Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Ảnh hưởng của truyền thông tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền

0 VNĐ

Download Free Tiểu luận Truyền thông và Văn hóa đối ngoại: Ảnh hưởng của truyền thông tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền

Mã: TL01.001 Danh mục: , Từ khóa: , , Chuyên Ngành: KhácNơi xuất bản: Học viện Ngoại giaoLoại tài liệu: Tiểu LuậnĐịnh dạng file: docxNăm: 2020Tên tác giả: Phạm Thị Minh Thư
Số trang: 16

Download Free Tiểu luận Truyền thông và Văn hóa đối ngoại: Ảnh hưởng của truyền thông tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền

Sau thắng lợi hào hùng của cuộc Cách mạng Tháng Tám, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – một nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại về nhà nước pháp quyền nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, tiếp đến là trong các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013. Mỗi bản hiến pháp là một dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước ta. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, Nhà nước ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, đã làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đặt ra rất cấp bách. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Trong bối cảnh bất ổn gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam là một lợi thế quan trọng để phát triển. Nhờ nhất quán quan điểm: “Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động, tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được” [1] mà môi trường chính trị, xã hội ổn định, an ninh, an toàn được giữ vững, nội lực đất nước được khơi dậy và phát huy, ngoại lực được tiếp nhận và sử dụng hiệu quả, nên sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, của du khách, là điểm hẹn của khát vọng hòa bình thế giới.

Ổn định chính trị, xã hội dựa vào những nhân tố bên trong và bên ngoài. Trong đó, nhân tố cốt lõi là yên dân, là đoàn kết và đồng thuận, là niềm tin xã hội. Trong quá trình dựng nước, giữ nước, các bậc minh quân luôn coi yên dân là “kế sâu rễ bền gốc”, “gốc có vững thì cây mới yên”, thế nước mới vững bền. Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng cho thấy, “dân là gốc” là tư tưởng dẫn dắt, chi phối đường lối, chủ trương, chính sách, hoạt động của Đảng và Nhà nước; là một trong những bài học kinh nghiệm lớn trong lãnh đạo của Đảng. Không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân, vun đắp cho mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng cho sự ổn định chính trị, xã hội của nước ta trong thời gian qua. Tuy vậy, việc yên dân hay lòng dân, niềm tin, đồng thuận xã hội lại luôn bị thử thách, biến động không ngừng trong dòng chảy của thế sự, thời cuộc và các va đập của lịch sử. Năm nay thế này, năm sau có thể thế khác với rất nhiều yếu tố, tầng nấc đan xen tác động. Trong đó, báo chí, truyền thông nói chung có vai trò rất quan trọng.

Cũng như các quốc gia khác trên toàn cầu, Việt Nam đang khai thác và phát huy những đặc tính ưu việt của truyền thông, đồng thời, cũng đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực khó kiểm soát từ dạng thức truyền thông này.

Vì thế trong bài tiểu luận này, tôi sẽ đi sâu vào khái niệm về nhà nước pháp quyền, truyền thông và phân tích mối quan hệ giữa chúng. Bên cạnh đó, tôi sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về ảnh hưởng của truyền thông tới xây dựng Nhà nước pháp quyền cả mặt tích cực và tiêu cực. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của truyền thông trong xây dựng Nhà nước pháp quyền.

[1] ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội

TL01.001_Ảnh hưởng của truyền thông tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Loại tài liệu

Định dạng file

Năm

Tiểu luận Truyền thông và Văn hóa đối ngoại Ảnh hưởng của truyền thông tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
Ảnh hưởng của truyền thông tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền