………………………………………… 9 1.1. Những kết quả nghiên cứu lý luận về pháp luật thuế môi trường…………………………….. 9

1.2. Những kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật thuế môi trường và những giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam ……………………………………………… 15

1.3. Đánh giá những vấn đề được nghiên cứu từ mục tiêu của luận án………………………… 17 2. Định hướng nghiên cứu của luận án…………………………………………………………………………. 19 2.1. Phương pháp luận và giả thuyết nghiên cứu………………………………………………………… 19 2.2. Một số đề xuất nghiên cứu cụ thể ……………………………………………………………………….. 21 2.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu …………………………………………………………………………………. 21 2.4. Nội dung chính của luận án ……………………………………………………………………………….. 23 Kết luận phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu ……………………………………………………………. 25 PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………………………………………………………………. 26

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN………………………………………………. 26

1.1. Một số vấn đề lý luận về thuế môi trường………………………………………………………………. 26 1.1.1. Sự phát triển của thuế môi trường ……………………………………………………………………. 26 1.1.2. Định nghĩa thuế môi trường…………………………………………………………………………….. 29 1.1.3. Đặc điểm của thuế môi trường …………………………………………………………………………. 35 1.1.4. Phân loại thuế môi trường……………………………………………………………………………….. 38 1.1.5. Vai trò của thuế môi trường …………………………………………………………………………….. 40

1.2. Nguyên tắc, cấu trúc và các yếu tố chi phối pháp luật thuế môi trường …………………… 43 1.2.1. Các nguyên tắc của pháp luật thuế môi trường………………………………………………….. 431.2.2. Cấu trúc pháp luật thuế môi trường………………………………………………………………….. 51

1.2.3. Các yếu tố chi phối pháp luật thuế môi trường ………………………………………………….. 57 1.3. Những vấn đề lý luận về hiệu quả thực hiện của pháp luật thuế môi trường …………… 62 1.3.1. Tổng quan về hiệu quả thực hiện của pháp luật thuế môi trường ……………………….. 62 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện của pháp luật thuế môi trường…………….. 65 1.4. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật thuế môi trường ……………………… 75 1.4.1. Tiêu chí về tính toàn diện ………………………………………………………………………………… 75 1.4.2. Tiêu chí về tính đồng bộ và tính thống nhất ………………………………………………………. 76 1.4.3. Tiêu chí về tính phù hợp và tính khả thi ……………………………………………………………. 76 1.4.4. Tiêu chí về kỹ thuật xây dựng pháp luật ……………………………………………………………. 77 Kết luận chương 1 ………………………………………………………………………………………………………. 78

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VỚI YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ………………………………………………….. 80

2.1. Đánh giá các quy định pháp luật về nội dung thuế môi trường với yêu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện………………………………………………………………………………………………………. 80

2.1.1. Đánh giá các quy định pháp luật về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế môi trường

……………………………………………………………………………………………………………………………….. 80

2.1.2. Đánh giá các quy định pháp luật điều chỉnh căn cứ tính thuế môi trường …………… 95 2.2. Đánh giá các quy định pháp luật về quản lý thuế môi trường với yêu cầu nâng cao hiệu

quả thực hiện ……………………………………………………………………………………………………………. 117

2.2.1. Đánh giá các quy định pháp luật thuế môi trường về thủ tục hành chính ………….. 118

2.2.2. Đánh giá các quy định về giám sát và bảo đảm sự tuân thủ pháp luật thuế môi trường

……………………………………………………………………………………………………………………………… 129 Kết luận chương 2 ………………………………………………………………………………………………………… 134

Chương 3. MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM ……………………… 136

3.1. Các yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam ………….. 136

3.1.1. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững ……………………………………………………………………………………………………………….. 136

3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả, tính thống nhất của pháp luật thuế môi trường trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ….. 140

3.1.3. Đáp ứng các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường thông qua sử dụng các công cụ kinh tế…………………………………………………………………………………………………. 143

3.2. Một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam…………………………………………………………………………….. 146

3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung thuế môi trường …………………. 146 3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế môi trường ……………………. 154 Kết luận chương 3 …………………………………………………………………………………………………. 165

KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN ………………………………………………………………………………………… 167

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BAU Kịch bản thông thường BVMT Bảo vệ môi trường

ETR Environmental Tax Reform

(Cải cách thuế môi trường) EE Energy Efficency

(Hiệu quả năng lượng) EU European Union

(Cộng đồng châu Âu) Eurostat European Statistics

(Cơ quan thống kê châu Âu) GHG Green House Gas

(Khí gây hiệu ứng nhà kính)

LULUCF Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp

NDC Đóng góp do quốc gia tự quyết định

NSNN Ngân sách nhà nước

OECD Organisation for economic co-operation and development

(Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) ONS The UK’s Office for National Statistics

(Văn phòng Thống kê Vương quốc Anh) PPP The polluter pays principle

(Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền) RE Renewable Energy

(Năng lượng tái tạo)

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.3.2.1a: Tác động của ETR đến phát thải GHG 61

Hình 1.3.2.1b: Tác động của ETR đến nhu cầu tiêu thụ năng 61 lượng hóa thạch

Hình 1.3.2.2: Tham nhũng gắn liền với thất thoát nguồn thu 65

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.2.1: Số thu thuế BVMT chi tiết theo các nhóm hàng 95 hóa từ năm 2012 đến năm 2016

Bảng 2.1.2.2a : Tỷ lệ thu thuế tài nguyên so với GDP và thu 103 NSNN giai đoạn 2011 – 2016

Bảng 2.1.2.2b: Phân bổ nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại 107 tỉnh Hà Giang

Bảng 2.2.1: Chi phí quản lý thuế của một số quốc gia 123 Bảng 3.2.2.5: Các khoản thu trong khai thác khoáng sản 151

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ xuất phát từ một số lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, việc bảo vệ môi trường (BVMT) được thực hiện bởi nhiều cá nhân, tổ chức và được Nhà nước quản lý thông qua các công cụ khác nhau. Trong thực tiễn những năm vừa qua, các công cụ hành chính, hình sự được sử dụng chủ yếu hơn, rộng hơn. Thực tế này xuất phát từ đặc điểm kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ kinh tế tập trung cũng như trong quá trình đổi mới để chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó các biện pháp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức cộng đồng đối với hoạt động BVMT cũng được đẩy mạnh. Do nhiều lý do nên công cụ kinh tế ít được sử dụng hơn và thực tế chỉ mới xuất hiện trong pháp luật và chính sách của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua. Mỗi công cụ có những ưu, nhược điểm riêng song có thể nhận thấy rằng vai trò của các công cụ kinh tế (mà thuế là một bộ phận) ngày càng được chú trọng bởi hiệu quả của chúng đối với việc BVMT, xét ở cả khía cạnh quản lý của cơ quan nhà nước lẫn ở khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp và cá nhân1.

Viết thuê luận văn thạc sĩ

Các công cụ hành chính, hình sự mặc dù có khả năng kiềm chế tác động tiêu cực của các chủ thể đến môi trường nhưng không có khả năng bù đắp các chi phí mà xã hội đã phải bỏ ra để khắc phục những thiệt hại đối với môi trường. Ngoài ra, các công cụ hành chính chỉ đảm bảo việc tác động đến môi trường trong tiêu chuẩn cho phép mà không khuyến khích các chủ thể có những điều chỉnh về nhận thức và hành vi nhằm cải thiện tình hình (như đổi mới công nghệ thân thiện hơn với môi trường, hạn chế sử dụng các nguyên vật liệu gây ô nhiễm môi trường để sản xuất các sản phẩm sạch hơn, …)2. Việc lạm dụng các công cụ tác động có tính chất công

1 Chu Hoa (2006), “Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01-2006, tr. 66-71.

2 Trần Vũ Hải (2009), “Một số vấn đề về việc ban hành Luật thuế môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 04 – 2009, tr. 23-30.

 2

quyền, coi nhẹ các công cụ có tính chất kinh tế dễ dẫn đến thất bại trong BVMT ở Việt Nam3.

Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy bên cạnh các công cụ hành chính, hình sự và các biện pháp tuyên truyền mang tính giáo dục, khuyến nghị, các công cụ kinh tế đang được sử dụng phổ biến bao gồm thuế môi trường, phí môi trường, quota ô nhiễm (hay còn gọi là giấy phép chuyển nhượng quyền được thải), hệ thống đặt cọc – hoàn trả, Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystem Services, viết tắt là PES), nhãn môi trường.4

Ở Việt Nam, như đã nêu trên, các công cụ kinh tế bắt đầu được biết đến và được áp dụng trong lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên, hiệu quả và độ bao phủ của các công cụ này chưa cao. Việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, số phí thu được còn thấp. Một số thành phố lớn chưa thực hiện triệt để công tác thu phí. Một số địa phương chậm cấp phép sử dụng nguồn nước dẫn đến các Sở Tài nguyên và môi trường không có căn cứ để tính và thu phí BVMT đối với nước thải. Việc xác định các đối tượng gây ô nhiễm chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các thành phần gây ô nhiễm. Phí BVMT đối với chất thải rắn hầu như chưa triển khai. Quota ô nhiễm chưa được áp dụng phổ biến do chưa có các hướng dẫn, quy định cụ thể5. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái mới được áp dụng thí điểm6.

3Chu Hoa (2006), Tlđd.

4 Tình hình áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên thế giới: Phí sử dụng môi trường: 100% các nước áp dụng, trợ giá: 65%, thuế môi trường: 40%, phí gây ồn: 50% (theo Chu Hoa trong bài viết đã trích dẫn ở footnote 1).

5Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Tlđd, Chương 9, tiểu mục 9.4.5.

6Huỳnh Thị Mai, “Chi trả dịch vụ hệ sinh thái – Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21 (137) – 2008.

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystem Services, PES) hay chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services, PES) là công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Bản chất của nó là cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho cộng đồng, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái, nhằm tạo nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Mục tiêu của PES là i) tăng cường hoặc tạo thị trường giá cả cho các dịch vụ hệ sinh thái bằng cách lượng giá kinh tế của chúng; ii) tạo nguồn tài chính bền vững để bảo tồn; iii) nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của dịch vụ sinh thái; iv) cải thiện sinh kế của người cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn xã hội.

Một số dự án nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thí điểm các mô hình PES ở Việt Nam bước đầu được đề xuất thực hiện: dự án tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn hồ Trị An do Quỹ bảo tồn hoang dã thế giới (WWF) tổ chức thực hiện; dự án chi trả dịch vụ môi trường – ứng dụng tại khu vực ven biển do Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức thực hiện; dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ carbon trong lâm nghiệp, thí điểm tại huyện Cao Phong,

 3

Các sắc thuế có liên quan đến môi trường được quy định rải rác trong nhiều văn bản luật như: Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nhìn chung, các sắc thuế trên không có mục tiêu chính là BVMT mà chỉ quy định những chính sách ưu đãi (hoặc chính sách không khuyến khích) nhất định đối với đối tượng chịu thuế thuộc diện thân thiện (hoặc không thân thiện) với môi trường. Sự manh mún của các quy định pháp luật về thuế liên quan đến môi trường (trước khi Luật thuế BVMT được ban hành) dẫn đến sự thiếu tầm bao quát của pháp luật thuế trong lĩnh vực này, số thu rất thấp nên nguồn tài chính đầu tư cho công tác BVMT còn hạn chế7. Luật thuế BVMT được Quốc hội ban hành ngày 15/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 được coi là bước tiến lớn trong việc luật hóa công cụ kinh tế áp dụng đối với hoạt động BVMT8.

Thứ hai, hậu quả của ô nhiễm môi trường là những tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái tự nhiên. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên đến 5,5% GDP mỗi năm. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Cục Y tế, Bộ Giao thông vận tải, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí đối với dân nội thành Hà Nội ước tính là 66,33 triệu USD/năm, đối với dân nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 70,96 triệu USD/năm9.

Tuy nhiên, môi trường thường lâm vào “bi kịch tài sản chung”10. Mặc dù hầu hết tài nguyên thiên nhiên là đối tượng trao đổi trên thị trường nhưng giá của những

tỉnh Hòa Bình, nguồn tài chính bền vững của dự án sẽ gồm nguồn thu bán lâm sản và thương mại tín chỉ carbon cho thị trường quốc tế, do Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng (RCFEE) – Viện khoa học Lâm nghiệp tổ chức thực hiện.

7 Tỉ lệ chi ngân sách cho môi trường năm 2010 chỉ đạt xấp xỉ 0,4% GDP. Trong khi đó, ở Trung Quốc và các nước ASEAN, đầu tư cho môi trường trung bình hàng năm là 1% GDP, ở các nước phát triển thường chiếm 2-3% GDP. So bình quân đầu người tỉ lệ chi môi trường từ nguồn ngân sách chỉ đạt 4,5 USD/người năm 2010. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước trên thế giới (chỉ bằng khoảng 5% so với mức trung bình). Xem: Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Tlđd, Chương 9, tiểu mục 9.3.1.

8Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Tlđd, Chương 9, tiểu mục 9.4.5.

9Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Tlđd,phần Lời nói đầu.

10 Thuật ngữ này biểu trưng cho sự xuống cấp của môi trường do nhiều người sử dụng một

tài nguyên chung được tiếp cận tự do, mỗi người đều có thể đến khai thác theo kiểu “ai đến trước được hưởng trước”. Từng cá nhân chỉ tính đến những chi phí và lợi nhuận riêng mà không tính đến

 4

giao dịch này được xác định rất thấp, điều đó dẫn đến việc khai thác quá mức các tài nguyên này. Đối với một số sản phẩm môi trường, như không khí và tiếng ồn, thì không có thị trường và do đó không có giá cả. Chính vì vậy, cộng đồng và cá nhân thường xem các sản phẩm này là miễn phí để rồi “mạnh ai người ấy dùng”. Chất lượng không khí là tài nguyên chung được chia sẻ với các thế hệ tương lai và hiệu ứng nhà kính là hệ quả của việc đánh giá thấp những chi phí mà các thế hệ mai sau sẽ phải gánh chịu do hành vi của chúng ta hôm nay11. Xuất phát từ những đặc thù trên của môi trường, việc buộc các chủ thể phải tính đến yếu tố ngoại tác12 trước khi ra các quyết định là rất cần thiết nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm khi khai thác môi trường. Để “sửa chữa” những tác động tiêu cực do sự hiện diện của ngoại tác gây ra, có nhiều loại công cụ được sử dụng, trong đó thuế môi trường là công cụ đang được “ưa chuộng” ở nhiều quốc gia.

Không thể nằm ngoài dòng chảy chung của thế giới và để góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đang dần cạn kiệt của dân tộc, các công cụ BVMT nói chung và hệ thống pháp luật thuế môi trường nói riêng của nước ta cần được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.

Thứ ba, trong quá trình điều hành nền kinh tế vĩ mô, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề môi trường. Phát triển bền vững luôn được coi là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội13. Để thực hiện được mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải rà soát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý môi trường, trong đó có pháp luật thuế môi trường, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách,

những chi phí xã hội phải gánh chịu do họ giả định rằng hành động của mình không có ảnh hưởng đến tài nguyên chung. (Xem: Philippe Bontems và Gilles Rotillon, người dịch Nguyễn Đôn Phước (2008), Kinh tế học môi trường, Nxb Trẻ, tr. 29-30).

11Philippe Bontems và Gilles Rotillon, người dịch Nguyễn Đôn Phước (2008), Tlđd, tr. 36.

12Ngoại tác (externality) là một thuật ngữ kinh tế, chỉ một tình thế trong đó những quyết định của một tác nhân kinh tế tác động đến một tác nhân khác ở bên ngoài thị trường. Ngoại tác phát sinh từ chênh lệch giữa những chi phí tư, được các tác nhân kinh tế tính đến vào lúc ra quyết định, và những chi phí xã hội mà những quyết định này buộc cộng đồng phải gánh chịu. Xem: Philippe Bontems và Gilles Rotillon, người dịch Nguyễn Đôn Phước (2008), Tlđd, tr. 93-94.

13Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

 5

pháp luật môi trường, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ tư, trong bối cảnh Việt Nam phải cắt giảm thuế suất của nhiều sắc thuế theo các cam kết quốc tế, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp luật thuế môi trường sẽ là giải pháp hữu hiệu đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Về lâu dài, thuế môi trường có thể là nguồn thu đáng kể của ngân quỹ, được sự ủng hộ của người dân hơn các sắc thuế khác không chỉ vì mục tiêu của nó là BVMT mà còn ở lý do là việc thu thuế dựa trên “hành vi xấu” (gây ô nhiễm môi trường) chứ không dựa trên “hành vi tốt” (như sản xuất, kinh doanh hay tạo thu nhập, …)14.

Thứ năm, do mới xuất hiện, chưa được áp dụng nhiều trong thực tiễn nên các khía cạnh pháp lý của việc áp dụng công cụ thuế đối với hoạt động BVMT còn để ngỏ, chưa được làm rõ. Những vấn đề này nếu được nhận diện và phân tích đầy đủ sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động xây dựng pháp luật cũng như xây dựng chính sách.

Với đề tài “Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam”, nghiên cứu sinh hy vọng sẽ mang những quan điểm khoa học và những đề xuất phù hợp, có giá trị cho việc hình thành một cách nhìn mới, những chính sách và pháp luật có thể thúc đẩy mục tiêu BVMT thông qua việc áp dụng các công cụ kinh tế nói chung và công cụ thuế nói riêng.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài trên với mục đích là trong phạm vi của công trình nghiên cứu xây dựng luận án tiến sĩ luật học, phân tích, làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về thuế môi trường và pháp luật thuế môi trường; đánh giá thực trạng lĩnh vực pháp luật này ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam.

Để đạt được mục đích trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, các nhiệm vụ sau đây cần được thực hiện:

14 Trần Vũ Hải (2009), Tlđd.

 6

– Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về chủ đề pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam và thế giới, từ đó xác định định hướng nghiên cứu của luận án, xây dựng câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.

– Nhận diện và phân tích các khía cạnh kinh tế, pháp lý của công cụ thuế môi trường.

– Nghiên cứu các trường phái, học thuyết khác nhau để xây dựng cơ sở lý luận về pháp luật thuế môi trường.

– Nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả của các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc áp dụng công cụ thuế môi trường trên cơ sở lý luận đã được xây dựng.

– Nghiên cứu, tham khảo các nguyên tắc, cách thức, phương pháp xây dựng pháp luật thuế môi trường của một số nước trên thế giới, đặc biệt là cách tiếp cận và xử lý các vấn đề về thuế.

– Trên cơ sở các nghiên cứu trên, xác định các yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với mục đích và nhiệm vụ nêu trên, đối tượng tập trung nghiên cứu của luận án là các quan hệ pháp luật thuế môi trường và các quan hệ pháp luật khác liên quan đến việc nâng cao hiệu quả thực hiện công cụ thuế môi trường, xét ở cả hai góc độ: (i) thực trạng pháp luật nhìn từ mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, từ những quan điểm lý luận về tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật; (ii) tình hình thực hiện pháp luật trên thực tế.

Trên cơ sở việc xác định mục đích và đối tượng nghiên cứu như trên, phạm vi nghiên cứu của luận án là các quy định pháp luật thuế môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả thực hiện công cụ thuế môi trường, bao gồm cả các quy định hướng dẫn của các cơ quan chức năng, pháp luật về lĩnh vực này của một số nước trên thế giới được chọn lọc căn cứ vào những tiêu chí về sự tương đồng, về tính đại diện.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7

Đề tài luận án của nghiên cứu sinh được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng sử dụng các phương pháp khá thông dụng trong nghiên cứu luật học như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp bình luận. Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của các quy phạm pháp luật. Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định pháp luật thuế môi trường của Việt Nam và các quốc gia khác. Phương pháp tổng hợp và phương pháp bình luận được sử dụng để đánh giá ưu điểm, nhược điểm của quy phạm pháp luật, đưa ra kết luận, quan điểm, đề xuất hoàn thiện pháp luật thuế môi trường.

Ngoài ra, do đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu có liên quan đến lợi ích kinh tế của nhiều chủ thể (người nộp thuế, cơ quan thu thuế, nhà nước, đối tượng thụ hưởng thuế, người chịu thuế) nên phương pháp kinh tế học pháp luật sẽ được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài.

5. Những đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu luận án đóng góp những điểm mới sau:

Thứ nhất, luận án phân tích, làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận cơ bản về thuế môi trường và pháp luật thuế môi trường bao gồm khái niệm, đặc điểm của thuế môi trường, nguyên tắc, cấu trúc và các yếu tố chi phối pháp luật thuế môi trường.

Thứ hai, luận án xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật thuế môi trường bao gồm tiêu chí về bảo vệ môi trường, tiêu chí hiệu quả kinh tế, tiêu chí đơn giản, tiêu chí ổn định tương đối, tiêu chí công bằng xã hội. Bên cạnh đó, luận án cũng xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của lĩnh vực pháp luật này.

Thứ ba, trên cơ sở những tiêu chí về hiệu quả thực hiện pháp luật thuế môi trường, kết hợp sử dụng phương pháp phân tích, so sánh luật, phương pháp thu thập thông tin, luận án đánh giá thực trạng lĩnh vực pháp luật này ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả tích cực, pháp luật thuế môi trường của Việt Nam vẫn còn nhiều bất

8

cập. i) Quy định về đối tượng chịu thuế BVMT còn hẹp; thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc xác định đối tượng chịu thuế chưa phù hợp với Hiến pháp năm 2013; nhiều quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế BVMT, thuế tài nguyên chưa đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ với pháp luật về thuốc bảo vệ thực vật, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước; v.v. ii) Quy định về căn cứ tính thuế môi trường còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; thuế suất thuế BVMT đối với túi ni lông, than, thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý; phương thức đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không đạt hiệu quả cao trong việc hướng dẫn tiêu dùng, v.v. iii) Quy định về thủ tục hành chính thuế môi trường chưa đạt được những kết quả tích cực về khía cạnh BVMT; chi phí quản lý thuế rất cao; tính ổn định của pháp luật quản lý thuế chưa đạt được mục tiêu đề ra. iv) Quy định về giám sát và bảo đảm sự tuân thủ pháp luật thuế môi trường chưa được thực hiện nghiêm, thiếu quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan liên quan trong việc quản lý thu thuế BVMT, thuế tài nguyên.

Thứ tư, luận án phân tích các yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam, từ đó kiến nghị những giải pháp khắc phục các hạn chế của lĩnh vực pháp luật này, hướng tới mục tiêu thúc đẩy việc áp dụng sâu rộng công cụ thuế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu xây dựng cơ sở lý luận về pháp luật thuế môi trường, đánh giá tương đối toàn diện thực trạng pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam với yêu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện. Vì vậy, luận án góp phần bổ sung tri thức khoa học pháp lý về thuế môi trường.

Kết quả nghiên cứu luận án có tính ứng dụng trong thực tiễn. Một là, luận án kiến nghị những giải pháp có căn cứ khoa học góp phần hoàn thiện pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam. Hai là, luận án đóng góp vào hệ thống khoa học pháp lý để cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế và các chủ thể khác áp dụng pháp luật thuế môi trường một cách hiệu quả.

9

PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài

Bắt đầu được áp dụng ở các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh

tế) từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thuế môi trường là đề tài được nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, bao gồm các công trình trong nước và nước ngoài. Đề tài “Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam” kế thừa những kết quả nghiên cứu đó và tiếp tục phát triển theo một hướng mới.

1.1. Những kết quả nghiên cứu lý luận về pháp luật thuế môi trường

Lý luận về thuế môi trường được phân tích rất cụ thể trong cuốn sách chuyên khảo “Thuế môi trường” do TS. Bùi Đường Nghiêu chủ biên. Không chỉ xác định rõ các nguyên tắc xây dựng chính sách thuế BVMT, các tác giả còn phân tích, so sánh những công cụ được sử dụng trong BVMT. Đó là công cụ kinh tế – tài chính, công cụ hành chính, mệnh lệnh, kiểm soát và công cụ giáo dục, truyền thông môi trường. Từng ưu, nhược điểm của mỗi loại công cụ đều được chỉ ra và mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, nhưng giữa chúng có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau, có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể do tình huống quản lý đặt ra. Trong cuốn sách này, các tác giả cũng phân tích nhiều khái niệm về kinh tế học môi trường như: ô nhiễm tối ưu tại mức sản lượng tối ưu, ô nhiễm tối ưu tại mức thải tối ưu, ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực, đánh đổi chi phí và lợi ích, … Cơ sở thiết kế và áp dụng thuế môi trường được nêu ra một cách chi tiết, bao gồm: (i) nhu cầu khách quan phải đưa các yếu tố ngoại ứng vào giá hàng hóa, dịch vụ; (ii) tác dụng khuyến khích của thuế; (iii) giảm thiểu chi phí quản lý ô nhiễm; (iv) thúc đẩy cải cách, đổi mới công nghệ; (v) tăng thu cho ngân sách, giảm thiểu các hiệu ứng tiêu cực của hệ thống thuế thu nhập hiện hành. Mặc dù các tác giả tiếp cận thuế môi trường dưới góc độ kinh tế học nhưng những kết quả nghiên cứu được thể hiện trong cuốn sách có giá trị tham khảo rất lớn.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào về đề tài “Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” đề cập đến thuế BVMT với tư cách là một trong những công cụ kinh tế. Trong cuốn luận án

10

này, pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT được quan niệm là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý về các chủ thể sử dụng các công cụ kinh tế; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể; trình tự, thủ tục và hình thức xử lý các vi phạm pháp luật về BVMT. Các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT: nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền, nguyên tắc kích thích lợi ích kinh tế và nguyên tắc sử dụng nguồn tài chính tập trung. Tác giả luận án cũng nêu ra các tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT, đó là: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý cao.

Tác giả Trần Vũ Hải trong bài viết “Một số vấn đề về việc ban hành luật thuế môi trường ở Việt Nam” đã định nghĩa thuế môi trường theo nghĩa rộng là toàn bộ các khoản thuế mà chủ thể nộp thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác động đến môi trường thông qua hành vi của mình. Dưới giác độ này, thuế môi trường được hiểu là thuế liên quan đến môi trường, bao gồm các loại thuế như thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với các sản phẩm gây ô nhiễm như ô tô, thuốc lá), thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ: sử dụng công nghệ sạch, khai thác tài nguyên quý hiếm), v.v. Theo nghĩa hẹp, thuế môi trường được hiểu là một loại thuế riêng biệt, được Quốc hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh, điều chỉnh quan hệ thuế giữa Nhà nước và các chủ thể có hành vi tác động tiêu cực đến môi trường. Tác giả cũng phân tích sự cần thiết phải ban hành luật thuế môi trường và các nguyên tắc tiếp cận khi xây dựng luật thuế môi trường. Đó là nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả”, “người được hưởng lợi phải trả”; nguyên tắc các quy định của luật phải đảm bảo khuyến khích bảo vệ môi trường; nguyên tắc đảm bảo lộ trình thuế hợp lý, tránh gây “sốc” cho nền kinh tế; nguyên tắc tách bạch giữa thuế môi trường và thuế tài nguyên; nguyên tắc thuế môi trường không thay thế hoàn toàn phí môi trường. Bài viết này được tác giả thực hiện trước khi ban hành Luật Thuế BVMT vào năm 2010với mục đích kiến tạo cơ sở lýluận, đề xuất các giải pháp xây dựng Luật Thuế BVMT một cách có hiệu quả.

11

Bài viết “Thuế bảo vệ môi trường – Hình thức thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong pháp luật môi trường” của các tác giả ThS. Nguyễn Lâm Trâm Anh và Võ Trung Tín đã khái quát sự ra đời và phát triển, nội dung và hình thức thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (polluters pay principle, viết tắt là PPP). Theo nguyên tắc này, các chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu chi phí cho việc khắc phục, cải thiện môi trường bị ô nhiễm. Các hình thức trả tiền theo PPP ở nước ta bao gồm: tiền phải trả cho việc khai thác tài nguyên (thuế tài nguyên, đấu giá quyền khai thác tài nguyên), thuế môi trường, phí BVMT (đối với nước thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản), tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác, dịch vụ quản lý chất thải nguy hại, …), tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng (tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung), ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên, … Với tư cách là một trong những hình thức thực hiện PPP, thuế BVMT được xây dựng nhằm mục đích chủ yếu là nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác BVMT, từ đó góp phần thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Trong bài viết, các tác giả cũng nêu ra những ưu, nhược điểm của thuế môi trường như: khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tăng thu ngân sách, làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ bị đánh thuế, …

Gần đây nhất, cuối năm 2016, tác giả Bùi Xuân Phái đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài “Chức năng quản lý môi trường của nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”. Luận án tập trung làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững như: khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương thức, bộ máy, sự cần thiết phải thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Với cách tiếp cận của tác giả, hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật thuế BVMT nằm trong nội dung chức năng quản lý môi trường của Nhà nước. Luận án không trực tiếp đề cập đến thuế môi trường nhưng những cơ sở lý luận được nêu trong luận án

12

đã gợi mở nhiều vấn đề về vai trò, chức năng của Nhà nước trong lĩnh vực môi trường.

Bài viết “Environmental tax reform: Principles from theory and practice to date” của Dirk Heine, John Norregaard, và Ian W.H. Parry đưa ra những đề xuất, được đúc kết từ học thuyết, cho việc thiết kế thuế môi trường, sau đó dùng những đề xuất này để đánh giá hệ thống thuế hiện hành của một số quốc gia. Bài viết dựa trên những nguyên tắc cơ bản: (1) khai thác hết mức có thể những cơ hội để giảm chất thải; (2) chú trọng đến sự cân bằng quyền trong những cơ hội này; và (3) tối thiểu hóa những phức tạp về mặt hành chính. Đối với hầu hết các vấn đề môi trường, chính sách tài chính được thiết kế hợp lý là công cụ tự nhiên nhất để đưa những thiệt hại môi trường vào giá hàng hóa, dịch vụ và những hoạt động không có tính thị trường (như lái xe). Trên thực tế, đánh thuế là công bằng về mặt môi trường, ít nhất là một phần nào đó, và nó là nguồn thu đáng kể của chính phủ; thu từ thuế môi trường (chủ yếu đánh vào nhiên liệu và các phương tiện giao thông) chiếm khoảng 3 – 10% tổng số thu từ thuế ở các nước OECD. Trong những năm 1990, các nước Tây Bắc châu Âu đã thực hiện những bước đầu tiên về cải cách thuế môi trường, nói khái quát là, thực hiện tái cấu trúc hệ thống thuế để thúc đẩy các mục tiêu môi trường một cách hiệu quả hơn. Phong trào cải cách thuế môi trường đã lan rộng rất nhanh tới các nước khác như Hà Lan, Anh, Đức, và hiện nay được cân nhắc một cách nghiêm túc ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Nam Phi, Thái Lan và Tunisia. Dựa trên sự phân tích học thuyết và kinh nghiệm triển khai thuế môi trường ở một số quốc gia, bài viết cung cấp cái nhìn sâu sắc về thiết kế thuế môi trường như: mức độ hiệu quả thuế, cơ sở tính thuế, và việc sử dụng nguồn thu từ thuế, giải thích những vấn đề như sự kết hợp các yếu tố ngoại ứng, các chính sách đã tồn tại trước đó, sự liên kết với hệ thống tài chính, và những tình trạng méo mó khác.

Tác giả Ralf Buckley trong bài viết “Green taxes: Legal and policy issues in using economic instruments for environmental management” đã định nghĩa thuế môi trường là thuế xanh với nội hàm rất rộng. Theo tác giả, thuế xanh là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ công cụ nào của chính sách tài chính được áp dụng trong lĩnh

13

vực môi trường. Thuế xanh được phân loại thành bốn nhóm: (1) Các loại thuế, phí, lệ phí, bao gồm thuế phát triển, phí tái phân vùng, phí khí thải, lệ phí cấp phép khí thải, phí BVMT, các loại thuế đầu vào, tiền thuê các nguồn tài nguyên, tiền thuê mỏ, phí cho các dịch vụ công cộng và thuế sản phẩm; (2) Các quyền và tín dụng có thể được chuyển nhượng, giao dịch tại ngân hàng, bao gồm quyền phát thải, tín dụng giảm phát thải, tín dụng phát triển, hạn ngạch tài nguyên, hợp đồng cho thuê quyền phát thải; (3) Các công cụ kinh tế khác như đặt cọc hoàn trả, vay và bảo lãnh, trợ cấp; (4) Giảm thuế thu nhập, thuế bán hàng và thuế nhập khẩu. Đối với mỗi loại công cụ, tác giả nêu định nghĩa, các ưu, nhược điểm và đưa ra ví dụ cụ thể. Phần lớn các loại thuế xanh được thiết kế nhằm điều chỉnh hành vi của người bị đánh thuế. Nhìn chung, các sắc thuế này được ví như “chất tẩy rửa” xóa đi hành vi gây ô nhiễm môi trường hay như sự khích lệ thúc đẩy hoạt động quản lý môi trường tốt hơn. Một vài sắc thuế cũng được thiết kế như một công cụ đảm bảo công bằng xã hội hoặc để bù lại chi phí cho khu vực công, nhưng rất hiếm khi thuế xanh nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách. Trong nhiều trường hợp, việc tập trung vào mục đích loại bỏ hoặc hạn chế hành vi gây ô nhiễm khiến cho một số loại thuế xanh không tạo ra một nguồn thu nào cả.

Báo cáo Evaluation of environmental tax reforms: International experiences và bản phụ lục Annexes to Final report -Evaluation of environmental tax reforms: International experiences của nhóm tác giả Withana, S., ten Brink, P., Kretschmer, B., Mazza, L., Hjerp, P., Sauter, R., Malou, A., và Illes, A. nhằm chuẩn bị cho việc sửa đổi thuế carbon – năng lượng ở Thụy Sĩ thông qua việc đưa ra một cái nhìn tổng quát về thuế carbon và năng lượng ở một số nước OECD. Bản báo cáo này được các tác giả thuộc Viện Chính sách môi trường châu Âu thực hiện vào giữa tháng 1 và tháng 5/2013. Báo cáo tập trung vào những vấn đề cốt lõi, bao gồm: thiết kế thuế năng lượng và carbon (mục tiêu và cơ sở thiết kế, thuế suất và việc điều chỉnh thuế suất theo thời gian, cơ sở tính thuế, thu thuế, sử dụng nguồn thu, miễn thuế) cũng như tính hiệu quả về mặt môi trường, tác động kinh tế và xã hội của thuế. Cải cách thuế môi trường đề cập đến sự thay đổi trong hệ thống thuế quốc gia, chuyển gánh nặng thuế đánh vào các chức năng kinh tế, thường được gọi là “cái tốt” như lao

14

động (thuế thu nhập cá nhân), vốn (thuế thu nhập doanh nghiệp), tiêu dùng (thuế giá trị gia tăng và các loại thuế gián thu khác), sang đánh thuế vào những hành vi gây áp lực lên môi trường và việc sử dụng tài nguyên, thường được gọi là “cái xấu”. Một vài báo cáo gần đây nhấn mạnh đến lợi ích của cải cách thuế môi trường được thiết kế một cách cẩn trọng trong việc khuyến khích phát minh, nâng cao cạnh tranh, khích lệ tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy phân phối thu nhập, đóng góp vào các mục tiêu môi trường, và là một nguồn thu mới đầy tiềm năng của chính phủ. Đồng thời, cải cách thuế môi trường có thể dẫn tới những tác động tiêu cực lên phân phối thu nhập và cạnh tranh, đặc biệt là khi được áp dụng đơn lẻ. Vì vậy, quá trình thiết kế thuế môi trường một cách thận trọng sẽ đảm bảo cho việc tránh được những tác động ngược chiều của thuế và đạt được những lợi ích trong việc chuyển đổi gánh nặng thuế cũng như sử dụng nguồn tiền thuế thu được.

Một số công trình khoa học khác cũng nghiên cứu lý luận về thuế môi trường ở những khía cạnh và mức độ khác nhau tùy thuộc vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của từng công trình như cuốn sách “Kinh tế học môi trường” của hai tác giả Philippe Bontems và Gilles Rotillon, người dịch Nguyễn Đôn Phước; “Tập bài giảng Pháp luật môi trường trong kinh doanh” (Chương 2: Pháp luật về công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường) của các giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội do TS. Nguyễn Văn Phương chủ biên; bài viết “Thuế, phí môi trường trên thế giới và một số định hướng cho Việt Nam” của các tác giả TS. Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Mạnh Kiên, Đỗ Gioan Hảo; “Báo cáo Thuế bảo vệ môi trường: kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam” của Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường; Báo cáo “Study on assessing the environmental fical reform potential for the EU28”của Eunomia Research & Consulting (Eunomia) liên kết với the Institute for European Environmental Policy (IEEP), Aarhus University, ENT and Denkstatt; bài viết “Green tax and budget reform (GTBR) in contex” của Environment and Development Division, United Nations Economic and Social Commission for Asia and Pacific Region (ESCAP); cuốn sách “Environment and the law” của Irving J. Sloan; cuốn sách “Environmental law in a nutshell” của Roger W. Findley and Daniel A. Farber; bài viết “Motivating progress on

15

environmental tax reform through coalitions of like – minded countries” củaSirina Withana and Patrick ten Brink; “Taxation, Innovation and the Environment”của OECD.

1.2. Những kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật thuế môi trường và những giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam

Hiện nay không có nhiều tài liệu nước ngoài nghiên cứu về thực trạng pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện. Theo các nguồn tài liệu mà tác giả tiếp cận được, có thể kể đến một số công trình như: bài viết “Kinh nghiệm quốc tế về kinh tế xanh và chính sách tài khóa xanh” củaKai Schlegelmilch; bài viết “Environmental tax reform: Principles from theory and practice to date” củaDirk Heine, John Norregaard, and Ian W.H. Parry; Tờ trình chính sách “Các ưu đãi về môi trường ở Việt Nam và đánh giá các khoản thu hiện hành liên quan đến môi trường ở Việt Nam” của Michael Rodi và Michael Mehling thuộc Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật của Châu Âu cho Việt Nam (ETV2). Các bài viết trên nhằm rà soát hệ thống thuế, phí, lệ phí hiện hành liên quan đến BVMT tại Việt Nam, đồng thời cung cấp các thông tin về kinh nghiệm quốc tế phổ biến về cải cách tài chính phục vụ BVMT. Những thông tin này sẽ hỗ trợ cải thiện hệ thống hiện hành và làm cơ sở cho việc xây dựng một luật thuế môi trường toàn diện. Các bài viết đặt ra những ưu tiên về môi trường mà các biện pháp tài chính cần xử lý, cũng như đánh giá lại các loại thuế, phí, lệ phí hiện hành liên quan đến môi trường, và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế để đưa vào các đề xuất cho Việt Nam.

LA31.047_Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

LA31.047_Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam
Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam